1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao lại là ngon tuyệt cú mèo?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi jeepfer, 08/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jeepfer

    jeepfer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2005
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    sao không phải là ngon tuyệt cú lợn, cú vọ hay ngon tuyệt kiểu khác?

    Phải chăng thịt cú mèo thực sự ngon?
  2. old_movie

    old_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản là vì Cú mèo ăn ngon hơn cú lợn và... cú vọ. Kinh nghiệm dân gian bạn ạ :))
  3. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    A kay, chim cú là 2 món đặc sản dân gian mừ :P
  4. computer13

    computer13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    viết thư hỏi gs xoay nhé =))
  5. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Chả ai phản đối nói ngon tuyệt cú lợn hay tuyệt cú vọ hết.
    Nói sao chả được. Chết thằng tây nào đâu mà phải với ko phải.:))
  6. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Thế này: đây là một cách lắp ghép hết sức ngẫu hứng từ 3 từ: ngon tuyệt + tuyệt cú + cú mèo.
    - Ngon tuyệt: ngon quá, ngon không chịu nổi. [:D]
    - Tuyệt cú: thực ra là một thể thơ cổ, từ thời nhà Đường, cứ 4 câu 1 khổ. Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đều thuộc thể thơ này.
    - Cú mèo: là cái con chim mắt tròn xoe, to đùng, buổi đêm kêu "cú cú"... [:D]

    Cụm từ này chắc chắn là đã được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam nhưng hãy còn rất dè dặt cho đến khi nó được đưa vào ngôn ngữ văn học - văn học thiếu nhi. Mình nhớ lần đầu tiên gặp cụm từ này là trong truyện tranh Đô rê môn, hay nói đúng hơn, lần đầu tiên thấy cụm từ này được chính thức hóa trong sách dành cho thiếu nhi bởi NXB Kim Đồng, qua lời thoại của các nhân vật truyện tranh Nhật Bản (được dịch giả Việt Nam chuyển ngữ). Đô rê môn là cuốn truyện được cho là có giá trị giáo dục vô cùng lớn và được khuyến khích đọc, khuyến khích mua và bán trên toàn quốc, do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến rất nhiều thế hệ độc giả nhỏ tuổi ở Việt Nam suốt bao năm qua. Cũng giống như bây giờ, cụm từ "sát thủ đầu mưng mủ" - giờ đã trở nên phổ cập, sau khi cuốn truyện tranh cùng tên bị cấm phát hành và tiếp theo đó, bộ phim cùng tên ra đời và được trình chiếu trên toàn quốc.
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    giải thích rất chuẩn, không cần bổ xung gì thêm

Chia sẻ trang này