1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao năm 1968 lại có nhiều lính Mỹ bị thiệt mạng nhất?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bigapple_k33, 15/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Bổ sung thêm với em 1 tý: Thực ra năm 68 chủ lực QGP vào đuọc đô thị không nhiều mà vẫn ở ngoài. Trong đô thị chủ yếu là lực luợng biệt động, đặc công, cơ sở... nên sau khi bị nó phản kích thì cơ sở CM thiệt hại rất nặng, nhiều tài liệu nói tình hình còn bi đát hơn cả những năm truớc đó cộng lại.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 30/01/2007
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhưng năm 1968 ko bàn đến ý nghĩa chính trị gì thì rõ ràng về mặt quân sự là ta thua. Chẳng ai nói là ta thắng năm 1968 cả.
    => Ừ đúng rồi bác ạ. Điều này bàn đi tán lại từ mấy năm nay rồi ạ. Bác rảnh thì chui vào 5nam, lục lại mấy chủ đề về Mậu Thân là có hết ạ.
    Mà nội dung chủ đề là tại sao lính Mĩ bị thiệt mạng nhiều nhất trong năm 68 chứ có phải là bàn về chuyện ai thắng ai thua đâu nhỉ?
    Em đề nghị các bác thế này nhá, trên này mọi thứ là ảo, đừng có phân biệt nam nữ gái giai gì cả. Ai dám chắc Linhcabincew là gái, ai dám chắc những nick khác là giai? Vậy các bác khi tranh luận thì cứ đưa ra lý luận, bằng chứng cụ thể còn đừng có nói nhau là gái giai gì cả. Các bác lạc đề sẽ được xử lý trong 48h tới.
  3. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Thì lý do là mình đã trình bày ở trên, Năm 1968 là năm của các trận đánh lớn trên toàn miền nam. Từ 1964 đến 1968, Lính Mỹ chưa vấp phải quy mô tấn công như thế trên toàn mặt trận. Lính VNCH do sách lược của Mỹ là chiến từ Chiến tranh đặc biệt chuyển sang chiến tranh cục bộ nên không được trang bị tốt, khi tham chiến hầu như đều do lính Mỹ trực tiếp tham chiến. Do vậy với quy mô đánh lớn trên tất cả các đô thị miền nam năm 1968, Lính Mỹ thiệt mạng nhiều là phải. Năm 1965 riêng trận Playme Mỹ thiệt mạng gần 400 cho 1 trận Iadrăng trong 33 ngày. Vậy suy ra với cường độ tấn công mà vào đô thị thì với khoảng 20 trận như thế thì thiệt hại như thế nào là đủ hiểu. Vấn đề là Mỹ chết nhiều đổi ta hy sinh bao nhiêu. Quân Mỹ thì thường nói là tỷ lệ 1/10. Còn anh bạn gì thống kế ta có khoảng gần 1T liệt sĩ đấy là chưa kể chưa tìm thấy mộ và mất tích thì rõ ràng 57,260 lính Mỹ/1 Triệu quân nhân ta thì cũng khoảng 1/10.
    Do vậy, nếu ta hy sinh cho Mậu thân 1968 khoảng 50.000 người thì Mỹ chết khoảng 5000 thì cũng chẳng có gì là khó hiểu. Chiến tranh Việt nam khốc liệt nhất là vào năm 1964-1965, Mậu thân 1968. Mùa hè đỏ lửa 1972 trứoc khi hiệp định Pari. Vậy với 1T liệt sĩ thì ta đánh lớn nhất năm 1968 với hàng loạt trận đánh quy mô. Vậy với tỷ lệ 1/10, ta Hy sinh 100.000 liệt sĩ thì Mỹ chết 10000 mạng cũng là bình thường. Hai bên bắn nhau, càng khốc liệt càng nhiều thương vong, ta hy sinh nhiều thì địch cũng chết nhiều. Vậy thôi, mà cứ cho là tỷ lệ chỉ là 1/5 thì 50.000 liệt sĩ hy sinh năm 1968 đổi lại 10.000 lính Mỹ chết ở Việt nam. Lý do có lẽ là thế.
    Riêng tại một số nơi Mỹ tham chiến như tp. Huế. Sài gòn là Đại sứ quán Mỹ, hay Quảng trị thì Thuỷ quân lục chiến Mỹ chết vô số, bắn nhau tay bo bằng súng bộ binh thì năm ăn năm thua thôi. Lính Mỹ toàn dân quân dịch sang đánh với quân ta toàn lính gộc từ R về thì đấu tay đôi Mỹ chết nhiều. Riêng Huế, để chiếm lại thành nội Mỹ trả giá không ít. Do vậy, sau năm 1968. Mỹ phải chuyển sang từ chiến tranh cục bộ sang Việt Nam hoá chiến tranh: Trang bị Mỹ, Súng Mỹ, Máy bay Mỹ, Chỉ Huy Mỹ nhưng lính Việt nam, thay màu da xác chết mà. Vì đánh tay bo thì ta chết, địch cũng chết. Lý do có lẽ là thế.
    Được linhcabincrew sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 29/01/2007
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thua thế nào được, này nhé bọn Mỹ nó nói là nó không thua ở VN, nó chỉ không đánh được thì rút về. Thế thì năm 68 ta đánh Sài gòn không được thì rút về, thua làm sao được! Chừng nào nó ra đánh được hết cả miền Bắc thì ta mới thua!
  5. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Mỹ nhận là thua ở VN còn gì. Rõ ràng nếu nói về quân sự Mỹ không thua nhưng về Chính trị Mỹ đã thua nên rút về. Rõ ràng khi quân Mỹ còn hiện diện ta có chiếm được khu vực nào ở Miền nam. Chiếm được thì giữ được bao lâu. Rõ ràng là ko có. Vậy nhưng ta vẫn thắng trên bàn đàm phán.
    Năm 1968 ta thua về mặt quân sự vì mục tiêu ban đầu là tấn công và làm chủ, nếu giữ được thì tạo thời cơ giải phóng miền nam. Vậy tấn công không được, hy sinh nhiều. Sau chiến dịch chẳng giữ được thì thắng cái gì.
    Mời bạn sang topic : Tại sao Mỹ thua trong chiến tranh Việt Nam. Ở đó đã lý giải rõ việc này.
  6. DaKhuc

    DaKhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Đánh nhiều chết nhiều, đánh ít chết ít. Năm 1967, ta chuẩn bị tổng tấn công nên ít có đánh lớn: Mỹ chết ít (và ta cũng vậy). Năm 1969, ta bị thiệt hại nặng trong năm 1968, nên lo dưỡng quân và bổ sung quân số, ít ra quân, Mỹ nó lại chết ít. Phải mất 2 năm mới lấp được những thiệt hại trong trận mậu thân.
    Được dakhuc sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 29/01/2007
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 30/01/2007
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin nói một chút về chủ để chính, thời gian trước và sau năm 1968 là những năm rất dữ dội, chứ không phải như bác nói, trước 68 ta lo chuẩn bị, sau 68 ta dưỡng thương nên Mỹ chết ít, ta cũng vậy đâu. Cụ thể là: năm 1967, Mỹ chết 9378 vị; năm 1979 chết 9414 vị. Chưa kể non-hostile. Những con số này chỉ thua năm 1968 thôi.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 29/01/2007
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 30/01/2007
  8. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Tớ chả có nhiều thông tin như các bác, chỉ có thông qua kênh ti vi báo chí và các cụ cựu chiến binh hay sang nhà tớ chơi với ông già tớ kể lại, thì có thể tổng kết tình hình đại loại thế này: sau hàng loạt các cuộc phản công mùa khô năm 66-67, người Mỹ huyên hoang tuyên bố với báo giới rằng lực lượng VC về cơ bản đã bị tiêu diệt, tình hình miền nam VN về cơ bản đã được bình định, VC chỉ còn ở vùng biên giới CPC. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo BV cho rằng với những tổn thất trong mùa khô 66-67 nếu tiếp tục duy trì chiến tranh du kích sẽ không đạt hiệu quả và sẽ hao hụt quân số ngày càng nhiều - trích phim những hình ảnh chưa công bố về CTVN - tớ ko đồng ý với quan điểm này vì nếu lý luận như các nhà biên kịch phim thì các nhà quân sự BV toàn là những ông già lẩm cẩm khi đem toàn bộ "đám tàn quân" tấn công lực lượng quân sự hùng hậu "hừng hực khí thế chiến thắng" của Mỹ và chư hầu. Theo em biết thì thời kỳ này sau các cuộc phản công mùa khô, các chiến dịch tìm diệt, bình định, ánh sao.. của Mỹ và chư hầu, lực lượng của ta vẫn còn tương đối nguyên vẹn, trong khi kẻ địch bắt đầu có tư tưởng chủ quan, rêu rao chiến thắng. Người dân Mỹ vẫn còn tư tưởng khá bàng quan với cuộc chiến, khi mà tổn thất của người Mỹ còn ở mức chấp nhận được, và thông tin về cuộc chiến đến với người Mỹ còn chưa nhiều, chủ yếu được biết qua những bài phát biểu của John và Nix. Với sự ủng hộ của LX và TQ, QGP đã có được sự tăng viện lớn về người và vũ khí trang thiết bị để chuẩn bị cho cuộc chiến MT. Người Mỹ cũng đã đánh hơi ít nhiều được điều đó, nhưng họ chưa biết cụ thể là quân GP sẽ đánh ở đâu, quy mô thế nào, nên mặc dù vẫn có ý đề phòng trong dịp Tết nhưng quân Mỹ vẫn bị bất ngờ choáng váng. Ngoài ra, mục tiêu của QGP lần này là những nơi có mật độ lính Mỹ tập trung rất lớn - những nơi trước đó ít khi QGP trực diện tấn công. Do đó, thiệt hại của quân Mỹ trong thời gian đầu cuộc tấn công là lớn. Tuy nhiên, sau khi hồi tỉnh sau đòn phủ đầu, với lợi thế lớn của không quân, pháo binh, thiết giáp ( trước Tết một lực lượng thiết giáp lớn của Mỹ đã được điều động về SG và Huế theo yêu cầu của lão tướng gì đó .. -xem Những hình ảnh chưa biết về CT VN), quân Mỹ đã dần lấy lại thế chủ động và tổ chức phản công. Về phía QGP, mặc dù là lực lượng chủ động tấn công, nhưng với trạng bị khá thiếu thốn, chủ yếu là vũ khí cá nhân, không có sự chi viện đầy đủ, cần thiết của thiết giáp, pháo binh nên đã phải chuyển từ một cuộc tổng tấn công sang một cuộc chiến du kích quy mô lớn trên đường phố. Sự chi viện từ hậu phương lên cũng không kịp thời đầy đủ, sau đó liên tiếp bị chặn lại khiến lực lượng trong thành càng gặp nhiều khó khăn. Các mục tiêu quân sự lớn của Mỹ như đồn Mang Cá ở Huế, các kho vũ khí, sân bay.. không bị tiêu diệt, kịp thời hồi phục đã làm cho lực lượng quân Mỹ hồi phục nhanh hơn. Hơn nữa, với các phản công hết sức khốc liệt của quân Mỹ, các bác xem phim có thể thấy bọn Mỹ đã dội cả Napalm xuống nội đô, bắn DKZ đạn đinh, đạn chùm ... đại loại là những vũ khí giết người hàng loạt vào bất cứ khu vực, điểm nào chúng nghi là có QGP, đã làm cho số chiến sỹ của ta và cả thường dân chết rất nhiều (xem phim CTVN 10000 ngày và những hình ảnh chưa biết về cuộc chiến VN các bạn sẽ thấy rất nhiều xác thường dân...). Kết cục cuối cùng là QGP phải rút ra khỏi nội thành với thiệt hại nặng nề, rất nhiều người dân giúp quân GP trong cuộc tấn công bị giết ( và với nhiều thường dân vô tội khác bị giết oan họ được Mỹ gom cả vào số thiệt hại của QGP). Còn có một điểm nữa đáng thắc mắc là tại sao sau cuộc tấn công lần 1 thất bại như vậy, đáng lẽ ra chúng ta phải tạm ngưng để hồi phục lực lượng thì chúng ta lại tổ chức tấn công lần thứ 2, lần thứ 3 ( cũng là thời điểm mùa mưa bắt đầu, việc tiếp vận vô cùng khó khăn ) để rồi nhận những thiệt hại rất lớn, mất quân, mất đất trong khi thiệt hại của quân Mỹ giảm đi rất nhiều so với lần tấn công thứ nhất. Theo như ý kiến của các cụ cựu chiến binh, chỉ nếu xét riêng cuộc tấn công lần thứ nhất Tết MT thì chúng ta đã làm được rất nhiều điều. Dù có thiệt hại nặng ( như phim CTVN 10000 ngày nói là QGP bị thương vong 40 vạn, ko rõ là bao nhiêu KIA, bao nhiêu WIA...) nhưng chúng ta đã chứng minh cho người dân Mỹ biết họ đã bị chính phủ Mỹ lừa dối thế nào, cho họ biết thế nào là nỗi đau của chiến tranh qua số 14.000 lính Mỹ thiệt mạng ( như I rắc bây giờ chỉ cần một năm có khoảng 5000 lính Mỹ theo quan tài kẽm bay về nước thì dân Mỹ biểu tình còn to hơn hồi CTVN ấy chứ, cứ phải đánh cho nó đau thì nó mới biết sợ ). Cái dở của chúng ta hồi đó là chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong tấn công, trải lực lượng quá mỏng ra để tấn công quá nhiều điểm nên không thể đánh tiêu diệt được mục tiêu, đánh giá đối phương chưa đúng... và điều quan trọng nữa đó là không kịp thời rút kinh nghiệm củng cố lực lượng mà vẫn tiếp tục "cố đấm ăn xôi" để bị thiệt hại thêm sau các cuộc tấn công lần 2,3, mà mãi phải đến 1972 chúng ta mới hồi phục lại được như cũ.
    Thắng thua trong một chiến phải xét đến mục tiêu của cuộc chiến đó. Nếu xét riêng trong cuộc chiến MT 1968 thì cả hai bên đều không thắng cũng chẳng thua. Quân Mỹ trước đó tuyên bố với dân chúng đã xóa VC khỏi bản đồ miền Nam thì bị giội một gáo nước lạnh, trong khi ý đồ tổng tấn công giải phóng MN của QGP thì không đạt được. Người Mỹ vẫn giữ được các khu vực kiểm soát, thậm chí mở rộng thêm, còn QGP thì làm cho số quan tài kẽm của Mỹ lạm phát. Còn xét trong cả cuộc chiến thì chẳng có gì chối cãi cho sự thất bại của người Mỹ
  9. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Nó bất ngờ là đúng!
    Vì nó có ngủ mơ cũng đếch thể tin được là chỉ với mười mấy người mà dám đánh thẳng vào ĐSQ Mỹ giữa trung tâm SG.
    Tỉnh táo một chút thì phải công nhận là trận này về mặt quân sự chúng ta hơi bị hoang tưởng.
  10. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Hơn một trăm người chứ ko phải mười mấy người, chắc bác này bị phim "Biệt động sài gòn" và Ông Chủ hãng sơn Đông á làm cho mê hoặc.
    Cuộc chiến ở sài gòn tập chung nhiều ở Đại sứ quán Mỹ và khu Vường lài Quận 1o và bị tàn phá nhiều nhất. Lính thuỷ quân lục chiến Mỹ bảo vệ sứ quán chết cũng kha khá.
    Em nhất trí với nhận định của bác gì trên đây, năm nào lính Mỹ cũng chết duy chỉ có năm 1968 là nhiều nhất vì năm 1968 là năm cao điểm của các trận đánh lớn và quy mô.
    Như em đã trình bày, với tỷ lệ 1/10 theo Mỹ và cứ cho là chỉ khoảng 1/5 đi do Mỹ dùng hoả lực huỷ diệt trong đối đầu thì với kiểu đánh tay bo thì lính Mỹ chết là đúng. Ta chết nhiều liệu Mỹ ko chết được ko.
    Cứ thử cho ví dụ gần đây, Iraq hay Somali chẳng hạn, lực lượng đặc biệt của Mỹ khi nhập vào Mogadisu đánh nhau với phiến quân của tướng Aidis chỉ trong một ngày thôi mà chết hình như là 47 mạng thì phải, vậy với mức độ khốc liệt hơn nhiều lần tại Việt nam, lực lượng Mỹ thì không tinh nhuệ bằng bây giờ, lại ko nắm thế chủ động vì bị ta tấn công thì chết khoảng vài nghìn trong vài tháng thì cũng ko có gì là quá đáng. Ở Huế theo em nhớ ko lầm thì đánh nhau đến cả tháng Mỹ mới chiếm ại được thành nội.
    Do vậy theo em Mỹ chết nhiều là năm 1965, 1968 và năm 1972 là nhiều nhất.
    Được linhcabincrew sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 30/01/2007
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 30/01/2007

Chia sẻ trang này