1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao phương Đông lại đi trước về sau?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Voldo, 14/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Các bác biết người Tầu có ngân hàng và đội kho vận chuyên nghiệp sớm hơn phương tây nhiều. Tuất mô tả cho các bác phòng kế toán:[/QUOTE]
    Xin bạn cho biết thời điểm lịch sử, địa điểm của phòng kế toán đó?
    Tôi xin lấy ví dụ của thư viện Alexandria để đáp lại.
    Thư viện Alexandria được thành lập dưới thời Ptolemy, thế kỷ III trước Công nguyên, chứa khoảng 600.000 cuộn giấy của tất cả các tri thức, với tất cả các ngôn ngữ quanh Địa Trung Hải. Chính tại đây, ngành Thư Viện học đã ra đời. So với phòng kế toán, thì đâu là nơi xứng đáng cho khái niệm "cơ sở dữ liệu" hơn?
    Euclid (325-265 trước CN) đã là người đứng đầu khoa Toán ở đây, đã viết bộ sách toán "Elements" gồm 13 tập, là cơ sở Toán học, mà học sinh Trung học mới học đến.
    Như tôi đã từng viết, khoa học phương Tây suy thoái vào thời trung cổ, xã hội và cả khoa học có nhiều lĩnh vực thua xa Trung Hoa không phải do họ "đi sau", mà là do Thiên Chúa giáo Trung Cổ đã giết chết các tư tưởng khoa học, chỉ cho phép một thứ duy nhất là Thần học, cho đến tận thời Phục Hưng.
    Thần học của Thiên Chúa giáo Trung cổ chính là một loại Định đề mà tôi nói ở trên: Định đề do một số người cho là đúng rồi truyền bá hoặc áp đặt cho những người khác, mà không có chứng minh khoa học.
    To Tran_Thang: Nếu bạn lại định lôi những vấn đề "lạc đề" nữa vào đây thì tôi sẽ biên tập lại đó.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 23:10 ngày 06/12/2005
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bác Chitto
    Tôi không quá lạc đề đâu. Các bác tranh luận về tính xác thực của các sự kiện (danh từ) và ảnh hưởng của chúng. Tôi thì giả sử các sự kiện trên là đều có thực ở cả hai phương Đông và Tây. Như thế mọi cái lại như 1 bài toán. Bài toán về sự tương tác Đông Tây. Việc này sẽ khiến nảy sinh những hệ quả gì ? Từ quá khứ đến hiện tại ? Cụ thể hơn là tác động đến xã hội VN.
    Muốn đi sâu hơn vào tính chất các sự kiện (tính từ), ta lại phải xét đến những động cơ, nguyên nhân nào dẫn đến các sự kiện trên. Chẳng hạn như việc phát hiện ra Châu Mỹ. Người Tàu cho rằng chính họ là những người đầu tiên đặt chân lên vùng đất này. Nhưng những cuộc vượt biển của họ có tính chất gì ? Có phải là do bất mãn chế độ, bị đàn áp hay không ? Còn C. Co-lom, rõ ràng chính cái chí phưu lưu thích khám phá mới là động lực chính. Ông ta phải cầu cạnh, thuyết phục bao nhiêu triều đại để bảo trợ cho ý tưởng của mình. Người Tàu, họ có biết mục đích của họ trong các cuộc vượt biển không ? Hay đơn giản chỉ là những cuộc đào thoát ?
    Và tôi cũng chỉ đơn giản thêm vào 1 số đặc điểm mà chưa ai nêu ra. Chẳng hạn như truyền thống Olympic. Quan điểm đối với phụ nữ (phương Tây có câu "Lady first").
    Vấn đề tất yếu trong cuộc tranh luận ở chủ đề này, chính là mối liên hệ, tác động và ảnh hưởng qua lại (phó từ)giữa Đông và Tây. Nó có ảnh hưởng gì đến tư duy của bạn không ? Chẳng hạn như Phật Học sẽ hỗ trợ cho khoa học, hay Phật Học là đích đến của khoa học ?
    Khoa học chẳng phải dành cho những thú chơi, những kẻ ung dung tự tại và mặc cả về giá trị của mình. Khoa học mang 1 tính chất của những kẻ đã truyền bá nó, như bạn Tuất đã có ý nói đến, đó là phưu lưu tìm kiếm những chân trời mới.

Chia sẻ trang này