1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tại sao tốc độ ánh sáng được coi là giới hạn của tốc độ trong vũ trụ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tmhung, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Thực ra đây không phải vấn đề của việc đo vtas, nó chỉ là một phần, mà đây là vấn đề sinh ra từ lý thuyết và sau đó được kiểm chứng lại, là thuyết tương đối hẹp của Einstein. Tiên đề 1 thuyết tương đối hẹp nói "vận tốc ánh sáng là một hằng số trong chân không và bằng nhau với mọi hệ quy chiếu" có thể được suy ra từ tiên đề kia là "mọi hiện tượng vật lý đều diễn ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu". Vì vtas là như nhau với mọi hệ quy chiếu nên mới có sự giãn thời gian, tăng khối lượng của vật khi có vt lớn. Cái này cũng được kiểm chứng rồi, các nhà khoa học đã kiểm tra, bây giờ chỉ có việc ngồi nghe và hiểu chúng thôi.
  2. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Thế theo Lighthouse95 thì giả thiết mình đưa ra có thể xảy ra được không?
  3. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    :-D người ta không đo bằng cách cho người di chuyển hay vật di chuyển với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng, vì điều đó là không thể và người ta đo bằng cách khác. Bạn có thể tìm trên wikipedia về thí nghiệm về đo vtas, bạn đọc và cũng sẽ không hiểu được đâu, thí nghiệm của Micheal và Morsley, đo bằng sự giao thoa giữa 2 tia sáng đơn sắc có đường đi khác nhau, sau đó từ bước sóng giao thoa trên màn mà tính ra c, chứ ai cho cái gì đó bay như thế mà đo :eek:, chỉ có ánh sáng mới bay được như thế thôi. Và kiểm chứng hằng số c thì có đo thời gian kéo dài sự tồn tại của hạt Mezon dài hơn thời gian thực, vật lý lớp 12 có công thức giãn thời gian mà, từ ngày đó tới nay các nhà khoa học dùng hằng số c cho nhiều thuyết khác mà chả gặp trở ngại và sai khác gì, ví dụ như các hằng số Planck có tham số c, hoặc E=m.c^2, độ hụt khối của các phản ứng hạt nhân. Tôi cũng không biết gì nhiều về kiến thức chuyên sâu nhưng luận chứng cơ bản tôi cũng có tìm hiểu, cũng không đủ kiến thức để giải thích cho bạn về nhiều điều bạn giả sử được, vì tôi không phải nhà khoa học, nhưng ít nhất bạn hãy tìm hiểu xem người ta chứng minh như thế nào rồi hãy giả sử để khỏi mất công.
  4. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Đồng ý. Cái này mình sẽ đọc thêm. Thank u. Thế còn ý kiến của bạn về vũ trụ giãn nở bên topic cùng tên thì sao :-?
  5. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Mình thì thấy nhiều người có giả thuyết quá rồi, mà cái nào cũng không giống nhau, nên mình chỉ nghe các nhà khoa học thôi, cụ thể thì hiện tại là giáo trình, wikipedia, thuvienvatly và một số sách khoa học. Vũ trụ giãn nở thì đang được giả thiết là do năng lượng tối, nó là thứ làm cho các thiên hà rời xa nhau, trái ngược với vật chất tối hút vật chất lại với nhau, nhưng những thứ này người ta chưa biết. Còn vấn đề vũ trụ nở rộng, người ta thấy vũ trụ nở rộng ra với mọi hướng, nghĩa là mọi thứ đều rời xa nhau chứ không phải là rời xa một cái tâm nào cả, mối liên hệ mà các nhà khoa học tìm ra là vận tốc giãn nở giữa 2 điểm tỉ lệ với khoảng cách của 2 điểm đó. Vì sự giãn nở là như nhau theo mọi hướng nên chứng tỏ vũ trụ không quay quanh tâm nào cả. Bạn có thể đọc hệ thức ở đây, cái này các nhà khoa học kiểm chứng dễ thôi, người ta đo tốc độ lùi xa bằng sự dịch chuyển đỏ trên quang phổ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_Nổ...C3.A3n_n.E1.BB.9F_c.E1.BB.A7a_kh.C3.B4ng_gian
    Lần cập nhật cuối: 11/10/2015
  6. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Cái điều mình băn khoăn là liệu họ đã chứng minh được toàn bộ các thiên hà trong vũ trụ đều đang rời xa nhau chưa, vì dù sao thì khả năng quan sát đạt được cũng chỉ có giới hạn thôi chứ. Giả sử vượt ngoài giới hạn có thể quan sát được thì lại không phải vậy thì sao, vì vũ trụ rất lớn mà.
  7. lighthouse95

    lighthouse95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Bạn đọc thì sẽ biết, còn quan sát thì sẽ không thể quan sát mọi thứ được, chỉ đưa ra lý thuyết rồi mới bắt đầu kiểm tra, số lần kiểm tra cho một lý thuyết không thể là vô hạn. Ví như định luật của Newton, người ta nhiều lần thấy đúng thì nó sẽ đúng, nếu ở một hành tinh nào đó mà trái với định luật thì lúc đó định luật là sai. đến khi nào có một thực tế nào đó trái với lý thuyết thì lý thuyết đó cần xem lại. Vật lý là như thế, nó sẽ đúng cho đến khi một sự kiểm chứng là khác đi. Vì như trên, người ta không thể kiểm chứng số lượng vô hạn được. Có thể người ta sẽ nghĩ ra một phương pháp kiểm chứng điều bạn nói, mình thì không biết.
    Còn về cái mà quay quanh tâm, thì vũ trụ làm gì có tâm, đồng nhất và đẳng hướng, đến bây giờ người ta vẫn thấy là như thế. Kiểm chứng nó thì dễ, mình cũng nghĩ ra được, giả sử vũ trụ có tâm, vậy thì tốc độ rời xa của trái đất so sánh với 2 vật thể ở 2 hướng khác nhau, nếu vũ trụ là có tâm quay đó thì tốc độ rời xa này là phải khác nhau, do bán kính mà tăng lên thì khoảng cách 2 điểm trên đường tròn tạo thành một góc cố định sẽ tăng lên một khoảng nhưng vẫn vẫn khác với độ tăng bán kinh, nếu như thế là trái với định luật Hubble trong link lúc nãy mình ghi. Người ta đã kết luận nên định luật Huble và kết luận vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng, mọi thứ đều rời xa nhau chứ không phải chỉ rời xa một điểm.
    Lần cập nhật cuối: 11/10/2015
  8. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Ẹc mình có nói gì về vấn đề vũ trụ có quay quanh tâm hay trục gì đâu. Cái đó người khác nói. Bên topic kia mình chỉ nêu ra vấn đề về việc giới hạn quan sát vũ trụ thôi. Đại loại cái khái niệm "vũ trụ" ở đây chỉ tạm coi như phần có thể quan sát, có thể kiểm chứng đo đạc được thôi, với quy ước như vậy thì chúng ta có thể tạm thời tin cái thuyết big bang. Bạn hiểu ý mình chứ.
    lighthouse95 thích bài này.
  9. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    đơn giản vì chưa tốc độ nào có thể nhanh hơn nó

Chia sẻ trang này