1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao năm nay Việt Nam ăn tết trước Tàu

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi mc_queen1, 18/02/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Bói toán chỉ là 1 thủ thuật nhỏ của chính trị ngày xưa. Cụ Trạng Trình tớ cho là đầu óc phân tích của cụ lớn hơn rất nhiều lần tài bói toán, đưa sấm...
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Quan trọng là bói có đúng không đã bác .
    Cũng thắc mắc không biết dân Trung Quốc hay Việt Nam ở Mỹ xem giờ để "làm ăn" thì dựa vào múi giờ địa phương hay vẫn lấy múi giờ của TQuốc . ? Hẳn là phải lấy giờ theo kinh độ của Mỹ rồi ! Sự khác biệt lớn mới thấy rõ , vậy mà có người sống ở Vn cứ thích tính giờ theo TQ.
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Kinh dịch ngày nay đã được coi là một bộ môn khoa học được thế giới công nhận. Việc dự đoán tương lai dựa vào kinh dịch cũng được nghiên cứu nghiêm túc ở rất nhiều nơi. Nếu như bói dịch mà là mê tín dị đoan thì sao sách vở liên quan lại được các nhà xuất bản danh tiếng ấn hành rộng rãi như vậy?
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thắc mắc của bạn cũng rất hay. Theo như tớ được biết, việc làm "lịch ta" theo múi giờ không phải là chuyện dễ dàng. Phải có kiến thức thiên văn nhất định thì mới tính được. Dân Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới chắc là sẽ mua lịch do Bắc Kinh tính để dùng trong cuộc sống hàng ngày. Văn hoá Phương Đông cũng có nhiều cái phức tạp liên quan đến chuyện ngày giờ: cưới hỏi, mai táng, làm nhà... Theo thuyết âm dương ngũ hành thì những chuyện đó đều có căn cứ khoa học cả
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 24/02/2007
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cũng thác mắc nốt. Nếu nói phải theo theo lịch TQ là theo năm tháng hay theo cả giờ. Ví dụ giờ Ngọ ở TQ là giữa trưa ở một nơi nào đó lệch (12 múi giờ) nếu vẫn dùng múi giờ của trung Quốc thì giờ Ngọ lại là nửa đêm àh. Sự ảnh hưởng của nhật nguyệt của các yếu tố tự nhiên rõ ràng là khác nhau vậy hỏi có còn là giờ tốt không ?
    . Nếu như lấy nhau ở Mỹ (xem như lệch 12 múi h đi) mà đi xem giờ ở TQ được phán là giờ Ngọ là giờ tốt thế phải lấy nhau vào nửa đêm àh.
    Nhận xét riêng. Nếu không quan tâm đến múi giờ ( các bác bói toán cho ý kiến) thì Lịch Âm có tính khoa học phù hợp với tự nhiên kho6ng ??? .
    cũng như Tây phương các thời gian cung hoàng đạo ban đầu bản chất là thơi gian của Mtrời nằm trong các chòm sao hoàng đạo. Nhưng theo thời gian thời gian này đã lệch đi rất nhiều. Nhưng việc tính tử vi vẫn dùng thời gian cũ. Vì thế tính chất tự nhiên của nhật nguyệt của thời tiết thì khác nhau nhưng mệnh số vẫn không thay đổi ?!!!
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 24/02/2007
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi đuợc biết thì trên cả lãnh thổ khựa nó chỉ dùng có 1 múi giờ thôi, GMT +8 cho nên khi BK đang ăn sáng thì có vùng ở cực Tây nó vẫn ngủ ngon giấc.CHuyện khác lịch giữa VN và TQ là chuyện bình thuờng.
    Xưa nguỵ nó nhất quyết ko chung múi giờ với HN (GMT+7) nên nó chọn GMT+8 (trùng với khựa?) nhưng cũng ko thể kết luận rằng nguỵ nó là fan của khựa đuợc (hay là nó theo khựa đuọc?)
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
  8. neptune_vietnam

    neptune_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Nếu các bác còn thắc mắc vì sao chênh lệch Tết ta và tàu lúc thì không có, lúc thì 1 ngày, hoặc lúc thì 1 tháng, thì tôi lấy 1 ví dụ về ảnh hưởng của múi giờ đến việc ghi nhận các sự kiện khác nhau như thế nào. Thời gian hoàn toàn được lấy theo dương lịch cho đơn giản nhé. Giả sử vào lúc 16:30 GMT ngày X tháng Y năm Z nào đó có một thiên thạch rơi xuống san phẳng đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Hoàng Sa. Khi đó vì VN nằm ở múi giờ +7 nên sẽ ghi vào sử sách là "vào hồi 23:30 ngày X tháng Y năm Z, có một thiên thạch rơi xuống Hoàng Sa...". Nhưng Tàu nó sẽ ghi trong sử sách là "vào hồi 0:30 ngày X+1 ... có một thiên thạch rơi xuống Nam Sa..." vì nó dùng múi giờ 8 nên nó sẽ ghi nhận sự kiện đó chênh với VN 1 ngày.
    Nhưng sự kiện xảy ra vào ngày X là 31/1 của VN thì đối với Tàu nó sẽ ghi là ngày 1/2 của nó, có nghĩa là khác nhau 1 tháng.
    Còn nếu xảy ra vào 23:30 ngày 31/12/Z của VN thì đối tàu nó sẽ thành 0:30 ngày 1/1/Z+1, tức là sang hẳn năm khác ....
    Tương tự như thế bạn có thể suy luận là cùng một sự kiện xảy ra thì tuỳ thuộc vào hệ toạ độ thời gian tham chiếu theo múi giờ nào mà sự kiện đó có thể được ghi nhận ở các múi giờ khác nhau là khác nhau 1 vài giờ, 1 ngày, 1 tháng, 1 năm, 1 thế kỷ, hay 1 thiên niên kỷ v.v... .
    Theo quy tắc của âm lịch là coi thời điểm giao hội của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời là ngày bắt đầu của 1 tháng âm lịch (ngày sóc), rồi quy định về tiết khí, trung khí để điều chỉnh các tháng cho phù hợp với vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời (cho đúng mùa vụ)... thì giống như VD ở trên, những sự kiện đó (giao hội... ) cũng được được tính toán và ghi nhận khác nhau theo các múi giờ khác nhau. Từ đó dẫn đến sự khác nhau giữa lịch ta và lịch tàu.
    Tất nhiên là ngày Tết âm lịch thường năm trong khoảng tháng 2 dương lịch +/- 1 tháng nên lịch ta chỉ có thể chênh lệnh so với lịch tàu nhiều nhất là 1 ngày hoặc 1 tháng, chứ không thể có sự khác biệt đến 1 năm được.
    Còn nếu coi những thuật xem tử vi, xem ngày giờ v.v... là có cơ sở khoa học thì cơ sở khoa học đó có thể bắt nguồn từ môn thiên văn học cổ đại. Ta quan niệm rằng con người cũng như mọi thực thể trong vũ trụ này đều đều bị ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng (nhiệt mặt trời, bức xạ điện từ, và những năng lượng quái quỷ nào đấy mà khoa học chưa phát hiện ra) và lực tương tác (lực hấp dẫn và những lực quái quỷ nào đấy mà khoa học chưa phát hiện ra) của các thực thể khác trong vũ trụ (mặt trời, mặt trăng và các vì sao khác v.v...). Rất có thể môn tử vi lúc đầu có liên hệ chặt chẽ với thiên văn học cổ đại. Nhưng dần dần những người khác nhau cứ thêm các sao vớ vẩn chẳng có nguồn gốc thiên văn học vào (nhưng lại có thể có nguồn gốc khác...). Vì vị trí và ảnh hưởng của các thiên thể (mạnh nhất là Mặt Trời và Mặt Trăng) đến con người và vạn vật trên Trái Đất là khác nhau ở các giờ khác nhau (ánh sáng, thuỷ triều v.v...) cho nên việc quan niệm giờ chính Tí, chính Ngọ, chọn ngày giờ tốt xấu, lấy lá số tử vi v.v... cần phải dựa vào vị trí múi giờ đúng của mình. VN dùng múi giờ 7 thì chính Ngọ mới đứng bóng và chính Tí mới là nửa đêm được, khi đó mới phù hợp với quy luật âm-dương, ngày-đêm.
    Còn thằng Tàu nó dùng chung 1 múi giờ cho cả nước nhưng có thể việc xem ngày giờ v.v... của những người có kinh độ khác xa Bắc Kinh chưa chắc đã là đúng. Còn những người ở các nước khác như Mỹ, Canada ... thì càng không thể dùng giờ của múi giờ 8 hay 7 để xem ngày, giờ tốt xấu hay coi tử vi được.
    Nhưng xem ra, các thuật xem ngày giờ tốt xấu, tử vi ... chẳng qua cũng chỉ là để thoả mãn về mặt tâm lý chứ ở Tàu hay ở ta ngày nào mà chả có tai nạn người chết và bị thương và bao nhiêu những điều không may mắn vẫn xảy ra. Hay là việc chọn múi giờ vẫn chưa đúng?
    Suy cho cùng thì các quỷ thần hay các vì tinh tú còn ở đâu đó quá xa, các tác động đó đâu có quan trọng bằng các tác động trong cuộc sống xã hội thực tế hàng ngày được?
  9. neptune_vietnam

    neptune_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Lịch của Việt Nam thường được tính toán và phát hành trước vài chục năm (các cuốn lịch thế kỷ), có cả uỷ ban hay hội đồng thẩm định và có tính pháp định của nhà nước. Không thể xảy ra chuyện hàng năm tuỳ tiện thay đổi được (để phục vụ mục đích chính trị nào đó chẳng hạn). Việc in lịch để dùng hàng năm (block và các loại lịch khác) phải căn cứ vào lịch pháp định đó. (Nhưng cũng vẫn có các NXB vô trách nhiệm, làm bậy bằng cách dùng các nguồn lịch vớ vẩn khác).
    Cho nên các "sử da" nào mà cho rằng chính quyền sửa đổi lịch để nhằm ý đồ này nọ đều là nói càn nói bậy.
    Được neptune_vietnam sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 24/02/2007
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Có bác đã đưa ra một ý kiến khá hay: Có cần thiết mỗi nước nên có một cuốn Dương lịch khác nhau do múi giớ khác nhau không?
    Tôi vẫn tuân thủ ăn Tết theo lịch đã ban hành . Nhưng tôi chỉ lưu ý về phương pháp làm lịch. Nếu lấy giờ Tây tính lịch Tàu theo lối ta là đúng thì tất cả các cuốn lịch trước đây của các thế hệ trước đều sai bét vì hồi đó chưa có giờ Tây.

    http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?p=82144#post82144
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này