1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao nước sôi lại có bọt ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi BlueSpider, 08/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    ...do lực liên kết giữa các phân tử dầu lớn hơn lực liên kết của nước ... thế nên các phân tử dầu cứ bấu lại với nhau không cho các phân tử nước chen vào phá vỡ liên kết !!!
  2. mattroicuaban

    mattroicuaban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    anh ơi , anh còn nhớ sức căng bề mặt ko ? và còn khối lượng riêng nữa
  3. eglantine

    eglantine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Bài này mình đã trả lời bên trang Olympia, nên copy lại. Các bạn đọc rồi cho ý kiến nhé.
    "Căn cứ vào việc tại sao lại xuất hiện các bọt khí trong ấm để biết sôi không giải thích được hiện tượng không thấy nước sôi, do khi nước sôi,tất cả các phần nước cùng bay hơi nên có hiện tượng cuộn và trào nước (nếu ấm gần đầy), mình không thấy việc bay hơi toàn phần liên quan tới độ nhẵn của ấm. Có thể xem lại hiện tượng này không?"
    Ý kiến của bạn hoàn toàn đúng nhưng nó không trúng với ý hỏi của Vampire/
    Tại sao bạn biết mước sôi? chắc chắn là nếu chỉ cấn nghe thấy tiếng nước reo lúc đang xem TV thì bạn cũng phải chạy xuống bếp rồi phải không? Nhưng nếu nước sôi mà không reo. Và cũng không có bọt khí nào nổi lên thì chắc chắn bạn phải đợi cho đến khi ấm nước cạn đến 1/2 rồi.
    Hiện tượng này có thể giải thích như sau:
    Khi bạn đổ nước vào ấm. Do ấm không hoàn toàn nhẵn, và nước không hoàn toàn làm ướt đáy nên một số phân tử khí bị nhốt lại. Khi bạn đun nước-làm nóng từ đáy thì các bọt khí này bắt đầu nở ra vì nhiệt. Và nó nổi lên mặt nước. Nhưng lớp nước phía trên bị lạnh hơn nên các bọt khí này àng lên cao càng bị giảm thể tích....Ở đây hiện twưọng khi mới đun nước là các bọt khí ở đáy ấm và càng lên mặt nước càng nhỏ dần.
    Tiếp tực đun thì sẽ xảy ra hiện tượng đối lưu. lớp nước ở trên lúc này bắt đầu nóng hơn lớp nước dưới đáy. Giải thích tương tự như trên chỉ khác là các bọt khí lớn dần khi nổi lên mặt nước và vỡ ra tạo thành tiếng reo.
    Nếu bạn đun nước lâu thì sẽ thấy các bọt khí ít dần. Nhưng trên thực tế thì không bao giờ hết...lý do này có lẽ nhờ bên Hoá giải quyết nốt.
    Còn nước bay hơi khi đun tới nhiệt độ 100độC không liên quan tới việc giải thích hiện tượng này
    ******************************************************************************************
    Khuê Tú.
  4. Darkpriest

    Darkpriest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì ko cần phải là do đáy ấm ko bằng phẳng mà là trong nước bình thường cũng đã có không khí rồi .
  5. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Bàn luận là tốt nhưng nếu cứ bảo thủ thì thành hiểu sai. Tớ đã dựa vào sách " Cơ sở vật lí " của haliday giải thích rồi. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì tìm đọc .phần Nhiệt học . Đay là một công trình có nghiên cứu thực nghiệm đàng hoàng chứ không phải là chỉ dự đoán đâu!
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Phản lực của cánh quạt chính là lực tác động theo hướng ngược với hướng quay của nó vào vật mang nói mà ở đây là cái máy bay.
    Hoà tan là thế nào nhỉ? Bé này học hoá thế nào nhỉ, đây là vấn đề của hoá, cjhất nào là chất tan và chất nào là không tan, dầu là chất không tan đơn giản là vì cấu tạo phân tử của nó không cho phép nó có một phản ứng nào với nước (bé này có học đến đâu rồi, đã biết môn hoá cấu tạo chưa nhỉ). Chẳng hạn như đường hay một số thứ tan trong nước thì bản thân cấu trúc phân tử của chúng đã thay đổi, nước đó không còn là nước theo đúng nghĩa nữa, còn dầu không phản ứng được nên các phân tử dầu và nước vẫn hoàn toàn riêng rẽ, khối lượng riêng khác nhau sẽ làm chung buộc phải tách khỏi nhau mà không thể lẫn lộn được dưới tác dụng của trọng trường.
  7. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nước sôi mà cũng phải cãi nhau ạ? Thế để em hỏi thêm mấy câu có liên quan nhé:
    - Đun nước đến 90 độ trong bình thuỷ tinh. Lật úp bình lại, đổ nước lạnh lên trên -> nước sôi. Tại sao?
    (câu này sách nào cũng có, mọi người đừng đi tra sách nhé, chán lắm. Tự nghĩ mới vui ^_^)
    - Câu này hơi khác nè: Nhà ai cũng có tủ lạnh phải ko? Cái ngăn lạnh nhất (mà người ta gọi là ngăn đá ấy) nó được lót 1 lớp kim loại. Bi giờ mở tủ ra, thò tay dí vào cái ngăn ấy -> tay bị dính chặt. Ngăn càng lạnh càng dễ bị dính và dính càng chặt. Tại sao nhỉ?
  8. mattroicuaban

    mattroicuaban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại là hoá học nhỉ ?
    Sức căng bề mặt là hoá hả anh ?
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hay thật, chẳng lẽ một chất có tan hay không là phụ thuộc vào sức căng mặt ngoài của nó à???
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    - Chưa đọc trong sách bao giờ, trả lời bừa vậy. Chắc trường hợp này chỉ xảy ra với bình đỏ không đầy nước, tức là vẫn còn khí ở trong phải khong nhỉ??? ta biết rằng không khí "nhạy cảm" với niệt độ hơn các chất lỏng rất nhiều. Do đó nó rất dễ giãn ra hay co lại khi có sự biến đổi về nhiệt độ. Đó chính là lí do phải lật úp bình lại, vì nhiệt độ ở đáy bình sau khi đun chắc chắn cao hơn những chỗ khác rất nhiều. Khi lật úp bình, phần không khí sẽ "nổi lên" (tất nhiên). Do đó khi đỏ nước lạnh vào đáy bình, sự thay đổi nhiệt độ diễn ra với tốc độ rất nhanh làm phần khong khí nói trên co lại cũng... rất nhanh (tất nhiên là không nhiều). Sự co lại này làm cho thể tích khí trong bình giảm ---> áp suất giảm ---> nước trong bình phaỉ nở ra một ít để cân bằng với thể tích mới này. Nước khi đã đến 90 hoặc trên 90 độ thì đã bắt đầu ở vào trạng thái .... chuẩn bị chuyển hoá sang thể khí nên một sự thay đổi nhỏ này đủ để nó ... bốc hơi.
    - Câu thứ hai lại càng... mò đây: ở nhiệt độ rất thấp, tất cả các kim loại đều có xu hướng co lại một chút. Có nghĩa là các hạt ở gần nhau hơn và lực hath nhân sẽ phát huy tác dụng lớn hơn. Khi đạt tay vào sát lớp kim loại này, khoảng cách đó bắt đầu đủ để chịu tác dụng của loại lực này (vốn là lực hút, nó giữ cho các proton và neutron không bị bật khỏi hạt nhân)
    (Câu này chắc là sai , anh cũng chưa thử bao giờ mà cũng chẳng biết cái lớp kim loại đó là chất gì nên chịu)

Chia sẻ trang này