1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao vào dịp đón năm mới, người TQ lại treo ngược chữ "Phúc" lên nhỉ ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thieulam_vietnam, 15/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tại sao vào dịp đón năm mới, người TQ lại treo ngược chữ "Phúc" lên nhỉ ?

    Tôi có thắc mắc nhỏ là Vào dịp đón giao thừa năm mới người Trung Hoa thường có tục (hay là thói quen) treo ngược chữ "Phúc" lên là sao nhỉ ?

    Minh họa ảnh:

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Không riêng gì chữ Phúc, rất nhiều chữ cũng được người Hoa treo ngược. Ví như Lộc, Tài .v.v..
    Treo ngược, về nghĩa là ĐẢO. Phúc treo ngược = Phúc đảo. Tuy vậy về âm, chữ ĐẢO đồng âm với chữ ĐÁO (nghĩa là đến). Đọc lên nghe ra giống như PHÚC ĐÁO, LỘC ĐÁO, TÀI ĐÁO... = PHÚC ĐẾN, LỘC ĐẾN, TÀI ĐẾN...
  3. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Bác nói rất đúng, em xin bổ sung thêm. Cái tục lệ này có từ thời Minh Thái Tổ Hồng Vũ Chu Nguyên Chương bên Tàu. Hồi đó CHu Nguyên Chương đi vi hành lúc tết xem dân chúng nói gì về mình (xem có nói xấu hay khen mình không, thấy dân chẳng ca ngợi gì mình. Về ra lệnh dân trong thành nhà nào cũng phải treo chữ Phúc, chậm sẽ giết cả nhà. Nhiều nhà treo không kịp bị đem đi giết rất thảm thươnq. Đang lúc đó quân lính báo có nhà vì vội quá đã treo ngược chữ Phúc, xin vua xử trí. Chu bảo giết luôn, bỗng một vị quan cười lớn, vua bảo giải thích, ông ta nói Phúc treo ngược là Phúc Đảo, đọc giống như Phúc Đáo tức là Phúc đến, mang nghĩa rất tốt lành. Thế là vua tha cho nhà đó. Từ ấy, trở thành tập tục của người Tàu.
  4. pootree

    pootree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi nghĩ chỉ là một truyề thuyết thôi, còn có từ bao giờ thì khó mà xác định được
  5. NGVANPHU

    NGVANPHU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    TUI CÓ NHỎ EM ĐI HỌC CAO HỌC Ở TRUNG QUỐC,CÁCH ĐÂY 1 NĂM CÓ ĐỐ TUI CÂU NÀY,NÓ GIẢI THÍCH LÀ TỤI BẠN NÓ NÓI TREO NGƯỢC CHỮ "PHÚC" NHƯ VẬY ĐỂ "PHÚC " ĐI VÀO NHÀ ĐẤY,VÌ KHI ĐÓ CHỮ "PHÚC" CÓ CHÂN THÌ PHẢI,TUI NGHE CŨNG CÓ LÝ NÊN GÓP THỬ XEM
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chữ Đảo có cùng một chữ với Đổ, mà phúc đổ vào nhà thì tốt.
    Chữ đổ và chữ đáo khác nhau ở dấu Hỏi và dấu Sắc .
    Tiếng quốc ngữ Hoa thì đáo nói là Tao, tiếng Bạch thoại là Tâu .
    Tiếng quốc ngữ Hoa thì đổ nói là Tạo, tiếng Bạch thoại là Tẩu.
    Chữ Đổ này cùng là một chữ với chữ Đảo ?'.
    Chữ Đáo thì thiếu bộ nhân đứng ở bên trái ^.
  7. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    "Phúc" đọc là "fu" nếu treo ngược (đảo, đảo ngược) theo cách đọc phổ thông là "dào". Mà âm "fu dào" lại đồng âm với từ "Phúc đến" ("fu dao" tiếng Hán-Việt là Phúc Đáo).
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nghe giống cái ông Nguyễn Ngọc Ngạn mua vui trên Thúy Nga.
    Đừng vội tin những gì ông ta nói.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 17/10/2007
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chữ ^ đáo (đến) và chữ ?' đảo (đổ) đều có cùng âm Tạo,
    mà PinYin là Dao4 (âm Tao dấu thanh 4, từ Tao chuyển sang
    Tạo).
    Nhưng chữ ?' đảo (đổ) còn có âm Tảo, PinYin viết là Dao3
    (âm Tao dấu thanh 3, như Tảo dấu hỏi).
    Người Trung Quốc khi đọc chữ Phúc lộn ngược thì người ta
    đọc dấu hỏi là Đảo chứ chứ không phải là Đáo .
    Bạn học tiếng Trung Quốc chưa tới nơi tới chốn .
    Nên chú ý hơn những chữ có nhiều âm, lúc nào xài âm nào,
    chứ không thể tuỳ ý thích muốn đọc ra sao thì đọc đâu .
    Ví như chữ Thiểu có 1 âm Hán Việt là Thiếu nhưng có 2 âm là
    Shao3 (nghĩa là thiếu, ít) và Shao4 (nghĩa là trẻ), thì tên chùa
    Thiếu Lâm phải đọc là Shao4 chứ không đọc Shao3 .
  10. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Cách bác viết lằng nhằng khó hiểu quá. Lại dễ làm người ta lầm tưởng rằng thanh điệu tiếng Phổ thông phong phú hơn tiếng Việt.
    Để em diễn giải lại nhé.
    -?' (lộn ngược) người Tàu có 2 cách đọc là Dao3 và Dao4. Khi ghép với chữ 福 lại đọc là Dao3.
    - ^ (đến) người Tàu đọc là Dao4.
    Vì vậy, hai chữ nói trên tuy có trường hợp đồng âm. Nhưng trường hợp đi với chữ Phúc không đồng âm.
    Chữ Thiếu cũng vậy. Shao4 tương đương với Thiếu, Shao3 tương đương với Thiểu. Cái nick của bác thieulamvietnam vẫn đọc là Thiếu Lâm Việt Nam. Chứ không phải là Thiểu Lâm.
    Điều chắc chắn là thanh điệu Hán Việt phong phú và đúng gốc hơn thanh điệu tiếng Phổ Thông. Miễn cho em chứng minh điều này.

Chia sẻ trang này