1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao thanh niên Việt Nam không biết nhiều về lịch sử Văn Hoá nước nhà ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NguCong, 06/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Tại sao thanh niên Việt Nam không biết nhiều về lịch sử Văn Hoá nước nhà ?

    Lời đầu tiên, em xin phép đính chính ngay, em không ám chỉ các bác đâu nhé. Các bác đã vào đến đây mà còn dám bảo các bác không quan tâm đến LSVH Việt Nam thì em đâu dám. Thế nhưng tình hình chung e rằng có thế thật.
    Lâu lâu, lại thấy các cụ than phiền rằng cọn cháu bây giờ hoà nhập nhanh, cứ nhất quyết coi Phổ Nghi là vua cuối cùng của Việt Nam, đọc sử thấy Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng thì than rằng thời này đưa thông tin vô trách nhiệm thật, thời đấy mới có Triều Tiên chứ đã là gì có Nam Hàn, lại còn viết sai tên nữa chứ... rồi An Dương Vương lãnh đạo nước ta đánh thắng quân xâm lược Tống (?)
    Nói thật, tuy không phải là nhà đạo đức, cũng chả bao giờ dám mơ tưởng đến sứ mạng " định hướng" cho thế hệ trẻ ( cái đấy chả đến lượt em ), nhưng thỉnh thoảng nghe những câu như thế em cũng cảm thấy hơi cay cay thế nào.
    Tại sao thế nhỉ ? Các bác cho ý kiến dùm em cái.



    Tâm như vạn hoá do tư Việt
    Thân đáo tam sinh bất cố Tần




    Được NguCong sửa chữa / chuyển vào 06/07/2002 ngày 02:09
  2. homoerectus

    homoerectus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Giải thích rất dễ dàng :
    1) Sự dạy dỗ nhàm chán trong nhà trường của môn Lịch Sử ( và nói chung là các môn khoa học xã hội ).
    2) Không có sự định hướng đúng đắn của các phương tiện thông tin đại chúng, thay vì quảng bá lịch sử, văn hoá nước nhà lại quảng cáo không công cho lịch sử, văn hoá của Tàu và Hàn.
    Cái này biết trách ai đây ?
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Tại mình là chính .
    Hồi Pháp thuộc nghe nói học sinh không đưọc học quốc sử mà chỉ đưọc học sử Pháp thôi . Chính cụ Võ Nguyên Giáp hồi dạy ở trường Thăng Long cũng chỉ dạy sử Pháp . Như thế có đốt sử Việt cũng đành.
    Còn ngay nay nếu có ai dốt sử Việt thì tại chủ quan là chính . Nhà trường chỉ dạy một phần . Cái gì cũng thế , nếu mình muốn hiểu sâu sác hơn thì phải tự tìm sách mà đọc . Sách vở bây giờ không thiếu. Chỉ có thiếu niềm say mê thôi .
  4. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Thế thì định hướng cho niềm say mê ấy thế náo đây ?
    Chúng ta không có sự dạy dỗ hay từ trường học , không có những cuốn sách Sử hay , không có sự chăm sóc hoàn hảo cho các di tích của ông cha thì không thể hy vọng vào chủ quan của lớp trẻ đang bị hấp dẫn bởi vô vàn say mê vào thời mở cửa .
    Nói về box của chúng ta , chúng ta cũng có phần trách nhiệm dù à nhỏ bé đấy . Hãy làm cho cái box này thú vị hơn lên , hấp dẫn các bạn khác ở TTVN này , như thế là ta đã góp phần vào việc tạo ra hứng thú học Lịch sử - Văn hoá ở các bạn rồi . Có hứng thú cái đã , rồi họ sẽ học về nước nhà mình , so sánh với các nước khác để thấy mình có quyền tuẹ hào .
    Mọi người ở đây phải yêu quý , tôn trọng nhau và có sự ganh đua nào đấy về mặt học thuật , cho cái box có một không khí ấm cúng và lành mạnh thì sẽ hấp dẫn .
    Bản thân Yasunari sẽ luôn cố gắng để cái box này hấp dẫn , nhưng chỉ Mod thì không thể làm đươc . Mọi người hãy cố lên nhé ! Hãy nghĩ đến người khác !
    ==============
    Một hôm đi học qua dòng suối ,
    Biết Tuốt nhẩy lên con cá chuối .
  5. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    " Tiên trách kỷ , hậu trách nhân " .
    Nếu nhà trường hay cha mẹ dạy rằng : Các con đừng say mê lịch sử văn hoá, đừng say mê học hành, hãy chơi bời đàn đúm phá gia chi tử cho sướng đi v.v...!!!
    Thì trong trường hợp ấy ta cũng không nên trách nhà trường, cha mẹ , bởi ta đã lớn rồi , ta có đủ trí khôn để lựa chọn hành vi của ta . Từ 18 tuổi trở đi , ta làm gì là ta phải chịu trách nhiệm về hành vi của ta .
    Huống chi không có nền giáo dục nào , dù tồi đến đâu lại có những lời khuyên ...phản giáo dục như trên .
    Vậy thì bạn thích học hay thích chơi thì do bạn quyết định . Bạn am hiểu văn hoá hay mang một cái đầu rỗng tuếch , suốt ngày say sỉn hay nghĩ chuyện tồi bại là do bạn , trừ phi lại đổ lỗi cho ....Trời thì thôi hết nói !
    Tất nhiên, nhà trường, xã hội, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự định hướng phát triển của một đứa trẻ . Nhưng mình nghĩ yếu tố khách quan không phải là yếu tố quyết định . Quyết định là yếu tố chủ quan . Nhất là đối với những người có bản lĩnh và quyết tâm.
    Nếu giáo dục mà thay đổi được bản chất con người thì trên thế gian này chẳng còn tội ác, mọi người đều sống thánh thiện, thương yêu nhau, đều chăm chỉ học hành , đọc sách v.v...Bọn Mafia, buôn heroin, đưa giắt gái v.v... sẽ chết đói nhăn răng . Thế giới sẽ là một thiên đường !
    Ở nhũng nước văn minh nhất, giáo dục được coi là có chất lượng nhất , tội ác cũng đầy rẫy , nếu không muốn nói là còn nhiều hơn các nước kém văn minh .
    Từ 2500 năm nay hết Phật lại Chúa Hay Thánh Hiền đều ra sức dạy dỗ con người làm lành lánh dữ, các nhà hiền triết đủ loại, nghĩ ra không biết bao nhiêu mô hình xã hội " ưu việt " ....Nhưng rút cục , loài người ngày càng độc ác hơn . Thậm chí có thể nói Văn Minh tỷ lệ thuận với Tội Ác.
    Thế giới ngày nay có nhũng bước tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật và của cải vật chất , nhưng loài người sống không hề hạnh phúc hơn so với thời trước .
    Đau Khổ và Tội Ác luôn luôn đeo đẳng kiếp người từ khi mở mắt chào đời đến khi nhắm mắt ....chào đời vĩnh biệt lần nữa !
  6. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Hèm , bác ạ , bác đang nói ở tầm vi mô là cá nhân được thì lại nói sang tầm vĩ mô là nhân loại . Đúng là nhân loại nếu có đổ đốn thì chỉ có trách mình , nhưng một con người đổ đốn thì nên trách chế độ giáo dục trước . Chỉ có thể nói câu " tiên trách kỷ , hậu trách nhân " khi con người đã hình thành ý thức . Nhưng một đứa bé thì chưa có ý thức . Mà ý thức con người hình thành từ những va chạm với môi trường . Ăng ghen nói : "Bản chất của con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội .
    Cho nên những người đứng đầu , những người có vai trò quan trọng trong hệ thống tri thức và Văn hoá của xã hội là những người chịu trách nhiệm chính trả lời câu hỏi của NguCong .
    Nhân cách phần đông công dân là phản ảnh trung thực của sức sống của một xã hội .
    ==============
    Một hôm đi học qua dòng suối ,
    Biết Tuốt nhẩy lên con cá chuối .
  7. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác !
    Lại vào tiếp chuyện các bác cái.
    Cái vấn đề này quả là tác động từ nhiều lý do thật, chủ quan, khách quan...
    Theo em thì một trong những lý do quan trọng là tiền, các bác ạ.
    Nói thật, giá của một cuốn sách Lịch Sử- Văn Hoá hơi bị ... trên giời một tí.
    Em là thằng sinh viên nghèo, lại học khối kỹ thuật nữa, em có thích LSVH thật nhưng em chẳng thể kiếm ăn bằng nó được, thế nên, dù có thèm thế nào đi nữa, chả bao giờ em lại nghĩ mình có thể bỏ ra khoảng 300 nghìn để mua một bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư, hay độ 60 nghìn để mua cuốn Việt Nam sử lược, mà nói thật các tác phẩm sử học nghiêm túc chả bao giờ có cái giá dưới 50 nghìn các bác ạ. Mà 50 nghìn thì đủ cho em dẫn bạn gái đi uống trá đá 2 tháng ấy chứ.
    Nói chung, một số bác bảo sách của chúng ta xuất bản để cất vào thư viện là chí phải. Đơn giản vì mức giá như vậy là thách thức quá lớn với phần đông tuổi trẻ chúng ta.

    Tâm như vạn hoá do tư Việt
    Thân đáo tam sinh bất cố Tần
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Các bạn có thể vào đây mà lấy 8,9 bộ sử to vật miễn phí :
    http://www.viethoc.org/content.php?menu=24&page_id=47
    Trong đó chẳng những có Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản Chính Hoà hay Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim mà còn có Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn và nhiều sách sử nối tiếng của Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn, Ngô Thì Sĩ v.v...
    Vấn đề chỉ là có thời gian và hứng thú không thôi .
    Ngoài ra để có nhũng kiến thức Văn Hoá , Lịch Sử cơ bản cũng không nhất thiết phải cày hết hàng nghìn trang sách như thế hoặc chi ra hàng bạc triệu , chỉ cần chịu khó dọc vài cuốn sách nhỏ giá rẻ hay vào thư viện của Trường cũng đủ . và có trăm nghìn cách để một người hiếu học trau dồi kiến thức .
    Thay nền giáo dục ư ? Cũng tốt đấy . Nhưng nền giáo dục nào là tốt nhất đây ? khi mà bất cứ nề giáo dục nào , bất cứ ở quốc gia nào , và bất cứ tôn giáo nào cũng đều không giải quyết được tệ nạn xã hội và sự hư hỏng của con người ?
    Túm lại , chỉ có lý do duy nhất là tại mình .
  9. Evil-Metal

    Evil-Metal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Nếu đã được giáo dục đầy đủ mà vẫn không nên thân thì đáng kiếp.
    Còn nền giáo dục ở Việt Nam như thế nào?
    Nếu so sánh tệ nạn xã hội ở Việt Nam với chỗ tôi đang học. Thì Việt Nam ăn đứt.
    Giáo dục không khi nào là hoàn thiện cả chính vì vậy mà người ta phải luôn cải tiến cho phù hợp. Chính vì vậy mà con người phát triển đến ngày hôm nay. Còn nếu suy nghĩ như thế là cùng, chắc giờ này vẫn cày ruộng, làm đồng.
    Lý do chính thanh niên Việt Nam không biết nhiều về lịch sử Văn Hoá nước nhà là tại vì không được dạy. Không thể nói tại họ khi nền giáo dục mà họ được hưởng quá yếu kém.
    www.rockcafe.vze.com

    IN METAL WE TRUST
  10. summoner131

    summoner131 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Các bác nói hay lắm ,thật lòng em vô cùng khâm phục các bác . Đúng là việc giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông đã làm cho môn lịch sử trở nên nhàm chán , khi còn còn đi chính em cũng thấy ghét cái môn bị gọi một cách đau đớn là học thuộc lòng này , môn lịch sử không tạo được cho học sinh có cái hứng thú tìm hiểu những bí ẩn của quá khứ thì làm sao mà hấp dẫn thanh niên được . Mà cũng buồn là đa số thanh niên sống hời hợt quá , với họ thì các thầy dù có dạy hay thế nào , chương trình có hấp dẫn thế nào thì cũng chẳng cần quan tâm ....Đau lắm ...

    NOTHING LAST FOREVER EVEN COLD NOVEMBER RAIN ......

Chia sẻ trang này