1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao phương Đông lại đi trước về sau?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 14/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Tại sao phương Đông lại đi trước về sau?

    Đi trước...

    Do sự xuất hiện của nông nghiệp 10 ngàn năm trước, nên sự phát triển xã hội loài người đã có bước nhảy vọt về chất. Và khoảng 7000 năm trước, xuất hiện một hình thức tổ chức chính trị xã hội hoàn toàn mới là nhà nước, kèm theo một loại hình định cư cũng hoàn toàn mới là thành phố. Sự xuất hiện của nhà nước và thành phố đồng thời với sự xuất hiện của nền văn minh. Đối với chúng ta, thuật ngữ văn minh gợi nhớ đến nghệ thuật, chữ viết cũng như những phương tiện vật chất và tinh thần do công nghệ tạo ra. Năm 1972, Kent Flannery dùng thuật ngữ văn minh để chỉ ?ophức hợp các hiện tượng văn hóa có xu hướng xuất hiện cùng một hình thức tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là nhà nước?. Còn nhà nước, theo V.G. Ghilde (1952), là sự tồn tại của loại quyền lực trung tâm có quyền thu thuế trên giá trị thặng dư do thâm canh đất đai và do nền sản xuất phát triển. ?ophức hợp các hiện tượng văn hóa? bao gồm:

    Chữ viết.
    Các khoa học dự báo chính xác như thiên văn học và toán học.
    Nghệ thuật tượng trưng phản ánh quan niệm và kỹ thuật tinh tế, được đặc trưng bằng một phong cách chính thống dành cho thần thánh và giới cầm quyền.
    Dân số và qui mô định cư lớn (thành phố)
    Quyền công dân: tổ chức xã hội dựa trên giai cấp và sự ổn định cư hơn là quan hệ họ hàng.
    Cấu trúc xã hội: phân chia thành các giai cấp khác nhau.
    Các nghề nghiệp phi nông nghiệp: thợ thủ công, nhà buôn, tu sĩ, quan chức...
    Mạng lưới thương mại rộng lớn, trao đổi cả như yếu phẩm vật dụng và dịch vụ xa xỉ.
    Các công trình công cộng mang tầm vóc tượng đài.
    Những chuyên gia tôn giáo chuyên nghiệp chăm lo tín ngưỡng quốc gia.
    Không phải mọi nền văn minh cổ đều thỏa mãn các tiêu chí này, tuy nhiên những tiêu chí quan trọng nhất thì không được bỏ qua như chữ viết, khoa học hay tổ chức xã hội và điều kiện dân cư.

    Tuy nhiên nhìn vào đây, vẫn chưa hiểu vì sao phương Tây vượt phương Đông trong vòng 4-5 thể kỷ gần đây. Vì thế có lẽ nên tìm một tiếp cận khác.


    ... Và về sau

    Như trên đã nói, văn minh xuất hiện cùng với nhà nước, mà tiền đề của cả hai là sự xuất hiện của nông nghiệp. Trước thời kì công nghiệp, trình độ phát triển Đông Tây không có sự khác biệt đáng kể, vì nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên những tri thức mang tính kinh nghiệm. Sự khác nhau rõ rệt xuất hiện từ thời Phục hưng và Khai sáng, khi mọi hoạt động vật chất và tinh thần tại phương Tây bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Khoa học hiện đại xuất hiện cùng với Copernicus và Galilée, cho phép con người khám phá những động lực cơ bản của vũ trụ và xã hội loài người. Máy hơi nước của James Watt, cùng các loại máy móc khác, đã tạo tiền đề cho nền công nghiệp xuất hiện và phát triển. Theo thiển ý, phương Tây vượt phương Đông là do nền sản xuất công nghiệp vượt nền sản xuất nông nghiệp. Gốc rễ của nó là trình độ khoa học hiện đại vượt qua hệ kiến thức mang màu sắc trực quan và kinh nghiệm. Cũng cần nói thêm, ở đây khái niệm khoa học được dùng với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cùng mọi loại hình khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm chính trị học và khoa học quản lý.

    Tác giả cho rằng ý thức về sự tư hữu khoảng 5-10 ngàn năm trước là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, là nguyên nhân khiến phương Tây đi sau mà vượt trước. Lập luận như thế nghe qua cũng có lý, nhưng ngẫm kỹ thì không ổn. Nên nhớ rằng, chỉ đến cách mạng tư sản Pháp 1789, quyền tư hữu mới được pháp luật công nhận và bảo vệ một cách đầy đủ. Chỉ đến khi đó loài người mới ý thức hoàn chỉnh về quyền tư hữu, mới ?othức tỉnh vĩ đại? về một quyền rất căn bản của mình. Trước đó chỉ hoàng đế mới có quyền sở hữu đúng nghĩa, còn mọi thần dân, sinh mạng cũng chưa chắc giữ được, nói gì đến sự tư hữu!

    Được đào tạo về khoa học tự nhiên nên có thể phiến diện, nhưng chúng tôi thực sự tin rằng, chính khoa học đã làm nên sự khác biệt giữa Đông và Tây trong khoảng 500 năm nay. Người ta nói rằng chỉ trong một thế kỷ, khoa học đã làm biến đổi thế giới nhiền hơn 100 thế kỷ cộng lại. Và ngày nay với sự xuất hiện của văn minh tri thức, văn minh thông tin (chứ không phải văn minh ?oTâm linh?), sự phát triển sẽ còn nhanh chóng hơn nữa. Khi Clinton nhậm chức tổng thống tháng 1- 1993, chỉ có 35 địa chỉ trang web trên internet. Vậy mà khi ông rời Nhà Trắng tháng 12-2000, con số đạt 300 triệu! Tăng trưởng gần mười triệu lần trong tám năm, đó không phải là llý do giúp phương Tây vượt lên hay sao?

    Khi Napoléon tấn công Ai Cập, một lần đang hành quân thì bị tập kích, vị hoàng đế kiêu hùng đã ra một mệnh lệnh bất tử: ?oLừa ngựa và các nhà khoa học hãy đi vào giữa?. Lừa ngựa tất nhiên phải bảo vệ, vì đó là điều kiện sống còn của đội quân viễn chinh giữa sa mạc. Nhưng kỳ diệu thay, với Napoléon, các nhà khoa học cũng có tầm quan trọng sống còn như vậy, cho dù ông đang ở Ai Cập,, chứ không phải giữa Viện hàn lầm khoa học tại Paris. Và quả thật khoa học đáng được đối xử như vậy, nếu ta nhìn các xãc hội tri thức ngày nay. Có thể sai lầm, nhưng chúng tôi cho rằng, phương Động chậm bước chính vì ở đây, giới khoa học chưa bao giờ được đi vào giữa.
    (Trích ST)
  2. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi là bắt đầu từ giai đoạn, Phục hưng, khi phương Tây bắt đầu chuyển sang pháp trị thì phương Đông vẫn là nhân trị. Khi Louis 16 (hoặc 14, tôi nhớ không rõ lắm0, nói được câu báo chí là đệ tứ quyền, thì lúc đó đã thấy được kiểu gì phương Tây cũng sẽ vượt xa phương Đông. Pháp trị bao giờ cũng hơn nhân trị. Có cạnh tranh mới có phát triển.
  3. daihan

    daihan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Cò mẶt Hoà?ng 'Ắ phương ĐĂng cùfng "cưng" càc nhà? khoa hòc y như Napolèon nà?y vẶy. Đò là? Thà?nh Càt Tư Hàfn.
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi không nghĩ phương Đông "Đi trước". Trên đây tác giả chỉ là phân tích về Nhà nước mà thôi.
    Nhưng hãy nhớ rằng 500 năm Trước Công nguyên, Pythagore của Hy Lạp đã chứng minh được định lý Pythagore nổi tiếng, đã tìm ra các nguyên lý số học và tiếp cận số pi, học trò ông đã nghiên cứu số vô tỷ. Archimes đã giải các bài toán số học, hình học, có các phát minh vật lý. Euclit 300 năm trước CN đã có hàng loạt định lý. Người Ai Cập cổ đại đã làm chủ công nghệ xây dựng và khoa học tính toán hình học bậc cao. Người Hy Lạp chia bầu trời thành 88 chòm sao từ 200 năm trước CN, người Babylon làm lịch, viết chữ trước người Trung hoa lâu.
    Lúc đó phương Đông có các yếu tố nhà nước nhưng các yếu tố khoa học lại kém xa.
    Thời điểm thư viện Alexandri của Ai Cập có gần 1 triệu cuốn sách khoa học, với mấy chục tập sách Toán (Lý) học, kiến trúc, đô thị, dân số, hàng hải, thiết kế, và đã phải có môn Thư viện học, thì Trung Hoa chỉ có Tứ thư, Ấn Độ chỉ có các sử thi, tôn giáo, bói toán, làm gì có khoa học thực chất ???
    Tác giả chỉ xét yếu tố nhà nước nên mới nói phương Đông đi trước.
    Theo tôi phương Đông đi sau rất xa trong Khoa học.
    Chỉ thời kỳ trung cổ, khi Thiên Chúa giáo thành hệ tư tưởng chính thống, khoa học bị bóp nghẹt, thì phương tây mới bị thụt lùi trong gần nghìn năm. Nhưng cơ sở của họ vẫn còn rất nhiều.
    Phục Hưng, vốn dĩ tức là khôi phục và chấn hưng các giá trị cổ đại (Hy Lạp, La Mã). Từ khoa học đã từng có 2000 năm trước đó mà họ phát triển. Nên nhớ những người lưu giữ và truyền lại khoa học của Ai Cập, Hy Lạp là người Byzance và người Hồi Giáo chứ không phải Thiên chúa giáo.
    Vì thế, theo tôi, về mặt khoa học, phải là:
    Phương Tây chạy trước, nhưng đi tụt lùi lại hơn 1 nghìn năm, về gần điểm xuất phát, rồi lại chạy vượt lên rất nhanh.
    Còn phương Đông đi sau, và đi bộ chậm chạp đều đặn. Không lùi nhưng tiến lên chậm.
    Vì thế phương Tây hiện tại vượt trước. Họ chạy nhanh trong vòng 500 năm (có kế thừa từ kiến thức cổ đại) nên vượt được quãng đường gấp mấy lần phương Đông đi bộ trong 2000 năm. Mỹ là đứa con của những người đang chạy, nên chạy nhanh hơn bố mẹ. Phương Đông thấy "họ" chạy nên bắt đầu chạy theo, chưa thể bằng và vượt được.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 16/11/2005
  5. novastar

    novastar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Phương Tây được hiểu là có nguồn gốc từ nền văn minh HyLạp và sau này là LaMã.Còn Trung hoa,Ấn độ, babylon,Ai cập, Ả rập là Phương Đông. Cái này xin đừng nhầm lẫn!


  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi không nhầm lẫn đâu
    Từ "phương Đông" và "phương Tây" là từ tiếng Anh : The Orient and The Occident.
    Theo từ điển Cambridge:
    The Orient : the countries in the east and south-east of Asia
    The Occident: the western part of the world, especially the countries of Europe and America
    Như vậy, Occident lúc đầu là những nền văn minh mà người châu Âu biết đến cho đến trước khi họ đi vòng quanh thế giới và khám phá châu Á, bao gồm cả các nưóc phía Tây châu Á và văn minh Bắc Phi, hay chính xác hơn là các nền văn minh xuất phát từ quanh Địa Trung Hải
    Bảy kỳ quan thế giới cổ đại của phương Tây gồm tác phẩm của Babylon, của Ai Cập, của Lưỡng Hà, đủ cả. Khi đó đã làm gì có văn minh Anh, Pháp, Đức đâu.
    Chính vì thế, nền văn minh Babylon, Do Thái, Ai Cập vẫn được coi là bộ phận của nền văn minh Occident nói chung. Về sau thêm văn minh châu Mỹ nữa.
    Có thể thấy rõ qua cuốn sách "Lịch sử văn minh phương Tây" (Civilazation in the West) đều xếp văn minh Ai Cập, Babylon, Israel vào văn minh phương Tây. Bởi thực sự văn minh châu Âu xuất phát từ những nơi này, trước khi có văn minh Hy Lạp. Những gì cổ điển của Châu Âu có ngày nay có nhiều nguồn gốc từ quanh Địa Trung Hải nói chung.
  7. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Phương Đông có câu: thiên lí hữu duyên năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng có nghĩa là nếu hữu duyên thì dù là thiên lí, chân lí của trời đất cũng (mới) dẫn đến tương tác giác ngộ lí tưởng được, còn nếu vô duyên thì dù đối diện ngay trước mặt cũng không phục. Giống như có người đẹp nhưng lại vô duyên và người có duyên vậy.
    Giống như bao nhiêu người nghiên cứu Xã hội Cộng sản nhưng chỉ có một mình Các Mác là ngộ được thiên lí của trời đất, còn lại là đồ vô duyên cả. Duyên rất quan trọng được hiểu là toàn bộ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến kết quả, có ý nghĩa quyết định.
    Một câu nữa của cổ nhân: người ngu cười ta, người trí biết ta. Nếu vô duyên thì cười cợt thánh nhân, khinh khi hiền sĩ cũng là những biểu hiện bình thường.
    Có những thành tựu của nền văn minh phương Đông họ không coi trọng như khi sang phương Tây lại được coi trọng, việc đòi bản quyền là không tưởng nên người ta thường căn cứ vào sự phát triển hiện tại để đánh giá. Nếu coi các nhà nước như Ai Cập, Hi Lạp bây giờ là đại diện cho văn minh phương Tây cổ đại cũng phiến diện như việc coi nước Mĩ, Anh, Pháp đại diện cho văn minh phương Tây cổ đại vậy. Việc kể các thành tựu của phương Tây thì giống như là việc làm của con trẻ vậy, nền văn minh của phương Đông và phương Tây đã có sự giao thương từ rất sớm và học hỏi nhau từ lâu. Nên nói là kế thừa chứ không nên phân biệt. Còn nền văn minh phương Tây đặc biệt phát triển trong thời gian gần đây là nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, và nền tảng của văn minh phương Tây dễ phát triển khoa học hơn phương Đông. Văn minh phương Đông không hướng đến việc truy tìm chân lí trên ngôn ngữ nên có thể nhìn Nhật Bản, một nước có nền khoa học ứng dụng rất phát triển nhưng rất ít các nhà khoa học đoạt giải Nobel so với phương Tây. Khoa học cũng chỉ là một phần nhỏ của văn minh mà thôi. Không hiểu các thiền sư ở Nhật với các nhà khoa học thì ai ngu hơn nhỉ?
    Nói đi trước về sau thì cần nói đi trước về sau ở mặt nào mới tạm rõ nghĩa. Ở đây cần hiểu là khi trái đất quay từ Tây sang Đông một ngày mới luôn bắt đầu trước ở phương Đông, phương Đông luôn luôn đi trước phương Tây, còn chữ về có chiều ngược lại với đi. Và nếu trái đất quay ngược lại từ Đông sang Tây thì lúc đó phương Đông sẽ về sau phương Tây. Nghĩa của câu là như vậy.
  8. nambuna2

    nambuna2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, không còn gì bàn cãi nữa. Tâm phục khẩu phục.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tp SupẻTank:
    Khoa học là việc "tạo ra 1 hàm số". Còn thiền là chỉ là công việc lấy vi phân hay tích phân của hàm số đó mà thôi.
    Bạn có thể thấy những vật dụng đẹp mắt, tiện lợi của Nhật, nhưng khi bạn thấy những vật dụng của Đức hay Ísrael thì bạn lại thấy hàng của Nhật tầm thường về mặt tư duy. Nhật thiên về kỷ xảo hơn.
  10. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn

Chia sẻ trang này