1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao Việt Nam không trở thành ??ocái bếp??? của thế giới

Chủ đề trong 'PR' bởi linhlong_vn, 21/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Việt Nam không trở thành ?ocái bếp? của thế giới


    Tại sao Việt Nam không trở thành ?ocái bếp? của thế giới

    Đó là ý kiến của nhà Marketing nổi tiếng ông Philip Kotler trong buổi hội thảo "Marketing mới cho thời đại mới" ngày 17 tháng 8 năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh với hàng trăm nhà doanh nghiệp Việt Nam tham dự.

    Với giá vé vào tham dự hội thảo rất cao, 320 USD/vé, nhưng rất nhiều nhà doanh nghiệp cũng không mua được vé vào tham dự hội thảo để nghe nhà marketing Philip Kotler thuyết trình khoa học thực tiễn về marketing trong thời đại ngày nay. Theo các chuyên gia kinh tế thì Philip Kotler là một trong bốn nhà marketing nổi tiếng thế giới trong các thời đại.

    Đề cập đến vai trò của marketing và thương hiệu quốc tế, Philip Kotler nói rằng, khi tôi muốn tìm mua một chiếc xe hơi, người ta khuyên tôi nên mua xe của Đức. Khi tôi muốn tìm mua một sản phẩm nào đó, người ta lại chỉ tôi mua hàng của nước này, nước kia. Ông nói điều đó để chứng minh rằng mỗi quốc gia đều phải có những sản phẩm mang tính quốc tế, mà hễ nói đến sản phẩm đó là người ta nghĩ ngay đến là của quốc gia đó. Ông nói tiếp, hiện nay Trung Quốc là ?ocông xưởng? của thế giới, Ấn Độ là ?ovăn phòng? của thế giới, vì ở đó người ta sẵn sàng các thiết bị văn phòng cho thế giới và nói đến thiết bị văn phòng, họ nghĩ ngay đến Ấn Độ. Còn Việt Nam tại sao không trở thành ?ocái bếp? của thế giới? Philip Kotler đặt câu hỏi như vậy. Theo ông thì Việt Nam có khá đầy đủ nguồn lương thực, thực phẩm - đây là thế mạnh của Việt Nam có thể phát triển và cung cấp cho thế giới. Đây là một gợi ý đáng suy nghĩ.

    Đúng là mỗi quốc gia đều cần tìm cho mình những sản phẩm hàng hoá mang thương hiệu có tầm cỡ quốc tế. Những sản phẩm đó có tính quyết định đến sự phát triển của đất nước. Nhớ lại khoảng chừng 20 năm trước, khi học ở Hung-ga-ri, chúng tôi thấy đất nước này đã có nền công nghiệp hiện đại, trở thành nước phát triển ở Đông Âu. Một giáo sư kinh tế trường đại học ở thủ đô Bu Đa Pét đến giảng về quản lý kinh tế cho chúng tôi, ông phân tích khá sâu về sự phát triển kinh tế Hung-ga-ri. Ông cho rằng, nền kinh tế Hung-ga-ri bắt đầu đi từ nông nghiệp, trong đó có hai sản phẩm chủ yếu có tính quyết định đến tăng trưởng của Hung-ga-ri là bò và gà. Khắp thế giới từ Nhật, Mỹ đến Tây Âu đều nhập bò và gà của Hung- ga - ri. Thương hiệu quốc tế bò và gà Hung-ga-ri nổi tiếng thế giới. Cứ nói đến gà Hung thì nhiều người trên thế giới đều biết, ngay ở Việt Nam thời đó, không ít người đã ăn gà Hung và tìm mua giống gà quí đó để nuôi. Nhà nước Hung-ga-ri đã đầu tư rất lớn phát triển nông nghiệp, tập trung cho bò và gà. Xuất khẩu bò và gà đã mang lại lợi nhuận cao cho đất nước. Và trên cơ sở nông nghiệp phát triển, Hung-ga-ri bắt đầu đầu tư vào công nghiệp. Những năm 80 nhiều mặt hàng công nghiệp của Hung-ga-ri đã nổi tiếng thế giới: tân dược đứng hàng thứ 4 thế giới; các loại xe buýt chở khách đã xuất khẩu sang Mỹ và một số nước. Tuy công nghiệp phát triển, nhưng Hung-ga-ri vẫn duy trì và phát triển mặt hàng truyền thống có uy tín thế giới là bò và gà. Điều đó cho thấy cách đây vài chục năm, ở Hung-ga-ri và nhiều quốc gia khác đã có rất nhiều tri thức về marketing. Và dĩ nhiên khoa học marketing càng ngày càng phong phú trong thời đại mới.

    Còn ở Việt Nam thì sao? Hiện có thể thành ?ocái bếp? của thế giới hay không, như Philip Kotler đề cập là cả một vấn đề đại sự của quốc gia liên quan đến sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, chính sách đầu tư?

    Nhìn vào tiềm năng của đất nước ta là nước nông nghiệp có chiều dài bờ biển 3200km, có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ?" hai vựa thóc lớn của đất nước, có hàng chục triệu héc ta rừng; có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm? Như vậy nguồn lương thực, thực phẩm của nước ta dồi dào. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, chính sách đầu tư, phát triển nông nghiệp. Trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Nhưng giữa chủ trương, chính sách và thực tiễn còn khoảng cách, việc đầu tư cho nông nghiệp chưa xứng với tiềm năng, nên nông nghiệp chưa thực sự phát triển mạnh.

    Ông Philip Kotler nói Việt Nam trở thành ?ocái bếp? của thế giới là có cơ sở khoa học thực tiễn khi ông nhìn thấy tiềm năng nông nghiệp Việt Nam có đầy đủ khả năng trở thành thương hiệu quốc tế, để nhiều người trên thế giới khi mỗi bữa ăn của họ đều nhớ đến ?obếp? Việt Nam với những món thực phẩm, lương thực được ưa thích do Việt Nam sản xuất, chế biến.

    Đất nước đang phát triển theo hướng CNH, HĐH; bên cạnh đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp, kể cả công nghiệp kỹ nghệ cao, thì đầu tư mạnh hơn cho nông nghiệp với những sản phẩm chủ yếu để hiện đại hoá nông nghiệp, tạo ra nông sản có chất lượng cao được chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Có vậy Việt Nam mới trở thành ?obếp? của thế giới. Làm được như vậy, thu nhập quốc dân từ nông nghiệp sẽ tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong GDP, tạo cơ sở để phát triển công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong thời đại hội nhập.

    Mong ước của Philip Kotler, Việt Nam trở thành ?ocái bếp? của thế giới như Ấn Độ đã là ?ovăn phòng? của thế giới vì ông tin vào năng lực của nền kinh tế Việt Nam khi ông trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên "Việt Nam không thể lẫn vào bất kỳ quốc gia nào khác, bởi tôi ấn tượng với sự phát triển kinh tế của các bạn. Nếu Nhật Bản được biết đến như một chiếc trực thăng, phát triển nhanh, đột biến theo chiều thẳng đứng, thì Việt Nam các bạn là một chiếc máy bay lấy đà từ tốn và cất cánh. Tôi thấy các bạn đã cất cánh và tôi sẽ còn thấy các bạn lên cao hơn nữa, chắc chắn là vậy".



    Trúc Thanh
  2. axela

    axela Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Sao bác không đọc thêm một số bài viết của bạn đọc xung quanh vấn đề này? Tôi nớ đâu như trên Vietnamnet hay Vnexpress đã có bài nói, Kitchen of the World đã bị người Thái Lan đoạt lấy từ lâu rồi, ông Kohtler không biết nên mới khuyên VN như vậy

Chia sẻ trang này