1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao ttvnol không có diễn đàn nhạc Phạm Duy

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi jiang_hu, 02/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QueHuongMenYeu

    QueHuongMenYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác không biết Phạm Duy là ai thì cũng đủ biết bác là người không có kiến thức. Và nếu không có kiến thức thì chịu khó ngồi nghe người ta nói để học hỏi. Tư cách như bác thì cũng không xứng đáng nghe nhạc Phạm Duy đâu cho nên cũng không sao. Có điều Phạm Duy dù sao cũng đáng tuổi cha chú của bác, cho nên làm ơn dùng chữ lịch sự một chút.
  2. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Trong này có mấy cậu xưng tụng Phạm Duy một cách quá đáng nghe chối tai hết sức. Tớ thì ko rành gì về Phạm Duy cũng như Trịnh Công Sơn nhưng đọc mấy kiểu tâng bốc thấy chối tỷ vật. Đành rằng thì mình thích người ta nhưng mà nói cũng phải có căn cứ chút chớ ! Cái gì mà 3 bồ với 4 bồ nghe thúi lắm .Lại có bạn so Phạm Duy với Nguyễn Du. Ôi chao...
    Chung quy chắc tại cái box Nhạc Trịnh Công Sơn có trước mà ra cả. Đã thế thì nhét hết mấy ông TCS, PD, VC, ĐN.... vào 1 bồ đi cho xong.
  3. jiang_hu

    jiang_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    mong các bác bác nào chưa nghe trường ca con đường cái quan mà chỉ mới nghe loáng thoáng cái tên thì đừng nhảy xổm vào đây nói nhiều , chắc mới nghhe tên các bác nghĩ "con đường cái quan" chỉ là 1 con đường nên không bằng 1 góc của "sông lô" ???
    xin thưa các bác trường ca sông lô không thể nào so sánh với con đường cái quan đưôợc. Trường ca Sông Lô về phần nhạc hoành tráng và mang âm hưởng của nhạc cổ điển phương Tây, nói về hào khí của 1 giòng sông anh hùng, 1 bản anh hùng ca không phải của Beethoven mà là của nhà soạn nhạc kỳ tài nhà ta. Bên Con Đường Cái Quan mà các bác thích tỏ vẻ kếin thức xía vào nói 1 tí đó tôi thề là các bác chưa nghe 1 tí nào cả nên mới dám nói thế
    các bác có biết con đường cái quan là con đường gì không ?
    Trường Ca Con đường cáiquan không ca ngợi 1 con sông hay con đường nào cảa mà ca ngợi đất nươ`c hình chữ S yêu quý này bằng cách kết hợp và làm mới các câu dân ca của 3 miền.
    Bản terường ca này được giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê khen ngợi như một thiên trường ca đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam, là loại dân ca đi vào tâm hồn người Việt lần thứ 2 vậy.
    Mà chắc yeucai...... gì đo'' chẳng biết giáo sư Trần Văn Khê là ai đâu , vì em thấy bác chỉ giỏi phô trương kếin thức mà thựcv chất chẳng biết gì về cái mình nói cả, nên đối với bác Trần Văn Khê nhiều lắm chỉ là 1 ông vừa được em đề cao và bác sắp đến 1 topic khác tỏ vẻ là mình biết về ông này.. ặc ặc.. thôi thông cảm báxc em không nói nữa (chẳng biết bác mấy tuổi nên em mới nói vậy, chứ nếu bác mà trẻ hơn em thì chẳng bao giờ em mỹ miều gọi bác bằng danh xưng qúy giá này đâu..)
    còn nhiều nữa, nhiều kẻ trâu bò đi vớ lạc vào topic này cũng ti toe cho biết chuyện, em sẽ còn dịp nói nữa dù biết rằng nói bao nhiêu thì ra ngòai bấy nhiêu thôi.. hic hic thảm thương cho các bác quá
    ~~~~~~~~
    Thấy chưa, tôi vừa gửi bài này xong thì ngay ở dưới đã có kẻ "chẳng rành gì về Phạm Duy" mà lại thích phản đo^''i khi người ta nói về PHạm Duy ... còn ở trên thì có kẻ suy bụng heo ra bụng người . 80 triệu dân VN chắc không phải ai cũng biết về Phạm Duy, nhưng họ còn biết về những điều hay ho khác, không phải là nói nhiều đến xoe cả mồm như bác,mà chẳng câu nào có văn hoá cả
    Được jiang_hu sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 04/06/2005
    Được jiang_hu sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 04/06/2005
  4. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Có đọc cái bài này hay và cũng giống ý của Hân, copy + paste cho bà con đọc cho vui
    Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam
    Tác giả Phạm Quang Tuấn
    Việc nhạc sĩ Phạm Duy hồi hương gây nhiều tranh luận sôi nổi trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng như ở trong nước. Hầu hết những bài báo hải ngoại và một số bài báo trong nước nhìn việc này qua lăng kính chính trị. Một số bài cũng nhìn vào khía cạnh tình cảm cá nhân của một ông già trở về quê hương sinh sống. Tuy nhiên, bài này sẽ hoàn toàn không đề cập đến những khía cạnh đó, mà sẽ tập trung vào mặt âm nhạc, văn hóa của chuyến hồi hương này.
    Tự nó, việc Phạm Duy trở về không có ý nghĩa nhiều về mặt âm nhạc. Nhưng nếu sự hồi hương của Phạm Duy dẫn tới việc nhạc của ông (sớm) được lưu hành và phê bình, bàn luận ở trong nước, thì có thể sẽ có những hậu quả quan trọng cho nền tân nhạc Việt Nam. Ðó mới là điều giới nhạc Việt Nam quan tâm.
    Trước hết, tôi xin bàn về vị trí của nhạc Phạm Duy trong âm nhạc Việt Nam. Nền tân nhạc Việt Nam thường được coi là ?ochính thức? khai sinh khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đi khắp nước diễn thuyết và trình bày những ca khúc của ông vào năm 1938, tuy rằng nhiều nhạc sĩ đã bắt đầu viết ca khúc theo thang âm Âu châu vài năm trước đó, nhưng chưa có cơ hội phổ biến. Vậy cứ cho rằng tân nhạc có một lịch sử khoảng 70 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ba nhạc sĩ thường được coi là nổi bật nhất là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.
    Theo thiển ý, chỗ đứng của Văn Cao không vững vàng bên cạnh hai người kia. Tuy ông là người đa tài, tiềm năng của ông đã không được thể hiện xứng đáng vì những hoàn cảnh lịch sử, chính trị. Những tác phẩm của ông làm thời trẻ còn quá cổ điển, quá Âu tây (dù đã dùng ngũ cung Việt Nam trong bài Thiên thai), chưa phát huy đến nơi đến chốn tính thẩm mỹ Việt Nam, chưa độc sáng và thoát ra khỏi cái khuôn mẫu ?odĩ Âu vi trung?. Lê Thương mới thực sự là nhạc sĩ đáng kể với những đóng góp vô cùng quan trọng và giàu tính dân tộc qua ba bản Hòn Vọng Phu.
    Nhưng Lê Thương hơi kém về lượng. Trịnh Công Sơn mới chính là đối thủ của Phạm Duy về số lượng và tính cách độc sáng. Nếu Phạm Duy là người đã đem dân ca VN vào nhạc, thì Trịnh Công Sơn là người đã đem hồn thơ, và quan trọng hơn, đem những suy tư của người Việt trẻ đô thị, vào nhạc. Mỗi nhạc sĩ đã sản xuất trên dưới một ngàn tác phẩm.
    Trong nghệ thuật, cũng như trong khoa học, số lượng không phải là điều quan trọng, mà quan trọng là sự đặc sắc và khai phá. Có những người có thể viết cả ngàn bài thơ, bản nhạc, mà thế giới không biết họ là ai và cũng không cần biết, vì những thơ nhạc đó chỉ là rập theo khuôn mẫu của kẻ khác. Có những người (như Lê Thương trong tân nhạc hay Mendel trong khoa học) chỉ có vài ba bản nhạc hay một khám phá mà đủ để có chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng những nghệ sĩ lớn thường có số lượng đồ sộ, vì nghệ thuật là cả cuộc đời của họ, và họ không thể ngừng sáng tác. Và do đó Trịnh Công Sơn và Phạm Duy là hai cột trụ của tân nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20.
    Tính cách của hai nhạc sĩ này hoàn toàn khác nhau. Trong khi Trịnh Công Sơn tập trung vào một phong cách riêng, với những giai điệu dựa trên âm giai E minor đặc thù của chiếc tây ban cầm, kể lể suy tư suốt mấy trăm tác phẩm, thì Phạm Duy, trái lại, như một con **** bay từ vườn này sang vườn khác. Trịnh Công Sơn tinh khiết, Phạm Duy xác thịt. Trịnh Công Sơn là mặt trăng, Phạm Duy là mặt trời. Trịnh Công Sơn trừu tượng, Phạm Duy cụ thể. Trịnh Công Sơn đơn điệu đơn sắc, Phạm Duy đa điệu đa sắc đến cùng cực. Trịnh Công Sơn có chỗ đứng vững chắc, Phạm Duy luôn luôn đi trong cuộc hành trình. Không có đề tài nào mà Phạm Duy không thí nghiệm, từ cái dơ dáy của Tục Ca tới cái hồn nhiên của Bé Ca và cái cao siêu của Ðạo Ca, thuần khiết của Thiền Ca. Phạm Duy như một đứa trẻ năm tuổi, chạy chơi tung tăng trong vườn hoa của cuộc đời và của nghệ thuật, khi thì bắt ****, khi thì vọc bùn, hoàn toàn không cần biết cha mẹ răn đe la mắng, cứ thích gì là làm nấy. Và may mắn cho chúng ta, một trong những cái Phạm Duy thích làm là... viết ca khúc!
    Nhưng điều đáng buồn là, trong khi Trịnh Công Sơn được chính thức vinh danh, nhạc của ông được phê bình, bàn luận, in và phổ biến, thì nhạc Phạm Duy bị cấm đoán, không ai được nói tới trong nước. Dĩ nhiên, một số ca khúc Phạm Duy vẫn được hát trong các phòng trà, phòng khách. Nhưng khi sự lưu hành hoàn toàn dựa vào thị hiếu của công chúng như vậy, mà không có sự phê bình bàn luận chuyên nghiệp hỗ trợ, thì không thể bảo đảm rằng những tác phẩm giàu nghệ thuật nhất, trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ và đa dạng của ông, có cơ hội được sống.
    Trong mọi bộ môn nghệ thuật, thị hiếu của công chúng không bao giờ là thước đo của giá trị nghệ thuật. Những tác phẩm thực sự độc đáo và tầm cỡ thường khó làm quen, và cần sự bàn luận, phê bình của những người có trình độ để khơi óc tò mò của công chúng và nhẹ nhàng dẫn dắt họ đi vào tác phẩm. Thử hỏi thời nay nếu chương trình trung học không dạy về Truyện Kiều thì sau vài chục năm còn có ai cảm nhận nổi? Dĩ nhiên, khi công chúng đã được giới thiệu và tác phẩm bắt đầu trở thành quen thuộc, thì nó sẽ đi vào lòng người một cách sâu đậm và lâu dài hơn những tác phẩm kém giá trị.
    Cũng vậy, thành phần nhạc Phạm Duy hiện được lưu hành một cách tự phát và không chính thức chỉ là một phần nhỏ, vài chục bài tình ca, trong một sự nghiệp đồ sộ và đa dạng. Ðó là những tác phẩm bắt tai nhất của Phạm Duy, đánh vào những cảm xúc thông thường của lòng người bằng những kỹ thuật căn bản. Những bản nhạc ngắn với cấu trúc ABA, âm giai trưởng hoặc thứ của Âu châu, trở về chủ âm thường xuyên để ve vuốt lỗ tai, lời lẽ ướt át, tuy không đến nỗi ?osến,? nhưng thường cũng chỉ ở mức độ cảm nhận trung bình của thanh niên thiếu nữ thành thị. Những tác phẩm đó, theo tôi, không cho một hình ảnh chính xác và đầy đủ về nghệ thuật của Phạm Duy.
    Nói chuyện về Phạm Duy với một người trẻ ở miền Bắc, hay sinh ra ở miền Nam sau 1975, ta thường nghe những ý kiến như sau: ?oCó gì đâu, chỉ vài bài tình ca lỗi thời?, ?oTôi không thấy nhạc Phạm Duy hay ở chỗ nào,? ?oKhông làm tâm hồn tôi rung cảm gì cả?, thậm chí ?oNhạc Phạm Duy nghe thấy sến!?. Hẳn những thính giả miền Nam và hải ngoại ái mộ Phạm Duy nghe vậy sẽ rất kinh ngạc, nhưng những người am hiểu một chút về sự cảm nhận âm nhạc và nghệ thuật nói chung thì không ngạc nhiên với những phản ứng ấy. Chúng xuất phát từ sự thiếu quen thuộc của những người mới chỉ nghe vài bản tình ca Phạm Duy.
    Sự cảm nhận âm nhạc, nói cho cùng, dựa vào sự quen tai: về phương diện âm thanh thì quen với cung cách giai điệu, thang âm, tiết tấu, tiến trình hòa âm; về ca từ thì quen với từ ngữ, hình ảnh. Trừ phi có học lý thuyết âm nhạc, cái mà hầu hết thính giả Việt Nam không có điều kiện, còn thì sự quen tai là tất cả. Nghe đi nghe lại một số bản nhạc cho đến khi những đường nét giai điệu hằn vào trong óc như vết rãnh của bánh xe bò trên đường đá, nhất là khi đầu óc còn non nớt mềm dẻo và đá còn là đất, đó là tất cả sự đào tạo âm nhạc của hầu hết thính giả Việt Nam.
    Trong cái khung cảnh âm thanh rất hạn chế đó, yếu tố ca từ nổi lên chiếm phần quan trọng. Mà ca từ thì tùy thuộc rất nhiều vào thời đại, vào bối cảnh xã hội chính trị. Khi nhạc của một nhạc sĩ bị cấm đoán trong ba mươi năm, qua một cuộc đổi đời về xã hội chính trị, sự cảm thụ tác phẩm của nhạc sĩ ấy trong một thế hệ mới sẽ không dễ. Tân nhạc Việt Nam, do đó, là một tập hợp của những phong trào, biến cố phù du. Bộ phận nào lỡ đánh rơi là mất, không tìm lại được nữa. Sự cấm đoán nhạc Phạm Duy trong 30 năm qua, một sự nghiệp làm gạch nối liên tục suốt từ những năm đầu của Tân nhạc cho đến bây giờ, do đó, là một vết thương trầm trọng của tân nhạc VN.
    Một lý do nữa của sự phù du của tân nhạc Việt Nam là nó bị quá coi rẻ trong nền giáo dục âm nhạc. Trong khi nhạc cổ điển Tây Phương luôn luôn được coi là tuyệt đỉnh nghệ thuật, ở cả miền Nam và miền Bắc trước và sau thống nhất, và được giảng dạy trong các nhạc viện, và nhạc truyền thống dân tộc cũng được chú trọng (tuy nhiều khi ?ophát triển? sai cách và bị ép theo khuôn mẫu Tây phương), thì tân nhạc phổ thông hoàn toàn không được chú ý, kiểu như nhạc jazz bị giới nhạc hàn lâm Tây phương lơ là coi rẻ trong đầu thế kỷ 20. Vì sự lơ là đó mà hầu như không có một sự liên tục nào trong tân nhạc Việt, cứ mỗi thế hệ lại chạy theo những thời trang mới nhất nhập cảng từ ngoại quốc, như một đám bèo bọt trên sông đi từ vũng xoáy này sang vũng xoáy khác.
    Muốn có một sự tiến bộ và mở mang liên tục, mỗi thế hệ nhạc sĩ cần học hỏi từ các thế hệ đàn anh. Phải có những bài bàn luận, phê bình, khảo cứu về cách viết nhạc, để xem những người đi trước đã có những sáng tạo gì về kỹ thuật cũng như nội dung, những gì đặc sắc, những gì Việt Nam. Học hỏi để bắt chước và phát huy những cái hay, hoặc để tránh bắt chước một cách vô tình nếu ta muốn đi tìm con đường mới.
    Hiện nay, thay vì học viết ca khúc từ các đàn anh nhạc sĩ Việt Nam, các nhạc viên phải học từ các nhạc sĩ Âu châu thời cổ điển. Ðành rằng, ở một trình độ căn bản, ca khúc Việt Nam cũng giống ca khúc thất cung Âu châu, nhưng đó chỉ là trình độ nhập môn. Ca khúc xuất phát từ ngôn ngữ, mà tiếng Việt khác hẳn với các loại tiếng Âu châu về âm thanh. Những ngũ cung các miền Việt Nam, những luyến láy theo dấu của các địa phương VN, đem tới cho ca khúc Việt một sắc thái đặc biệt không nước nào có.
    Phổ thơ sang nhạc là một hoạt động căn bản của nhạc sĩ khắp các nước, nhưng với các thể thơ Việt Nam dựa lên âm điệu lên xuống, luật bằng trắc và những thể thơ riêng, hoạt động ấy có những vấn đề rất đặc biệt. Trải qua mấy thế hệ, các nhạc sĩ tìm cách giải quyết và áp dụng nhiều cách khác nhau. Mà về phương diện đó thì Phạm Duy là bực thầy. Thử xem ông phổ câu ca dao
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    và hớn hở nhắc đi nhắc lại chữ ?otrèo lên? để vươn lên gần hai bát độ, ngân nga nũng nịu kéo dài dấu hỏi trong chữ ?obưởi?, thì mới thấy tài năng tuyệt diệu của ông trong cách biểu diễn tình cảm qua âm điệu và làm chủ ngôn ngữ Việt Nam. Tác giả bài này đã bàn thêm về nghệ thuật phổ thơ của Phạm Duy trong một bài khác [1] .
    Như đã nói ở trên, những tình ca ngăn ngắn của Phạm Duy viết trong thời ở miền Nam, tuy rất thịnh hành và được lưu hành không chính thức vì dân chúng quá thích nên không ngăn được, không thể coi là những đóng góp quan trọng nhất của Phạm Duy. Không có tình ca Phạm Duy thì cũng có tình ca của nhiều nhạc sĩ khác, còn mùi mẫn, ướt át cảm động hơn. Dĩ nhiên, nhiều người khác, kể cả nhạc sĩ Phạm Duy, có thể không đồng ý với ý kiến này!
    Vậy những bản nhạc nào biểu hiện cho sự đóng góp lâu dài của Phạm Duy vào kho tàng âm nhạc Việt Nam? Tác phẩm của Phạm Duy quá đa dạng để mọi người có thể đồng ý về sự lựa chọn. Riêng tôi, tạm để ra ngoài những tác phẩm có tính cách thời sự khó lòng được lưu hành trong tương lai gần (tuy nhiều bài rất giá trị về mặt nghệ thuật), và cũng xin tạm không nói đến Minh họa Kiều còn cần thời gian để đánh giá, tôi xin đưa ra vài ví dụ tiêu biểu sau đây:
    1. Dân ca (mới). Ðiều này ai cũng biết. Nét đặc biệt của Phạm Duy là đã đem dân ca vào dòng chính của tân nhạc, với những âm điệu hấp dẫn, mới mẻ mà vẫn đầy bản sắc Việt Nam. Tối thiểu, dân ca Phạm Duy là chiếc cầu để người trẻ thành thị đi về với dân ca truyền thống nguyên thủy. Nhưng còn hơn nữa, dân ca Phạm Duy làm thăng hoa dân ca truyền thống, làm nảy nở những tinh hoa của nó. Nghe một bài dân ca Phạm Duy như Ðố ai, Quê nghèo, Người về, Ngày trở về, Bài ca sao, người thành thị không chút nào cảm thấy cố gắng phải ?otìm về bản sắc dân tộc? để ?ora vẻ Việt Nam?, mà cảm thấy cái bản sắc ấy tự nhiên nảy nở throng lòng họ và lôi cuốn họ, chẳng kém, hoặc còn hơn, là khi nghe một bản nhạc thời trang ngoại quốc. Ít có nhạc sĩ VN khác nào làm được điều đó.
    2. Những tình ca quê hương: cũng tương tự như dân ca, nhưng phát triển thêm một nấc về tầm cỡ, nghệ thuật và cảm xúc. Cách phân loại của tôi hơi khác với của Phạm Duy, tôi xin đặt vào loại này những bản như Về miền Trung, Tình ca, Tình hoài hương, Chiều về trên sông... Ðây là những tác phẩm điêu luyện, có tầm cỡ, độc đáo, bố cục chặt chẽ mà lại không khả đoán, ra ngoài khuôn sáo của các bài hát bình thường, mang nhiều âm hưởng ngũ cung dân gian, và tràn đầy tình quê hương, thích hợp và cần thiết cho mọi thế hệ người Việt.
    3. Hai bài trường ca Trường ca Con đường cái quanMẹ Việt Nam. Ðặc sắc nhất, theo thiển ý, là tác phẩm Mẹ Việt Nam. [2] 21 ca khúc trong Trường ca này được dàn dựng chặt chẽ, nối kết với nhau bởi một ý tưởng rất đẹp và sâu sắc, dùng chất liệu thần thoại và lịch sử của dân tộc, để nói lên những khát vọng hòa bình, cảm thông và đoàn kết của cả một dân tộc. Không hiểu những khát vọng phi chính trị, rất chính đáng và rất hợp thời này có được chính quyền sớm hiểu và cho phép phổ biến không? Hay là vì nó xuất phát từ trong một trái tim ?ongoài vòng kiềm tỏa,? chứ không phải từ một ban tuyên giáo hay trường chính trị nào đó, nên sẽ bị cấm đoán mãi? Nếu vậy thì thật đáng tiếc.
    4. Mười bài Ðạo ca, phổ nhạc Phạm Thiên Thư. Về mặt âm nhạc thuần túy, cũng như về mặt kết hợp giữa nhạc điệu và ca từ, tôi nghĩ rằng đây là một kiệt tác của Phạm Duy. Ông đã dùng những kỹ thuật về tiến trình hòa âm và chuyển thể của âm nhạc Tây phương một cách điêu luyện để diễn tả những tư tưởng thiền và đạo rất Việt Nam.
    5. Những bài khác có tính cách khai phá kỹ thuật, thử nghiệm với những âm điệu lạ tai, nhưng vẫn thành công rực rỡ trong việc chuyển tải cảm xúc: Ðường chiều lá rụng, Mộng du, Tóc mai sợi vắn sợi dài
    6. Những ca khúc phổ thơ sử dụng những kỹ thuật đặc sắc để thích ứng với ngôn ngữ và thể điệu thơ Việt: Thuyền viễn xứ, Tiếng sáo thiên thai, Nụ tầm xuân...
    Không biết bao giờ nhạc Phạm Duy mới được chính thức lưu hành và tự do bàn cãi tại Việt Nam. Nhưng một ngày qua mà chưa được hát, chưa được bàn, là thêm một mất mát cho nền âm nhạc Việt Nam, vốn dĩ chưa có gì phong phú.
    From talawas.com
  5. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Anh viết chả có chấm phẩy làm em đọc nhức cả đầu, khô cổ quá .
    Trong đoạn gạch đỏ trên kia, em chả hiểu ông anh định nói điều gì ! Diễn tả ý mình còn không nên thì nói chuyện ở đâu ở đâu hoá ra là vô ích ?
    Em dân 8x thôi . Anh hơn tuổi thì cứ tự nhiên không phải bác bác em em nếu thấy phiền
  6. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Cái chủ đề này từ việc " Tại sao ko có box nhạc phạm duy" bây giờ hình như biến thành "Phạm Duy vs Trịnh Công Sơn". Hài thật.
    Đây là ý kiến của tớ cậu nào thích bắt bẻ hay quote trích dẫn thì tuỳ:
    Tại sao chưa có box nhạc phạm duy ? (Nói chưa có vì bố ai biết được cứ đà này thì có hay ko ?)
    Theo tớ thì 1 cái forum trước hết dek phải là cái nơi hàn lâm gì cho cam. Các anh em có cùng chung sở thích về 1 cái gì đấy thì tụ tập nhau trên web, mở 1 cái quán cóc nho nhỏ gọi là cái pho rum để mà vào đấy tán phét, trao đổi những điều hay ho tủm mủm về sở thích chung vơi nhau mà thôi. Tức là tiêu chí hàng đầu của 1 cái forum là tính đại chúng. Cái gì được nhiều người thích và biết đến tất sẽ nảy sinh ra nhu cầu. Kể ra có Box Back Street Boys mà ko có box Phạm Duy thì cũng tức, nhưng mà rõ ràng là trước đây những bạn trẻ có thói quen lên mạng trong cái ttvn này và thích Boy band BSB nhiều hơn hẳn các bạn thích PD (xin đọc là Phạm Duy) là cái chắc. Nếu ai thích cái gì cũng cho lên đây làm 1 cái Box thì khó biết là sẽ có bao nhiêu box và mod nữa. Khoan hãy bàn đến chất lượng âm nhạc của ông PD và BSB, chỉ biết rằng vào 1 lúc nào đó, khi mà số fan hâm mộ tăng lên đến một mức nào đó thì sẽ có 1 cai box nào đó. Đấy mới là điều cơ bản. Nếu các bạn thích nhạc PD và cách bạn chứng minh được rằng có rất nhiều bạn đang tham gia diễn đàn này cũng như thế thì chắc chả có gì phải đắn đo về cái box PD cả. Thế nên hãy cho người ta thấy điều đấy thì hơn chứ đừng thừa hơi mà cái nhau. Còn nếu nói vì ông này hay lắm, éo có box ko được thì nhìn cái box nhạc cổ điển, không biết bao nhiêu ông nhạc sĩ bự con bị nhốt chung vào 1 rọ. Nghĩ mà buồn. Bạn nào to gan dám nói Beethoven éo bằng Phạm Duy xem ( không biết trong 1 bồ nhạc còn lại thì Beethoven được mấy tý nhỉ ). So sánh hài thật, nhưng ý tớ là lượng fan của Beethoven trên này không nhiều đến mức bằng như BSB hay WestLife, thế nên đành chia buồn với ngài vậy. Mà có khi tại nhốt chung nhiều ông to đầu với nhau nên chả ai dám có ý kiến ý cò gì. Vị nọ ngó vị kia và lặng lẽ thở dài mà ghen tỵ. Ầy
    Vấn đề các bạn tranh luận nhạc TCS hay hơn hay PD hay hơn thì chắc do cái box TCS nằm chình ình ở đấy mà ra cả. Éo gì nó tồn tại lâu phết, trước khi có the return of the King. Nếu PD cứ yên vị ở nước Mĩ xa xôi thì chắc cũng chả có gì xảy ra và hoà bình sẽ ngự trị trên trái đất chết tiệt này. Cơ mà ông ấy lại về mới đau chứ ! Không hiểu tại sao các bạn phải chờ tới khi vị nhạc sĩ già này trở về rồi mới gân cổ cò đòi có Box PD??? Sao không nói từ lâu đi. Hay là các bạn dạo gần đây đọc nhiều bài nọ bài kia nói rằng nhạc PD hay lắm, nhạc PD là số 1 lại đâm ra bất bình cho cái sự trớ trêu này ? Ô hô ai tai. Nhìn quanh quất nhạc VN chỉ có mỗi box TCS, giận thật. Thế là lập tức có một số người nhiều chữ nghĩa post vài bài viết một cách có hệ thống nhằm hạ cái box bố láo kia xuống, hoặc ít ra thì cũng thêm được 1 box PD cho bằng chị bằng em trong khi cái điều cơ bản nhất là chứng minh được yếu tố đại chũng của nó thì lại ko chịu làm. Vài bạn đổ tại là hồi trước nước ta cấm nên ít ai biết ông PD hay như thế nào. Vậy bây giờ ko cấm nữa thì các bạn post nhạc cho các bạn khác nghe đi. Nếu các bạn ấy thích, các bạn ấy chả ngoạc mồm ra mà đòi cho bằng được ấy chứ. Một nhạc sĩ nếu muốn thuyết phục công chúng và có chỗ đứng phải khẳng định bằng âm nhạc của mình chứ chả phải bằng dăm ba câu chữ nghĩa của mấy nhà phê bình nghiệp dư như các bạn.
    Tạm thời có vài lời như thế thôi
  7. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Bài viết có hơi quá lời nhưng câu cuối rất hay, nhạc bác PD cần phải có con mắt thẩm định chuyên môn, khách quan chứ không như cái kiểu "thế gian có vài bồ nhạc" . Nịnh vuốt đuôi như thế thì bác PD đọc được, ban đầu nếu nhếch mép cười sung sướng, thì rồi cũng sau phải giật mình mà ngượng quay đi thôi .
    Được yeucaidep sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 04/06/2005
  8. jiang_hu

    jiang_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Trong đoạn gạch đỏ trên kia, em chả hiểu ông anh định nói điều gì ! Diễn tả ý mình còn không nên thì nói chuyện ở đâu ở đâu hoá ra là vô ích ? [/QUOTE]
    đoạn gạch đỏ ấy, chắc do tôi hấp tấp quá nên phát ngôn các bác chả hiểu gì, xin thưa, chữ nào "bác" là ám chỉ các bác, chữ nào Trần Văn Khê là của Trần Văn Khê, tức là "theo bác, giáo sư Trần Văn Khê ..." nhưng tôi viết vậy cũng chẳng có gì khó hiểu cả.
    Khó hiểu hay không là chỗ một người "yeucaidep" như bác lại thích chui vào cái xấu của người ta mà bươi móc, thật "hổ danh" không phải cho bác, hic, mà tội nghiệp cho "caidep" (hi vọng bác hiểu)
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cái chủ đề này từ việc " Tại sao ko có box nhạc phạm duy" bây giờ hình như biến thành "Phạm Duy vs Trịnh Công Sơn". Hài thật. [/QUOTE]
    ừ, hài thật, không ngờ trên đời lại có người lạc hậu đến thế, cái chủ đề này trở thành PHam Duy VS Trinh Cong Son hồi nào, chắc bác chỉ mới đọc đến trang 2 trang 3 mà đã ăn nói ngông cuồng quá, cái nạn Pham Duy vs Trinh Cong Son đã bị dập tắt từ thời chưa nên hình dáng gì rồi, topic này đang quay lại nội dung chính của nó, nhưng hình như đang bị 1 số chàng Đông Ki Sốt bóp méo.
    Nếu bác cho tôi là "chờ cho nhạc sĩ già này về" rồi "gân cổ" xin lập box. Thì tuỳ bác, nhưng trước đây, trước khi Phạm Duy về thì muốn nói về Phạm Duy tôi còn phải xin phép, vì có nguy cơ đá động về Chính Trị, huống chi "gân cổ". Còn bây giờ bác đã về làng, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của 1 diễn đàn có tên Trái Tim Việt Nam như thế này, phù hợp với trên 30 thành viên đang ủng hộ việc lập box PD trên Forum này.
    Diễn đàn có tên Trái Tim Việt Nam , mà lại để nhạc Việt chỉ 2 chỗ bé tẹo là nhạc Trịnh và "âm nhạc" bên cạnh BSB,BS, Classique, Rap, Hip hop, Jazz, Weslife, Beatle....Đó là lý do để tôi đặt title cho topic này là "có dấu chấm hỏi".
    Đành rằng nhạc Phạm Duy không có nhiều Fan bằng BSB, BS, nhưng đó là những Fan yêu nhạc bằng lời, yêu ngôn ngữ Việt bằng nhạc, không phải yêu cái kiểu quằn wại ***y của BS, yêu mấy trò nhảy múa sặc mùi phương Tây của BSB, yêu cái trò (nhiều khi) văng tục bằng âm nhạc của RAP.
    Những người yêu nhạc Việt lẽ ra phải có nhưng chỗ không bừa bộn để thảo luận, nếu tóm chung vào đây, chẳng phải ngay tại thr này đã có kẻ vào mà la ó phản đối nhạc Việt sao, chúng còn đem cả lũ văn hoá phương Tây lố nhố ra mà làm gương cho cái lũ thích nhạc dân tộc này. Tôi không phản đối chúng làm thế, nhưng chúng vào thì tôi cứ nói.
    Còn cái vụ bồ nhạc, xin thưa bác đã chìm nghỉm từ thuở nào, chính bác gì đó cũng đã thừa nhận "mình nói theo cách của Cao Bá Quát", ngông 1 chút, nhưng là nói lên cách nhìn của mình. Còn bác này, hay ho gì lại lôi những chuyện đó ra, bác không có gì để nói à, phản đối thì đem lý lẽ ra mà phản đối, ai lại toàn bới móc câu sai câu chệch, câu ngông của người khác, mà làm đề tài cho mình. Hay nhỉ, trí thức quá nhỉ.
    Nhạc Phạm Duy vốn đã có người thích, chỉ những người không thích mới không biết là Phạm Duy đã quá nổi tiếng và thấm nhần vào nền tân nhạc dân tộc. Giống như tôi bây giờ, chẳng thể tin nổi là lại có nhiều người thích BS, BSB, Ưng Hoàng Phúc, Nguyễn Phi Hùng, nhưng người ta thích thì vẫn thích, họ có cái lý của họ. Nếu tôi mà như các anh, nhảy xổ vào đó chẳng phải trở thành kẻ dốt hay sao? vì tôi chả biết gì về những BS, BSB đó cả. CẢm giác của những BS''''s Fan lúc ấy chẳng khác nào cảm giác của tôi lúc này, khi nhìn những câu nói ngây thơ của các bạn.
    Các bạn không hiểu bếit gì về PHạm Duy thì không ai trách, nhưng đã không biết lại nói lắm, ông cha ta ví như cái thùng.. Hỏi thế hệ trước xem, những người của những năm 45, 54 tại Hà Nội, và 54, 75 tại SAiGOn, ko biết PHạm Duy mới là đáng trách.
    Nịnh PHạm Duy thì nịnh với ai, ông có ở trong đây không, ông có biết chúng tôi là ai không ?
    CÁc bạn không có cảm giác của những người thích nhạc thật sự, vì vậy mới cho rằng những câu ca ngơi nhacPHạm Duy là "nịnh nọt", xin thưa, trong những người yêu cái đẹp thật sự, cả ngàn lời cũng không thể diễn tả được cái đẹp đó. Vì nó vô hình, bao la, mỗi người mỗi cách nhìn. Vậy đấy, có người không thấy được lại nhào vô bảo "đó là cái xấu" thì chết rồi! ~~~Bằng chứng là có bác tưởng bở "chỉ cần đọc báo, coi mạng " là có thể thấy được nhạc PD hay, xin lỗi nhé, chúng tôi không làm như vậy được.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:chứ chả phải bằng dăm ba câu chữ nghĩa của mấy nhà phê bình nghiệp dư như các bạn[/QUOTE]
    Bạn nhầm Phạm Duy với Beethoven rồi, PD viết nhạc cho tầng lớp quần chúng nhân dân, không phải cho những nhà phê bình có vốn ăn nói trôi chảy.>>>> vậy mà có kẻ đớp ngay câu này mà bảo là hay
    mà cũng hay thật, khi mới vào các bạn đã tự giới thiệu mình là không biết gì về Phạm Duy, vậy mà cũng nói được nhiều câu quá (dù mấy câu đó cũng chả ăn nhập gì) ,bái phục , hy vọng bạn sẽ nói được những câu buồn cười hơn nữa mang lại niềm vui cho topic này.
    Được jiang_hu sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 05/06/2005
  9. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là thế này:
    Nếu các vị đưa ra 1 danh sách số đông những người yêu thích nhạc PD thì chả có lý do gì để ko có box cả. Còn nếu chỉ có số ít người (trong diễn đàn này) thì dù có ưa thích nhạc PD đến mấy thì cũng ko thể lập Box được. Chuyện nhạc của ông này hay thế nào thì cũng ko liên can đến việc có box ấy hay ko. Vấn đề là: Lôi kéo và chứng minh đươc có một số đông nhiều người thích nhạc của ông này ---> sẽ lập Box để tránh tình trạng trong 1 topic chung có quá nhiều người post bài về cùng 1 đề tài. Đấy là nguyên tắc và tớ ko thấy có vấn đề gì với cái nguyên tắc này cả.
    Mà tốt nhất để thuyết phục người ta thì nên dùng âm nhạc chứ ko phải dùng lời lẽ. Cãi qua cái lại như trẻ con
    Thế
    Được gl sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 05/06/2005
  10. bruce_lee2005

    bruce_lee2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    có bạn so sánh trường ca của VC và của PD, thật rất lấy làm tiếc khi suy nghĩ của bạn ấu trĩ như thế. Trường ca của PD có vai trò nối liền đất nước còn của Văn Cao là để ca ngợi hào khí của dân tộc.
    Như jiang_hu đã nói TC sông lô có phần sau rất hoành tráng, trở thành bản anh hùng ca sau khúc dạo là giai điệu của miền Việt Bắc, dân ca miền núi.
    Còn Con Đường CÁi Quan dẫn hết dân ca 3 miền, lại còn nhiều khúc mang âm hưởng mới tài tình nhưng vẫn hoàn toàn "dân dã". Trường ca này vai trò và giá trị không thể nói hết bằng lời được.
    Huống chi có người nghe giọng là biết chưa nghe trường ca đã mạnh miệng bảo lớn. Nhiều người trẻ con mà không biết mình trẻ con, tranh cãi mà không có kiến thức nên thua là phải.
    Bảo dùng âm nhạc mà thuyết phục? các bạn không cần nghe nhạc cũng nói được nhiều lắm mà cần gì nhạc , nói nghe buồn cười quá
    yên bình lại về topic này, anh jiang_hu hạ nhiệt chút, qua box nhạc cổ điển nghe cho thư thái...
    Được bruce_lee2005 sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 05/06/2005

Chia sẻ trang này