1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao phương Đông lại đi trước về sau?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 14/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. novastar

    novastar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã kiểm tra lại ở cambridge và oxford ! Đúng như bác nói!
    Nhưng nếu nói như vậy thì các nước ả rập thuộc phương tây à?
  2. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Thì người da đỏ ở châu Mỹ đã và đang được gọi là người anh-điêng (Indien: ấn độ). Nhầm lẫn về địa lý có tính lịch sử.
    Nhà khoa học và thiền sư hay ngu hơn? ngu trong giải toán hay ngu trong điều khiển ý nghĩ?
    Các bác có trả lời được câu hỏi: 1 người giỏi maratông và 1 người giỏi 100m ai chạy giỏi hơn? nhà vắn viết truyện ngắn và tiểu thuyết (dài) ai viết giỏi hơn?
    khoa học cơ bản và ứng dụng cái nào quan trọng hơn?
    tôi nghĩ câu trả lời là tùy.
  3. DanNgheo

    DanNgheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này khó quá, nếu nói đến thời điểm này thì phương Đông đang về sau, nhưng biết thế nào được sau này. Trải qua các thời kỳ thì sự đánh giá sẽ lại khác nhau thôi, chẳng phải phương Đông đang có VN và TQ là 2 nước XHCN đó sao. Nếu nói về chế độ xã hội thì phương Đông đi trước đó, còn xét về mặt khác thì em chịu chắc là phương Đông đang đuổi theo
  4. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bổ xung thêm là ngoài VN và TQ còn có Bắc TTiên, Lào. Châu Mỹ có Cuba.
    Tuy nhiên xin nhớ là CNXH và CNCS bắt nguồn từ châu Âu. Nghịch lý là ở C Âu, cái nôi của 2 chủ nghĩa này, lại ko còn nước nào theo đuổi 2 CN này nữa.
    Ở VN hiện đang định nghĩa lại thế nào là CNXH, thế nào là KT thị trường... VN còn xa CNXH lắm. Gần CNXH hơn có lẽ là 1 số nước Bắc Âu, luôn đứng đầu bảng xếp hạng về Phát triển con người (HDI) của LHQuốc.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ]
    Khi xưa tôi cũng chẳng biết từ thời điểm nào ở phương Tây đã có những tin đồn về phương Đông huyền bí Đó là những câu chuyện về tơ lụa và gốm sứ TQ những nhà tu hành bí ẩn của Ấn Độ và câu chuyện 1 nghìn lẻ 1 đêm Ả-rập Có lẽ việc phân chia thê giới Ả-rập về Phương Đông là có từ cuộc di dân của người Do Thái việc truyền bá Thiên Chúa và Hồi giáo Vùng Tây Á là cái nôi của hai Tôn Giáo lớn Nhưng có lẽ lý do của việc phân chia như ngày nay có nguồn gốc từ cuộc thập tự chinh của người châu Âu
    Tôi nghĩ việc phân chia phương Đông và phương Tây chỉ là tương đối và tạm thời thôi Như việc phân chia các phe tư bản và cộng sản vậy
    Điều chính yếu vẫn là sự tương tác qua lại giữa hai phương Kẻ nào tích lũy được nhiều kinh nghiện và tri thức sẽ tiến bộ hơn
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tô Chitto.
    Pitago, được người Ai cập cổ đại chứng minh từ 5 ngàn năm trước, được nông dân mù chữ Ai Cập dùng từ đó. Pythagore Hy Lạp 500 năm trước Công Nguyên quá mới.
    Lịch Tầu có từ Thần Nông Hoàng Đế, cũng cỡ hơn 4000 năm, trước Babylon . Cùng với lịch đó là Thiên Văn, đầu Chu, 1000 năm trước Công Lịch. So với 88 chòm sao Hy Lạp quá sớm.
    Vạn lý trường Thành do Tam Tấn (Hàn Triệu Nguỵ) xây cũng 500 năm trước công nguyên.
    Các nhà Giả Kim Thuộc Âu Châu mãi đến Phục Hưng mới có chút sử, còn bọn Luyện Đan đời Tấn đã có thuốc nổ. Đại bác được chế từ đó, càng ngày càng mạnh. Hồ Nguyên Trừng chính thức hoàn thiện pháo hoả thành súng, vũ khí chủ yếu ngày nay (sau Trừng thành bộ trưởng chế súng, Công Bộ Thượng Thư nhà Minh). Súng được các nhà buôn mang đến Pháp thời đó, qua Thổ.
    Tên lửa được dùng ở Trung Quốc thời Nguyên. Được dùng để chống quân Anh ở Ẫn Độ thế kỷ 15-16. Năm 1815, lần đầu tiên Châu Âu dùng là 1815 (Pháp và Nga).
    Khoa học kỹ thuật xã hội thì quan trọng nhất là văn và toán. văn sớm nhất là chữ, toán sớm nhất là số.
    Chữ viết đầu tiên là của Iraq, người Xume. Đây là nguồn gốc của hai loại chữ (tượng hình và Ấn Âu) ngày nay. Đợt truyền bá đầu tiên, thành chữ Ai Cập và Tầu ngày nay. Đợt thứ hai là chữ Ấn, rồi thành Ẫn Âu ngày nay.
    Hệ đếm thập phân, các phép toán, PI, là của Ẫn Độ.
    Cái để viết văn làm toán, là giấy và máy in, cũng Tầu.
    Đời Minh, chiến hạm của tầu là chiến hạm lớn nhất bằng gỗ từ trước đến nay, đã đi qua Ẫn Độ, Đông Phi, và người Tầu là người có sử đầu tiên đặt chân lên Úc châu chuyến đó.
    Chưa kể đến đặc sản: tơ lụa, đá quý.
    Nói đến văn minh châu Âu, đầu tiên phải kể đến các vòng đá ở Anh. Đó là dấu vết văn minh người Thổ. Đây là đợt truyền bá văn minh đầu tiên qua châu Âu, tạo thành hệ ngưc Ẫn Âu. Văn minh lúc này mới chỉ là các hình tược bài hát truyền thuyết, chữ viết chưa có, lưu truyền hình vẽ. Tôn giáo sơ khai, thờ trời đất. Tôn giáo này hệ dân Thổ còn truyền đến Thành Cát Tư Hãn.
    Đợt truyền văn minh thứ hai chính là thời Hy La, châu Âu buôn bán Địa Trung Hải, giao tiếp với cận Đông. Đợt này sinh ra chữ viết và văn hoá Hy La. Home là giao thời giữa sử bài hát (sử thi Tây NGuyên hay bài hát thời Thành Cát Tư Hãn) và sử chữ viết.
    Người Thổ chính là nơi neo đậu của biển cả thời cổ châu Á. Đó là hoang mạc Trung Á. Giống dân Thổ cổ xưa đó là Nhật, Hàn, Triều Tiên ngày nay. Hồ ngày trung cổ, là Bà La Môn phương Bắc đã chinh phục Ẫn Độ. Biển cả Trung Á đó là nơi truyền văn minh châu Á, hay là hội tụ văn minh châu Á, khi con người còn du mục. Chữ viết từ Iraq sang Ẫn Độ, được hoàn thiện, rồi lại được Người Ba Tư mang ngược trở lại đến Cận Đông, đến Bắc Phi, đè chết chữ Ai Cập, cũng đến từ Iraq trước đây.
    Chữ viêt Iraq (Xume) cùng thời với Ai Cập, truyền đến vùng sau là nước Liêu, mang theo chiếc vòng, sau vòng trở thành Rồng. "Con rồng có vẩy, vân hoa như mây, ấy gọi là văn" (quẻ càn), là định nghĩa triết lý của chữ viết văn chương, bắt đầu từ vùng đó. Lúc đó là 6000 năm trước đây, là nguồn gốc của văn minh Trung Hoa.
    CHâu Âu mạnh lên: xuất phát từ văn hoá buôn biển của Hy Lạp, Create. Trong khi thời phục hưng dân Âu đi buôn thì dân Á làm ruộng.

    Vài thiển ý. Xin các bác chê.

    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 02/12/2005
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi có một vài ý kiến thế này.
    1. Về việc tìm hiểu định lý Pythagore. Tại sao là định lý Pythagore chứ không phải của người khác?
    Trước Pythagore, người Ai Cập, Trung Hoa đều biết đến Tính chất : "diện tích hình vuông có độ dài bằng cạnh huyền tam giác vuông thì bằng tổng diện tích hai hình vuông tạo bởi hai cạnh góc vuông còn lại", và dùng nó trong đo đạc ruộng đất.
    Nhưng, họ chỉ dừng lại ở nhận xét , chứ không tiến đến khoa học, nghĩa là không chứng minh. Giữa nhận xét để dùng và chứng minh để tìm ra quy luật (cho không phải chỉ một hiện tượng) là một bước tiến quá dài, quá xa mà người Trung Hoa không làm được.
    Có hàng tỉ người nhận thấy con thuyền nổi trên nước, nhưng người nhận ra lực đẩy của nước và để rút thành định luật thì mãi Archimes mới tìm được. Và lúc đó mới là Khoa học. Và vì việc nhận biết cái khoa học đó, ông mới giải được bài tóan cái vương miện, là điều mà cho dù các nhà đóng thuyền có đến trăm năm kinh nghiệm cũng khôgn thể tìm được.
    Vì vậy, đừng nói việc "dùng" một số tính chất được coi là Khoa Học.
    Vì vậy, chỉ khi có Pythagore, cùng với việc chứng minh định lý của ông, Toán học mới thực sự có chỗ đứng.
    Trong kinh nghiệm, chỉ cần lặp lại một số lần nhất định thấy không sai thì được coi là đúng.
    Trong Khoa học, phải chứng minh là đúng trong mọi trường hợp thì mới được chấp nhận.
    Khái niệm chứng minh đó, Pythagore là người đầu tiên. Vì thế ông được tôn vinh như vậy, và là nền tảng cho Khoa học.
    Chứ những người biết "dùng" sẽ không được tôn vinh như những người biết "tìm và chứng minh"
    Dựa trên khoa học chứng minh, người ta có thể tìm thấy những điều thậm chí chưa hề xảy ra.
    Vì vậy, dù các nhà luyện đan Trung Hoa có làm gì chăng nữa, mà vẫn chỉ giữ quan niệm vật chất "kim mộc thuỷ hỏa thổ", họ sẽ không thể tìm ra các nguyên tố hóa học. Họ không có đầu óc chứng minh khoa học.
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xin cho biết cái này bạn lấy nguồn chính xác từ đâu?
    Nếu đọc các tài liệu khoa học, thì đều khẳng định rằng Thần Nông Hoàng Đế là Huyền sử, nghĩa là không có thật.
    Phục Hi (2800 TCN), Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn,.... đều là thần thoại, và không có chứng cứ xác nhận lịch sử. Nếu công nhận Thần Nông, Hoàng Đế thì cũng phải công nhận Lạc Long Quân, Âu Cơ đẻ trăm trứng.
    Vì vậy việc nói lịch có từ thời Hoàng Đế là không có chứng cứ khoa học.
    Vậy thực tế lịch của Trung Quốc thực sự từ thời nào? Theo cuốn "Các triều đại Trung Hoa", NXB Thanh niên, năm 2000, thì :
    "Năm 841 trước Công nguyên, Lịch sử Trung Quốc được xác thực bắt đầu, từ đó về sau lịch sử trung quốc mới có niên đại chuẩn xác". Năm 841 TCN là khi có sự kiện lật đổ Chu Lệ Vương.
    Cho nên, những thông tin đại loại như "Phục Hi ngửa đầu xem tượng trời tạo ra Bát Quái, Thần Nông nếm lá cây làm thuốc, Hoàng Đế sai Thương Hiệt tạo ra chữ viết, sai Đại Vũ trị thủy, sai các ông Trương Hoành làm lịch" đều chỉ là huyền sử, không thể lấy đó làm chứng minh.
    Hoặc trên một số văn bản giáp cốt khắc "Ngày Tân, mùa hạ, hỏi quỷ thần mưa hay không mưa" (Kinh Dịch - Nguyễn Hiến Lê, NXB), hay trong Sử Ký Tư Mã Thiên, phần Thiên Quan Thư có viết : "Năm Trọng Khang nhà Hạ,....," thì cũng không phải là có cơ sở khoa học chính xác rằng lịch có từ đời Thần Nông, Hoàng Đế.
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Về Thiên Văn thì, hà hà.
    Nếu có hứng thú, mời bạn sang topic này của tôi bên box Thiên Văn học
    [topic]54934[/topic]
    http://www3.ttvnol.com/thienvanhoc/54934.ttvn
    Hoặc website www.thienvanvietnam.com ; trong đó tôi có một phần viết khá dài về các vấn đề Can Chi, Thiên văn.
    Theo tôi tìm hiểu, thì Trung Quốc có những ghi chép thiên văn từ rất sớm, nhưng trở thành khoa học, tìm hiểu thực thụ, thì phải đến Thạch Thân và Cam Đức (khoảng 350 TCN) mới thực sự hoàn chỉnh, và việc phân chia chòm sao mới có chứng cứ lịch sử từ đó.
    Trung Quốc đã có 1 nhà khoa học thiên văn tuyệt vời là Trương Hoành (78 - 139 CN - đời Hán), thực sự là nhà Khoa Học, tức là có nghiên cứu tìm hiểu, chứ không phải chỉ ghi lại những gì nhìn thấy như trước đó. Ông này cũng đã cho rằng trái đất hình tròn, nhật nguyệt thực là bóng của trái đất và mặt trăng.
    Tiếc rằng chả có đệ tử nào theo cả.
    Còn Pythagore có đến 600 môn đồ ngay khi còn sống.
    Không biết trình bày thế này đủ chưa nhỉ????
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Vạn lý trường thành cho đến tận đời Tần chỉ là xây bằng đất, và cũng chưa hề có quy mô như hiện nay. Chỉ đến thời Minh (thế kỷ XIV) mới được xây bằng đá như hiện nay. Nó là công trình vĩ đại, nhưng sự vĩ đại đó được tích lũy qua gần 2000 năm, liệu có phải là quá chậm không?
    Trong khi đó kim tự tháp vĩ đại nhất cũng chỉ xây trong vòng 20 năm, mà hoàn toàn bằng đá. Babylon đã dựng vườn treo cao đến 100m, Hải đăng Alexandri cao đến 120m (có sách là 180m), Pathenon ở Athen hiện nay cũng vẫn làm người ta kinh ngạc về sự tuyệt mỹ của nó. Các bức tượng khổng lồ, hoàn mỹ đến nỗi đến tận bây giờ vẫn còn là chuẩn mực vẻ đẹp con người cũng được sáng tác rất nhiều. Sự khoa học trong kiến trúc, mỹ thuật, học thuật của phương Tây hiển nhiên đã vượt xa châu Á.
    Về thuốc nổ, người Trung Quốc đã "phát hiện" ra rất sớm, nhưng họ cũng chỉ biết rằng "nó có đấy, nó nổ đấy", và họ chỉ dùng để làm pháo hoa. Rất muộn sau mới làm súng, thì cũng không được tìm hiểu kỹ. Và cũng chỉ dùng để giết nhau !!!
    Trong khi đó, khi biết đến thuốc nổ, Nobel đã nghĩ việc đầu tiên là áp dụng vào "phá đá, mở đường", phục vụ cuộc sống con người, phát triển cuộc sống. Người tìm thấy mà không biết dùng, thì tất yếu sẽ tụt sau người có tinh thần khoa học, tìm hiểu, áp dụng,

Chia sẻ trang này