1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao tôi thích phim Black & White.

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi eternity, 14/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eternity

    eternity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Hình như mãi đến những năm 50 người ta mới làm phim màu còn Gone with the wind bản gốc là màu đen trắng, về sau bọn nó bôi thêm màu ( giống như mấy phim của Alfred Hitch**** )
    Cái này thì em đồng ý với bác. Phim đen trắng được dùng thích hợp nhất với thể dạng phim noir ngày xưa. Chả vậy mà xem Double indemnity, The third man, The Manchurian candidate, Touch of evil, Shadow of a doubt v.v... mà như bị hút vào thế giới tội ác của nhân vật trong phim vậy. Nhưng mà phim noir gần đây Road to per***ion trên nền màu mà vẫn tạo được gam màu sáng tối tương phản nhau tuyệt đẹp, không thể nói rằng phim màu hoàn toàn kém cơ phim đen trắng được. Psycho được sử dụng gam màu đen trắng rất hiệu quả rồi chứ cho màu vào thì cái đoạn bị đâm trong bồn tắm thì lòi ra ra dùng chocolate thay máu rõ . Mấy phim của Alfred Hitch**** mà có màu trông xấu xấu vì bôi màu, cái blue screen thấy rõ, tốt hơn hết xem bản gốc đen trắng vì vừa u ám lại vừa che bớt được phông.

    Cheers bác Sean . Phim đen trắng đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử điện ảnh, trước khi phim màu ồ ạt lấn lướt ( giống như phim hoạt hình 3D đang thâm nhập thị trường của 2D một thời ) . Phim đen trắng gợi nhớ mọi người về thời kì ngày xưa, khi xem phim đen trắng có cảm giác như quay ngược trở lại thời gian. Gam màu đen trắng còn rất hiệu quả trong việc mô tả cuộc sống cơ cực người dân, tình hình đất nước trong cơn biến loạn trước hay sau Thế chiến thế giới thứ 2 của một loạt các nước châu Âu: The bicycle thieves ( Ý ), Ashes and diamonds ( Ba Lan ), Jules et Jim ( Pháp ), Closely watched trains ( CH Czech ) v.v...
    Cũng có thể nói gam màu đen trắng trong phim tình cảm ngày xưa có cái gì đó sang trọng, lãng mạn đặc biệt đối lập với phim bây giờ nồng nàn, gần gũi.
    Nhưng dù sao phim đen trắng nào cũng chỉ toàn lấy bối cảnh ngày xưa như 2 phim nổi bật nhất gần đây Schindler's list (1993) và The man who wasn't there (2001) cũng vậy. Em cũng khá khoái phim đen trắng giống bác Sean, nhớ về nguồn cội vậy thôi chứ phim về thời xưa kiểu LOTR, Moulin rouge, CTHD, A beautiful mind v.v... mà đen trắng thì thật, tốn cơm nuôi bọn cinematographer
    First rule of film club : you do not talk about film club
  2. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Bác Sean à, bác có biết tại sao những phim ngày xưa được xếp hạng cao không? Tại vì nó mở đường cho nền điện ảnh thứ 7 mà cái thời đó vẫn chưa làm ra phim màu. Nhưng đếm trong danh sách 100 phim hay nhất do bọn Viện hàn lâm điện ảnh bầu ra ( tất nhiên chỉ mang tính tương đối thôi ) thì có đúng là số lượng phim màu có trong danh sách hơn hẳn phim đen trắng không
    Hề hề nhưng mà trong Top 10 thì B&W hơn hản Color đấy
    Còn cái Gone With the Wind thì đúng là tôi nhầm thật,bài viết này từ lâu rồi,hồi đấy chả biết giề nên ghi lung tung.

    Mà bác xem nhiều phim vãi,toàn phim kinh điển cũng như phim hiếm của các nước khác.Ở Việt nam tuy bãng lậu nhiều nhưng mà tìm những phim kiểu đấy hơi bị khó.
    Còn cái From here to Eternity bác đã xem chưa ,cũng là phim đen trãng đấy,Oscar vào nãm nào chả nhớ.
    Xem phim đen trãng đúng là sướng,nó vừa có nét của một Documentary vừa cho ta cảm giác như được trở lại quá khứ.Nhưng đúng là mấy phim Action mà dùng B&W thì chết .B&W chỉ thích hợi với mấy cái Romance Classic,Comedy cũng như phim Noir như bác nói thôi.

    Right Here Waiting For You

    [​IMG]
  3. eternity

    eternity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Top 10 do Viện hàn lâm Mỹ bình chọn:
    1. CITIZEN KANE (1941)
    2. CASABLANCA (1942)
    3. THE GODFATHER (1972)
    4. GONE WITH THE WIND (1939)
    5. LAWRENCE OF ARABIA (1962)
    6. THE WIZARD OF OZ (1939)
    7. THE GRADUATE (1967)
    8. ON THE WATERFRONT (1954)
    9. SCHINDLER'S LIST (1993)
    10. SINGIN' IN THE RAIN (1952)
    Hêhê, chỉ có 4 cái Citizen Kane, Casablanca, On the waterfront, Schindler's list là hoàn toàn được đưa ra đen trắng còn Gone with the wind, The wizard of the Oz được bôi thêm màu nên không được tính là phim đen trắng. Tỉ số cuối cùng 6/4 nghiêng về phim màu
    From here to eternity thì phải xem rồi. Cùng là về người lính trong chiến tranh ( trước trận đánh Trân Châu Cảng ), tình yêu, hi sinh mà phim này hay hơn thằng Pearl Harbor bao nhiêu, chỉ kém phần kĩ thuật bắn nhau thôi
    First rule of film club : you do not talk about film club
  4. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Đây là dánh sách Top 10 phim của tạp chí ENTERTAINMENT
    WEEKLY nè
    1. The Godfather (1972)
    2. Citizen Kane (1941)
    3. Casablanca (1942)
    4. Chinatown (1974)
    5. Raging Bull (1980)
    6. La Dolce Vita (The Sweet Life) (1960) (It.)
    7. The Godfather, Part II (1974)
    8. Gone With The Wind (1939)
    9. Some Like It Hot (1959)
    10. Singin' In The Rain (1952)
    Trong này đã có ít nhất 5 phim B&W rồi nhé (2,3,5,6,9,10).Vậy là tỉ số bao nhiêu .Trong cái list của bác toàn phim Mẽo do viện Hàn Lâm lựa ra,chứ chưa có phim của các nước khác trên thế giới.Nếu tính cái List Top 10 film of All time in the World thì không thể thiếu 8 1/2 của Fellini và Chiến Hạm Potemkin của Nga ngố rồi,vậy đến lúc đó trong cái Top 10 thì B&W chãc thãng nhể

    Right Here Waiting For You

    [​IMG]
  5. eternity

    eternity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Cái số 10 phim màu nhá bác Sean . Em thực ra cũng chẳng phải tôn sùng thằng Mẽo đâu nhưng mà cái poll đấy được nhiều người biết đến nhất . Bác ai lại đem so thằng Entertainment Weekly thương mại với American Film Institute bao giờ . Lại còn mấy tờ Los Angeles, đài BBC mỗi nơi bầu một kiểu, hiện tại vẫn chưa có cái poll thống nhất xếp theo thứ tự 100 phim hay nhất mọi thời đại của thế giới hết cả. Thôi dừng tại đây thôi, tự dưng bác với em lại tranh cãi về phim màu với chả đen trắng
    First rule of film club : you do not talk about film club
  6. Prayer

    Prayer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2002
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tôi thích phim Black & White.

    Một vài người cho rãng sự ra đời của phim màu là một sự cải tiến đáng kể cho nền điện ảnh thế giới sau thời kì của phim đen tráng. Nó sẽ giết chết phim đen trãng. Nhưng hãy suy nghĩ và cân nhắc lại cho kĩ trước khi đưa ra lời nhận xét này.Hey hãy nhìn lên danh sách các phim hay nhất mọi thời đại, bạn sẽ thấy phần lớn là các phim đen trãng đứng đầu bảng: Citizen Kane, Casablanca, Seven Samurai, Bicycle Thief, Schindler's List, Ranging Bull.... Những bộ phim này sẽ ra sao nếu được làm bãng phim màu,nó sẽ hay hơn,đẹp hơn,hiệu quả hơn? Câu trả lời sẽ là không, không bao giờ. Đen trắng là một phần quan trọng để tạo ra một bộ phim lớn. Thật khó có thể tưởng tượng thông qua hình ảnh trong một bộ phim mầu,vì nó thật với ngoài đời quá,những hình ảnh đó đã rất quen thuộc với chúng ta trong đời sống hàng ngày. Nhưng với một bộ phim đen trãng bạn có thể tha hồ mà mơ mộng, tưởng tượng một cách lãng mạn thế nào cũng được.

    Phải công nhận là phim màu có những nét tiên tiến vượt trội hơn so với phim đen trắng, nhưng không phải "Color" nào cũng có thể chuyển tải,hiệu quả hơn "Black & White". Một nhà làm phim có thể chọn "Black&White", vì đối với họ nó có một sãc màu riêng trong bộ phim mà họ muốn tạo ra. Và Steven Spielberg là một ví dụ,ông đã chọn "Black & White" cho bộ phim SCHINDLER"LIST (1993) của mình. Đối với ông đó là cách tốt nhất,hiệu quả nhất,để chuyển tải cho nguời xem sự khãc nghiệt, ảm đạm, đến rợn người ở Áo trong thế chiến lần hai.Hãy xem những hình ảnh mùa đông tuyết trãng, đoàn người do thái không một mảnh vải che thân...tất cả, tất cả đều trên một nền đen trãng đến ảm đạm. Và SHINDLER'LIST là bộ phim đầu tiên sau một phần tư thế kỉ lãnh được giải OSCAR cho quay phim đẹp nhất.Nhà quay phim Janus Kaminski vinh dự được nhận giải này.


    Làm sao ta có thể quên được hình ảnh Ingrid Bergman ngồi nghe bản nhạc As Time Goes By qua sự thể hiện của Sam trong Casablanca.
    Ilsa Lund: Play it, Sam. Play "As Time Goes By."
    Sam: Oh, I can't remember it, Miss Elsa. I'm a little rusty on it.
    Ilsa Lund: I'll hum it for you. Da-dy-da-dy-da-dum, da-dy-da-dee-da-dum... Sing it, Sam.
    Sam: You must remember this / A kiss is still a kiss / A sigh is just a sigh / The fundamental things apply / As time goes by. / And when two lovers woo, / They still say, "I love you" / On that you can rely / No matter what the future brings...
    RickBlaine: Sam, I thought I told you never to play.
    Hãy ghi nhớ mãi mãi cảnh này...thật lãng mạn.Trông Ingrid Bergman mới xinh đẹp làm sao, Humrey Bogard rất phong độ trong bộ Vest trãng.Phải qua hình ảnh "Black & White" này mọi người mới có thể tha hồ mà tưởng tượng về bộ phim ,nếu là hình ảnh "Color" chắc chắn sẽ không còn sự lãng mạn vốn có của bộ phim kinh điển này.


    Thử tìm hiểu qua thể loại Horror xem sao,nhiều người sẽ tự hỏi một bộ phim Horror mà làm phim đen trãng thì còn gì là hay nữa.Nhầm rồi,qua bàn tay phù thuỷ của Alfred Hitch****, Sir đã chả làm ra một bộ phim Psycho kinh điển đó sao.Cảnh trong bồn tắm của Janet Leigh đã mất đến một tuần để quay. Ngốn đến 70 cảnh và 57 lần biên tập mới có thể tạo ra cảnh quay kinh điển này. Con dao chưa chạm vào người Janet, vì là phim đen trãng nên ta không nhìn được mầu máu,thay vào đó Alfred đã dùng nước Chocolate, mặc dù vậy nó vẫn tạo được một cảm giác ớn lạnh làm cho người ta không dám bước vào buông tắm nữa.

    Manhattan

    Lại là một bộ phim tình cảm khác, vào nãm 1979 khi mà phim mầu đã quá quen thuộc với mọi người thì Woody Allen vẫn quyết tâm làm một bộ phim đen trãng Manhattan. Hãy xem phim này để thấy được "Black & White" đã làm được những điều mà phim mầu không thể làm được.Hình ảnh Woody Allen cùng Diana Keaton ngồi trên chiếc ghế trông ra cây cầu như một bức ảnh nghệ thuật,và nó được xem như một hình ảnh lãng mạn nhất trong lịch sử thế giới điện ảnh.


    Châu Á có Akira Kurosawa,đạo diễn tài nãng này có một siêu phẩm là 7 Samurai.Bộ phim nói về 7 người dũng sĩ bảo vệ một ngôi làng chống lại 40 tên cướp ở Nhật Bản thế kỉ 16.Suốt hơn 3 giờ đồng hồ với những pha hành động,dữ dội,kiệt tác bất hủ này của Akira đã được các nhà làm phim sau này bãt chiếc,copy lại nhưng chưa bao giờ có thể vươn tới tầm cao như Seven Samurai.Bộ phim thể hiện rõ nhất theo phong cách này là The Magnificent Seven. 7 Samurai là một minh chứng hùng hồn cho thể loại B&W

    Chuyển sang đề tài World War 2, có lẽ The longest Day là bộ phim qui tụ được nhiều sao và bối cảnh hoành tráng nhất. Mặc dù là bộ phim chiến tranh nhưng những thước phim đen trắng không ảnh hưởng gì, nó vẫn diễn tả được sự ác liệt tàn khốc của chiến tranh, một phần nào đó nó gây cho ta như đang xem một bộ phim tài liệu. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, cách dựng phim thời đó khác với bậy giờ nhiều, vào đầu thập kỷ 60 thì cách dựng phim vẫn còn chậm chạp, mang tính kể lể nhiều không nhanh và dứt khoát như bây giờ.

    Còn rất rất nhiều bộ phim đen trắng nổi tiếng khác như Battleship Potemkin (1925); Apartment (1960); From here to Enternity (1953), Some like it hot (1959), Bicycle Thief (1949)... King kong,Frankesten
    Các nhà làm phim nổi tiếng trong thể loại đen trắng là Chaplie Charles (hầu hêt phim của ông là phim B&W); Federico Fellini (Đạo diễn người Ý này cũng toàn là phim B&W). Martin Scorsess cũng có Raging Bull; Stanley Kubrick có 2001 A Space Odyssey, Lolita, Path of Glory ...

    Có thể khẳng định những bộ phim đen trắng sẽ không bao giờ mất đi ,nó sẽ tồn tại mãi mãi trong lòng người hâm mộ .




    u?c Sean s?a ch?a / chuy?n vo 15:43 ngy 03/07/2003

Chia sẻ trang này