1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao tổng thống Obama ưu ái cậu bé "Đồng hồ"

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Vananh13, 05/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vananh13

    Vananh13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2016
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Như chúng ta đã biết, ngày 14/09/2015, cậu học sinh Ahmed Mohamed tại Mỹ đã bị cảnh sát bắt vì chế tạo một chiếc đồng hồ và đem đến lớp học. Cả cô giáo dạy tiếng Anh, hiệu trưởng và cảnh sát đều cho rằng nó giống một quả bom, vì thế cậu đã bị cảnh sát còng tay đưa vào trại giáo dưỡng.

    Sự việc sau đấy đã sáng tỏ, cái mà Ahmed Mohamed làm chỉ là một chiếc đồng hồ cậu chế tạo từ hộp bút chì cũ. Tuy nhiên điều này đã tạo ra một dư luận không tốt trong một bộ phận dân chúng tại Mỹ và trên thế giới. Bản thân bố cậu bé cũng rất bất bình và quyết định không cho cậu theo học bất kỳ một trường nào ở Mỹ nữa.

    Tiếp sau đấy, những người nổi tiếng và quyền lực tại Mỹ, trong đấy có Tổng thống Obama, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg hay ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã có những phát biểu, hành động ngợi khen, an ủi Ahmed Mohamed. Tổng thống Obama còn mời Ahmed Mohamed thăm Nhà Trắng và tham dự những sự kiện đặc biệt. Vậy, hành động của những nhân vật nổi tiếng này có phải chỉ vì mục đích chính trị hay còn vì lý do nào khác?

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ tiếp chuyện cậu bé “đồng hồ”​



    Muốn hiểu thêm về việc này, chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của bố mẹ cậu bé. Cũng như bất kỳ ông bố, bà mẹ nào khác, họ cùng vui buồn với niềm vui hay nỗi buồn của con.

    Từ khi con còn nhỏ, mỗi tiến bộ hàng ngày của con như biết ngồi, biết đi, hay biết bi bô những câu nói đầu tiên đều gieo vào lòng bố mẹ biết bao niềm vui. Những hình ảnh hồn nhiên, vui tươi của con luôn tràn ngập trong tâm trí bố mẹ. Cho đến khi con đi học, bố mẹ luôn háo hức lắng nghe con say sưa, vô tư kể về những điều thú vị ở trường lớp.

    Với những đứa trẻ ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, bố mẹ luôn dành cho con sự khuyến khích kịp thời. Khi con chưa làm được thì an ủi, động viên, khi con hoàn thành việc gì đấy, dù là rất nhỏ, bố mẹ cũng luôn dành cho con những lời khen ngợi. Những lúc đấy bố mẹ sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc, vui mừng hiện rõ trên gương mặt con. Cứ thế con lớn dần lên trong niềm hạnh phúc, hi vọng của bố mẹ.

    Với niềm đam mê và nỗ lực, con đã tự chế tạo ra rất nhiều đồ vật thú vị. Bố mẹ sẽ mong đợi điều gì khi một ngày con đem thành quả sáng tạo đến lớp học, với hi vọng sẽ nhận được sự cổ vũ, ngợi khen của thầy, cô, bạn bè? Chắc chắn là con sẽ vui lắm, sẽ tự hào lắm với thành quả của mình. Rồi sẽ có biết bao chuyện vui để con kể cho bố mẹ nghe khi đi học về. Thế nhưng điều mà bố mẹ nhận được hôm đấy là gì? Đấy là thông tin con bị còng tay giải đi như một tên tội phạm. Liệu có ông bố, bà mẹ nào không thấy xót xa?

    [​IMG]
    Có ông bố, bà mẹ nào cầm lòng được khi nhìn thấy hình ảnh này?​



    Trong quá trình dạy dỗ con, đôi khi, con chúng ta chưa ngoan, chúng ta cũng trách phạt con. Nhưng đấy là sự trách phạt bằng tình yêu thương. Nếu con phạm lỗi nhẹ thì bảo ban, nặng thì không cho con làm việc này, việc kia cho đến lúc con nhận ra lỗi của mình. Nhưng dù bố mẹ trách phạt thế nào thì trong thâm tâm, trẻ cũng hiểu bố mẹ muốn tốt cho mình chứ không phải là ghét bỏ mình.

    Thế nhưng, khi mà trẻ không có lỗi gì, đang mong đợi nhận được sự khích lệ, tán thưởng thì lại nhận được một sự trừng phạt vô cùng nặng nề như thế này. Cái mà em nhận được khác biệt hoàn toàn với những gì bố mẹ đã dành cho em từ trước đến nay. Có thể nói việc bị còng tay giải đi là một sự trừng phạt lớn nhất cho một con người, không chỉ với một đứa trẻ, mà với ngay cả một người trưởng thành. Nhìn ánh mắt của em, chúng ta biết rằng em đã nhận một cú sốc như thế nào!

    Và đấy chính là lý do tại sao bố của Ahmed Mohamed lại quyết định không cho con học ở bất kỳ trường học nào tại Mỹ, không phải là ông cố chấp hay suy nghĩ tiêu cực, mà bởi ông không muốn con mình bị ám ảnh bởi sự việc đã xảy ra, và đặc biệt là ông không muốn con mình một lần nữa gặp phải chuyện tương tự mà có thể bóp chết tâm hồn còn non trẻ của con.

    Với tổng thống Mỹ, một người từng nhận giải Nobel hòa bình, luôn đề cao những giá trị gia đình, giáo dục lớp trẻ. Ông đã đạt được và đang theo đuổi những mục tiêu nhân văn trong 2 nhiệm kỳ tổng thống của mình như đưa ra đạo luật y tế Obamacare, kết thúc chiến tranh của Mỹ tại Iraq, Afganistan, thông qua điều luật kiểm soát súng tại Mỹ… thì không có lý do gì ông không nhìn thấy được những điều thiếu nhân văn, phản giáo dục liên quan đến sự việc này. Vì thế việc làm của ông là hoàn toàn có thể lý giải được với hi vọng điều này sẽ bù đắp phần nào tổn thất tình thần mà “nhà chế tạo” Ahmed Mohamed phải chịu đựng.



    Đối với những người trực tiếp gây ra vụ việc, không biết họ đã bị xử lý như thế nào, nhưng chắc chắn là họ còn nợ em một lời xin lỗi.

    Từ sự việc này, chúng ta thấy rằng, với trẻ nhỏ, người lớn chúng ta hãy cố gắng cư xử với các em bằng một cách thức khác. Việc cư xử sai, không chỉ không thể dùng lời xin lỗi để bù đắp lại mà nó còn để lại những hậu quả không lường. Có thể làm mất hết nhiệt huyết của một đứa bé mong muốn khám phá khoa học, sống có ích. Có thể biến những đứa trẻ bình thường trở thành người xấu. Và trên hết, sẽ để lại vết thương trong tâm hồn trẻ mà không gì có thể hàn gắn được. Với một đứa trẻ, dù là nghi ngờ phạm tội thì chúng ta cũng nên có cách đối xử, tiếp cận nhân văn hơn. Cái trẻ cần không phải là sự trừng phạt mà là được giáo dục, và chắc chắn cái còng số 8 không phải là một giáo cụ tốt.

    Đối với Ahmed Mohamed, cuối cùng kết cục cũng không đến nỗi buồn, khi một quỹ của Quatar đã đồng ý cấp cho em học bổng toàn phần theo học một trường tại Quatar. Hi vọng điều này sẽ đem lại cho em những trải nghiệm thú vị ở một môi trường mới.

    Theo Châu Minh (Congioilam.com)
    http://congioilam.com/cuocsongdoday/689-tại-sao-tổng-thống-obama-ưu-ái-cậu-bé-đồng-hồ-2

Chia sẻ trang này