1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao phương Đông lại đi trước về sau?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 14/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Thấy câu hỏi này em chợt có... cả tá câu hỏi đại loại như:
    - Tại sao TPHCM là 1 TP trẻ như thế mà lại đứng đầu cả nước(về KT-XH)?
    - Tại sao nước Mỹ có niên đại không bằng các nước C.Âu, Á mà vẫn đứng đầu TG?
    - Tại sao có những người lao động cả đời nhưng cả đời đó lại kiếm chẳng bằng vài ba năm lương của thanh niên hiện đại?
    .... Ti tỉ những thứ có thể ra đời muộn hơn, hoặc đi trễ hơn nhưng lại... về đích sớm hơn, vậy thì tại sao lại như thế? Có phải đó là do ý thức của con người?
    Riêng câu hỏi về ở trên, em chỉ có một thắc mắc: Nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất có phải là do cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật?
  2. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    câu hỏi của bạn khá hay.
    nó liên quan đến thời gian. giữa 1 người 30 tuổi và học hành đầy đủ có kinh nghiệm làm việc và 1 người 80 tuổi ko học hành, chẳng làm gì cả đời thì ai sẽ làm việc tốt hơn?
    cùng làm việc nhưng 1 người Mỹ 1 giờ làm được 1 cái ô tô (ví dụ thế) còn 1 người xômali chỉ làm được 1o bó tăm thì sau 10 năm khoảng cách như thế nào?
    trong 30 năm sau chiến tranh, VN có đến 15 năm kinh tế kế hoạch, doanh nhân bị giải tán so với Thái Lan mở cửa đầu tư nước ngoài...thì ai sẽ dẫn đầu...
    bạn dùng tay bắt cá thì sản lượng so thế nào với những đội thuyền có tranh bị hiện đại?
    con người sở dĩ tiến nhanh là nhờ có các công cụ để nối dài cánh tay và bộ óc...
  3. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Bạn Chito viết rất đúng. Tinh thần khoa học phương Tây rất mạnh hơn hẳn phương Đông.
    Có điều bạn hơi coi thường khi đọc tài liệu đấy. Bạn có cách nào biết được đối với tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại, một cách tổng quát, mà không chứng minh được không? Nếu không biết được đối với tất cả tam giác vuông đều như thế, thì liệu họ có dám áp đo ruộng đất không? Chẳng lẽ họ phải thử đo đạc tất cả các trường hợp? Việc tổng quát được như thế bạn nghĩ chỉ là nhận thấy thôi à? Bạn không thấy vô lí à? Nếu là nhận thấy thì người ta chỉ nhận thấy một vài trường hợp cá biệt, còn nhận thấy một cách tổng quát như thế đâu phải đơn giản? Bạn có dám áp dụng một vài trường hợp nhận thấy của mình vào trường hợp tổng quát không? Nó không hợp tam đoạn luận trong logic, mà bạn nên biết thời cổ đại logic học đều được các nhà hiền triết sử dụng ở mọi nơi từ Đông sang Tây rồi.
    Có thể giả thiết thế này: thời xưa người ta đã biết về định lí Pytagore trong tam giác vuông, biết cách chứng minh nhưng họ không quan trọng chuyện đó vì đó là điều hiển nhiên đối với họ, được dùng hàng ngày,.. họ có ghi chép sơ qua hoặc không ghi chép lại chỉ lưu truyền trong dân gian,.. Trong khi đó Pytagore đi du lịch từ một đất nước lạc hậu, gặp được điều đó và ông ghi chép lại vì ông đến từ một đất nước lạc hậu mà.
    Theo tôi, đa số các câu chuyện để lại từ thời cổ đại về các phát minh không hẳn là chính chủ, tôi nghĩ để nhận ra những điều rất phức tạp như thế cần có thời gian, và người dân đã nhận ra rồi, có thể chứng minh được nhưng không ý thức được tầm quan trọng nên để lưu lạc trong dân gian. Những ông nổi tiếng là những ông thấy được tầm quan trọng của nó.
    Em có thắc mắc đâu là nguyên nhân của "nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất là do cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật" không?
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Về thuốc nổ. Ngành Hoá Học phương tây xuất phát từ bọn giả kim thuật. Đó là những người suốt ngày ở bên những chai lọ lò nung. Họ được lệnh của nhà Thờ hay lòng tham, tìm cách tổng hợp ra vàng. Ở phương Đông, bọn đạo sỹ luyện đan tìm thuốc trường sinh, cũng nghiên cứu hoá học vô vọng như vậy, một hôm cháy râu, tìm ra thuốc nố hồi Tấn.
    Thuốc nổ đen được chế từ những nguyên liệu rất khó tìm, thành phần chính là bột than mịnh và diêm sinh, phụ gia là các chất tăng tốc độ cháy và giảm nhiệt độ bắt cháy hay nhiều thứ linh tinh khác, như hồng hoàng, lưu huỳnh, bột đá lửa. Ở ta, không có diêm sinh thì Nitơrat-Kali được lọc từ phân dơi, huy động cả nước chắc được vài trăm tấn phân, chế được vài tấn diêm sinh một năm. Trung Á và Tâu Âu có nhiều diêm sinh, nhưng cũng không thể đủ để phá đá mở đường. Mỗi trận công thành có quả bộc phá cỡ vài trăm kg ngày nay đã phải huy động cả nước. Do diêm sinh khai thác được rất kém phẩm chất nên thuốc nổ được hoàn thiện trong một ngàn năm trăm năm, với những bí quyết kinh nghiệm về tỷ lệ. Cụ thể hơn là loại diêm sinh nào, khai thác ở đâu, mùa nào thì trộn bao nhiêu than xoan và lưu huỳnh. Cho đến trước Hồ Nguyên Trừng, thuốc nổ cũng chỉ đủ mạnh để làm súng phun lửa và pháo lệnh. Trong đó, tên lửa đời Nguyên được coi là thuỷ tổ của tên lửa, nay vẫn được dân chũng Thái Lan làm trong các lễ hội. Hồ Nguyên Trừng đã tiến hành công cuộc thử nghiệm suốt cuộc đời ông, tìm sắt làm nòng, pha trộn thuốc nổ, thay đổi kết cấu, ông chính là người đã chế ra súng, thay sức công phá yếu ớt tầm rất ngắn (vài chục mét) của khói lửa thành thần công của đầu đạn. Súng vẫn là vũ khí chủ yếu ngày hôm nay. Một Người Đồng Bào đáng tự hào của chúng ta, cho chũng ta niềm tự hào sống trên quê tổ của súng.
    Nhưng từ đó đến cuối thế kỷ 19, nòng súng ngắn và không nhồi đưọc nhiêù thuốc nổ, do tốc độ cháy của thuốc nổ đen cao, nhồi nhiều thì đạn chưa ra khỏi nòng thuốc đã cháy hết gây vỡ nòng. Súng chỉ có tầm vài trăm mét, đến thế kỷ 19, ở châu Âu, thép tốt mới cho tầm vài km. Chỉ đến đầu thế kỷ 20, khi các phương pháp làm chậm tốc độ cháy và điều khiển tốc độ cháy bằng thuốc viên, rồi thuốc viên trụ rỗng, rồi phụ gia làm chậm phân lớp, thì nòng súng mới dài ra bắn xa. Nhưng các thuốc phóng nỳa không dùng thuốc nổ đen.
    Nobel nghiên cứu khoa học khi hoá học đã rất mạnh. Thực chất, ông cũng tìm ra chất nổ dẻo một cách tình cờ. Tri-nitro-glyxerin (C3H5N3O6) được biết đến từ lâu như một chất nổ lỏng, mạnh hơn hiều thuốc nổ đen nhưng vô dụng vì rất dễ tự nổ. Trong một lần chuyển hàng, chai lọ bị vỡ, chất nổ lỏng ngấm vào một thứ khoáng vật, dạng đất sét khô chắc và xốp nhẹ, dùng để đệm hàng thay cho xốp ngày nay. Đất sét ngấm Tri-nitro-glyxerin chính là chất nổ dẻo Nobel sau đó. Phát kiến đó cũng tương tự như bọn luyện đan bị cháy râu khi nấu thuốc trường sinh.
    Axit-nitric (HNO3), nguyên liệu hoá học sử dụng chế thuốc nổ Nobel sản xuất công nghiệp được chính là nguyên nhân thuốc nổ này công dụng rộng, chứ không phải phát kiến ra thuốc nổ đó, nhưng việc sản xuất công nghiệp hỗn hợp này gặp nhiều khó khăn không thể vượt qua. Sản xuất Acid này công nghiệp đạt được cùng lúc các chất hoá học khác cũng sản xuất công nghiệp là Bồ Tạt (KOH), xút (NaOH), Amôniắc (NH3OH). Những chất đó cùng nhau loại thuốc nổ Nobel ra khỏi nhóm thuốc nổ công nghiệp do hạn chế của nguồn chất béo tự nhiên và chăn nuôi. Thuốc nổ Nobel còn được xem như là một thuốc nổ đắt tiền và mạnh, ít dùng trong vũ khí đến thế chiến 2, rồi nhường chỗ cho C4 và sau đó là Semtex. Như vậy, Nobel chỉ là một trong những loại thuốc nổ công nghiệp đầu tiên, chiếm thị phần nhỏ, không nhiều ấn tượng như giải thưởng cùng tên. Bạn thấy không, người phương Tây hào nhoáng đã ghi hai chữ Nobel, có ai ghi công những nhà bác học khác, nhưng ông chủ, kỹ sư và công nhân đã xây dựng nhà máy Acid-Ntric đầu tiên, chính họ mới là những người đầu tiên sản xuất hỗn hợp NitratKali (diêm sinh nhân tạo) và bột than, chính là thuốc nổ công nghiệp đầu tiên, dùng để phá đá mở đường, chính tên là thuốc nổ đen nhân tạo.
    Nobel chế được thuốc nổ như đã kể trên, glyxerin được chế từ mỡ, so với thuốc nổ ngày nay cũng rất ít (lúc đó phải dùng mỡ tự nhiên, cả châu Âu cũng chỉ chế được vài vạn tấn một năm), nhưng cũng được coi là thuốc nổ công nghiệp đầu tiên. Chất nổ dẻo Nobel chỉ có vai trò không quan trọng trong thời gian rất ngắn đến đầu thế kỷ 20. Từ thế chiến 1 đến sau đó, TNT (Tri-Nitro-Tuloen) trở thành thuốc nổ chính cả trong quân sự và công nghiệp. TNT dần chia thị phần cho thuốc nổ không khói TNX (Tri-Nitro-Xenlulo) và cả hai chỉ còn áp dụng trong quân sự ở các vũ khí thường (TNT kích nổ nhanh dùng trong bộc phá, bom, trái phá. TNT và TNX làm chậm được dùng trong thuốc phóng). Vũ khí thường chiếm phần chủ yếu trong các loại vũ khí. Vũ khí mạnh cần một thứ thuốc nổ khác, cũng dẻo, là Semtex. Chất nổ được dùng phổ biến trong nhất công nghiệp và quân sự từ nửa sau thế kỷ 20 lại là thuốc nổ đen của bọn luyện đan hiện đại hoá. Đó là hỗn hợp bột nhôm và Nitơrat- Amoni (NH3NO3), dùng thay cho bột than củi và diêm sinh. Nếu chúng được trộn với chất kết dính cao su thì trở thành phần chính của nhiên liệu tên lửa rắn, dùng để đẩy đầu đạn và vệ tinh.
    Acid Ntric ban đầu được điều chế chính từ gốc NO3 tự nhiên, như một cách để tinh chế diêm sinh, bằng cách cất dung dịch diêm sinh cùng Acid-Sunphuaric đậm đặc (còn có tên là Olêum). Sau đó, người ta tìm ra chu trình sản xuất Nitơ công nghiệp. NH3OH được tổng hợp trong lò đứng, xúc tác bột sắt xốp, áp suất cao hàng ngàn atm, nhiệt độ vài trăm độ. Nguyên liệu để tổng hợp NH3OH là N2 và H2. N2 được lấy từ không khí qua chưng cất không khí hoá lỏng, sau đó, N2 được tinh chế để loại bỏ hết O2 và H2O phá huỷ lò. H2 được chế trong các lò khí hoá than, hồi đó, gas đối được chế từ than đá trong các lò như vậy, không dùng gas đốt khoáng trong dầu mỏ như ngày nay. H2 được tinh chế để loại hết carbon và oxyde. Ngày nay, nhiều chất xúc tác khác tác dụng mạnh hơn nhiều, đó là các kim loại hoạt động bề mặt như lity. Tiếp theo NH3OH được đốt thành oxyd-Nitơ bằng lò xúc tác sắt-vanadi, rồi hợp với nước trong áp suất cao, rồi tách khỏi nước nhờ Acid-Sunphuaric. Công nghệ này có từ cuối thế kỷ 19, phát triển rất mạnh với mục đích chính làm phân bón chứ không phải chất nổ. Nó phát triển thuận lợi vì các khâu của nó được dùng trong các ngành công nghiệp quan trọng khác (chất đốt, luyện kim đen, phân bón.v.v.v.). Acid-Ntric có nhiều thì lượng mỡ không còn đủ và thích hợp để chế tạo thuốc nổ nữa. Toluen là một phụ phẩm của quá trình chưng cất than đá, chế tạo than cốc dùng luyện gang sắt, việc luyện cốc trở thành một ngành công nghiệp lớn cùng lúc với gang thép, thời Nobel chào đời đã rất phát triển. Đến giữa thế kỷ 19, thay vì đổ đi gây độc hại thì biến thành thuốc nổ công nghiệp nhiều và rẻ. Một chất có vai trò trung gian để hoá hợp toluen và Acid-Ntric là Acid-Sunphuaric được chế tạo từ thời thượng cổ. Đến đây trở thành phổ biến, việc chế tạo Acid này dễ dàng, nguyên liệu dồi dào, có thể làm thủ công quy mô nhỏ hay công nghiệp hoá đơn giản. NO3 của Acid-Ntric là gốc của nhiều loại thuốc nổ, là gốc thuốc nổ phổ biến nhất, do dễ chế tạo tinh khiết-điều quan trọng nhất để có thuốc nổ an toàn ổn định. Ê-đi-xơn, chú Tom thiên tài, tự tổng hợp được Tri-nitro-glyxerin (C3H5N3O6) từ thời thơ ấu, trong nội chiến Mỹ. TNX thì thay Toluen bằng Xelulo. Bông chính là chất này gần nguyên chất, đay, lanh cũng vậy. Sau khi có nhiều xut và bồ tạt, việc tinh chế chất này từ gỗ (mạt cưa, vỏ bào, rơm rạ, lõi đay .v.v.v.v.v) trở nên đơn giản, nó tuy đắt hơn Toluen (vốn chỉ muốn đổ đi vì quá nhiều), như điều khiển tốc độ nổ tốt hơn và không có khói, nên được coi là thuốc nổ chất lượng cao, đặc biệt dùng làm thuốc phóng cho đại bác bắn thẳng và súng máy tiền tuyến, nguỵ trang tốt.
    NH3NO3 rẻ, nhưng sau này thì độ tinh khiết của nó mới rẻ. Tuy vậy, chả cần đến khi thuốc nổ đen an toàn quá mức, thì nó đã an toàn gấp nhiều lần các thuốc nổ khác mà đã thế giá lại rẻ hơn nhiều chục lần. Điều quan trọng là khép kín chu trình Nitơ trong nhà máy, không phải mua thêm nhiều loại nguyên liệu. Vậy hỗn hợp NH3NO3 và bột than trở thành thuốc nổ đen hiện đại hoá. Tuỳ từng điều kiện công dụng người ta pha cho nó phụ gia. Khối thuốc nổ càng lớn và ngòi nổ càng tốt, thì pha bột nhôm vào càng công dụng. Sau thế chiến 2, ngòi nổ Semtex kích nổ điện nhiều ống dẫn sóng nổ được chế tạo, thì hỗn hợp NH3NO3 thay toàn bộ bột than bằng bộ nhôm, lúc này có sức công phá mạnh hơn các chất nổ khác. NH3NO3 là một trong những chất hoá học rẻ nhất và dễ tìm nhất, có tên là "đạm ba lá", loại phân Nitơ tốt nhất dùng nhiều nhất đến những năm 1960. Đây mới chính là loại thuốc nổ được chế tạo từ thời Tấn, luôn được hoàn thiện và là thuốc nổ phá đá mở đường. Đến sau thế chiến 2, thì nó thay thế các chất nổ khác làm bom lớn và đạn phá, có sức công phá mạnh nhất trong các loại thuốc nổ khi khối thuốc lớn.
    Cũng sau thế chiến, người ta có thời gian hoàn thiện nhiên liệu rắn dùng trong tên lửa được phát minh và sử dụng trong chiến tranh. Nhiên liệu bao gồm hai chất chính, chất kết dính kiêm chất đốt là cao su và chất oxy hoá dạng bột rắn. Người ta đã chọn nhiều loại chất oxyd hoá, trong đó có NH3NO3. Sau đó, các clorat kali, Natri và NH3 (amoni) được chọn, giai đoạn 1940 và đầu 1950, các clorát được ưa chuộng do NH3NO3 tinh khiết khó chế tạo. Sau đó, chất kết dính cao su tự nhiên được thay bởi cao su nhân tạo butadien cộng thêm việc lúc đó NH3NO3 tinh khiết mới đủ rẻ để tham gia trở lại. Các cao su ổn định hơn thay thế cao su lưu hoá trong vai trò chất kết dính. Những năm 1970, hóa học gốc ure phát triển, "phân đạm ba lá NH3NO3" được thay bởi phân đạm ure. Cao su polyurethan cũng thay cho cao su butadien trong nhiên liệu rắn cuả tên lửa. Nhờ liên kết ba chiều "tự lưu hóa", cao su có tính ổn định cao, không chứa lưu huỳnh, tạo điều kiện để sử dụng bột nhôm làm chất đốt chính. Ngày nay, hỗn hợp NH3NO3, bột nhôm, chất kết dính polyurethan 3 chiều chính là nhiên liệu rắn cho tên lửa, dùng để phóng đầu đạn và vệ tính.
    Đó là quá trình phát triển của thuốc nổ đen, do bọn luyện đan thời Tấn tình cờ tìm ra. Bao giờ nó cũng là thuốc nổ chính của loài người.
    Như vậy, thuốc nổ Nobel chưa bao giờ là thuốc nổ công nghiệp đúng nghĩa. Nó chỉ được dùng phá đá mở đường trong công nghiệp ở một vài nơi bị cấm vận và trong một giai đoạn rất ngắn. Nó cũng không thể sản xuất một cách công nghiệp hoàn toàn vì sử dụng nguyên liệu chính là mỡ từ nông nghiệp và tự nhiên. Do đó, nó không thể có sản lượng lớn. Thuốc nổ Nobel tồn tại với vai trò là một loại thuốc nổ quân sự mạnh, đắt, ít dùng. Ý nghĩa của nó là nguồn tiền của giải thuởng uy tín Nobel lớn hơn là làm thuốc nổ. Đến cuối thế kỷ 19, thuốc nổ Nobel ít được dùng và không thể có sản lượng lớn. Đến thế chiến 2 thì thuốc nổ Nobel không còn được dùng nữa.
    Thuốc nổ đen của bọn luyện đan đời Tấn và thuốc nổ Nobel được sản xuất công nghiệp đều do công nghiệp hóa học phát triển. Nó như là một phụ phẩm của ngành sản xuất phân đạm và luyện kim. Cũng không hoàn toàn như vậy, chính xác hơn là sản suất thuốc nổ đen dễ dàng do các ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nó rất phát triển. Từ đầu thế kỷ 20, thuốc nổ đen được hoàn thiện dần dần, trở nên mạnh mẽ và ổn định, trở thành loại thuốc nổ mạnh nhất, rẻ nhất, được dùng nhiều nhất. Chỉ những đầu đạn nhỏ và thuốc phóng của súng mới kiêng thuốc nổ đen. Nòng súng chóng hỏng và đầu đạn nhỏ thổi thuốc đi nhiều hơn là kích nó nổ.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 03:38 ngày 06/12/2005
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Ai bảo các bạn là không chứng minh định lý Pythagore.
    Thế thì làm sao người Ai Cập cổ đại có thể xây dựng được khối đá khổng lồ cao 140 mét từ những viên đá, khe hởi chỉ vừa cái kim. Để làm được điều đó, phải tính toán chiều dài các cạnh, điều đó khônh những chỉ tính tam giác vuông, mà người Ai Cập đã hoàn thiện phương pháp tính tam giác.
    (Tức là, tam giác được xác định bởi ba quy luật xác định:
    1: Góc cạnh góc. Một tam giác được xác định khi biết chiều dài một cạnh và hai góc liền cạnh đó.
    2: cạnh góc cạnh. Một tam giác được xác định khi biết chiều dài hai cạnh và góc ở giữa hai cạnh ấy.
    3: Cạnh cạnh cạnh. Một tam giác được xác định khi biết chiều dài ba cạnh.
    Biết được cách tính tam giác là dựa vào điều kiện xác định tam giác sẽ tính được các thành phần khác của tam giác, như các góc và chiều dài cạnh khác. Pythagore chỉ là phéo tính tam giác trong trường hợp đặc biệt, dễ dàng nhất).

    Các bạn xem văn minh Ai Cập, nhìn đâu cũng thấy các tam giác và các công trình vĩ đại xây dựng từ các tam giác. Thế cho nên ngày nay người ta mới bảo, Văn minh Ai Cập do người ngoài trái đất xây dựng nên. Vì sao. Tuất đã xem nhiều sách, tham luận, video về người Ai Cập. Người ta tổ chức những đội nhân công, tìm các công cụ ngày đó, và mô tả lại phương án thi công, cách kiểm soát các trị đo chiều dài và góc khi thi công, cách tính toán khi thiết kế. Tất cả đều là giả thuyết. Nhưng cùng với những siêu máy tính đang giải mã những văn tự cổ xưa, các giả thuyết được chứng minh dần.
    Rõ ràng, nhìn nhận một cách nghiêm túc, không có người ngoài trái đất. Mà chỉ có một nền toán học đã mất văn tự. Các bạn hình dung ra, mỗi khi nước sông Nin rút, người ta chia ruộng lại, đủ thấy toán học phổ biến. Các nhà bác học hồi đó thì không quan tâm đến chia ruộng, mà ngồi vẽ và tính các kim tự tháp. Nhưng cùng với cuộc xâm lăng của ngươì La mã, Ba Tư, chữ viết mất đi, văn bản bị tiêu huỷ. Ai còn ghi lại nhà bác học nào năm ngàn năm trước có bao nhiêu đệ tử, nối tiếp nhiều ngàn năm thiết kế và chỉ huy thi công kim tự tháp. Tuất có nói rằng chữ viết đó là kết quả làn sóng truyền bá văn minh Lưỡng Hà lần thứ nhất. Ai bảo Cô-Lông (phiên âm) đã tìm ra châu Mỹ. Những người trước ông vượt qua Bê-rinh đã có chuyến đi táo bạo nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng sử đã thất truyền, ai biết được trong chuyến đi đó những nhà thám hiểm thời đó đã chống lại bão tố, đói ăn và nổi loạn thế nào.
    Trình độ toán học ứng dụng vào xây dựng thì thời Minh. Trên một cổng quan của Vạn Lý Trườg Thành thời Minh, còn một viên gạch đặt trên một cái gờ giữa cao độ tường thành. Tương truyền rằng viên gạch đó đặt lại để làm kỷ niệm, vì công trình sư sau khi tính toán, thi công, chỉ thừa có viên gạch ấy.
    Ở Việt nam ta có trạng Lường. Các bác biết khung nhà gỗ phức tạp thế nào. Ít ông thợ biết vẽ kiểu nhà. Các nhóm thợ có một bộ thước và phương pháp sử dụng thước, để xác định vị trí chiều dài các mối cắt đục khoan trên gỗ, rồi dựng các thanh gỗ đó thành nhà. Trạng đã tính lại khi một đội thợ mất thước, khi trạng còn nhỏ.
    Các bác biết người Tầu có ngân hàng và đội kho vận chuyên nghiệp sớm hơn phương tây nhiều. Tuất mô tả cho các bác phòng kế toán: mỗi người có một bàn làm việc, trên có bàn tính và hộp lớn đựng thẻ có đục lỗ, có những dây chăng nối từ bàn làm việc này đến bàn làm việc khác. Mỗi người và mỗi nhóm người theo dõi một hay một nhóm quỹ và kho. Kết quả tính được chuyển thành thẻ, họ cho thẻ đục lỗ vào dây và lao theo dây đến kho quỹ khác. Đó là hệ thống cơ sở dữ liệu không tập trung đang được các siêu máy tính ngày nay đảm bảo đời sống tài chính cho chúng ta. Chiến thuyền gỗ lớn nhất thế giới từ trước đến giờ, đầu thế kỷ 15, được kết cấu bằng hàng vạn sức gỗ lớn, to gấp nhiều lần các chiến thuyền gỗ phương Tây thế kỷ 19, đã chu du đến Phi châu Úc Châu, không thể đóng bừa bãi được, không thể do người ngoài hành tinh đóng được. Nhưng không sử nào nhắc đến tổng công trình sư, chỉ nhắc đến tên Hoà của thuyền trưởng.
    Như vậy, ngành toán học làm sao thiếu được. Pythagore được nhắc đến vì thứ nhất là ở phương Tây, những người như ông được sử nhắc đến nhiều hơn. Thứ hai là khoa học phương Tây ngày nay phổ cập, nếu không định lý này được nhắc đến như một quy tắc từ ngàn đời, chỉ có tên chung không có tên riêng, ví dụ: "định lý về quan hệ của các trị đo cạnh tam giác vuông". Ở Tầu thời trung cổ và ta: "học văn làm quan, học toán làm lại". Sử chỉ ghi công danh các ông quan tốt, các vị tướng giỏi, có ai ghi công những người giúp việc của họ đâu, càng không ghi tên những người đệ tử của những kẻ giúp việc hèn mọn. Nhưng những người giúp việc hèn mọn vẫn lưu truyền khoa học của họ. Khoa học thần bí, được coi là bàng môn tả đạo hay là học thuật hèn mọn, ngày nay mới được tôn vinh là bà chúa của các môn khoa học. Vùng Đông Nam Trung Quốc đời Thanh, khoa học ẩn, bí truyền còn phát triển đến độ có hẳn một ngôn ngữ riêng của lớp người hèn kém nhất xã hội lúc đó, đó là phụ nữ. Rõ ràng, các định lý vẫn được chứng minh và sử dụng, phát triển cao nhưng không ai ghi lại danh hiệu. Để tự lưu truyền khoa học, mà không được tính vào tam giáo cửu lưu. Những người thợ, thợ cả, kế toán trưởng bằng lòng với tiền kiếm được của một chủ thầu hay thợ làm thuê, tiếp tục phát triển khoa học. Kết quả của họ là hệ thập phân, số PI .v.v.v.v..
    Cuối Đông CHu, đầu Tần Hán, người ta chỉ nhắc đến khoa học xã hội, Hàn Phi, Tôn Tử, Thuyết Cương Bạch, Nho Giáo, Lão Giáo .v.v.v.v.v Sách vở viết về cách xây thành, đóng thuyền là binh thư chỉ thấy hình dáng con thuyền. Những người thợ mới đem khoa học bí truyền của họ theo kiểu đó mà đóng. Khoa học bí truyền đã không ghi lại ai đã chứng minh các định lý tam giác. Đôi khi, các định lý đó lộ ra bởi một nhà thiên văn danh tiếng cùng các dụng cụ đo của ông, những tuyệt đại bộ phận vẫn ở vùng tối.
    Bù lại, ở phương Đông, khoa học xã hội phát triển, đã thúc đẩy đời sống nhân loại. Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ chiếm một nửa dân số thế giới. Trong khi đó những vùng đất đầy sức sống phương Tây văng teo. Người Phương Đông không ghi lại ai chứng minh các quy luật tam giác, nhưng là nới thuần hoá lúa nước và lúa mì thời thượng cổ, gà chọi và chim cảnh thời trung cổ. Nhà nước phương Đông bắt nguồn từ việc tụ tập con người trị thuỷ Lưỡng Hà, Hằng Hà, Hoàng Hà và sông Hồng thân yêu. Nhiều ngàn năm sau vua Cổn vua Vũ trị thuỷ, phương tây mới có những công trình trung bình. Văn minh Tây Âu đi lên từ các đoàn thương thuyền, vừa buôn bán vừa cướp bóc. Sử phương Đông bắt đầu từ trồng trọt chăn nuôi, những tác phẩm đầu tiên của phương Tây là việc xâm chiếm Troa và du hành cùng Odyxê. Khoa học xã hội phương Đông, ít ra đã sinh ra Kitô giáo của phương Tây.
    Với bản chất là những chuyến khám phá, cướp bóc, chiến tranh, lịch sử phương Tây ghi danh vọng cá nhân. Với bản chất nhà nước để "thay trời chăn dân", sử phương Đông coi trọng cộng đồng, không ghi lại ai dã tìm ra thuốc nổ và số PI, chỉ ghi lạin những chỉ huy các cộng đồng và thành tựu của cộng đồng.
    Về lịch sử Trung Quốc. Việc vùng đất nay ở Trung Quốc, xưa là Tây Liêu là nơi xuất phát của Rồng và văn tự Trung Hoa, đá quý Trung Quốc thì Tuất xin phép được dừng ở đây, cứ cho đó là ý riêng của Tuất. Huyền sử cũng có nhiều điều, nhưng ít ra thì Hoàng Đế Nội Kinh với các bức vẽ tìm được mô tả các huyệt châm cứu, đến nay cũng chưa giải thích được, chỉ dùng được, là tài liệu y khoa đầu tiên của thế giới . Còn thời Ân Thương thì văn tự đã khá đủ để ghi lại lịch sử. Chu Văn Vương chỉ mở ra thời kỳ việc chép sử và xem thiên văn được nhà nước ủy quyền cho một viên chức làm chính thức, có nghi lễ chính thức.
    Ngày nay, phương Tây phát triển, nhưng các cuộc cách mạng công nghệ của phương Tây dẫn đến đâu. ???? ????
    Người ta có thể đào than nấu sắt được bao lâu bằng lò cao và lò Mac-tanh. Động cơ hơi nước, đốt trong rồi tuốc-bin ăn được bao lâu nữa than đá, dầu mỏ. Bao nhiêu năm nữa thì lượng carbon khoáng đó chuyển hết vào khí quyển để giết chết sự sống. Thưa rằng, ngày đó không xa. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra mới hơn hai thế kỷ. Nã Phá Luân đầu thế kỷ 19 vẫn dùng thốc nổ đen và xe ngựa, chứ chưa đi máy bay ném bom phản lực và tầu sân bay hạt nhân. Thế nhưng, Tây Âu đã hết sạch bách than đá và quặng sắt. Các mỏ dầu biển Bắc còn lại chẳng qua vì chỉ nửa cuối thế kỷ 20 người ta mới có thể khai thác chúng. Nước Mỹ có hùng cường không, điều đó còn phải bàn, nhưng chắc chắn 30 năm nữa, hết dầu Trung Đông, thì không phải bàn về tương lai nước Mỹ, nơi tiêu thụ 40% số năng lượng khoáng ngày nay. Mỹ rất giầu tài nguyên thuỷ điện, nhưng lại kém phát triển ngành đó, với tỷ lệ sử dụng rất thấp, là dẫn chứng rõ ràng về con đường cụt của văn minh phương Tây. Kém tổ chức xã hội, người ta cạnh tranh nhau mà sống, chỉ biết trước mắt, ai không biết trước mắt thì chết trước, chỉ còn toàn người biết trước mắt, cùng nhau đi sâu vào đường cụt.
    Ngày nay khoa học xã hội phương Đông vẫn rất phát triển. Các học thuyết xã hội hiện đại dại phương Tây chế ra, nhưng thiếu "nguyên khi" trong từng con người phương Đông. Vậy nên khoa học xã hội phương Tây đã dẫn đến hai cuộc đại chiến thế giới, người phương Tây không muốn đi trong đường cụt, tự "giải thoát" cho nhau trước. Nga, vốn thừa kế khoa học xã hội của Kim Trướng-Tây Đế Quốc Truật Xích, con cả Thành Cát Tư Hãn Mông Cổ, đã chứng minh khoa học xã hội có "nguyên khí" mạnh mẽ thế nào, vĩnh viễn chấm dứt các cuộc chiến tranh thế giới.
    Cái mà Tuất muốn bàn cùng các bác không phải như vậy. Mà Tuất muốn nói đến con đường truyền văn minh thời chữ viết đang hình thành, tức thời sinh ra sử và khoa học. Theo Tuất, hình như đại dương có những con thuyền chở văn minh đó là thảo nguyên sa mạc Trung Á, những đoàn người du mục, ngựa, mê tín và tôn giáo. Vì thời đó sử mới chớm có nên bí hiểm, bí truyền, và hấp dẫn.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Các sự kiện, dữ kiện của bạn rất cụ thể, rất hay và rất quí.
    Trở lại câu hỏi chính của chủ đề "tại sao Phương Đông về sau ?". Tôi đồng ý với các bác rằng phương Đông đã đi trước về mặt xã hội. Và hiện nay họ cũng đi trước về mặt xã hội đấy thôi. Xã hội Nhật vẫn tốt hơn xã hội Mỹ, công bằng, dân chủ, ít tội phạm.
    Còn nói về thú chơi thì phương Đông lại nhất nữa, từ xưa cho đến nay. Chẳng gì duyên dáng và hấp dẫn hơn kiểu múa bụng, chẳng món ăn nào ngon hơn món ăn Tàu, chẳng ai giỏi chịu đựng hơn những nhà yoga Ấn Độ. Chẳng nơi nào có nhiều tỉ phú như Mac-Tu-Khoa. Và 1 khu nữa của giới ăn chơi TQ, Tam Giác Vàng.
    Nếu không có phương Tây thì phương Đông (đa số)cũng chỉ biết rằng "trời tròn, đất vuông". Nếu không có phương Đông thì phương Tây chỉ biết ăn lông ở lỗ và làm khoa học.
    Theo như lập luận của bạn thì chính Phương Tây đã đem lại tiếng nói có trọng lượng cho 1 tầng lớp nô dịch luôn động não để đối phó với những hình thức bóc lột của bọn chủ.
    Những ngoại kiều ở Paris cũng đã theo tư tưởng của xã hội phương Tây, chỉ vài kiều hơn của họ chết oan uổng cũng làm nước Pháp lên cơn sốt tưng bừng. Và phương Đông, trong đó có VN, bao nhiêu thuyền nhân bỏ mình, trên biển cả, trong những contaner. Lý do tại sao ?
    Trước kia, người châu Âu, điển hình là người Đức, cũng đã mô tả về những nét bí hiểm của người phương Đông. Họ cho rằng chỉ có người Châu Âu mới hiền hòa, yêu chuộng hòa bình. Chiến tranh thế giới ư ? Chính Trung Hoa, Mông Cổ, Nhật bản mới là những nhà quán quân trong nghệ thuật chinh phạt.
    Và khoa học của VN ư ? Toàn những nhà quí tộc làm khoa học như những thú chơi thời thượng. Họ chẳng phải nhà khoa học, họ là những người truyền bá Phật Giáo. VN chúng ta chẳng thuần túy 1 phương nào, có lẽ đây cũng là cái dở cũng là cái hay chăng ?
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Bạn có chứng minh được điều bạn nhận định (mà tôi để màu đỏ) bên trên không? Hay chính bạn đang rơi vào cái lỗ hổng mà bạn đặt ra (đoạn màu xanh): Đó là bạn dùng một giả thiết của bạn để bác bỏ một điều nhiều sách đều khẳng định : Khái niệm chứng minh trở thành nền tảng toán học bắt đầu từ Pythagore.
    Bạn cho rằng họ không dám dùng một điều họ không chứng minh được ư? Trong lịch sử loài người, có biết bao điều không chứng minh được (hoặc không nghĩ đến việc chứng minh), mà do quan sát thấy không có ngoại lệ, mà vẫn dùng, vẫn được coi là quy chuẩn.
    Chẳng hạn, La Bàn là một phát minh quan trọng của người Trung Hoa. Có ai có thể chứng minh được là nó bắt buộc phải chỉ hướng Bắc Nam, không có ngoại lệ hay không? Mà họ vẫn dùng nó để định hướng? Bởi vì qua kinh nghiệm, nó luôn chỉ như vậy.
    Người Trung Hoa, Ấn Độ,..., có ai chứng minh chu kỳ quay của mặt trăng là khoảng 28 ngày không? Họ chẳng có căn cứ nào để chứng minh. Chẳng qua quan sát nhiều, không thấy ngoại lệ nên coi nó là chuẩn.
    Họ có chứng minh được là tại sao một năm có hơn 365 ngày không? Hay chẳng qua do quan sát nhiều? Họ đâu có biết rằng cách đây mấy trăm triệu năm một năm chỉ có hai trăm ngày?
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 06/12/2005
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Những gì ta học trong trường ngày nay, phần lớn đã được chứng minh khoa học.
    Trên thực tế, số lượng nhận định mà không chứng minh trong lịch sử con người lớn hơn thế rất rất nhiều lần. Những định đề không chứng minh mà (đã hoặc đang) được coi là đúng có thể do: (1) mọi người đều thấy thế, không (hoặc chưa) ai thấy khác (2) Do một số người cho rằng đúng, rồi truyền bá hoặc áp đặt lên người khác (3) Do mức độ nhận thức nên chấp nhận đó là cách giải thích hợp lý nhất.
    Những nhận định không chứng minh được trong quá khứ như vậy đến hiện tại có thể rơi vào một số trường hợp sau:
    1. Chứng minh được nó đúng -> Và định đề đó được coi là chuẩn khoa học. Các kiến thức học trong trường thuộc loại này.
    2. Chứng minh được nó sai -> Và nó bị loại bỏ.
    3. Không (chưa) chứng minh được -> Một số người dùng nó như điều đúng, một số người không dùng nó vì không dám chắc.
    4. Chứng minh được phần đúng, điều chỉnh phần sai.
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tôi không hiểu bạn viết bài rất dài về thuốc nổ như vậy nhằm mục đích gì? Phải chăng vì những câu tôi để chừa lại trên đây????
    1. Về Hồ Nguyên Trừng. Sử chúng ta viết về ông là tổ làm súng. "Người Minh mỗi khi bắn đại bác thì trước đó tế Hồ Nguyên Trừng". Tôi không biết lịch sử ngành thuốc nổ Trung Hoa và thế giới có ghi nhận như vậy không, hay chỉ Việt Nam tự hào vậy thôi?
    Điều tôi muốn nói là cái tài năng ấy - tiếc thay lại đem phục vụ cho kẻ thù của Trừng, cho kẻ đã bắt cả cha, cả em của Trừng, đã đô hộ quê hương của Trừng. Và người tế Trừng khi đốt súng lại không phải đồng bào của Trừng.
    Không biết bao nhiêu khẩu pháo do Trừng chế tạo đã được đem sang để bắn vào những đồng bào của Trừng ở đất Việt?
    Vì vậy, theo tôi, tự hào về Hồ Nguyên Trừng là đúng nhưng cũng chẳng nên nhiều lắm.
    2. Công nghiệp hóa học phát triển do công sức nghiên cứu khoa học của người Trung hoa hay châu Âu vậy?
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 06/12/2005
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đoạn trên mà đưa ra làm chứng cứ thì không xác đáng. Trường Thành xây dựng, tu bổ trong cả quá trình dài hàng trăm ngàn năm, thì thế nào là "viên gạch cuối" đây. "Tương truyền" thì chỉ có thể là tham khảo chứ không phải bằng chứng xác thực.
    Khi xây, dù chỉ là một đoạn, người ta đâu có làm theo kiểu : Làm xong tất cả gạch, xếp đó, rồi mới bắt đầu xây thành (không làm thêm viên gạch nào nữa). Một công trình sẽ vừa phải làm gạch, vừa phải xây. Thiếu thì làm thêm gạch, hoặc tận dụng gạch cũ, vỡ, thừa thì xây tiếp đoạn bên cạnh.... Một thợ cả có kinh nghiệm đều có thể tính toán số gạch tương đối đúng, nếu đã làm nhiều đoạn như vậy rồi.
    Trạng Lường, tiếc thay, không để lại thêm cho chúng ta gì cả, ngoài những lời "tương truyền".

Chia sẻ trang này