1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao trái đất lại quay được???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dragon43, 01/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragon43

    dragon43 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Tại sao trái đất lại quay được???

    Mình thắc mắc câu này lâu rồi
    Tại sao nó lại quay được nhỉ..?
    Nó lấy năng lượng từ đâu để quay???
    Còn nữa:
    Có bác nào có thể giải thích rõ..Vụ nổ bigbang là gì.
    Nó đã được chứng minh chưa???Hay chỉ là giả thuyết
    Ai đưa ra cái thuyết.."Vụ nổ Bigbang" nhỉ?


    I don't care ...as long as you love me


    FunnyDragon
  2. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Tìm cuốn Lược sử thời gian về mà đọc ...nếu không có xìn mua thì vào cai này mà load về :
    http://ebooks.vdcmedia.com/index.cfm?ShopID=0&Sub=2&Language=1
    có thêm vài cái nữ cùng chủ đề ..hic có điều câu trả lời có hay không cho ccâu hỏi của đồng chí tôi không dám chắc ...
    ..............................................................
    Ta đã xa nhau từ ngàn kiếp trước nhưng chưa một phút nào rời nhau.
    suốt ngày nhìn thấy nhau nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
  3. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0

    http://ebooks.vdcmedia.com/index.cfm?ShopId=520899&Sub=2&Item=0&Sort=0&page=2&Language=1
    ..............................................................
    Ta đã xa nhau từ ngàn kiếp trước nhưng chưa một phút nào rời nhau.
    suốt ngày nhìn thấy nhau nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi trả lời rất nôm na nhé. Chắc bạn cũng biết định luật bảo toàn moment động lượng. Nói nôm na, một hệ cô lập đang quay thì không thể bắt nó dừng lại mà không có lực ngoài. Ban đầu, toàn thể vật chất trong vũ trụ có một moment động lượng (cài này là quan sát, đừng hỏi tại sao). Vật chất trong vũ trụ tập hợp lại dần thành các đại thiên hà, các thiên hà, các hệ mặt trời, các quả cầu khí rồi tụ lại thành sao, hành tinh, vệ tinh v.v... Mỗi lần tách ra như vậy, mỗi hệ con nhận một phần moment động lượng của hệ lớn, nên hệ con nào cũng quay. Trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời cũng không ngoại lệ.
    Điều này cũng giải thích vì sao mặt phẳng quay của các hành tinh và các mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh đều gần trùng nhau. Đó là do chúng cùng tách ra từ một hệ lớn.
    Khi hành tinh đã quay, không cần năng lượng để duy trì sự quay đó. Ngược lại, do ma sát với lớp chất lỏng bên trong, các hành tinh (có cả Trái đất) sẽ quay chậm dần. Hiệu ứng này đã được chứng minh bằng thực nghiệm.
    Câu hỏi thảo luận: ở trên ta mới nói về định luật bảo toàn moment động lượng. Có vẻ như moment động lượng của hệ quả đất là bảo toàn. Vậy tại sao Trái đất lại quay chậm lại? có mâu thuẫn gì ở đây không?
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. viethangybvn

    viethangybvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0

    Bác Farmer này, có nhất thiết là ban đầu toàn thể vật chất trong vũ trụ phải có động lượng thì mới giải thích được không? Theo tôi thì điều kiện ban đầu thế nào cũng vậy, chỉ cần thấy rằng vật chất tập hợp lại được là do lực hấp dẫn, thế năng của hệ thay đổi nên nó phải có động năng. Không phải chỉ có 2 hạt nên nó không thể rơi thẳng vào nhau nên nó phải chuyển động theo một đường cong nào đó. Càng gần nhau càng quay nhanh. Kết quả là các hành tinh và các sao rồi các thiên hà nữa, cái nào cũng quay tít thò lò cả
    Còn về việc ban đầu mọi cái đều có momen động lượng thì có lẽ chấp nhận thuyết bigbang là thấy nó hiển nhiên ngay
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Theo cách giải thích của bạn, chỉ mới thỏa mãn nguyên lý bảo toàn năng lượng, nhưng không thỏa nguyên lý bảo toàn moment động lượng. Trong từ nhiên, sự bảo toàn moment động lượng cũng quan trong không kém sự bảo toàn năng lượng. Nếu hệ kín ban đầu không có moment động lượng thì sau đó nó không thể tự sinh ra moment động lượng (tức là không thể tự quay) được.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. amyso

    amyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    hu hu...các bác thật cao siêu!!! em vốn tò mò, cũng thích đọc những cái như thế...từ hồi còn học phổ thông, em dốt đều các môn tự nhiên... đọc những cái các bác viết em thấy hối hận quá...lỡ sau này con hỏi thì làm sao trả lời???
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Chả sao, Vật Lý bắt đầu từ những cái rất gần gũi, có thể gặp hàng ngày, có thể sờ mó, cầm nắm được, rất thân quen và không có gì khó hiểu. Ở tuổi nào người ta cũng bắt đầu tìm hiểu Vật Lý được
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. dragon43

    dragon43 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Liệu tất cả các hành tinh đều phải quay không??
    Có hành tinh nào không quay không.
    Tui nghĩ nó phải cần năng lượng chứ nhỉ.
    Theo ý của tôi thì có lẽ giải thích theo định luật vạn vật hấp dẫn hay hơn.
    -------------
    Mọi vật đều chứa trong mình năng lượng nghỉ.
    Vật càng lớn có năng lượng càng lớn.
    Mọi vật đều có lực tương tác lẫn nhau.
    -------------
    Vì các hành tinh có khối lượng cực lớn,sự tương tác hay lực hút giữa chúng càng lớn.Khi có lực hút như vậy,nếu hợp lực của các lực hút tạo thành momen,Hành tinh bị tác động sẽ quay quanh trục của nó.Và cũng quay theo một quĩ đạo nào đó.
    Vì vậy có thể nói năng lượng làm các hành tinh quay được là do lực tương tác giữa các hành tinh.
    Ko biết tui giải thích vậy có được không nhỉ.

    I don't care ...as long as you love me


    FunnyDragon

Chia sẻ trang này