1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao người hiền lại cục tính

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi nevergu, 13/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người hiền lại cục tính

    Tại sao người hiền lại cục tính

    Trong cuộc sống có nhiều người hiền lành, nhưng khi nào nổi giận thì có những hành động nóng nảy đến kinh hoàng (cục tính).

    Nhìn bề ngoài thì người hiền lành thường ít nói, ngoan ngoãn, tốt bụng, ít phản ứng lại, biết nghe lời, hay bị sai bảo, chăm chỉ, cần cù. Hiền lành ở lúc còn nhỏ thì hay bị bạn trêu, đánh hoặc bắt nạt. Khi lớn lên lại bị người khác áp đặt, chèn ép, ... Các cụ ta xưa cứ bảo ở hiền thì gặp lành nhưng chưa kịp thấy ?ogặp lành? mà toàn thấy bất công. Có nhiều khi gặp bất công mà chẳng bao giờ nói ra, vẫn chịu đựng, nghe lời. Ấy bởi vì tính họ hiền lành nên phản ứng như vậy.

    Điều gì tạo nên tính cách hiền lành?

    Do giáo dục gia đình: Tính hiền lành thường là hình thành ngay từ bé, từ những ứng xử trong gia đình. Với kiểu giáo dục của nhiều gia đình ở nông thôn Việt Nam thì con cái phải biết phục tùng, ngoan ngoãn, nghe lời, phải biết chịu đựng nhất là với con gái. Sự phản ứng, ?onổi dậy? vừa manh nha là ngay lập tức bị cha mẹ ?ođàn áp?, chỉnh sửa

    Do áp lực của mọi người trong nhóm: sống trong môi trường của gia đình, nhóm bạn bè người ta sợ có ý kiến nổi trội, độc lập sẽ bị cô lập, hoặc phải trịu trách nhiệm cao, điều đó khiến họ sợ nên phải hoà mình vào những ý kiến khác hoặc im lặng.

    Do ?ođành phải thế?: Những người có năng lực, trí tuệ yếu kém hoặc vị trí xã hội thấp, hay tiền bạc ít nên không có tiếng nói vì vậy họ phải chấp nhận nghe lời, làm theo sự sai bảo của người khác mà không thể phản ứng khi thấy không hài lòng.

    Hiền lành là biểu hiện của sự dồn nén

    Thực tế thì biểu hiện ?ohiền lành? chẳng phải là vì họ muốn, chấp nhận, đồng ý một cách thoải mái mà là sự chịu đựng, sự đè nén, sự ?ođành phải chấp nhận?. Nhưng ở người có tính cách hiền lành, họ thường không học được cách thương thuyết thuyết phục. Vì thế khi bị chèn ép họ không biết cách, hoặc không dám nói lên tiếng nói bảo vệ mình nên luôn phải nghe lời mặc dù trong lòng rất ấm ức, khó chịu. Những người hiền lại có một sự biểu hiện ra bên ngoài rất nhu mì khiến người ta khó biết được là người ấy đang bực tức. Và những người mạnh hơn thấy áp đặt được là cứ tiếp diễn.

    Con người ai cũng có nhu cầu được tôn trọng, được độc lập tự chủ, được lớn mạnh để khẳng định giá trị bản thân. Khi bị áp đặt, chèn ép, cái Tôi của họ bị tổn thương, giá trị của họ bị hạ thấp, như thế thì sao tránh khỏi cảm giác tức giận trong lòng. Hiềm một nỗi, sự tức giận không được bộc lộ ra bên ngoài mà phải nuốt vào trong. Nuốt vào trong nhưng nó đâu có mất đi mà dồn xuống vô thức. Sự dồn nén lâu ngày khiến những cảm xúc tiêu cực như một khối nham thạch ấp ủ trong lòng đất chỉ trực chờ ngày phun lên. Và con người ai cũng có bản năng hung tính (bản năng bảo vệ sự an toàn cho bản thân). Sống trong môi trường mọi người vẫn giữ cách ứng xử với người hiền lành như cũ thì ?onham thạch? sẽ ngày càng được tích tụ dày lên và đến một ngày hội đủ lượng nó sẽ phun lên không kiểm soát nổi, ấy là khi ?ocon giun séo mãi cũng quằn?, là khi cục tính được bộc lộ ?ocả thể?. Điều đó giải thích tại sao một số người bình thường ứng xử rất hiền lành nhưng lúc nào bực tức thì có thể tàn bạo tới mức giết người không ghê tay.

    Nhưng cũng cần phân biệt người hiền lành do dồn nén với người hiền lành do có tâm bao la, cao cả. Những hiền do có tâm bao la là người có thể thấu hiểu mọi nguyên nhân cách ứng xử của người khác nên bao dung độ lượng vô cùng. Và những ứng xử mang tính bất công đối với họ không gây ra cảm xúc tiêu cực. Nhưng kiểu người này chắc có rất ít trong xã hội.

    Túm lại đừng có hiền lành quá, hoặc đừng có thấy người hiền lành quá mà cứ chèn ép.


    Ui, chắp bút viết chơi chút. Các pác thấy em viết sai chỗ nào xin vui lòng chỉ bảo nhá.
  2. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    cũng có lý đó bạn. hi`h`i, Nhưng mà thật ra thì cũng ít người hỉu được điều này. và nếu hỉu thì cũng ít ai viết. Đơn giản vì họ ít hứng thú về những vấn đề thế này! và đơn giản là họ ko thấu hiểu cách ứng xử của người khác( hoặc ko quan tâm). và như thế, họ ko thuộc dạng người nêu trong topic này! hi`hi`, nghe có vẻ logic nhỉ!!.
    thế bạn thuộc dạng người thế nào khi mở chủ đề này?
  3. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Quan sát trong cuộc sống thấy có nhiều sự ứng xử đa dạng phong phú nên thử lý giải thôi. Có thể chẳng mấy ai quan tâm tới cái topic này, chẳng sao cả, nhưng cũng có thể vô tình nó có ích với một ai đó. Điều quan trọng là mình viết ra được cái mình quan sát thấy cũng cảm thấy thú vị.
    Còn tui thuộc dạng người nào ha. Tui là người rất hay nổi cáu nhung cũng rất mềm mỏng, rất dịu dàng nhưng cũng rất ghê gớm. Tui hội đủ cung bậc cảm xúc của con người từ thấp đến cao. Và thường xuyên sử dụng tất cả trong số chúng, tuỳ vào hoàn cảnh
    Dầu sao cũng thank u đã reply cho bài viết của tui. Thế còn u thuộc tuýp người nào ?
  4. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    tớ thì chưa thể nói rõ được mình thế nào, có lẽ vẫn còn cần khám phá thêm. hi`hi`, chà! bạn nói nghe có vẻ hỉu rõ về bản thân quá! . Thứ 1: người hỉu rõ bản thân thì sẽ chăm sóc tốt cho mình, bít rõ mình cần gì. Và như thế luôn hành động theo 1 logic để mục đích cuối là chăm sóc tốt cho bản thân. :D.
    Thứ 2: để hỉu được dạng người trong topic này, sẽ có 2 trường hợp:
    A: là phải là dạng người đó,
    B: là phải có 1 người thân thuộc dạng người đó- thường xuyên tiếp xúc .... -----> có khả năng là bạn có bạn trai thuộc dạng người này (hoặc là 1 người bạn rất thân).
    Từ 1+ 2----------------> loại A, chọn B: bạn có người bạn trai là như thế (vì chăm sóc tốt bạn trai thì bạn cũng được lợi cho bản thân). hehhe. Nghe có logic lắm ko nhỉ??!!!
    Đùa 1 chút, phân tích cho vui!!! hi`h`i
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Kinh nghiệm cho thấy những người rất dễ nổi nóng nhưng luôn nổi nóng có mức độ thì lailạ những người bình tĩnh nhất trong mọi công việc. Còn người có vẻ quá hiền lành thì khi giân dữ hoặc ức chế càng gây ra nhiều hậu quả.
  6. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Dựa trên những con chữ trên này để phân tích thì phân tích của bạn khá logic. Tuy nhiên để hiểu được kiểu người này thì đâu cần là người thân thích. Chịu khó quan sát bên ngoài là cũng thấy được thôi muh.
    Thực ra tui cũng là người hiền lém, nhưng hiền theo xu hướng luôn tĩnh lặng, khám phá để thấu hiểu người khác chứ không phải là dồn nén
    Tui rất thích chữ ký của bạn. Giá mà cuộc sống của tui được như thế thì hay biết mấy .... Nhưng "Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm" nên vẫn phải vướng bận
  7. mamthanh

    mamthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Kẻ ngu thì nóng tính,còn người hiền thì cục tính.
    Bạn nevergu phân tích khá đầy đủ,tôi chỉ xin bổ sung thêm một chi tết :người hiền thường rất giỏi che dấu cảm xúc,khi bị ức hiếp họ thường không phản ứng,hoặc phản ứng kém gay gắt, một số người tự thoả mãn xúc cảm của mình bằng những trò bạo lực trong tưởng tượng,hay trút lên những thứ ko có khả năng chống cự(đá chó,đập mèo,....)
    Nếu bạn định đem một người hiên lành ra làm trò tiêu khiển, hãy cẩn thận có thể người đó cười với bạn nhưng đằng sau nụ cười đó rất có thể là mọt kế hoạch giết người hoàn hảo!.
  8. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    oh, mình cũng thích chữ ký của mình! hi`hi`. thế ý bạn là bạn rất bao la, cao cả ah!. Đùa thôi. Thực ra theo tớ nghĩ, tâm lý học ko chỉ dựa vào logic để phán đoán, còn dựa vào kinh nghiệm hoặc quan sát chủ quan để đưa ra ý kiến chủ quan. Và thật tuyệt vời khi có một số lúc mình nhận ra mình quan sát khá tốt.
  9. namkgb

    namkgb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Em dọc bài nay , rất dúng với trường hợp của em , ngày trước em cũng hiền lành kiểu chịu dựng , nhưng thời gian qua , trui rèn cho em thấy hiền lành dễ bi áp bức và lấn áp lám , bây giờ em nghiệm ra là , tốt với tất cả mọi người , còn những người mà thật sự em khong thể dối tốt thì em chảng ngại dùng mọi thủ doạn dể chơi lai no , tuỳ theo mức dội thôi [​IMG]
  10. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì cái này nó liên quan đến kiểu hệ thần kinh và khí chất của từng người.
    Xin đưa ra một ví dụ:
    Bạn thuộc kiểu khí ưu tư. Đặc trưng cho kiểu người này là khả năng phân phối chú ý yếu. Có khả năng tập trung chú ý một cách cao độ vào trong công việc ở một môi trường làm việc yên tĩnh hoặc công việc mà thời gian làm việc và nghỉ ngơi đã được sắp đặt trước. Những người thuộc khí chất ưu tư thường khá nhạy cảm với những cái xảy ra bên ngoài, nhưng lại phản ứng mạnh mẽ với những ấn tượng bên trong. Tức là ở bên trong có quá trình đấu tranh nội tâm rất rõ. Kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài đó cũng là một đặc trưng cho kiểu khí chất này. Sợ hãi hoặc hay lo lắng, bi quan trước một sự việc mới xảy ra, hoặc khi rơi vào trong một môi trường chưa quen thuộc.
    Không biết tớ nói thế, đúng hay sai! Xin ý kiến !

Chia sẻ trang này