1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tại sao tốc độ ánh sáng được coi là giới hạn của tốc độ trong vũ trụ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tmhung, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tiên đề của thuyết tương đối phát biểu: vận tốc ánh sáng là lớn nhất trong chân không. Hiện nay thuyết tương đối vẫn được công nhận nên điều đó vẫn đúng, nhưng trong tương lai bất kì cái gì cũng có thể xảy ra.
    Nhưng khi ánh sáng đi qua trong các môi trường trong suốt khác như nước, thuỷ tinh....do va chạm với các phân tử ánh sáng bị giảm vận tốc. Trong 1 số loại thuỷ tinh người ta đo được vận tốc ánh sáng chỉ còn bằng 60-70% khi truyền trong chân không. Điều này dẫn tới 1 số hạt trong môi trường đó (electron, proton ...) có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng.
    Hiện tượng này gắn liền với "sự phát quang Cherenkov" do nhà khoa học Cherenkov tìm ra năm 1934. Khi nghiên cứu sự phát quang lạnh của một số chất lỏng dưới tác dụng của tia gama, Cherenkov đã nhận biết được sự phát xạ ánh sáng màu xanh dù là rất yếu. Ánh sáng này phát ra do electron chuyển động nhanh hơn ánh sáng trong môi trường đó. Nhờ công trình này mà Cherenkov đã nhận giải thưởng Nobel vào năm 1968 cùng với 2 nhà khoa học khác. "Phát quang Cherenkov" được ứng dụng để nhận biết phóng xạ.
    Vì thế khi nói vận tốc ánh sáng là lớn nhất chúng ta nên kèm theo "trong chân không". Anhxtanh cũng phát biểu chính xác như vậy . Chúng ta cũng công nhận điều đó. Bởi vì nếu Anhxtanh có sai thì phải 1 khoảng thời gian (có thể rất lâu nữa ) loài người mới chứng minh được
  2. letrongthao

    letrongthao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    "Tốc độ ánh sáng", là khởi nguồn của thuyết tương đối hẹp.Theo thuyết TDH thì ánh sáng có một xứ mạng to lớn trong cấu trúc không thời gian.Từ tiên đề:Tốc độ ánh sáng là cực đại,không phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng. dẫn đến hệ quả là: Không,thời gian Tương đối(giãn nở).Theo Tôi :ý thứ nhất ,tức "tốc độ ánh sáng là cực đại".Không phải là yếu tố quyết định của hiệu ứng co giãn không,thời gian.Cho nên dù có tìm ra vận tốc nào lớn hơn tốc độ ánh sáng.Thì theo "Cách chứng minh của Einstein" cũng dẫn đến hiệu ứng trên.Giá mà Einstein không cho ý thứ nhất vào tiên đề,thì TTD vững hơn.Dù hạt niutrino có đi nhanh hơn ánh sáng.TTD vẫn vững.
    Theo Tôi: khoa học ngày nay.Chưa thể đo đúng tốc độ ánh sáng.Tôi đã phân tích,CM vấn đề này trong tài liệu của Tôi,không tiện đưa lên đây .Nói tóm lại:"Tốc độ ánh sáng người ta đo được là tốc độ nhỏ hơn tốc độ thực của ánh sáng.Đó là hạn chế đau buồn,là giới hạn, mà có lẽ sự tiến bộ của khoa học có gấp 10 lần ngày nay.Cũng không vượt qua được.
  3. offerhp

    offerhp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    98
    Cái này không nên đi sâu vào, không thì sớm muộn đầu óc cũng sẽ có vấn đề vì không thể hiểu nổi
  4. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Ánh sáng là hạt có năng lượng không mang khối lượng, không biết có phải vì đó mà nó có thể di chuyển với vận tốc lớn nhất trong tự nhiên hay không, vì theo thuyết tương đối hẹp, năng lượng để cung cấp cho một vật có khối lượng tiến đến bằng vận tốc ánh sáng là vô cùng.
  5. Shelton_English_Centre

    Shelton_English_Centre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2015
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    101
    Theo thực nghiệm khoa học đã kiểm chứng thì không có gì di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng là 299.792.458 km/giây. Không có cái gì nhanh hơn được nữa
  6. Giaminh92

    Giaminh92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2014
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    1
    mình cũng nghĩ vậy
  7. yellowrose76

    yellowrose76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    có thể hiểu nôm na thế này. một con tàu ngầm chạy dưới nước khi tăng tốc lên cao thì sức cản của nước sẽ tăng lên theo lũy thừa 2. vì vậy có thể nói là không thể tăng tốc tàu ngầm chạy trong nước vượt một giới hạn nào đó. tuy nhiên vấn đề là phương pháp.nếu ta tạo ra một đường hầm không khí trong lòng nước và tàu tăng tốc trong đó thì việc vượt quá giới hạn là khả thi. thực tế thì người nga đã tạo ra ngư lôi siêu khoang với vận tốc rất cao. trở lại vận tốc ánh sáng. việc giới hạn của vận tốc là thực nhưng tạo ra vận tốc cao hơn vận tốc ánh sáng trong chân không cũng không phải là không thể
  8. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Mình có đọc về những thuyết kiểu như ở thongthienhoc.com, v.v..., có nói đến 4 giai đoạn của loài người từng tồn tại trên trái đất (mà chúng ta đang là giai đoạn thứ 5), trong đó nói ở một vài giai đoạn đầu tiên thông tin truyền đạt bằng thần giao cách cảm. Nếu đúng vậy thì có lẽ loại sóng này có vận tốc nhanh hơn sóng AS chăng.
    --- Gộp bài viết: 10/10/2015, Bài cũ từ: 10/10/2015 ---
    Phải chăng con số đưa ra chỉ là giới hạn của phép đo chứ chưa phải là giới hạn thực của vận tốc AS. Có lẽ nào vận tốc AS thực tế là "dương vô cùng"? Hoặc chí ít vận tốc thực AS lớn hơn (rất nhiều) so với con số 300000km/s, mà khả năng đo của khoa học chỉ đến được giới hạn đó, vì thế mới dẫn đến việc bất chấp vận tốc của "người quan sát" là bao nhiêu vẫn chỉ thu được cùng 1 kết quả khi đo vận tốc AS. (vận tốc "người quan sát" được tạo ra trong tất cả các thực nghiệm về đo vt AS đã thực hiện chắc có lẽ cũng khá giới hạn)
  9. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Các bạn suy nghĩ quá nhiều rồi, vận tốc ánh sáng là một hằng số, nó đã được đo bằng thực nghiệm và từ đó đã được ứng dụng cho nhiều thứ, như truyền tín hiệu GPS, hoặc đo tốc độ rời xa của các thiên thể. Nếu như bạn trên nói tốc độ ánh sáng mà là vô cùng thì làm gì có chuyện nhìn bằng kính thiên văn Hubble để xem các hình ảnh của vũ trụ trong quá khứ. Nói chung cái gì mà các nhà khoa học đã nghiên cứu từ lâu mà mình không học đến nơi thì đừng nên phản biện gì cho mất công, vì mình có hiểu đâu mà phản biện.
  10. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Đúng là khả năng = vô cùng thì hơi khó. Nhưng bởi vì việc kết quả đo luôn cho hằng số là "c" như đã biết bất chấp vận tốc "người quan sát" là bao nhiêu nên mình nảy sinh nghi vấn "c" chỉ là giới hạn lớn nhất của khả năng đo của khoa học tính đến nay, còn tốc độ thực có thể lớn hơn "c" nhiều. Giả sử gọi tốc độ thực của AS là "c1" (lớn hơn "c"), thì rất có thể trong tất cả các thực nghiệm đo vt AS từ trước tới nay chưa bao giờ người ta tạo ra được "vận tốc người quan sát" lớn hơn hiệu số "c1-c" nên kết quả đo luôn là "c" - cái giới hạn đo lớn nhất mà máy móc đạt được.

Chia sẻ trang này