1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao về Vũ Trụ?====FQA

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi duankimloai, 03/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duankimloai

    duankimloai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    9
    Tại sao về Vũ Trụ?====FQA

    Tôi không chuyên về thiên văn nhưng xin hỏi nhờ anh em chỉ giáo:
    1.Tại sao trái đất lại tự quay xung quanh chính mình.Lực vũ trụ nào tác dụng thành mô men quay này.Tại sao trục quay lại nghiêng .
    2.Tại sao quỹ đạo của trái đất lại là hình elip quay quanh mặt trời.Mô men nào tạo nên sự quya ấy.
    3.Tại sao quỹ đạo của một số hành tinh quay quanh mặt trời lại nằm trên cùng mặt phẳng .
    Các bạn giải thích giúp mình nhé.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Welcome to box TVH
    Trả lời các câu hỏi của doankimloai, ta nên xem xét sự hình thành của hệ Mặt trời.
    Hệ Mặt trời của chúng ta và các hệ mặt trời khác trong vũ trụ được hình thành từ những đám mây bụi và khí. Các đám mây bụi tụ dần lại dưới lực hấp dẫn và có thể cộng thêm sự kích hoạt của một vụ nổ siêu sao nào đó ở khu vực lân cận. Một ngôi sao được hình thành thường có một đĩa vật chất quay xung quanh. và bản thân ngôi sao này cũng quay cùng chiều với đĩa bụi và khí đó. Mô men quay (hay năng lượng) này lấy từ đâu ra : đó là từ năng lượng của vụ nổ BB. Nếu bạn hỏi tiếp, ?o Thế vụ nổ Big Bang lấy năng lượng từ đâu ra?? tôi nghĩ không ai trả lời được cho tới thời điểm hiện tại.
    Đĩa khí và bụi đã nói ở trên dưới tác dụng của trường hấp dẫn, dần hình thành các hành tinh , và bởi vì theo định luật bảo toàn moment, các hành tinh này cũng phải quay quanh Mặt trời và tự quay quanh trục của mình với cùng một chiều quay. Điều này lý giải tại sao : Các hành tinh trong hệ Mặt trời đều quay cùng một chiều xung quanh Mặt trời, đó là chiều quay của đĩa vật chất ban đầu. Nếu quy uớc hưóng bắc của cả hệ MT là trùng hướng bắc của Trái đất, khi đó, nhìn từ cực bắc của hệ Mặt trời xuống, các hành tinh quay theo chiều ngược kim đồng hồ.
    Điều đó cũng giải thích luôn, tại sao các hành tinh đều tự quay quanh trục với cùng một chiều quay như trên, ngược kim đồng hồ. Trừ 2 trường hợp ngoại lệ : sao Kim và sao Thiên vương.
    Tại sao trục quay của các hành tinh đều nghiêng đi một góc? Sau khi hình thành, các hành tinh phải chịu đựng nhiều cuộc va chạm vũ trụ, nhất là thời gian mới hình thành. (Bản thân bề mặt của Mặt trăng đã bộc lộ điều này: các miệng hố thiên thạch chi chít, thậm chí có miệng hố cực lớn như Tycho.. ) Các cuộc đụng độ này làm lệch trục quay của các hành tinh ít nhiều tùy thuộc vào thiên thể va chạm vào hành tinh đó lớn hay nhỏ, vận tốc và chạm và điểm va chạm. Sao Thiên vương bị lệch trục quay 1 góc 98 độ, có thể do nó đã chịu một va chạm cực lớn và vị trí va chạm có thể ở gần một cực của trục quay ban đầu
    Đĩa vật chất hình thành hành tinh ban đầu có quỹ đạo tuơng đối tròn (không thể tuyệt đối tròn bởi vì mật độ vật chất trong đĩa không đồng đều, lực hấp dẫn cũng không đồng đều), do đó đương nhiên, các hành tinh tạo thành cũng phải có quỹ đạo gần hình tròn. Nhưng chủ yếu do các va chạm vũ trụ mà quỹ đạo của các hành tinh bị lệch đi, cả về độ elip và mặt phẳng quỹ đạo. Chúng ta có thể thấy, các hành tinh nhỏ (hoặc hành tinh lùn) thường có quỹ đạo bị lệch tâm khá lớn và cũng có độ nghiêng so với mặt phẳng ban đầu nhiều hơn so với các hành tinh lớn (sao Thủy và sao Diêm vương)
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 05/11/2008

Chia sẻ trang này