1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao năm nay Việt Nam ăn tết trước Tàu

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi mc_queen1, 18/02/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1

    (tiếp theo và hết)
    4. Đôi điều nhận xét
    Tóm lại sự khác biệt của lịch là do điểm quan sát mà các lịch gia Hà Nội đã viết trong "Lịch thế kỷ XX" như sau:
    "Phần này tính căn cứ theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội Đồng Chính Phủ. Đã tính tất cả 792 ngày tiết và 408 tháng âm lịch, trong đó có 217 tháng đủ, 191 tháng thiếu, 12 tháng nhuận. Trong thời gian 33 năm sắp tới trên thế giới sẽ xảy ra 73 nhật thực và 48 nguyệt thực: ?" nước ta sẽ trông thấy 10 nhật thực và 29 nguyệt thực. Ngày tháng âm lịch trong thời gian nói trên đều tính theo giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7. Nó khác với lịch cũ hoặc tính theo giờ Bắc Kinh (Vạn Niên Thư) hoặc tính theo múi giờ thứ 8 (Nhị bách niên lịch biểu). Cụ thể là từ 1968 đến năm 2000 có tất cả là 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác vời lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày tết Ất Sửu (1985) sớm hơn một tháng... Các tư liệu lịch sử cũng như các phần tính toán trong lịch đã được thẩm tra qua nhiều tư liệu trong nước và nước ngoài..".
    [...]
    [...] các lịch gia Hà Nội [...] vẫn viết lịch đúng theo lịch pháp và thiên nhiên. Chỉ có thể chứng minh rằng họ sai nếu như ta có thể xác quyết được rằng: lịch phải được tính từ điểm mốc là Bắc Kinh và không được dời đi đâu hết! Dời đi thì nó sai! Nhưng nếu như thế thì lịch pháp ấy chỉ đúng với.. Trung Hoa mà thôi, và ta dùng nó làm gì? Ngay chính Trung Hoa cũng không ngần ngại gì khi thay đổi điểm quan sát, thí dụ như từ năm 1929 họ quy định lại mốc quan sát là múi giờ thứ 8 (kinh độ 120 Đông) thay vì Bắc Kinh ở kinh độ 116.466. Sự chênh lệch khoảng 3 độ rưỡi về kinh độ dẫn đến sự chênh lệch khoảng 14 phút về thời gian. Nếu như các biến cố thiên văn xảy ra trong khoảng nửa đêm +- 14 phút thì sự khác biệt về lịch mới, cũ cũng sẽ phải xảy ra ngay chính với bản thân Trung Hoa. Nhật Bản, từ năm 1684, cũng bắt đầu dùng kinh tuyến nước mình làm mốc cho lịch với sự tính toán của các lịch gia Shibukawa, Ya****omi.. Và nếu ta công nhận rằng có thể đổi điểm quan sát thì tất phải dẫn đến kết luận: Dùng múi giờ thứ 7 cho lịch Việt là hợp lý và không có gì là sái với thiên nhiên cũng như lịch pháp.
    Trở lại mối liên hệ giữa năm và năm thời tiết thì như trên đã viết: Tháng chỉ có thính "chừng chừng đại khái" so với thời tiết. Trong một năm chỉ có tháng 11 (tháng tý, đầu chi) là có thể nói là "khớp" nhất đối với thời tiết. Lịch pháp quy định: Ngày đông chí phải luôn luôn nằm trong tháng Tý. Muốn thế lại phải có ngoại lệ cho quy luật nhuận: Nếu tháng đáng nhuận lọt vào tháng 11 hay 12 (tý,sửu) thì là giả-nhuận, tức là đẩy tháng nhuận ấy vào năm sau, ở tháng thứ ba. Làm như thế để "cột" tháng vào thời tiết, sao cho không chệch nhau quá đáng. Như thế ta thấy, ở khoảng đầu năm, nếu so với "trung bình" thì tháng sẽ du di, sớm trễ khoảng 15 ngày. Ngày tết bởi thế cũng xê dịch trong khoảng 21/1 đến 20/2 dương lịch. Để ý là trong năm Giáp Tý (1984) ngày đông chí rớt vào đầu tháng 11 ở Việt Nam và và ở Trung Hoa là vào cuối tháng. Do đấy mà tết ở Việt Nam sớm nhất và ở Trung Hoa trễ nhất trong khoảng "giới hạn cho phép". Nói cách khác không phải là theo lịch mới tết tới quá sớm so với cũ mà phải nói cả hai đều đi đến điểm giới hạn "sớm quá" và "trễ quá" so với trung bình. Cả hai đều "sai" khoảng +- 15 ngày. Kiểm sang các năm khác thì thấy theo lịch cũ tết năm 1966 cũng vào ngày 21/1 DL, và năm nay vào ngày 24/1 (cả cũ lẫn mới), đều đến rất sớm so với thời tiết. Cây cao su năm 1966 hay 2001 có chịu rụng lá chưa? Câu trả lời có lẽ nên dành cho các nhà thảo mộc học.
    "Mới" và "cũ" chênh nhau như thế, cả hai đều chênh với thời tiết, vậy ta phải "đọc" lịch như thế nào cho đúng? Thiết tưởng rằng nếu có vấn đề nào đó liên hệ chỉ với mùa (tức là với mặt trời) như cấy, gặt.. thì người ta phải căn cứ vào khí, nếu chỉ liên hệ với trăng như thủy triều, con nước.. thì phải căn cứ vào tháng, và nếu liên hệ đến cả hai thì phải biết cách kết hợp. Ăn thua là biết cách đọc lịch, chứ cả hai đều ghi lại theo thiên nhiên cả. Xin lấy một ví dụ trên thực tế ở quê tôi, miền trung, thì trước khi có lúa thần nông, người nông dân căn cứ vào ngày đông chí để bắt đầu ngâm thóc giống mà gieo mạ. Sau một tháng năm ngày thì bắt đầu cấy mạ mất khoảng năm, mười ngày. Vị chi khoảng gần một tháng rưỡi khổ công dưới tiết mùa đông lạnh buốt. Xong việc thì cũng thường thường là vào mùa tết và "tháng giêng là tháng ăn chơi". Cứ theo quy trình đó thì ở năm 1985 theo lịch mới nông dân quê tôi phải cấy trong cả các ngày tết! Và theo lịch cũ họ lại ở không đến khoảng hai tuần chờ tết! Ấy là nói ví dụ thôi, chứ ở thời điểm 1985 thì đã có lúa thần nông và người ta đã có thể "xạ" thẳng mà không qua quá trình gieo mạ nữa.
    Chúng ta đang ở vào mùa xuân, để làm cho bài bớt "khô" và nặng nề tôi xin kể cùng bạn đọc một ví dụ về lịch và.. thơ. Ai trong chúng ta chẳng biết câu thơ của thi hào Nguyễn Du: "Thanh Minh trong tiết tháng ba. Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh". Lẩn thẩn tôi tự hỏi rằng.. Nguyễn Du nói có "đúng" không và lục tìm trong lịch [6] vào những năm mà nàng Kiều có thể sống, nghĩa là "rằng năm Gia Tĩnh triều Minh" ( 1522-1567 ) , thì thấy thi hào ta đã "sai" đến khoảng 25 % ! Nghĩa là trong khoảng 45 năm ấy có đến 12 năm tiết thanh minh nằm trong tháng hai! Hoặc giả nếu Nguyễn Du chỉ tả cụ thể ngày nàng Kiều du xuân thì ta có thể làm.. nhà trinh thám mà loại suy rằng nàng chẳng thể gặp chàng Kim vào các năm Gia Tĩnh thứ 5,7,10,12,14... Viết đến đây tôi nghe văng vẳng như có tiếng thi hào mắng mỏ: Kẻ hậu sinh láo toét! Chẳng lẽ mi muốn "hiệu đính" thơ ta thành "Thanh Minh trong tiết tháng hai.. cho đến đầu tháng ba"? Và tôi, mồ hôi toát đầy trán mà tạ rằng: Ấy là con nói nhăng về lịch thôi mà!
    Nói về sự khác nhau giữa "mới" và "cũ" chúng ta có thể tự hỏi: "Cũ" là cũ thế nào? Phải chăng đây là lần đầu tiên lịch "ta" chệch với lịch "tàu"? Xem kỹ lại thì thấy "cũ" thật ra không cũ gì lắm! Nghĩa là chỉ từ năm 1813 khi triều Nguyễn quyết định dùng phương pháp Lịch Thời Hiến mà ban hành lịch Hiệp Kỷ. Sau 1945 không còn cơ quan "khâm thiên" nữa thì lịch "cũ" thực chất ra là lịch Tàu. "Cũ" hơn nữa thì Lịch Ta không hoàn toàn ăn khớp với lịch Tàu. Lịch thời Lý khác lịch Tống đương thời. Trong khoảng từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVII lịch hai nước giống nhau. Sau đó lại khác nhau cho đến 1813. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu công phu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], mà người viết bài này hy vọng có dịp trình bày trong một bài khác.
    Đoan Hùng
    Thư Mục:
    Tác phẩm [2] của GS HXH viết rất chi tiết về lịch pháp. Vấn đề năm 1985 được giáo sư đề cập trong [3]. Ngoài ra ta có thể tìm các quy tắc của âm lịch trên rất nhiều web site.
    [1] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập I, NXB Giáo Dục, 1998
    [2] Lịch và lịch Việt Nam, trong [1] trang 851.
    [3] Năm Ất Sửu cầm tinh con trâu hai đầu?, trong [1] trang 357.
    [4] http://riemann.usno.navy.mil/AA/data...MoonPhase.html
    [5] http://einstein.stcloudstate.edu/Dome/equiSol.html
    [6] http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/sinocal/luso.html
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đến nước này thì chịu hết nổi . Bọn tàu nó cứ tưởng Việt Nam là cái vũng trâu của nó.
    Xin lỗi các bác là đàn ông thì phải quảng đại . Nhưng các bác đọc qua cho biết
    http://www9.ttvnol.com/forum/chinese/579935/trang-60.ttvn
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 21/02/2007
  3. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.690
    Đã được thích:
    7.188
    Dẫn lại một lần nữa lời đồng chí:
    Từ đoạn này, nhất là fần đã được highlight, tôi mới nói rằng đồng chí cho Lập Xuân và Vĩ Độ có mối quan hệ tuyến tính (tuyến tính là gì chắc đ/c biết). Có phải đ/c muốn nói vậy không? Cho dù sau này đ/c có thêm lập luận gì nữa, ít nhất cũng phải có cái tự trọng mà nói "ừ, tôi nói chưa chuẩn, tôi nói thiếu, để tôi nói thêm", chứ nhỉ?
    Mà đọc lại, thì giờ tôi mới hiểu ra, là đ/c chẳng có lập luận gì nên hồn cả, chỉ hầm bà lằng nhét một mớ vào với nhau, hy vọng có cái gì đúng thì hô to là đúng, cái gì sai thì đ/c lờ đi. Những câu phán kiểu "Sài Gòn không có Xuân", "lúc nào trên trái đất cũng có một giao thừa" (lời của Anhxtanh ạ?) thì, nói thật, tôi biết không đủ chữ cũng như võ mồm để cãi lại đồng chí, mặc dù tôi nghĩ chỉ là phán bừa.
    Bây giờ, trích lại những lời hay ý đẹp của đồng chí:
    Mặc dù đọc xong rất muốn chửi thề với đồng chí, nhưng nghĩ lại đồng chí chắc rất giỏi võ mồm, và có rất nhiều thứ còn bốc mùi hơn, nên thôi. Từ nay tôi tránh đồng chí ra cho yên chuyện. Vậy đi.
  4. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.690
    Đã được thích:
    7.188
    Ủng hộ bác hai tay!
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Theo "Lời nói đầu" của lịch do NXB Chính trị quốc gia và Giáo Dục xuất bản thì. Thời điểm GIAO HỘI của tháng giêng năm nay tương ứng với 16h14 ngày 17/02/2007 GMT. Tương ứng với 23h14 ngày 17/02 giờ Hà Nội và 00h14 ngày 18/02 giờ Bắc Kinh. Vì vậy ngày SÓC (là ngày chứa thời điểm giao hội) của Hà Nội và Bắc Kinh là hai ngày khác nhau.
    Tuy nhiên vì là "âm dương lịch" nên ta phải xem xét trên cơ sở Âm dương lịch. Mỗi giờ trong Âm dương lịch kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ. Giờ Tý của ngày SÓC theo giờ Hà Nội kéo dài từ 23h00 ngày 17/02 đến 01h00 ngày 18/02. Và giờ Tý theo giờ của Bắc Kinh cũng như thế (và sớm hơn một giờ). Thời điểm GIAO HỘI đều nằm trong giờ Tý của ngày này cả hai nước. Vì vậy, lẽ ra không có sự khác biệt.
    Chả lẽ cứ phải ăn Tết theo Âm lịch mới là "dân tộc"? Và phải làm khác Tàu để thể hiện bản sắc dân tộc. Tốt hơn hết cứ Dương lịch là xong. Vì TẾT tức là TIẾT KHÍ chính là DƯƠNG LỊCH trong hệ thống ÂM DƯƠNG LỊCH. Âm lịch chỉ làm cho người ta thêm mê tín. Bỏ đi là vừa.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 22/02/2007
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các ngài giáo sư, không biết có bằng cấp về Lịch Sử, hay về
    Địa Lý, viết bài cũng công phu, nhưng lẫn lộn Sử và Địa .
    Về Sử, hai nước Ta và Hoa trong từng thời gian, có xài các cách
    tính thời gian khác nhau .
    Về Địa, nếu các điểm quan sát có cùng độ vĩ, thì các cách tính
    thời gian không sai chạy quá một ngày - 24 giờ .
    Nếu các điểm quan sát có cùng độ kinh, mà khác độ vĩ thì cách
    tính thời gian khác nhau nhiều, có thể đến 6 tháng . Ví dụ, ở
    bán cầu bắc là mùa hè, thì bán cầu nam là mùa đông, và luôn
    luôn khác nhau 6 tháng như vậy. Các điểm quan sát ở giữa
    2 bán cầu, tức là xích đạo, nơi vĩ độ thấp tới 0 độ, thì thấy vị trí
    tương đối của trái đất, mặt trăng, và mặt trời khác với 2 bán cầu.
    Nước ta gần xích đạo, đúng ra là dưới đường Chí Tuyến, đường
    mặt trời lên cao nhất đối với trái đất, rồi xuống, thì vị trí tương đối
    của trái đất và mặt trời, mặt trăng phải sớm hơn châu Âu, Hoa,
    và Mỹ ít nhất một tháng .
    Đó là vị trí tương đối giữa trái đất, mặt trời, và mặt trăng. Còn
    bốn mùa thì còn phụ thuộc theo nhiệt độ từng nơi nữa . Dù sao,
    về chuyện này, thì mùa hè ViệtNam cũng lấn lướt mùa đông
    hơn Bắc Kinh, tức là Xuân sớm hơn, và Đông muộn và ngắn
    hơn, Hè sớm và dài hơn. Trên đường Xích đạo, thì muốn gọi
    bốn mùa và ngày Tết theo bán cầu bắc cũng được, theo bán cầu
    nam cũng được, tuy có 4 mùa, có ngày đầu năm, nhưng cùng
    một lúc có thể gọi theo bán cầu bắc là mùa Thu, cũng có thể gọi
    theo bán cầu nam là mùa Xuân . Vì thế mới nói, theo vị trí các
    hành tinh, thì lúc nào trên trái đất cũng có nơi ăn Tết . Cái này
    dễ hiểu cho các cháu học lớp 6 lớp 7 vì sách địa lý có giảng sơ
    sài về lịch như vậy . Tiếc rằng một số cháu đổ thừa cho nhà
    trường mà không hiểu được điều này, thấy đó là những lý luận
    cao siêu của thuyết tương đối của Anh-Stanh.
    Về cách làm lịch, ngày xưa phải quan sát hàng trăm năm mới
    tìm ra quy luật . Ngày nay ta thừa hưởng các kết quả đó, và làm
    ra Dương Lịch, sai khác với vòng quay quả đất quanh mặt trời
    không đáng kể . Các công trình quan sát Âm lịch của Trung Hoa
    và khoa học đều cùng như nhau, rằng cứ 60 năm thì vòng quay
    trái đất quanh mặt trời sẽ lại quay lại chỗ cũ.
    Kết hợp với nhiệt độ, và thời tiết, ta có thể căn cứ vào Dương
    lịch mà làm ra một Âm lịch của ta . Ví dụ thế này, ta điều chính
    sao cho ngày Tết ta vào giữa tháng Hai của Dương Lịch chẳng
    hạn. Ta cũng có thể lấy ngày đầu tháng Hai Dương Lịch làm
    ngày Tết, chỉ cần sao cho hôm đó là giữa của 2 lần trăng tròn
    là được . Các tháng khác thì liệu mà xê dịch theo. Ta cũng đã
    biết mỗi năm, các tuần trăng so với ngày Dương Lịch thì sẽ sớm
    gần nửa tháng, nên 2 năm hay 3 năm phải cho thêm một tháng
    nhuận cho ngày tháng trở lại sát với Dương Lịch. Nói tóm lại,
    cách làm lịch này cho ta được đêm Ba Mươi Giao Thừa tối như
    mực, và hoa đào hoa mơ đã nở rộ, trong khi đó ở Bắc Kinh,
    tuyết vẫn còn, và cây đào cây mơ chưa nứt nanh, nẩy chồi, đừng
    nói đến chuyện có hoa !!
    Ngay bây giờ trên cùng một nước Mỹ, miền bắc sát Canada vẫn
    còn tuyết, miền nam hoa đào đã nở. Mỹ thấy vậy bèn không ăn
    Tết chung nữa, để các bang miền Nam ăn Tết vào tháng Giêng
    dương lịch, còn các bang miền Bắc thì ăn Tết vào tháng Ba
    dương lịch. Còn các bang ở giữa thì ăn Tết tháng này. Làm sao
    cứ nhè ngày không có trăng mà đón Giao Thừa. Ai vui thú thì
    ăn cả 3 lần Tết một năm . Chẳng có lịch Tết nữa .
    Nếu ta làm lịch muộn lại một tháng, và cũng theo tuần trăng,
    thì lịch Ta và Hoa sẽ cùng ngày, hay có thể sai chỉ một ngày,
    nếu cố tình lấy chỗ đổi giờ vào giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
    Đầu đuôi cũng chỉ là Dương Lịch làm chuẩn, rồi lấy ngày hết
    trăng làm ngày Giao Thừa, mà ra cách tính lịch . Nếu tính theo
    độ vĩ, thì Tết Ta và Tết Hoa cách nhau một tuần trăng . Nếu
    tính theo độ kinh, thì Tết Ta và Tết Hoa cách nhau 1 giờ, làm gì
    ra một ngày, hay mấy ngày ? Hay là ngày trăng tròn của ta không
    cách Giao Thừa 2 tuần lễ?
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi là bác!!! Cứ sáng tạo linh tinh làm gì cho khổ cái thân? Ngoài Bắc thì không sao. Trong Nam thời tiết đầu năm Dương Lịch cực kỳ mát. Đến Tết Âm Lịch trời nắng gắt, khô cằn người chỉ muốn chửi nhau thôi làm gì còn hứng để ăn chơi nữa?
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nói như bác này thì sinh ra cái Âm lịch chi cho rách việc . Sao lại phải dựa vào chuyển động của trăng trong khi chỉ cần chuyển động của Mtrời như dương lịch là xong .
    Với nền văn minh gắn liền với nước nhưng chúng ta thì âm lịch còn có tác dụng của nó . Sử dụng âm lịch để xác định thuỷ triều vẫn còn phổ biến trong nông nghiệp là một ví dụ. Ngày nay với tiến bộ của KHKT mỗi người chúng ta không còn là một nhà "thiên văn" như trước nữa thì việc thấy âm lịch thừa thải đối với 1 số người là dễ hiểu. Còn đối với bọn mê trăng sao như tôi thì Âm lịch vẫn còn có tác dụng.
    Chưa kể bây giờ được nghỉ tết sướng muốn chết bỏ nó đi có muốn kô
  9. amiska

    amiska Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Mỹ nó ăn Tết hòi nào bác. Bác càng viết nhiều em càng thấy tệ.
    Chả phải bác cùng hơn triệu dân Việt bên Mỹ ăn Tết tưng bừng hôm CN 02-18 vừa rồi là gì.
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    He he!!! Trước khi bàn về vấn đề này thì bác cho ý kiến xem em phân tích đoạn trên có đúng không đã. Và đừng có "quy kết" em "Sùng bái TQ" nhé. Em yếu tim lắm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này