1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẠI SAO THẾ GIỚI CẦN NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI?

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi Admin, 18/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO THẾ GIỚI CẦN NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI?

    TẠI SAO THẾ GIỚI CẦN NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI?

    Thế giới luôn vận động và nếu con người không vận động? Chúng ta dường như đang nín thở chờ đợi một mùa hè mà chính chúng ta cũng không biết được những điều gì sẽ xảy ra. Những đất nước và những con người dường như đã mất đi sự tự tin và tính dám mạo hiểm. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
    Một sự thật hiển nhiên là hàng loạt sự kiện xảy ra chỉ trong một thế kỷ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi bất thường. Sự bùng nổ không ngờ trong chốc lát của khoa học công nghệ, việc vô hiệu hoá trước những kẻ khủng bố ngày 11/9, những phát hiện gây ngạc nhiên về vấn đề tham nhũng của các tập đoàn, đời sống của người dân bị giảm sút rõ rệt. Cuộc sống của chúng ta chao đảo. Có rất nhiều thể chế đang thay đổi trước mắt mà chúng ta không biết được chính xác rằng các thể chế đó sẽ thay đổi như thế nào, hình thức cuối cùng của chúng ra sao.
    Trong thời kỳ hỗn loạn này, chưa khi nào các ý tưởng mới này lại quan trọng và cần thiết đến như vậy. Vào những năm 90, ý tưởng tạo nên thế giới của giải trí, viễn thông và tài chính và hơn lúc nào hết nó ngày càng có trọng lượng ở thời kỳ này. Chúng ta cần có những ý tưởng để làm thế nào tìm ra con đường đi đến sự thịnh vượng.
    Những ý tưởng mới sẽ giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chúng ta cần những ý tưởng mới để làm yên lòng chính chúng ta, duy trì cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần làm mọi thứ trở nên dễ dàng khi lại phải đối mặt với các nguy hiểm mới. Chúng ta cần lấy lại sự lạc quan, thậm chí là nên có một chút tự đại. Chúng tôi lược trích và giới thiệu cùng độc giả ý tưởng có ý nghĩa sâu sắc được đăng tải trên tạp chí Business Week số tháng 8 vừa qua. Những mục tiêu mới đặt ra. Hãy đọc nó và bạn sẽ cảm nhận được sự sinh động trong đó.
    (Ý tưởng Sản phẩm)


    KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ TẠO RA SẢN PHẨM

    Những tháng ngày vừa qua là những thời khắc đen tối của thị trường tài chính và tiền tệ trên thế giới. Hàng loạt các công ty tầm cỡ trên thế giới đồng loạt lâm vào tình trạng bê bối và sụp đổ. Sau Enron, vấn đề tổ chức và quản lý công ty hơn lúc nào hết trở thành tâm điểm của giới kinh doanh và các nhà đầu tư. Thế giới suy nghĩ gì sau sự kiện Enron? Chúng tôi muốn giới thiệu những ý tư duy quản lý mới sau sự kiện này.
    Vào những năm 90, sự bùng nổ các công ty dot.com đã tạo ra những thay đổi lớn trong thái độ của người Mỹ. Quá nhiều nhà điều hành trẻ đã bị mê hoặc bởi viễn tưởng nhanh chóng kiếm được một đến hai triệu đôla mà quên mất rằng tiêu chuẩn đạo đức là điều chủ yếu trong kinh doanh. Họ thành lập những tổ chức để rồi lại đầy đi chứ không duy trì lâu dài. Họ quan tâm đến giá trị cổ phiếu đang nắm giữ chứ không phải lợi nhuận công ty. Thậm chí, sự nhiệt tình, kiến thức và sáng tạo của người lao động cũng bị bỏ qua.
    Nhưng ở thời kỳ hậu Enron, mong muốn có một tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh đã làm thay đổi tất cả. Chủ tịch các tập đoàn và các doanh nhân, những người đã bỏ qua tiêu chuẩn đạo đức đó dù theo cách này hay cách khác đang phải trả giá. Lòng tin của các nhà đầu tư suy giảm kéo theo đó là sự sụt giảm giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người lạc quan cho rằng những sai lầm trước đây có thể dẫn đến sự thay đổi lành mạnh trong các tập đoàn lý tưởng kiểu mới.
    Ngày nay, các công ty cần phải đánh giá lại mục tiêu của mình, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý sổ sách kế toán và các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Đo lường hiệu quả công ty sẽ thể hiện thông qua lợi ích mà công ty đem lại cho nhân viên, khách hàng và toàn bộ cộng đồng. Văn hoá kinh doanh cũng sẽ thay đổi theo hướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính trung thực và tin tưởng.
    Trở lại những năm 90, quá nhiều công ty đã để hoạt động của mình tách rời những giá trị đạo đức kinh doanh đầy ý nghĩa. Họ đánh giá hiệu quả hoạt động đơn giản qua tài sản của những người đứng đầu. Nhưng quản lí doanh nghiệp đòi hỏi phải kết hợp hai nhân tố: hiệu quả và đạo đức. Bạn không thể thành công nếu bỏ đi một trong hai nhân tố này. Trên tinh thần đó, bất cứ hành vi sai trái hay trò láu cá nào của doanh nghiệp cũng sẽ bị trừng phạt và sự trừng phạt của xã hội, thậm chí còn nặng nề hơn sự trừng phạt của pháp luật.
    Nếu có một thay đổi mà lẽ ra tất cả chúng ta phải dự đoán trước ngày hôm nay, đó là thay đổi đòi hỏi các tập đoàn phải minh bạch, công khai hơn. Một điều rõ ràng là khi các nhà đầu tư tìm đến một công ty, họ muốn có được sự chính xác của các con số và tính minh bạch trong các bảng báo cáo. Điều này cũng rất quan trọng đối với người lao động để họ có được cảm giác tin tưởng vào quyền sở hữu của mình. Trong công ty, các cuộc họp giữa nhân viên và giám đốc diễn ra hàng tuần và các giám đốc cũng nỗ lực để xây dựng công ty chứ không đơn thuần chỉ là tạo ra sản phẩm.
    Việc công khai các vấn đề nội bộ của công ty cho các bộ phận liên quan sẽ đem lại nhiều thay đổi. Kết quả cuối cùng của việc công khai này là nó sẽ gây áp lực buộc các công ty phải cải tổ quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả làm việc cũng như xem xét lại những công việc kinh doanh.
    Người ta cũng sẽ phải xem xét lại vấn đề văn hoá kinh doanh vốn đã bị coi nhẹ trong suốt những năm 90. Chính những giá trị đạo đức này cần được các nhà lãnh đạo quan tâm hơn bất cứ thứ gì khác. Những giá trị đạo đức, hình thức động viên và thái độ cư xử của họ sẽ có tác dụng định hướng cho toàn bộ nhân viên.
    Những nhà lãnh đạo mới thời kỳ hậu Enron sẽ dành nhiều thời gian nói chuyện với các nhân viên của mình về viễn cảnh hoạt động của công ty. Mục tiêu xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở của sự trung thực, chia sẻ quyền sở hữu và trách nhiệm quản lý sẽ giúp người ta hình dung một hình ảnh cụ thể về công ty đang dùng biện pháp này để tạo điều thuận lợi cho nhân viên trình bày bức xúc của mình qua đường dây nóng và thủ tục đơn giản.
    Trong giai đoạn tiếp theo, quyền sở hữu sẽ được tiếp tục được mở rọng, các nhân viên sẽ tham gia nhiều hơn vào quản lý công ty. Điều này có hão huyền qúa nhiều không? Có thể là như vậy. Thế nhưng, việc đầu tiên mà một công ty thời kỳ hậu Enron phải làm đó là nhận ra sự thật: Ngày nay, sự sống còn một công ty được quyết định dựa trên sự trung thực và tin tưởng lẫn nhau chứ không phải là việc đạt được con số lợi nhuận khổng lồ. Trong tương lai, việc kinh doanh thành công trên thị trường đầy biến động chắc chắn chỉ dành cho những nhà lãnh đạo lĩnh hội được điều này và ra sức củng cố các giá trị đạo đức trong văn hoá kinh doanh.
    (Ý tưởng Sản phẩm)
  2. thongxanh

    thongxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    1.299
    Đã được thích:
    0
    Hic, đọc mấy lần mà vẫn ko thấy được tại sao?
    Autumn Moonlight
    Em invi, anh invi_đôi ta là lá la.
  3. v-loc2002

    v-loc2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Bác E***or oi Bài viết này dường như chưa đúng chủ đề là Ý tưởng mà là Đạo đức kinh doanh thì phải?
    loc

Chia sẻ trang này