1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao ở nước ta giọng phát âm lại có sự khác xa giữa các vùng miền?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi KinhHoangNhuc, 21/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KinhHoangNhuc

    KinhHoangNhuc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2012
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Thậm chí trong cùng 1 tỉnh, mà vùng núi nói chuyện với dân biển là không ai hiểu nhau luôn?

    Và theo các bác thì các nước khác có "bị" vậy không?
  2. Salut_damour

    Salut_damour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2012
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Nay như ở chỗ mình 2 xã cách nhau một cánh đồng cách phát âm đã khác nhau nữa là, các nước khác cũng không thiếu.
  3. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Vì chủ topic chỉ mới biết nói tiếng Việt nên chỉ thấy được sự khác biệt trong giọng vùng miền ở đất Việt.

    Mà đã nói về cái sự hiểu nhau, thì thậm chí người khôn nói chuyện với người ngu là đã không hiểu nhau nổi, người hiểu biết khoáng đạt với kẻ ngu mà tỏ vẻ nguy hiểm thì cũng không thể giao tiếp thông suốt, khoan nói đến ngữ âm cách biệt.
  4. KinhHoangNhuc

    KinhHoangNhuc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2012
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Like kịch
  5. kakalot_hau

    kakalot_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    2.723
    Đã được thích:
    1
    Đang nói về giọng nói thì lại lôi cái không với dại ở đây, lạc đề rồi...
    @ chủ top: mình cũng thắc mắc ko hiểu sao cùng 1 vùng đất, cùng 1 dân tộc, cùng 1 văn hóa mà lại có sự khác nhau về giọng nói... thậm chí còn cả từ địa phương nữa... hay là do cách sống, cách sinh hoạt, cách làm việc, và nguồn nước nó ảnh hưởng nhỉ...
  6. KinhHoangNhuc

    KinhHoangNhuc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2012
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Vậy bác phải nhiệt liệt "like" cho kịch trần đi. Để "cao nhân" còn vào ban phước cho chúng ta chứ :-c
  7. Cuoi_ben

    Cuoi_ben Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/07/2012
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    123
    Có những chố vài làng liền nhau chỉ nghe giọng nói là biết làng nào.
  8. cool_dcs

    cool_dcs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Sao giống ở chỗ mình thế nhỉ!
  9. Casanova_86

    Casanova_86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2011
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    0
    ơ nước nào mà chả có giọng nói giữa các vung khác nhau
  10. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Đây gọi là phương ngữ (thổ ngữ).

    Lúc đầu người ta sống trong 1 phạm vi địa lý như nhau nên tiếng nói giống nhau. Dần dần có 1 nhóm người vì lý do gì đấy phải đi xa hơn. Họ đến 1 vùng đất mới mang theo những đặc điểm ngôn ngữ của vùng gốc. Trong quá trình sinh sống ở vùng đất mới, vì lý do giao tiếp với những người định cư sẵn có, giọng của họ bị thay đổi so với vùng gốc. Từ vựng, thậm chí ngữ pháp của họ cũng bị lai tạp, hòa trộn với ngôn ngữ của người bản địa; có khi tạo thành 1 hệ thống ngữ pháp, từ vựng, ngữ giọng mới, ít nhiều, thậm chí khác xa với cái gốc. Sự khác nhau này còn do kể từ khi nhóm người đó tách khỏi cộng đồng thì cộng đồng vì lý do xã hội, văn hóa mà ngôn ngữ cũng dần dần thay đổi. Qua nhiều năm, có khi 2 sự thay đổi này tạo nên 2 thổ ngữ khác nhau gần như hoàn toàn xa lạ.

    Ở Việt Nam, người giữa các địa phương có thổ ngữ khác nhau và tui cho rằng thuyết này giải thích sự khác nhau đó. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ trong Tạp chí ngôn ngữ (Hồi đó tui đọc ở thư viện) có nhiều dẫn chứng cụ thể về cái này; nhưng lâu quá tui không nhớ rõ; chỉ nhớ là họ nghiên cứu dựa trên các ca dao tục ngữ cổ còn lưu giữ được.

    Ngoài ra, việc xác định như thế nào là thổ ngữ cũng không kém phần phức tạp. Có những thổ ngữ khác nhau đến nỗi người ta không thể hiểu nhau mà không dùng "bút đàm", như tiếng Tiều, Quảng, Hẹ. Có lẽ các bác thừa biết người Quảng nói thì người Tiều chẳng biết người Quảng đó nói cái gì; dù ngữ pháp, chữ viết giống nhau.

    Nhưng, các ngôn ngữ như Thụy Điển, Na Uy dù khác nhau nhưng người ta vẫn có thể hiểu nhau được (An Introduction to Language). Cái này sách nói, tui không kiểm chứng được.

    Sự khác nhau về thổ ngữ ngày càng ít đi do sự phát triển của truyền thông. Người Úc hiện nay hoàn toàn có thể hiểu được tiếng Anh của người Anh, hay của người Mỹ 1 cách dễ dàng, không như cách đây 1-2 thế kỷ. Không biết trong tương lai chúng có sát nhập lại không!

Chia sẻ trang này