1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao Trái Đất quay ?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hien_triec, 27/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Quên còn 1 nguyên nhân nữa khiến trái đất quay chậm lại là do mặt trăng .
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  2. legalone

    legalone Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Nói về Mặt trăng là vệ tinh do thám Trái đất thì tôi không tán thành lắm. (Không hiểu vì sao) nhưng với tôi đây có lẽ là một giả thiết củ chuối thiếu căn cứ nhất từ trước tới giờ, chẳng có một chút gì gọi là khoa học cả.
    Simple man makes simple life
  3. THACHSANH

    THACHSANH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    1.239
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết mặt trăng có phải là vệ tinh do thám của trái đất hay không. Nhưng theo những gì tôi được biết thì mặt trăng đóng vai trò giữ ổn định cho trái đất. Nếu không có mặt trăng thì chắc chắn lá không có sự sống.
    Quay lại vấn đề trái đất quay. Một nguyên nhân nữa lam trái đất quay chậm lại đó là các thiên thạch. Nếu có một thiên thach lớn va theo phương tiếp tuyến của trái đất và nằm trên mặt phẳng xích đạo thì một là trái đất quay ngược lại hoặc là trái đất quay tít mù.
    Mà hình như mặt trăng là một phần của trái đất tách ra do một vụ va chạm của một thiên thạch (rất to) với trái đất làm một phần trái đất văng ra và lại bị hút lại tạo nên mặt trăng. Không hiểu vụ va chạm lớn đó có ảnh hưởng gì đến tốc độ quay của trái đất ngày nay không.
    LýThông
  4. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi "Trái đất có quay không?" đã được Copernic và Galilee trả lời lâu rồi. Nhưng còn câu hỏi tiếp theo "Vì sao trái đất quay?" thì không đơn giản như vậy, nên đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Hiện nay có một số giả thuyết giải thích chuyển động quay của Trái đất. (Ở đây em chỉ bàn đến chuyển động quay quanh trục, còn quỹ đạo quanh mặt trời thì xin hẹn lúc khác).
    Cách đây 4,5 tỉ năm, Thái dương hệ chỉ là một đám mây khổng lồ gồm bụi và khí, quay quanh tâm Ngân hà. Khi mặt trời và các hành tinh lần lượt được hình thành từ đám mây này (do tác động của lực hấp dẫn), chúng cũng có vận tốc quay ban đầu. Hơn nữa, khi các khối chất liệu trên lạnh đi và cô đặc lại, chúng quay càng ngày càng nhanh hơn, theo định luật bảo toàn momen góc, như bác gì đã nói. Khi không còn cô đặc thì vận tốc quay không tăng nữa và được duy trì cho đến ngày nay. Hầu hết hành tinh trong Thái dương hệ như Trái đất đều quay ngược chiều kim đồng hồ (từ tây sang đông). Tuy nhiên có một ít ngoại lệ, trong đó có Kim Tinh: hành tinh này quay theo chiều đông-tây. Nguyên nhân chính có thể là do giả thuyết thứ hai.
    Cách đây 65 triệu năm, Trái đất bị một thiên thạch đường kính khoảng 6 dặm đụng vào, gây nên sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều sinh vật khác. Nếu trước đó Trái đất bị đụng bởi một thiên thạch lớn hơn nhiều như kích thước mặt trăng chẳng hạn thì rất có thể va chạm đó đã làm Trái đất bắt đầu quay, ngừng quay, hoặc quay nhanh hơn, hoặc quay ngược lại. Có lẽ điều đó đã xảy ra với Kim Tinh, và cả Thiên Vương Tinh. Người ta cho rằng ngày xưa TVT đã bị va chạm mạnh đến nỗi nó bị "đổ xuống", nên nó quay dọc từ nam lên bắc chứ không phải tây sang đông.
    Nhưng Trái đất không chỉ quay theo quán tính, nó còn bị một số tác động bên ngoài khác, mà rõ rệt nhất là mặt trăng. Lực hấp dẫn của mặt trăng gây nên thủy triều trên Trái đất như một cái phanh vô hình làm giảm dần tốc độ quay của nó. Nhưng vì tác động này quá nhỏ (cứ mỗi thế kỷ một ngày dài thêm khoảng 1,5-2 miligiây!) nên nó không thể làm Trái đất dừng lại, ít nhất là trong vòng hàng triệu năm nữa. Hơn nữa, đến lúc đó mặt trời sẽ giãn nở và thiêu cháy Trái đất thành tro bụi !!
    Đúng là mặt trăng luôn hướng chỉ một mặt về Trái đất, do tốc độ quay quanh trục của nó bằng với tốc độ quay quanh Trái đất. Nhưng có một điều kỳ lạ mà ít người được biết. Trong tương lai (rất xa), các nhà thiên văn học tiên đoán rằng Trái đất và mặt trăng sẽ rơi vào thế đối mặt giống như Diêm Vương Tinh và vệ tinh Charon của nó bây giờ. Khi vận tốc quay của Trái đất giảm xuống, đến lúc nào đó nó sẽ bằng với vận tốc quay của mặt trăng. Khi đó Trái đất và mặt trăng sẽ cùng quay quanh một điểm trọng tâm chung, và sẽ luôn luôn cùng hướng một mặt về phía nhau. Có nghĩa là ở một bán cầu của Trái đất, người ta sẽ thấy mặt trăng luôn luôn treo ở một vị trí cố định, không dịch chuyển. Còn ở bán cầu kia, người ta sẽ không bao giờ còn trông thấy mặt trăng nữa !!! Nhưng sẽ còn lâu lắm mới xảy ra hiện tượng đó.
    Trả lời thêm một số câu hỏi:
    - Bác nào chắc xem phim Sci-Fi nhiều nên hơi bị... paranoid. Mặt trăng không phải là một đài quan sát (kiểu như phi thuyền Surveyor) của một nền văn minh alien nào đó đâu. Theo một giả thuyết phổ biến thì nguồn gốc của mặt trăng là khi Trái đất bị một thiên thạch khổng lồ đụng vào bóc ra một "mẩu thịt" tung lên trời, rồi hình thành mặt trăng. Rất có thể chính thiên thạch này cũng là một thủ phạm làm Trái đất quay.
    - Trái đất có quay chậm đi thật nhưng.... (vui lòng xem ở trên).
    - Lực ly tâm của Trái đất đang cân bằng với lực hút của mặt trời, chính vì vậy nó mới không bay ra xa hay bay về phía mặt trời mà quay theo một quỹ đạo không đổi (cũng như mặt trăng với Trái đất vậy).
    Lung Tung Beng
    Ronaldo + Brazil = Champions
  5. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ tất cả các hành tinh quay đều là do va chạm, giống như trên bàn bi-a vậy, khi 1 tiểu hành tinh bay tới đập vào Trái Đất không xuyên tâm thì nó sẽ cung cấp 1 moment động lượng, và TĐ sẽ quay, và moment động lượng này được bảo toàn cho đến nay.
  6. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    À, lúc nãy mình chỉ hiểu theo nghĩa tự quay quanh trục. Còn việc quay quanh Mặt Trời thì chắc ai cũng biết mấy Kepler giải mấy cái PT vi phân đó rồi nhỉ. Thực ra cũng vẫn là moment động lượng, lúc đầu khi hình thành do va chạm làm sao đó mà TĐ có 1 vận tốc ban đầu, khi bay qua Mặt Trời thì bị giữ lại làm bạn thôi mà. Hì, nhưng đó là giả thuyết của mình thôi.
  7. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Okie ! đồng ý với giả thiết rằng TĐ và các hành tinh khác quay là do các vụ va chạm thiên thạch. Tuy nhiên có một điều thắc mắc mà không biết đã có nhà khoa học nào giải thích chưa, đó là : Mặt Trăng như chúng ta đã biết có rất nhiều các vết va chạm của thiên thạch, vậy, tại sao nó gần như không quay quanh trục ? hay là các vụ va chạm đã cân bằng nó, như vậy thì là một sự trùng hợp thú vị.
    Giả thiết về sự xuất hiện của MTrăng theo tôi là chưa có cái nào thoả đáng cả, cái nào cũng có chỗ không hợp lí.
    Cũng liên quan đến sự quay của các hành tinh, bác nào có thể giải thích xem tại sao chúng ta nhìn được Sao Kim vào ban đêm, mặc dù khi đó chúng ta đang hướng ngược phía với phần được chiếu sáng của Sao Kim, hơn nữa, nó lại nằm gần MTrời hơn ??? ( bác nào trả lời nhanh xin cảm ơn bằng 5* - với điều kiện câu trả lời dễ hiểu một chút)

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  8. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Không phải nguyên nhân là do cấu tạo khí quyển của sao Kim có thể phản xạ ánh sáng thế thôi .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  9. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Dr Slum trả lời đúng đó, Kim Tinh có lớp mây dầy đặc phản xạ hầu hết ánh sáng từ mặt trời. Hơn nữa KT lại gần MT nhất nên nó rất sáng, làm người xưa tưởng nó là sao. KT cũng có lúc tròn lúc khuyết, lúc khuyết thì ta thấy không sáng bằng thôi, đâu có gì lạ đâu.
    À mà ai bảo mặt trăng không quay quanh trục nhỉ?? Tớ đã nói là nó quay với vận tốc bằng vận tốc quay quanh trái đất, chính vì thế nên ta chỉ thấy một mặt của nó mà thôi.
  10. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Tất cả mọi vật khi co lại đều sinh ra chuyển động quay. Mà các hành tinh là ví dụ.
    Các hành tinh lúc đầu chỉ là đám bụi, co lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn.
    Sự co lại này là không đối xứng hay nói cách khác là không đều, có chỗ co lại nhanh, có chỗ co lại chậm.
    Chính vì sự chênh lệch này mà các thiên thể thu được 1 chuyện động quay hay nói như các bạn là thu được 1 momen quay.
    Các bạn xem : sao lùn trắng và sao nơ trôn đều quay rất tự quay rất nhanh , đến hàng nghìn vòng 1 phút, thậm chí còn hơn nữa.
    Đó là vì chúng tiếp tục thu được momen quay trong quá trình co lại và chết của các vì sao.
    Có lẽ câu hỏi vì sao Trái Đất quay của anh em ta đã được làm thit rồi nhỉ
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.

Chia sẻ trang này