1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao Việt Nam? - Patti

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thainhi_vn, 30/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    CUỘC CHIẾN TRANH GIẰNG CO
    Chính vào thời điểm ấy của những mối quan hệ Pháp - Mỹ, lần đầu tiên tôi được biết những sự phức tạp của sự bổ nhiệm mới đối với tôi sang Viễn Đông. Tôi chuẩn bị nhiều tháng ở Washington cho sứ mệnh của tôi ở Đông Dương. Nhờ OSS mà tôi có thể có được những hồ sơ của Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh và của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) để tiếp cận với những thông tin mật. Cuối tháng Chạp 1944, từ trong những hồ sơ ấy, tôi biết rằng Samuel Reber, một viên chức cấp cao của Bộ Ngoại giao bên cạnh Bộ Tổng tư lênh tối cao quân viễn chinh Đồng minh (SHAEF) đã may mắn phát hiện ra rằng người Pháp đang tổ chức ở miền nam nước Pháp một đội quân 2 sư đoàn để sử dụng ở Viễn Đông. Điều đó xảy ra với sự đồng ý ngầm của SHAEF, chứng tỏ rằng quân đội ấy không tham gia các cuộc hành quân của Đồng minh và rõ ràng là nước Pháp sử dụng trang bị riêng của họ. Tôi lưu ý tướng Donovan về những ảo tưởng rõ ràng đối với kế hoạch của Pháp, không phải vì không để cho Pháp tham gia các cuộc hành quân của Đồng minh vì sợ rằng việc chuyên chở 2 sư đoàn của Pháp sẽ làm phân tán khả năng các cuộc hành quân đã được hoạch định. Hơn nữa, Pháp không có khả năng hậu cần để duy trì một đội quân lớn mà không có sự giúp đỡ nào của Đồng minh. Việc chuẩn y một sự tăng thêm quân đội ở Viễn Đông ngoài kế hoạch như vậy sẽ gây ra nhiều căng thẳng đối với những dự trữ của SEAC và các tư lệnh chiến trường ở Trung Quốc, có hại cho những cuộc hành quân đã được chuẩn y của họ.
    Reber cũng được báo cáo là thiếu tá Bouheret đang tuyển mộ người Pháp cho một công việc bí mật Viễn Đông. Với sự có mặt của trung tá Carlton Smith thuộc SOE(3), những đội đã được tuyển mộ ở Pháp sẽ được gửi sang huấn luyện đặc biệt ở London. Kẻ đỡ đầu cho hành động mạo hiểm này được gọi là ?oỦy ban phối hợp về những công việc Viễn Đông? hoạt động trong ?oPhái đoàn SHAEF? của Pháp ở Paris. Ngoài những đại biểu của cơ quan tình báo Pháp, nó còn gồm có những thành viên SOE của Anh và OSS của Mỹ.
    Vấn đề này đã được lưu ý cho Bộ trưởng Ngoại giao Stettinius bởi sự nhấn mạnh của Joseph W. Ballantine(4), rằng ?othái độ của các nhà chức trách quân sự chúng ta ở Pháp tỏ ra không phù hợp với lập trường của Tổng thống... ngăn cấm hoạt động của Mỹ... đối với Đông Dương?.
    Mấy ngày sau (22 tháng Chạp), Stettinius viết cho Donovan rằng cho đến ngày 16-10, ?oTổng thống nói rõ là vào lúc này chúng ta không được làm gì đối với các nhóm kháng chiến hay không được làm một điều gì khác đối với Đông Dương. Gần đây hơn, Tổng thống báo cho Bộ Ngoại giao biết Mỹ không được tán thành đặt bất cứ bất cứ một phái đoàn quân sự của Pháp nào ở Bộ tư lệnh Đông Nam Á?. Stettinius chỉ rõ rằng việc gửi một lực lượng viễn chinh Pháp sang tham gia giải phóng Đông Dương và một lực lượng nhỏ can thiệp vào những cuộc hành quân bí mật ở Đông Dương đều có liên quan chặt chẽ với phái đoàn quân sự Pháp. Ông yêu cầu Donovan xét xem sự tham gia của Mỹ do Reber báo cáo có phù hợp với những chỉ thị của Tổng thống không.
    Bức thư của Bộ trưởng Ngoại giao được chuyển cho tôi để trả lời. Trong khi đi tìm những tài liệu gốc trong đống hồ sơ Viễn Đông, tôi đọc qua nhiều tài liệu hồi đó làm cho tôi phải giật mình. Tài liệu thứ nhất là một bức điện dài của đại sứ Gauss đề ngày 26-7-1944 hỏi Bộ Ngoại giao xem ?ođã đến lúc Chính phủ Mỹ nêu rõ và xác định chính sách của mình đối với Đông Dương hay chưa?.
    Cuộc điều tra của tôi chứng tỏ rằng vấn đề này đã được báo cáo cho Tổng thống ngày 26-8, khi có một aide - mémoire(5) của huân tước Halifax, đại sứ Anh ở Washington. Halifax cũng nhấn mạnh rằng vấn đề này hết sức cấp bách vì Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, bị người Pháp ở London thúc bách phải trả lời họ. Những điểm cốt yếu của vấn đề này là việc đặt phái đoàn Blaizot tại SEAC và việc thành lập ở Ấn Độ một đội quân can thiệp nhỏ dường như đã thành lập ở Alger.
    Roosevelt không để cho mình bị rơi vào một quyết định của Pháp hay của Bộ Ngoại giao Anh. Ngày 28-8, ông gợi ý hoãn vấn đề này lại đến sau khi ông gặp Churchill ở Québec tháng 9 tới(6). Nhưng sau cuộc gặp gỡ Québec, vẫn không có một lời nào phát ra từ Nhà Trắng cả.
    Phái viên liên lạc của tôi với Bộ Ngoại giao nói với tôi rằng đầu tháng 10, lãnh sự Mỹ ở Ceylon đã báo cáo về ý định của Anh ủng hộ phái đoàn Blaizot ở SEAC, ở đó Anh sẽ cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hành quân của Pháp ở Đông Dương. Nhưng vì không giành được một sự đồng ý của Mỹ, phái đoàn vẫn sẽ có vẻ không chính thức và lúc đầu sẽ ở tại một khách sạn gần đó.
    Người Anh nêu lên một vấn đề khác - những hoạt động chính trị của Pháp trong chiến tranh ở Đông Dương, mà không phải là những hoạt động quân sự. Lập trường của họ là: đây là một vấn đề nội bộ giữa đại bản doanh của Mountbatten và chi nhánh chính trị của phái đoàn quân sự Pháp. Ở Washington, người của chúng ta tại Bộ ngoại giao và JCS coi sự thu xếp đó là không phù hợp với những qui định về các khu vực chiến trường, vì Đông Dương nằm trong chiến trường Trung Quốc, mà không phải trong SEAC.
    Có quá nhiều vấn đề xa lạ đã được xen cài vào chiến lược của Đồng minh ở Viễn Đông vì sự ương ngạnh của Pháp và sự khuyến khích của Anh đối với việc giành lại những đế quốc thuộc địa đã mất đi của họ. Hơn nữa, vì thiếu một chỉ thị chính trị rõ rệt đối với qui chế hiện nay và sau chiến tranh của Đông Dương, nên những viên chức Bộ Ngoại giao chúng ta không phải bao giờ cũng đồng ý với nhau. Wedemeyer và Mountbatten có những sự bất đồng về khu vực chiến trường đối với những cuộc hành quân ở Đông Dương và cả hai viên tư lệnh này đều bị người Pháp thúc ép ở Trùng Khánh và ở Ceylon. OSS thì nằm kẹt giữa âm mưu ấy của Pháp.
    Ban tham mưu OSS, từ cuối năm 1942 và với sự tán thành của JCS, đã vạch kế hoạch sử dụng các nhóm kháng chiến (Cộng sản Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Dương và các đội quân bù nhìn của Nhật) chống lại các lực lượng Nhật Bản. Dù những kế hoạch ấy có lợi thế về quân sự, nhưng lại vướng phải những dính líu chính trị. Ngày 10-10-1944, Donovan đã hỏi Abbot Mofat, vụ trưởng vụ Tây Nam Thái Bình Dương về những quan điểm của Bộ Ngoại giao, câu hỏi được gửi đến Nhà Trắng và ngày 16, Tổng thống trả lời rõ ràng: ?oKhông được làm gì đối với các nhóm kháng chiến hay làm một điều gì khác về vấn đề Đông Dương...?. Donovan cũng được Hull căn dặn như vậy ngày 20-10.
    Suốt trong hai tháng 11 và 12, Bộ Ngoại giao rối lên về việc bảo đảm phải đưa ra một chính sách có thể chấp nhận được. Cuối cùng, cuối tháng 12, do bản báo cáo của Reber nêu ra, Stettinius hỏi Bộ Chiến tranh và Bộ Hải quân cũng như tướng Donovan về sự tham gia thích hợp của Mỹ vào các cuộc hành quân ở Đông Dương, OSS giữ lập trường là không nên dấn mình vào nhũng hoạt động chiến tranh chính trị của Pháp, cũng như không để cho những hoạt động của mình phục vụ cho những tham vọng thuộc địa của Pháp. OSS không có gì xung đột với quan điểm của Tổng thống trong việc sử dụng những dự trữ của Pháp nếu chúng chỉ được dùng vào những nỗ lực của Đồng minh chống Nhật.
    Tổng thống hiển nhiên là đã thảo luận một vài vấn đề này với Churchill ở Hội nghị Québec, vì ông đã gửi thư cho Stettinius vào ngày đầu năm 1945 (để trả lời thư nhắc nhở thứ hai của Halifax), trong đó đặc biệt có nói rằng: ?oTôi thấy không cần phải dính dáng bất cứ một nỗ lực quân sự nào nhằm giải phóng Đông Dương khỏi người Nhật. Ngài có thể nói với Halifax rằng tôi đã nói rất rõ điều đó với Churchill. Xét cả hai mặt quân sự và dân sự, hành động vào lúc này là quá sớm?.
    Nhưng dù ông đã nói điều gì ở Québec, thì điều đó cũng không giảm đi chút nào quyết tâm của Pháp về việc bố trí nhân sự của nước này nhằm nhanh chóng giành quyền kiểm soát Đông Dương khi tới lúc cần thiết.
    ---
    (1) ngày 22-1-1943
    (2) Trung tướng Bethouart, Trưởng phái đoàn quân sự Pháp tai Washington, do tướng Giraud phái đến để điều đình về vấn đề trang bị vũ khí Mỹ cho quân đội Pháp
    (3) Ban hành động đặc biệt của Anh (tương tự OSS)
    (4) Giám đốc Viễn Đông sự vụ, Bộ Ngoại giao
    (5) công hàm nhắc lại - tiếng Pháp
    (6) Hội nghị Québec lần 2 (mật danh Octagon) 10-9-1944
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Chương 4
    Một cộng đồng tình báo khó hiểu
    Khi tôi nhận lấy sứ mệnh Đông Dương vào cuối năm 1944, tôi hoàn toàn bối rối trước những lợi ích xen kẽ nhau và những hoạt động không có liên hệ với nhau ở SEAC và Chiến trường Trung Quốc. Những cơ cấu chỉ huy trùng nhau, những mục tiêu quốc gia xung đột nhau, những sự ghen ghét giữa các nước Đồng minh và giữa các cơ quan và những cuộc đấu tranh giành quyền hành bên trong các cơ quan đã có tác dụng chống lại những hoạt động có hiệu quả và dẫn tới tổn thất to lớn về nỗ lực của con người và về tài sản quốc gia.
    Khi tôi định tìm hiểu hoạt động của OSS ở châu Á, tôi phải xuyên qua một mớ bòng bong: Đội 101 ở Nazir, Ấn Độ; Đội 202 ở Trùng Khánh; OSS/SACO làm việc với Quốc dân đảng Trung Quốc; OSS/AGFRST, một tổ liên kết OSS và đoàn không quân 14 ở Côn Minh; đội 303 ở New Delhi; đội 404 ở Kandy, Ceylon; các kế hoạch cho đội 505 ở Calcutta; phái đoàn DIXIE ở Diên An v.v...
    Tôi phải tốn nhiều thì giờ để gỡ ra cái mớ hỗn độn những đơn vị rõ ràng là trùng lặp và chưa có liên hệ với nhau ấy. Những cuộc điều tra về Ban tham mưu OSS chỉ làm cho tôi bối rối thêm. Một số ít người hiểu đó là vai trò của một và có thể là của hai đơn vị; một số người khác thì chỉ nói đơn giản: ?oRất tiếc, điều đó đã được sắp xếp cả rồi?; còn một số người khác nữa, thành thật hơn, thì khoát tay và thừa nhận rằng họ không biết gì và cũng không hiểu được. Cuối cùng, tôi đã lắp ráp tất cả vào với nhau được.
    Sự tiến triển của OSS ở châu Á có thể vạch thành ba đoạn chính: OSS/Khu vực Thái Bình Dương, không bao giờ ra hỏi khu vực ấy và chỉ có liên lạc với Hawai; OSS/Trung Quốc; OSS/SEAC (về sau là OSS/Ấn Độ - Miến Điện). Ngay sau vụ Trân Châu Cảng, tướng Donovan được Tổng thống tán thành đã yêu cầu nhiều người cộng tác với mình xem xét khả năng tiến hành những hoạt động bí mật ở châu Á. Những sự tìm hiểu của họ cho thấy các hoạt động tình báo và du kích có thể tiến hành ở Đông Nam Á và Trung Quốc chống lại các đơn vị Nhật Bản trên lục địa và chống lại những mục tiêu ở Nhật Bản. Mùa hè 1942, tướng Stilwell chấp nhận nhóm hỗn hợp đầu tiên SI/SO(1) cho Trung Quốc. Nhưng vì ?osự cần thiết quân sự?, Stilwell biến nhóm này từ phái đoàn bí mật đầu tiên của nó ở Trung Quốc thành một phái đoàn chiến thuật ở Miến Điện. Ông gọi nó là ?otrạm thí nghiệm của Mỹ, đội 101, SOS?. Nhóm này do thiếu tá (sau đó là trung tá) Carl Eifler chỉ huy.
    Mục đích thực sự của Stilwell khi đổi lại các kế hoạch của Donovan là ông cảm thấy có thể sử dụng đội này vào chiến dịch Miến Điện sắp tới của ông. Ông nhìn thấy trước những khó khăn đối với các hoạt động của OSS/Trung Quốc với Chính phủ Tưởng và với hạm đội Mỹ đang bắt đầu có nhũng hoạt động bí mật, ngoài lĩnh vực quân sự của nó ở Trung Quốc và chỉ đặt dưới quyền của Stilwell về danh nghĩa. Những hoạt động Hải quân do Hải quân Mỹ ở Trung Quốc tiến hành, dưới sự chỉ huy của hạm trưởng (sau đó là chuẩn đô đốc) Milton E.Miles, được bảo trợ bởi đô đốc Ernest J. King, chỉ huy những hoạt động hải quân. Ngay từ đầu Miles đã có một mối quan hệ lạ lùng với Cục trưởng cục an ninh nội bộ và phản gián của Tưởng(2), tướng Tai Li, một mẫu người của tính bí hiểm phương Đông. Như tôi trực tiếp biết được, liên minh Miles - Tai là một sự phiêu lưu tai hại đối với Mỹ. Tài liệu tình báo của họ, có một giá trị đáng ngờ đối Đồng minh, và những hành động ngoài lĩnh vực quân sự chỉ được chấp nhận như những hứa hẹn. Sự thật chứng minh rằng Tai Li đã lấy được tất cả đồ tiếp tế của Mỹ mà ông ta có thể lấy được, không cần đếm xỉa gì tới những thủ tục đối với Tư lệnh chiến trường của Mỹ.
    Những dự định của Donovan nhằm giành một chỗ đứng chân ở Trung Quốc bị hẫng mất do sự từ chối của Tai Li đối với việc đề nghị cho phép một cơ quan bí mật độc lập của nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc. Nguồn tiếp tế của hạm đội Miles bị giới hạn, so với sự phong phú của OSS, và nếu không cung cấp được cho các cơ quan tình báo Trung Quốc, thì vị trí của Miles ở Trung Quốc lâm vào thế nguy hiểm. Để cứu vãn tình hình của mình, Miles đề nghị với OSS cho thống nhất những hoạt động bí mật ở Trung Quốc, với một qui chế chính thức cho bản thân ông. Với sự khẩn khoản của Bộ trưởng Hải quân Frank Knox, là người chịu sức ép của nhóm ?olobby Trung Quốc? của Tưởng ở Washington, Donovan chấp nhận đề nghị ấy.
    Thế là vào tháng Giêng 1943, Donovan đã nhập hội với Miles và Tai Li để triển khai sự thoả thuận của họ thành một tổ chức Trung Quốc - Hải quân - OSS; gọi là tổ chức hợp tác Trung - Mỹ (SACO), một trong những tên gọi sai nhất trong lịch sử. Tai Li được chỉ định là Giám đốc và Miles trở thành Phó giám đốc. Một lần nữa do sự thúc giục của Bộ Hải quân ở Washington, hạm trưởng Miles lại được bổ nhiệm làm người đứng đầu những hoạt động của OSS ở chiến trường châu Á. Nhưng vì Stilwell đã lập ra đội 101 ở Miến Điện, nên quyền của Miles đối với nhân viên OSS và đối với các hoạt động của nó ở Trung Quốc chỉ là danh nghĩa. Tuy vậy Miles và Bộ Hải quân cũng hài lòng với sự thoả thuận SACO. Chỉ với một nhúm nhỏ nhân viên OSS, Miles được bảo đảm về những cung cấp của Mỹ mỗi tháng 150 tấn và về việc kiểm soát sự phân phối các thứ đó.
    Vấn đề tiếp theo đó trong việc thành lập OSS ở Viễn Đông đụng phải những quan hệ OSS - Anh. Vào giữa năm 1943, đội 101 tỏ ra đáng giá đối với Stilwell và ông ta đã tán thành những kế hoạch mở rộng tổ chức và những hoạt động của nó. SOE của Anh hốt hoảng về cái cơ quan bí mật của Mỹ, vừa mới phôi thai, hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của Anh, và tìm cách ngăn chặn các kế hoạch bành trướng của nó. Mùa hè 1943, những mối quan hệ giữa OSS và Anh xấu đi đến mức đối dịch nhau công khai, làm trở ngại nghiêm trọng cho chiến dịch Miến Điện của Stilwell và những hoạt động của đội 101. Tất nhiên tình hình còn nghiêm trọng thêm vì những mối nghi ngại mạnh mẽ của SOE với tình cảm chống thực dân của Mỹ cũng như về những hệ quả của một sự tổ chức ganh đua nhau đối với những hoạt động chiến tranh chính trị trong các ?odân tộc lệ thuộc? ở Đông Nam Á.
    Trong lúc đó, ở Trung Quốc, những mối quan hệ OSS - SACO đi tới chỗ bế tắc. Những hoạt động của OSS không được phép tiến hành. Những báo cáo của OSS gửi về Washington nói đầy rẫy lên rằng, trong khi SACO nhân danh mật vụ của Tai Li làm việc trôi chảy như một tổ chức Vay - Mượn(3) và tạo điều kiện rất thuận lợi cho những hoạt động của Hải quân ở Thái Bình Dương, thì nó lại đưa rất ít tin tức tình báo có ích cho Đồng minh ở Chiến trường Trung Quốc. Hơn nữa, nhân viên OSS được phái vào SACO không thể làm việc quá thời gian tiêu chuẩn và không thể kiên trì cố gắng phá vỡ sự chống đối không thấy rõ nhưng lại rất kiên quyết của người Trung Hoa.
    Bị ngăn cản hoạt động tình báo ngay từ đầu bởi tổ chức SACO và bị cả Tai Li và Hạm đội Mỹ ở Trung Quốc làm trở ngại (hạm đội Mỹ đã kiên quyết đứng về phía Tai Li), Donovan đã thay đổi tình hình bằng cách rút bỏ tư cách sĩ quan tình báo chiến lược CBI của Miles ngày 5-12-1943. Ông đẩy mạnh hoạt động của Đội 202 ở Trùng Khánh và chuyển nhiều người từ Đội 101 tới một đơn vị mới. Hạm trưởng Miles vẫn ở lại SACO với tư cách phó của Tai Li, nhưng đã bị thay thế bằng trung tá John Coughlim trong OSS/Trung Quốc. Coughlim, một sĩ quan quân đội chính quy đã từng làm sĩ quan phụ tá cho Eifler trong Đội 101 từ khi đội này bắt đầu thành lập.
    Trong khi tiến hành những thay đổi ở Trùng Khánh, Donovan quyết định giành cho được sự độc lập hoạt động cho OSS/Trung Quốc của mình, và ông đã tiếp xúc với tướng Chennault, viên chức cao cấp duy nhất của Mỹ ở Trung Quốc (khác với Stilwell) để bàn về việc cùng nhau tiến hành hoạt động bí mật. Vào lúc đó, Tư lệnh của Đội không quân (USAAF) thứ 14 đang thiếu tình báo chiến thuật có hiệu quả và đang cần có một hệ thống cứu nạn những phi công bị rơi xuống mặt đất. OSS của Donovan dược thành lập để giải quyết những hoạt động ấy. Ngược lại Donovan cũng cần có một người thân cận với Tưởng Thống chế để bù lại thái độ đối địch của Tai Li và hạm trưởng Miles, cũng như để che chở cho đơn vị OSS của ông hoàn toàn độc lập với SACO, tức là tất cả những gì mà Chennault có thể giúp được. Họ đạt tới một sự thỏa thuận, và ngày 26-4-1944, một sự thu xếp đã được chính thức tiến hành khi Stilwell cho thành lập một đơn vị mới với một cái tên khó hiểu có chủ tâm ?oBan tham mưu kỹ thuật (lâm thời) không lực và mặt đất? (AGFRST), với bí số 5239, và sở chỉ huy ở Côn Minh.
    Sau tất cả những sự đối phó của chủ trương phá rối của Tai Li và óc bè phái đầy tham vọng của Miles, hành động của Donovan - Chennault đã thành công và SACO bị thất bại. Sự phối hợp diễn ra hết sức tốt cho đến đầu 1945 (và sau đó nó tồn tại lâu hơn như một lực lượng quân sự) có ảnh hưởng tốt đến những nhận định chính trị của Trung Quốc, những thay đổi trong chiến lược của Đồng minh và những sự cải tổ trên chiến trường.
    Vào những lúc Weydemeyer thay thế Stilwell, sự bành trướng và thành công của OSS trong những hoạt động bí mật ở chiến trường Trung Quốc đã đặt nó vào một vị trí có ưu thế trong cộng đồng tình báo Viễn Đông đối với hạm đội Mỹ ở Trung Quốc, BIS của Tai Li, SOE của Anh, các cơ quan tình báo của Pháp và Hà Lan, và phái đoàn đại diện không chính thức của Liên Xô. Donovan rất muốn đạt tới kết quả tối đa và tiếp tục kiểm soát được những quyền lợi của Mỹ ở một chiến trường của chiến tranh không chính qui đã gửi một giác thư cho Tổng thống vào mùa thu 1944 để nêu rõ rằng đã đến lúc để cho OSS/Trung Quốc trực tiếp chịu trách nhiệm với Tư lệnh chiến trường Mỹ và đề nghị, nếu cần, để cho OSS/Trung Quốc cũng phục vụ cho tướng Mc Arthur và đô đốc Nimitz ở Thái Bình Dương.
    Đoán trước sự đồng ý của Washington, Donovan bay sang Trung Quốc tháng Giêng 1945 để gặp bạn cũ mình là Wedemeyer. Viên Tư lệnh chiến trường mới này năm 1942 đã từng thảo ra chỉ thị đầu tiên của JSC về thành lập OSS, đã từng theo dõi qua bản doanh SEAC về những chiến công thắng lợi của Đội 101 ở Miến Điện, và cũng hiểu rõ Donovan và tổ chức của ông ta. Kết quả của những cuộc gặp gỡ của họ là một cuộc cải tổ lớn cơ quan tình báo chiến trường, OSS chịu trách nhiệm về tất cả các chương trình bí mật (trừ các chương trình của Trung Quốc). Hạm trưởng Miles (lúc này đã là chuẩn đô đốc) bị mất quyền kiểm soát. Cả hai tổ chức Hạm đội Mỹ ở Trung Quốc và AGFRST được đặt dưới quyền của Wedemeyer. OSS được nâng lên quy chế một ban chỉ huy độc lập chịu trách nhiệm hoàn toàn về chính trị với Wedemeyer, nhưng về mặt hoạt động thì chịu trách nhiệm với OSS/Trung Quốc.
    Sau đó Donovan bay sang bản doanh SEAC của Mountbatten ở Kandy. Ở đó, với sự tán thành của đô đốc, OSS/SEAC bị xoá bỏ và được thay thế bằng OSS/Ấn Độ - Miến Điện (OSS/IBT) đóng sở chỉ huy ở Kandy, tại đội 404. Trung tá Richard P. Hepper, người đã từng đương đầu OSS/SEAC, được chỉ định làm sĩ quan tình báo chiến lược ở Trung Quốc và đồng thời được đề bạt lên đại tá.
    Lúc đó, tôi đã sẵn sàng để sang Trung Quốc vào tháng 3, hầu hết các vấn đề tổ chức dường như đã được giải quyết. Donovan đã hoàn tất việc hợp nhất và kiểm soát các hoạt động bí mật và đã đặt được quyền hành của mình đối với công tác tình báo độc lập Mỹ - mục tiêu chủ yếu của ông đối với OSS/Trung Quốc. Thoạt nhìn, dường như không có trở ngại gì đối với sứ mệnh của tôi ở Đông Dương. Tôi được bảo đảm sự ủng hộ hoàn toàn của tướng Donovan và nhận những chỉ thị rõ ràng và đặc biệt trực tiếp từ Nhà Trắng. Wedemeyer đã được báo cho biết một cách đầy đủ và tôi đoán trước mọi cái sẽ thông đồng bén giọt. Nhưng đó là Washington. Còn ở Trung Quốc, không có điều gì là đơn giản cả.
    ---
    (1) Nhóm mật vụ và công tác đặc biệt
    (2) Núp dưới danh nghĩa Cục điều tra và thống kê, BIS;
    (3) Nguyên văn: Lend - Lease organisation
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Chương 5
    OSS: Tổ phụ trách Đông Dương thuộc Pháp
    CHÍNH SÁCH: PHẢI GIÀNH LẤY CÔNG VIỆC
    Sau khi đã cải tổ OSS ở các khu vực của Tưởng và Mountbatten, Donovan trở về Washington. Whitaker và tôi đã gặp ông để thảo luận về sự phân công mới của chúng tôi ở Viễn Đông; và được biết rằng Wedemeyer đang chờ đợi chúng tôi; và Heppner đã được chỉ dẫn về chính sách của Mỹ, tức là: Tổng thống yêu cầu OSS không để cho Pháp chiếm lại thuộc địa cũ của họ; Tổng thống coi qui chế tương lai của Đông Dương là một vấn đề quyết định sau chiến tranh và không thuộc về giới quân sự Mỹ. Không một trường hợp nào được cung cấp vũ khí hay tiếp tế cho Pháp, ngoại trừ để đẩy tới những mục tiêu chống Nhật đã được Đồng minh tán thành.
    Tôi được biết về những hoạt động bí mật của Pháp ở Đông Dương từ các căn cứ SEAC và Trung Quốc, và tôi đã nêu ra vấn đề công tác với các phái đoàn quân sự Pháp ở Kandy, Trùng Khánh và Côn Minh. Tôi được trả lời ?okhông phản đối?, miễn là tôi không làm gì được hiểu là ?ogiúp đỡ? cho những mục tiêu quân sự hay chính trị của Pháp nhằm chiếm lại Đông Dương.
    Donovan đã thăm dò những ý kiến của tôi đối với người Pháp, đặc biệt với người Pháp ở Bắc Phi, những quan điểm của tôi về chính sách thuộc địa của họ đối vớii người Algerie, và về thái độ của De Gaulle đối với Mỹ, cũng như sự chống đối của ông ta đối với Tổng thống Roosevelt. Tôi lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt trước phương hướng của cuộc nói chuyện đột ngột diễn ra của chúng tôi. Tôi bày tỏ mối cảm tình của tôi đối với cảnh ngộ nước Pháp, nhưng với vai trò của nó dưới chế độ Vichy, với tư cách một dân tộc, nước Pháp không hiện lên như một hình ảnh dũng cảm với tư thế ?ochiến đấu đến cùng? của người Anh. Tuy nhiên, tôi nhận xét, nhiều người Phap nam và nữ đã làm tròn bổn phận mình ở Bắc Phi và châu Âu. Tôi thừa nhận là đã có một vài sự dè dặt đối với các chính sách thuộc địa của Pháp và đối với người Ả Rập ở Bắc Phi và tin rằng người Pháp vẫn muốn thiên về chính sách thước dây(1) ở Đông Dương.
    Donovan tỏ ra yên tâm với những nhận xét của tôi và tiếp tục bình luận rằng thái độ, nguyện vọng và cả những mục tiêu sau chiến tranh của Pháp không phải là công việc của chúng ta, nhưng lại yêu cầu tôi phải thấy trước sức ép to lớn buộc chúng ta phải rời bỏ lập trường trung lập của chúng ta từ những phía khác, ngoài phía Pháp ra. Ông nói hiện nay đang có nhiều người ủng hộ chế độ thực dân trong các giới kinh doanh dầu mỏ và cao su ở Mỹ, có những kẻ nhiệt liệt tán thành Pháp quay trở lại đế quốc thuộc địa của họ, và có sự ủng hộ của Anh và Hà Lan đối với các chính sách thực dân của Pháp ở Đông Nam Á. Nếu tôi gặp phải một sự phản đối nghiêm trọng, ?oHãy báo cho John(2) biết?.
    Trong 6 tháng liền tôi phụ trách ?oTổ Đông Dương thuộc Pháp? ở OSS Washington, vạch ra các kế hoạch, nghiên cứu thư từ, tuyển chọn người cho tổ dã chiến và xem lại những hồ sơ có ích. Lúc đầu, những tài liệu ấy hết sức lộn xộn, trộn lẫn với những hồ sơ không có liên quan trong các bộ phận khác của OSS. Dần dần, với sự giúp đỡ của Austin Glass(3), Ducan Lee(4) và những người khác, tôi đã có thể tạo nên một tài liệu tập hợp những gì có liên quan đến bộ phận này của thế giới. Đống hồ sơ không có những tài liệu tình báo có ý nghĩa về bản thân xứ Đông Dương, nhưng lại có những thông tin rộng lớn về những ý đồ và khả năng của Nhật ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Tôi tìnm thấy các báo cáo của hạm đội Mỹ ở Trung Quốc; của đội OSS ở vùng cộng sản Diên An với sự cộng tác của tổ quan sát Mỹ do trung tá David D. Barnett chỉ huy; của cơ quan tập hợp tình báo chung. Khi tôi nêu lên câu hỏi về sự đóng góp của Trung Quốc vào những nỗ lực tình báo, đặc biệt ở Đông Nam Á, thì những tay kỳ cựu về Trung Quốc ?oquen thuộc? của chúng ta bao giờ cũng cần phải được biệt rõ, ?ongười Trung Quốc nào?? thì tôi không phải mất nhiều thì giờ để phân biệt Quốc dân đảng, Cộng sản, các nhóm bù nhìn Trung Quốc do người Nhật lập ra và những cái gọi là các ?otoán cướp Trung Quốc?. Các toán này là những lực lượng độc lập, thường cướp bóc các mục tiêu tuỳ theo thời cơ, và những nguyên nhân chính trị không có liên quan gì với trang bị của chúng.
    Tôi cũng xem cả những báo cáo của người Pháp, vì những hồ sơ của chúng ta cho thấy rõ sự cộng tác của nước Pháp tự do với SOE của Anh, nhưng OSS không có tin tức gì thật chắc chắn từ nguồn này. Có một hồ sơ sơ sài về một tổ chức hoạt động của Đông Dương gọi là ?oGBT?. Nó không chứa đựng một tài liệu tình báo nào quan trọng nhưng đã để lộ rõ một hoạt động bí mật đang tiến hành ở Anh - Pháp - Trung Quốc có giá trị tiềm tàng đáng kể đối với sứ mệnh sắp tới của tôi.
    Chỉ có một tin tức khác có liên quan với các nguồn công tác bí mật có thể có là bức thư của Đông Dương Độc lập Đồng minh hội. Nó tương đối mới, đề ngày 18-8-1944, từ Trùng Khánh, Trung Quốc gửi cho đại sứ Mỹ. Những tác giả của nó kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của họ, cam kết ngược lại là sẽ cùng với người Mỹ chống ?ochủ nghĩa phát xít Nhật?. Cùng với ban tham mưu OSS, tôi theo đuổi khả năng sử dụng nhóm này. Ý kiến của họ không thống nhất, ?onhững tay kỳ cựu về Trung Quốc quen thuộc? khuyên phải kiên quyết chống lại sự cộng tác với ?onhững phần tử cách mạng?, trong khi những người mới đến này lại cho rằng chúng ta không mất gì mấy nếu sử dụng những nguồn dự trữ này để chống lại người Nhật ở bất cứ nơi nào trong Thái Bình Dương. Tôi bèn hỏi Donovan về lập trường của OSS.
    Ngay từ đầu, tôi đề nghị với tướng Donovan nên sử dụng du kích địa phương. Ông nói rằng ông và viên phó của Wedemeyer là trung tướng Robert B. Mc Clure, đã đồng ý về ý định tiến hành những hoạt động ở chiến trường Trung Quốc, đặc biệt về việc sử dụng du kích của Mao Trạch Đông. Khi tôi nhấn mạnh điểm sử dụng những tay chân người Đông Dương, Donovan trả lòi: ?oCứ sử dụng bất cứ ai làm việc với chúng ta để chống lại người Nhật, nhưng đừng dính vào những hoạt động chính trị của Đông Dương thuộc Pháp?. Ông đảm bảo với tôi rằng lúc tôi sang Trung Quốc, Hepper sẽ có chỉ thị rõ ràng của Wedemeyer về sử dụng các đơn vị du kích. Những lời của Donovan rõ ràng là một chỉ thị đại cương để thực hiện công việc một cách tốt nhất và đồng thời cũng tránh rơi vào những âm mưu của Pháp trái ngược với chính sách của Mỹ.
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    MƯU MẸO ?oESCAMOTAGE? CỦA PHÁP BỊ LỘ TẨY
    Tuy có những chỉ thị của Donovan đối với Pháp, tôi vẫn có những nghi ngại về những cố gắng của Pháp nhằm sử dụng và lợi dụng những phương tiện của Mỹ ở Viễn Đông theo một lối bí mật và xảo quyệt. Vào giữa tháng 11-1944, tôi được biết sau khi sự việc xảy ra từ lâu và qua sự báo động của một sĩ quan Mỹ ở SEAC rằng đề án do người Anh đảm nhận nhân danh phái đoàn quân sự Pháp ở Ceylon có tất cả những dấu hiệu của một hoạt động chiến tranh chính trị không được cho phép.
    Đề án ấy quan trọng ấy về mặt chính trị, và những chi tiết về sự khởi đầu và thực hiện của nó nói lên rất rõ rằng đó là một mẫu mực của sự hợp tác Anh - Pháp nhằm ?olàm phá sản? chính sách của Mỹ. Ngày 21-2-1944, lực lượng 136 đệ trình Bộ tham mưu hỗn hợp Mỹ - Anh của SEAC một đề nghị của Pháp về việc phối hợp nhân sự. Việc phối hợp ấy được gọi bằng tên mã là BELIEF(5) và chủ trương cho một tổ thâm nhập vào bắc Đông Dương. Những mục tiêu của nó là: thành lập một tổ chức bí mật ở Đông Dương được kiểm soát từ bên ngoài và phá hoại những phương tiện cập bến của các cảng Đông Dương.
    Đề nghị ban đầu của Pháp như đã nêu với SOE, chủ trương cho ?omột hay nhiều sĩ quan trong phái đoàn quân sự Pháp? nhảy dù từ một căn cứ không quân Trung Quốc xuống bắc Bắc Kỳ. Nhưng tất cả những hoạt động không quân rời khỏi Trung Quốc đòi hỏi phải được sự tán thành của Chennault và các phái đoàn độc lập của Pháp không được phép làm điều đó, nên người Anh viết lại mục tiêu của phái đoàn thành ra: ?o Việc thả người và tiếp tế xuống vùng phía bắc Bắc Kỳ nhằm phát triển một hoạt động do cơ quan mật vụ Anh tiến hành?. Việc thả dù được thực hiện đêm 4-5 tháng 7 từ một máy bay Anh đỗ ở Côn Minh.
    Hành động của Pháp có thể diễn ra mà không ai hay biết gì nếu không phải yêu cầu lực lượng 136 ?omột sự cho phép đặc biệt cho hoạt động BELIEF II, coi như một bộ phận nằm trong BELIEF I, được tung ra ngày 13-7. Hoạt động thứ hai này cũng được đại bản doanh SEAC và bản doanh Chennault tán thành.
    Trong lúc đó, thiếu tá Hải quân Taylor(6), sĩ quan cao cấp của Mỹ, ở sư đoàn ?oP?, được báo tin ngày 7-7 rằng lại có thể cần phải tổ chức hoạt động BELIEF lần thứ ba để vớt một sĩ quan Pháp đã nhảy dù trong BELIEF I lên, vì viên sĩ quan này đã mang một bức thư viết tay của tướng De Gaulle và phải lấy một sự trả lời từ Đông Dương mang đi. Mưu kế đánh lừa rõ ràng của người Pháp, được SOE tán thành và đồng loã, đối với chính sách của Mỹ đã làm cho Taylor tức giận và thúc bách ông thông báo cho tướng Wedemeyer (lúc đó là tham mưu phó của SEAC) biết toàn bộ sự việc.
    Giác thư của Taylor viết một cách thích hợp cho Bộ tham mưu hỗn hợp Anh - Mỹ nói rõ: ?oGiá trị và tầm quan trọng của hoạt dộng BELIEF rất lớn, và nếu nó bị coi là không có lợi cho chính sách quốc gia của Mỹ, thì theo quan điểêm của sư đoàn ?oP?, nó phải được ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng những thông tin mà hiện nay sư đoàn ?oP? nhận được không đưa lại một cơ sở nào để có một lời khuyên bảo thuận lợi hay không thuận lợi đối với yêu cầu của lực lượng 136 về sự giúp đỡ của phái đoàn quân sự Mỹ trong việc thực hiện kế hoạch của họ?.
    Hiểu rất rõ những xung đột chính trị trong vấn đề này, Wedemeyer đã thảo luận nó với Mountbatten. Mountbatten, đến lượt ông ta, đã mở một cuộc họp ngày 24-7 với tham mưu trưởng của mình, giám đốc tình báo John Keswick thuộc SOE/SEAC và cố vấn chính trị về công việc Trung Quốc, trung tướng R.A. Wheeler, đại diện cho Wedemeyer, và thiếu tướng R.T. Maddocks, trợ lý của Wheeler. Trong cuộc gặp mặt, Mountbatten nêu rõ rằng nhân viên người Pháp là thiếu tá De Langlade đã xuất hiện để mang một bức thư viết tay của tướng De Gaulle. Sau đó ông cho rằng ?obức thư không nhằm mục đích thúc đẩy người Pháp ở Đông Dương đứng lên chống người Nhật mà rõ ràng chỉ là một bức thư giới thiệu?.
    Tướng Maddocks thừa nhận rằng trường hợp đó rất có thể là như vậy, nhưng lại khôn ngoan nêu lên rằng chưa thể biết được De Langlade đã có những chỉ thị miệng gì. Rõ ràng vụ rắc rối này có hiệu quả đi khá xa. Nó dính líu tới De Gaulle và đi ngược lại với chính sách và chiến lược của Đồng minh. Tướng Wheeler gợi ý báo cáo vấn đề này cho London và Washington. Mountbatten thì trực tiếp chỉ thị cho Keswick làm một bản báo cáo đầy đủ cho Bộ ngoại giao (Anh).
    Vì 4 tháng sau tôi mới được đọc lại những giác thư của Mỹ về vấn đề này, nên tất nhiên là tôi không thể không biết tới những ý đồ của Pháp và những phương pháp khá xảo quyệt được họ dùng để được bảo đảm sự ủng hộ và vận tải. Tôi cũng đã suy nghĩ về ảnh hưởng có thể có của những điều đó với những kế hoạch của tôi.
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    TỪ CATROUX ĐẾN DECOUX
    Quyết định của Pháp nhằm sắp đặt một âm mưu không được cho phép ở Đông Đương rõ ràng bắt nguồn từ tướng De Gaulle vào lúc De Langlade nhảy dù xuống đó. De Gaulle là một yếu tố mới trong những mối quan hệ Pháp - Nhật ở Đông Dương. Sự sụp đổ của Pháp vào tháng Sáu-1940 đã làm cho người Nhật rảnh tay tràn xuống Đông Nam Á. Một ngày sau khi Thống chế Pétain yêu cầu giảng hoà với nước Đức, người Nhật đã gửi một tối hậu thư cho Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp, tướng Georges Catroux. Trong vòng 48 giờ, Catroux đã chấp nhận các điều khoản của người Nhật(7), lúc đó ở gần biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, và đồng ý để cho phái đoàn quân sự Nhật kiểm soát việc đình chỉ mọi viện trợ cho Trung Quốc.
    Điều trái ngược là chính phủ Pétain - Darlan trong khi trong nước đã khuất phục trước những yêu cầu sỉ nhục của người Đức thì lại khiển trách Catroux vì đã chấp nhận những điều khoản kém nặng nề hơn của người Nhật và đã thay ông ta bằng một người đã được Darlan bảo trợ, phó đô đốc Jean Decoux. Bị từ bỏ bởi một Chính phủ mà ông ta định phục vụ, bị làm nhục và cô đơn, Catroux đã muốn chia sẻ số phận với một người lưu vong Pháp ở London, Charles De Gaulle.
    Tuy nhiên không thể nghĩ rằng những yêu cầu của người Nhật dừng lại ở đó. Các kế hoạch của họ được bố trí có mục đích và được thực hiện có hệ thống. Nhật cần có những dự trữ chiến lược của Hà Lan và Pháp ở Đông Nam Á. Vichy, London cũng như Washington đều không ngăn chặn được họ vào năm 1940. Anh và Mỹ, lo đối phó với cuộc tấn công quyết liệt của Hitler ở châu Âu, đã thiếu phương tiện để bảo vệ các đế quốc thuộc địa ở Viễn Đông.
    Sự nhân nhượng lúc đầu ở Đông Dương chỉ khuyến khích Nhật Bản đặt ra những yêu cầu lớn hơn đối với viên Toàn quyền mới. Ngày 22-9-1940, với sự tán thành của Vichy, đô đốc Decoux và tróng Issaku Nishihara đã ký kết một thoả ước thứ hai cho phép người Nhật chiếm đóng những vị trí then chốt ở phía bắc Bắc Kỳ. Mười tháng sau, Chính phủ Vichy chấp nhận quyền người Nhật chiếm thêm những phần thuộc miền nam Đông Dương. Sau trận Trân Châu Cảng, Đông Dương trở thành một căn cứ để cho người Nhật tấn công Đồng minh.
    Người Nhật được phục vụ một cách lý tưởng. Mặc dầu có khoảng 50.000 quân Pháp ở Đông Dương, Nhật đã giành được một căn cứ chiến lược ở Đông Nam Á mà không cần phải đổ máu hay phải đầu tư to lớn cho các lực lượng chiếm đóng. Trái lại, Nhật có thể để sự cai trị đất nước lại cho người Pháp một cách thích hợp, đến mức dung thứ cả cho quân đội thuộc dịa của Pháp. ?oNhững năm chiến tranh? thật khá thoải mái đối với những kẻ thực dân Pháp và những nhà kinh doanh Pháp đã lợi dụng được việc buôn bán của họ với kẻ thù. Về phần mình, Nhật Bản đã tìm được một nguồn tiếp tế sẵn sàng và tự nguyện cho nền kinh tế nước họ.
    Trong thời kỳ hợp tác ấy, Decoux đã lợi dụng khá thành công cái gọi là ?ohuyền thoại Pétain? trong người Pháp, nhìn chung, người Pháp đều là pétainistes(8) và cả trong những người Việt Nam trở nên giàu có, phồn thịnh trong nền kinh tế chiến tranh mới. Để chống lại tuyên truyền của Nhật về khu thịnh vượng chung Đại Đông Á - sự tuyên truyền này cũng hấp dẫn phần nào trong các thuộc địa do người Âu thống trị - Decoux đã tiến hành một loạt các cải cách nhỏ nhặt để ?otranh thủ trái tim của người Annam?, như cấm gọi người Việt Nam là ?omày? theo lối bề trên hay đánh dập người Việt Nam công khai. Vô hình chung, Decoux đã cung cấp cho phong trào cách mạng đang lên một số viên chức cai trị và quan liêu được huấn luyện bằng cách tăng gấp đôi số viên chức trung cấp và cao cấp trong ngành dân sự.
  6. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    ?oHÃY CẦM VŨ KHÍ? - DE GAULLE
    Chỉ có một nhúm người ở Đông Dương được biết đến lời kêu gọi đầu tiên của De Gaulle qua đài BBC về sự liên kết với nước Pháp tự do, phát đi ngày 18-6-1940 theo giờ London (19-6 ở Đông Dương). Trong số những người nghe được, chỉ có một số rất nhỏ những viên chức Pháp cao cấp nhận ra tiếng nói của đại tá Charles De Gaulle. Catroux là một trong số đó; cho đến khi bị Pétain cách chức hẳn, ông ta mới quay hẳn sang với ?ophái De Gaulle?. Dù sao thì Đông Dương cũng đứng hẳn về phía Vichy cho tới năm 1944 và không chuyển sang phía De Gaulle cho đến lúc mà sự kết thúc cuối cùng cuộc chiến tranh ở châu Âu là chắc chắn rồi.
    Ở Trung Quốc, lời kêu gọi của De Gaulle được một số người Pháp nghe được và một trong những người đó, Jean Escarra, một chuyên gia luật quốc tế đã từng làm cố vấn cho Quốc dân đảng, đã đáp lại lời kêu gọi và đi sang London. Ở đây, cùng với Lapie, cựu Toàn quyền Chad, và ông Hackin, cái bào thai tham mưu đối ngoại của De Gaulle đã hình thành để ?oliên lạc với các vụ khác nhau của Bộ Ngoại giao Anh và với các chính phủ lưu vong của châu Âu?.
    Escarra sang Trùng Khánh vào giữa năm 1941 để tiếp xúc với Tưởng Giới Thạch, nhân danh De Gaulle, và để thu xếp những mối liên hệ chính thức giữa Quốc dân đảng và ?onước Pháp tự do?. Với sự giúp đỡ của nhà thám hiểm André Guibaut, lúc đó cũng ở Trùng Khánh, và của nhiều sỹ quan trong quân đội Pháp đã rời Đông Dương, Escarra thành lập một cái khung mà về sau được biết tới dưới cái tên ?oPhái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc?.
    Theo lời kể của De Gaulle, ông đã có những ?ođại diện? của nước Pháp tự do hoạt động ở nhiều thủ đô trên thế giới và họ trực tiếp báo cáo với ông. Trong số nhiều cái tên được nhắc tới trong hồi ức của ông, có Schompré, Baron và François De Langlade ở Singapore, Guibaut và Béchamp ở Trùng Khánh. Trong số đó, De Langlade nổi bật lên như một kẻ tiên phong trong bộ máy bí mật của Pháp ở Viễn Đông. Là một người quản lý trước kia của các đồn điền cao su ở Malaysia, ông đã phục vụ cho tình báo Anh năm 1940 và đã cộng tác với cơ quan tình báo của nước Pháp tự do ở Singapore dưới quyền của trung tá Tutenges. Khi Singapore thất thủ năm 1942, tổ Tutenges - De Langlade sang Trung Quốc và móc nối với phái đoàn quân sự không chính thức của Escarra.
    Sự có mặt mới của nước Pháp ở Trung Quốc không lẩn tránh được con mắt luôn luôn cảnh giác của Tai Li. Ông ta không cho phép bất cứ một hoạt động tình báo độc lập nào của Pháp ở đây. Escarra giới thiệu nhóm này với Tưởng và giành được một quy chế gần như chính thức cho nước Pháp tự do, với điều kiện họ chỉ hoạt động với BIS của Tai Li. Sự thu xếp tỏ ra không có hiệu quả. Tutenges và De Langlade tuy được tự do đi lại nhưng luôn luôn bị Trung Quốc giám sát. Nhưng sự thu xếp cũng thu được một điểm bù lại cho người Pháp: Tai Li, do sử dụng được những phương tiện của hạm trưởng Miles lấy từ OSS, đã cung cấp cho những nhân viên Pháp quỹ, đài phát và những tiếp tế đặc biệt. Nước Pháp tự do lập được một mạng lưới có thể làm việc được ở Đông Dương và cung cấp lại cho người Trung Quốc những tin tức về những sự bố trí của quân Nhật và những tin tức về các mục tiêu cho lực lượng không quân Chennault, bao gồm cả sự giúp đỡ cho các phi công nhảy dù của Mỹ khi cần thiết.
    Những phương tiện của hạm trưởng Miles chỉ là một nguồn hỗ trợ cho những hoạt động bí mật rộng lớn và tốn kém của Tai Li. Một nguồn thu nhập quan trọng hơm là việc buôn thuốc phiện có lợi và những đường chợ đen từ Malaysia, Miến Điện và Thái Lan đi qua Đông Dương. Tai Li cần nắm được việc buôn bán ấy một cách liên tục, và ngay từ lúc bắt đầu cuộc chiến tranh Trung - Nhật, ông ta đã nhập bọn với kẻ quân phiệt hùng mạnh cai quản cửa tây nam vào Trung Quốc; tướng Trương Phát Khuê tỉnh Quảng Tây và tướng Lư Hán ở tỉnh Vân Nam. Cả hai tỉnh nằm sát với Đông Dương.
    Để tự bảo vệ khỏi sự can thiệp của Mỹ mà ông coi là quá trong sạch, Tai Li ngay từ đầu cuộc chiến tranh đã yêu cầu người Mỹ không xen vào Đông Dương. Ông ta sau đó đã làm dịu lòng người Mỹ bằng những hoạt động được cho phép của OSS ở Đông Dương với điều kiện sử dụng người Pháp hơn là người Mỹ.
  7. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    GIRAUDISTES VÀ GAULISTES
    Để đáp ứng những điều kiện của Tai Li, Donovan tiếp xúc với người Pháp ở Bắc Phi và gợi ý họ phái một số sĩ quan Pháp vào OSS để hoạt động tình báo ở Đông Dương. Người Pháp nhận lời và Donovan chỉ thị cho Miles, lúc từ Washington trở lại Trung Quốc, thảo luận vấn đề này với tướng Chennault. Đó là vào tháng 5-1943, khi Miles đang làm phó cho Tai Li trong SACO vừa mới thành lập.
    Miles giành được sự phục vụ của một số sĩ quan hải quân Pháp nổi tiếng và đã được nhiều lần tặng thưởng huân chương thiếu tá Robert Meynier, một người trẻ tuổi theo Giraud(9), chỉ huy tàu ngầm. Ông ta không những nổi tiếng về những cuộc tấn công thắng lợi chống lại hạm đội Đức, mà tháng 11-1942 còn thực hiện được một cuộc chạy trốn nguy hiểm khỏi nước Pháp với chiếc tàu và toàn bộ thuỷ thủ tới Casablanca.
    Theo những hồ sơ của OSS, Meynier dường như đã tuyển mộ được nhiều sĩ quan Pháp có kinh nghiệm ở Đông Dương và một số lính Việt Nam trong quân đội Pháp đóng ở Pháp. Nhóm này được huấn luyện trong một căn cứ của OSS gần Alger và đổ bộ lên Trung Quốc tháng 7-1943 để được huấn luyện ở căn cứ SACO, trong khi chờ đợi Meynier. Những hồ sơ chính thức nói đến điểm này rất không rõ ràng, đặc biệt về việc tại sao Meynier đi qua Washington trong khi tới Trung Quốc.
    Meynier lấy một phụ nữ lai Âu - Á quyến rũ, được coi là một công chúa An Nam, cháu của cựu Khâm sai (phó vương) Bắc Kỳ và ủy viên Hội đồng tư vấn của Bảo Đại, Hoàng Trọng Phu. Năm l943, bà Meynier bị bắt giam trong nước Pháp bị chiếm đóng. Kế hoạch của Meynier rõ ràng là muốn dùng nhũng hiểu biết và ảnh hưởng của vợ mình một cách đầy đủ, và đó là một điểm mà ông ta không tiết lộ ra cho đến khi tổ này sẵn sàng đi sang Trung Quốc. Với sự giúp đỡ của SOE và những phần tử kháng chiến Pháp, một hoạt động theo kiểu biệt kích của OSS đã giải thoát bà Meynier khỏi một trại tập trung của Đức, nhưng phải trả giá bằng nhiều mạng sống của người Anh và người Pháp. Bà ta được hộ tống đến một vùng hoang vắng, được đưa lên một chiếc máy bay Anh đi London, và sau đó bay tới Alger để gặp chồng.
    Việc giải thoát bà Meynier đã tạo ra một cơn bão táp nhỏ trong cộng đồng tình báo và phơi bày ra những xung đột gây ra bởi cuộc đấu tranh quyền lực đang diễn ra giữa De Gaulle và Giraud, mà De Gaulle rõ ràng đã thắng thế. OSS che giấu SOE mục tiêu thật sự của Meynier, người theo Graud, vì sự ủng hộ rõ rệt của SOE đối với cơ quan tình báo thuộc phái De Gaulle, BCRA(10). OSS cũng dựng lên một câu chuyện ngụy trang. Meynier bề ngoài được giao cho cầm đầu một hoạt động đặc biệt của OSS/USN(11) ở Philippines, được tiến hành từ bờ biển Trung Quốc và bà Meynier thì trở thành một sĩ quan WAC(12) của Mỹ được chỉ định vào một ?ophái đoàn cao cấp? vì thế mà vợ chồng Meynier đã bay từ Alger tới Washington.
    Tuy nhiên, theo một nhận xét bí mật trong một thông báo của OSS/Alger gửi cho OSS/Washington, Meynier đã được cơ quan tình báo của Giraud giao cho một bảng mật mã riêng để sử dụng trong một hoạt động tình báo ở Đông Dương, và điều cần thiết là bảng mật mã đặc biệt ấy phải phù hợp với mật mã của cơ quan tình báo hải quân ở Washington.
    Khi Meynier đến Trùng Khánh hồi tháng 8-1943 để tiến hành nhiệm vụ do Giraud giao cho, ông đã tìm thấy một phái đoàn quân sự Pháp chính thức mới thành lập do một người đại diện cho De Gaulle cầm đầu bên cạnh Tưởng Giới Thạch, tướng Zinovi Pechkov(13) (cũng gọi là Pechkoff và Petchkoff). Tướng Pechkov yêu cầu Meynier trao lại mật mã riêng và đặt ông ta dưới sự kiểm soát của Phái đoàn. Không cần phải thách thức công khai với Pechkov, Meynier phàn nàn với đại tá Emblanc, người kế tục Tutenges, về hậu quả của việc sứ mệnh của ông ta bị đối xử xấu. Ông ta nói rằng ông ta được Giraud chọn để tiến hành một ?osứ mệnh rất khó khăn cho nước Pháp? và kế hoạch ấy đã được De Gaulle tán thành và ông ta, Meynier, định tiến hành kế hoạch đó dù phải làm việc bên ngoài Phái đoàn quân sự Pháp. Meynier gợi ý, có thể đó cũng là lời đe doạ che đậy, rằng ông ta có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Miles và Tai Li để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhưng Emblanc không chú ý lắm và từ chối ủng hộ sứ mệnh của Meynier.
    Sự va chạm ấy đã phát triển thành một cuộc xung đột trong các người Pháp ở Viễn Đông. Nhóm Meynier bị coi là những kẻ theo Giraud và được người Pháp ở Đông Dương gọi là ?oBộ tham mưu?, trong khi nhóm Pechkov - Emblanc được coi là những kẻ theo De Gaulle, đại diện cho nhóm dân sự kháng chiến ở Đông Dương, hoạt động từ Trung Quốc.
    Tuy đã được thừa nhận chính thức, Phái đoàn quân sự Pháp ở Trùng Khánh vẫn vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của Tai Li, bị Tai Li lên án là đang do thám chính phủ Trung Quốc. Phái đoàn phản đối rằng Tai Li đang tiến hành việc giết hại những người Pháp yêu nước để đảm bảo cho sự lật đổ không bị ngăn cản của Trung Quốc đối với người Việt Nam ở Bắc Kỳ.
    Trong lúc đó, nhóm Meynier, với sự giúp đỡ của Miles và Tai Li, đã tuyển mộ những nhân viên Việt Nam ở Trung Quốc và đã tiếp xúc với một người bà con giàu có của bà Meynier và với những viên chức thuộc địa người Pháp ở Hà Nội. Qua những liên hệ buôn bán của bà Meynier, vợ chồng Meynier đã thiết lập được liên lạc với những viên chức chống De Gaulle trong Chính phủ Decoux.
    Chẳng bao lâu, nhóm Emblanc ở phái đoàn đã kêu lên về ?ocú chơi xấu? ấy. Bản thân Emblanc tuyên bố ?oBộ tham mưu? là một công cụ của Vichy, làm việc cho những quyền lợi nước ngoài, không thù địch với tương lai nước Pháp, và bất cứ người Pháp lương thiện nào cũng nên ngăn cản điều đó. Hai phái Emblanc và Meynier vẫn duy trì mối hận thù cay đắng của họ suốt cả cuộc chiến tranh ở Viễn Đông.
    Là người được hạm trưởng Miles bảo trợ, Meynier hiện ra trước con mắt của Tai Li với một vẻ thuận lợi nhất. Tai Li hoan nghênh những sự tiếp xúc với chế độ Decoux để làm dễ dàng cho việc buôn bán ?onhập khẩu? của BIS/Đông Dương. Meynier cũng thuyết phục được Tai Li rằng phái đoàn quân sự Pháp đối nghịch với BIS. Có thể đoán chắc rằng đó là một sự tin nhau rất nhỏ vì hai bên vẫn bắn tỉa lẫn nhau. Kết quả là đầu năm 1944, Tai Li ra lệnh cấm chỉ những phương tiện liên lạc của phái đoàn quân sự Pháp với Đông Dương. Điều đó làm tê liệt hoạt động của phái De Gaulle cho đến lúc tận cùng của cuộc chiến tranh.
    Sứ mệnh của Meynier, có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc chia rẽ người Pháp, là một thất bại của OSS. Nó rất ít có tiến bộ trong việc thâm nhập Đông Dương và OSS không nhận được những tin tức quân sự mà Donovan chờ đợi và Miles hứa hẹn. Tháng 12-1943, Miles bị cất khỏi chức đứng đầu OSS ở Viễn Đông và cắt những tiếp tế cho những cơ quan đó. Trong lúc đó, những sự rắc rối chính trị của Pháp tỏ ra quá mạnh và Donovan yêu cầu nhóm Meynier chuyển sang đặt dưới quyền kiểm tra và điều khiển hoàn toàn của Phái đoàn tướng Pechkov.
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    RESISTANCE(14) CỦA MORDANT
    Ở Alger, Đông Dương vẫn được nhớ tới. De Gaulle nhắc lại trong hồi ức của mình rằng: ?oMột số nhà chức trách Pháp ở Đông Dương dần dần quay về phía Chính phủ Alger. Ông François, một giám đốc ngân hàng từ Sài Gòn tới nói với tôi như vậy; ông De Boisanger, người đứng đầu ở Sở chính trị của Phủ toàn quyền (chính phủ Decoux), đã mở một ăng ten bí mật hướng về tướng Pechkov, đại sứ chúng tôi (sic) ở Trùng Khánh; tướng Mordant, Tổng chỉ huy quân đội, bí mật tiếp xúc với đại tá Tutenges...?.
    Cuối năm 1943, ông François gửi một thông điệp của tướng Mordant cho tướng Giraud ở Alger, tỏ ý muốn hợp tác với Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp (CFLN) ở Alger. Thông điệp được chuyển tới BCRA và cuối cùng tới De Gaulle. Ông đã viết trong hồi ức của mình rằng: ?oNgày 29-2-1944, tôi viết cho tướng Mordant để xác nhận với ông ta những thiện chí mà ông ta bày tỏ với tôi và nêu rõ với ông ta rằng Chính phủ chờ đợi ở ông ta và quân đội của ông ta đang nằm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn?. Bức thư của De Gaulle đáng lẽ được trao cho Mordant bởi ông François, nhưng việc trở lại Đông Dương của ông này bị hoãn lại và bức thư ấy được giữ ở BCRA (Alger) cho tới khi có những thu xếp khác 4 tháng sau đó.
    De Gaulle, đoán trước sự đồng ý của Mỹ đối với sự tham gia của Pháp ở Viễn Đông, hồi đó đã chỉ định Blaizot làm chỉ huy đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (CEFEO), với sứ mệnh chính là giải phóng Đông Dương. Cùng lúc đó, các kế hoạch được vạch ra để hợp nhất những cơ quan tình báo của Giraud vào tổ chức BCRA. Những cơ quan hợp nhất hợp thành một tổ chức mới, Tổng nha công tác đặc biệt, viết tắt là DGSS. Mọi cách tiến hành chiến tranh không chính thống đều do DGSS hướng dẫn, bao gồm cả hoạt dộng chiến tranh chính trị ở Viễn Đông, do trung úy (sau đó là thiếu tá) François De Langlade cầm đầu.
    De Langlade, người đã từng làm việc ở Ceylon với SOE/SEAC, tới Alger vào mùa xuân 1944 để báo cáo những hoạt động của mình ở Đông Nam Á cho đại tá Escarra; rồi với Bộ tham mưu quốc phòng đang phụ trách tất cả các phái đoàn quân sự ở nước ngoài, và trình bày tóm tắt với đồng nghiệp cũ của mình là đại tá Tutenges về tình hình Đông Dương. Tutenges, một chuyên gia về Đông Nam Á, là người đứng đầu Phòng nhì (bộ phận tình báo) của tướng Blaizot.
    Khi nhận chức giám đốc DGSS/Viễn Đông, De Langlade yêu cầu De Gaulle ủng hộ về nhân sự và về quyền hành để thực hiện sự kiểm soát duy nhất đối với tất cả những hoạt động bí mật của Pháp về Đông Dương. Cả hai người, De Gaulle và René Pléven, Ủy viên thuộc địa, đồng ý điều đó. Thế nhưng, trước khi De Langlade đảm nhận chức vụ mới của ông ta, De Gaulle yêu cầu ông ta truyền đạt riêng cho tướng Mordant ở Đông Dương những chỉ thị cao nhất của mình. Đó là lí do của việc De Langlade nhảy dù xuống Bắc Kỳ trong kế hoạch BELIEF I. Người Mỹ không biết gì đến những chỉ thị của De Gaulle cho Mordant. Thế nhưng, trước khi tôi sang Viễn Đông vào tháng 3-1945, tôi đã được biết một phần câu chuyện này từ tùy viên quân sự Mỹ ở New Delhi (qua những người Anh chống đối trong SEAC và do OSS/châu Âu cung cấp).
    Chẳng bao lâu sau khi quân Đồng minh đổ bộ lên Bắc Phi, Mordant, người chỉ huy các lực lượng Pháp ở Đông Dương từ năm 1940, đã cảm thấy một sự bố trí mới ở nước Pháp và quay sang Chính phủ lâm thời của Pháp ở Alger; do đó mà có thông điệp của ông ta nhờ ông François mang tới cho Giraud năm 1943. Nhận được sự đồng ý của De Gaulle thông qua De Langlade, Mordant yêu cầu rút lui khỏi danh sách tại chức ngày 23-7-1943. Đô đốc Decoux đồng ý với yêu cầu ấy và cử phó chỉ huy là tướng Aymé làm tổng chỉ huy mới. Những chỉ thị bằng miệng của De Gaulle do De Langlade truyền lại đã chỉ định Mordant làm thủ lĩnh cuộc kháng chiến của người Pháp ở Đông Dương; việc từ chức của ông là để ông rảnh tay chuẩn bị cho ?omột cuộc đổ bộ của Đồng minh? chống người Nhật ở Đông Dương. Sau cuộc gặp gỡ Mordant - Aymé - De Langlade ở Hà Nội, De Langlade tới Calcutta, ở đó những người theo De Gaulle đã lập ra một Chi nhánh liên lạc Pháp ở Viễn Đông (SLFEO), và dàn xếp với người Anh để thả dù vũ khí, đạn dược, tiếp tế và những nhân viên của ?onước Pháp tự do? cho Mordant. Chúng tôi biết được đại khái là người Pháp dự định dùng những căn cứ ở Ceylon và Ấn Độ.
    Ở Đông Dương, những thay đổi diễn ra hỗn loạn. Mordant, chủ yếu là một quân nhân, không thông thạo những phương pháp bí mật; ông ta tiến hành các hoạt động của mình như những hoạt động quân sự thông thường và rất ít bí mật. Ông ta coi phong trào kháng chiến gần như là một hoạt động quân sự và không nghĩ tới sự ủng hộ của dân chúng. Khi SLFEO thả dù những nhân viên dân sự đã được huấn luyện của họ xuống Đông Dương, và khi họ gợi ý nên tranh thủ sự cộng tác của người Việt Nam, thì quân đội lẩn tránh và bướng bỉnh bác bỏ những lời khuyên bảo về chính trị và quân sự của các chuyên gia dân sự. Nhóm Mordant tiến hành công việc của họ mà hoàn toàn không tính đến sự an toàn và chẳng bao lâu, mọi người, kể cả người Nhật, đều biết đến những hoạt động của họ. Trong các tiệm rượu và tiệm cà phê, câu chuyện chính là huyền thoại người Mỹ sẽ đến, như họ đã làm ở Bắc Phi. Câu chuyện hoang đường ấy càng lặp đi lặp lại bao nhiêu thì người ta càng tin chắc điều đó sẽ xảy tới nhanh chóng bấy nhiêu. Người ta tưởng tượng ra những cuộc đổ bộ của Đồng minh lên bờ biển Đông Dương, được một làn sóng cờ tam tài chào đón hợp thành một cuộc tấn công quy mô vào người Nhật. Những sự căn dặn của SLFEO phải giữ bí mật hơn và bớt phởn đi đã không ngăn nổi tinh thần cả tin của người Pháp, lần đầu tiên kể từ năm 1940, họ cảm thấy mình cũng vẫn còn là một phần của nước Pháp.
    Những câu chuyện ba hoa về việc Đồng minh đổ bộ, về việc đuổi người Nhật, về kháng chiến đã làm cho đô đốc Decoux và những kẻ ủng hộ ông ta trong giới thương nghiệp - công nghiệp Pháp lo ngại. Sau khi giải phóng Paris hồi tháng 8-1944, việc cai trị, nhân danh chính phủ Vichy đã chết, trở nên khó khăn. Nhưng De Gaulle, lo lắng đạt tới địa vị bình đẳng trong Đồng minh, đã không bỏ mất thòi gian trong việc tuyên bố ?onước Pháp mới? của mình đang tiến hành chiến tranh với Nhật Bản. Điều đó đặt Decoux vào một vị trí đặc biệt tế nhị - không phải là bạn cũng không phải là thù - với người Nhật chiếm đóng, cũng không phải là đại diện hợp pháp của ?onước Pháp mới?. Vị đô đốc già này báo cho chính phủ Paris và đại diện Pháp ở Trùng Khánh rằng chỉ có thông qua sự tiếp tục cộng tác với người Nhật mới giữ được chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Và ông ta phản đối tất cả những gì mà viên tướng náo động Mordant gây ra một phong trào kháng chiến ít được che giấu của mình.
    Những lời phản đối của Decoux rơi vào những cái tai điếc vì ngày 12-9, De Gaulle bí mật chỉ định Mordant làm Tổng đại diện của mình ở Đông Dương với đầy đủ quyền hành để đưa ra những quyết định chính trị và quân sự, trở thành đại diện của Chính phủ Pháp ở Paris, trong thực tế. Khi Decoux hay biết điều đó, ông ta đã chống lại. Một lần nữa, ngày 19-11-1944, De Langlade được phái tới Hà Nội, lần này là để thuyết phục Decoux đừng chống lại và đưa ông ta vào sự cộng tác với De Gaulle. Với những chỉ thị từ Paris phải kiên quyết với viên Toàn quyền bấp bênh này, De Langlade nhân danh Chính phủ Lâm thời Pháp ra lệnh cho Decoux phải giữ vị trí của ông ta, không được thay đổi chút gì về thái độ và quan hệ của ông ta với các nhà chức trách Nhật, để cho người Nhật không biết gì tới những kế hoạch của Pháp ở Đông Dương, và không biết gì tới phong trào kháng chiến. Viên đô đốc kiêu căng và ích kỷ này, hiểu ra tình hình và tương lai chính trị của bản thân mình, đã chấp nhận mệnh lệnh của Paris và đồng ý tất cả.
    Chưa đầy mười ngày sau (28-11), De Langlade lại trở lại Đông Dương để báo cho Decoux biết Chính phủ Paris đã lập một hội đồng Đông Dương bí mật để trông coi tất cả những vấn đề chính trị và quân sự. Decoux được chỉ định là ?ochủ tịch? Hội đồng. Cùng với ông ta, có Mordant là ?ophó chủ tịch?, tướng Aymé và 5 người trung thành với De Gaulle khác. Như vậy, Decuox bị tước mọi quyền hành ở Đông Dương và chỉ là ?obình phong? cho Mordant.
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI NHẬT
    Đúng vào những tháng cuối cùng của ưu thế thuộc địa Pháp ở Đông Nam Á ấy, người Nhật vẫn yên trí bằng lòng để cho người Pháp kiểm soát hành chính và thương mại cho đến lúc nào chưa có một sự can thiệp bên ngoài làm cho tình hình thay đổi khác đi. Nhưng chỉ cần nghe thấy tính thiếu thận trọng và những lời khoác lác, thách thức của những sĩ quan Pháp, của những viên chức chính phủ và của những kẻ thực dân, là họ đã cảm thấy có một cái gì hết sức đáng lo ngại đang xảy đến.
    Người Nhật đã chịu những sự đảo ngược ở Miến Điện và Thái Bình Dương, lo lắng trước sự náo động bên trong và sự biến động chính trị ở Đông Dương; và họ bắt đầu đề phòng. Họ thay đạo quân đồn trú ở Đông Dương bằng đạo quân Thiên Hoàng chiến thuật thứ 38, dưới sự chỉ huy của trung tướng Yuitsu Tsuchihashi. Như tôi trực tiếp được biết mấy tháng sau đó ở Hà Nội, viên tướng này đã đoán trước được những chuyện rắc rối đối với phái De Gaulle và với ?oquân Etsumei (*********)? và đã xin phép Tokyo vào tháng 12-1944 cho tiến hành những biện pháp thích hợp để ngăn chặn một cuộc tấn công của Pháp, nhưng Tokyo đã bác bỏ yêu cầu đó.
    Trung tá Tateki Sakai, một sĩ quan cao cấp ở Ban tham mưu của Tsuchihashi, hồi tháng 8-1945, đã kể cho tôi nghe về tâm trạng của người Nhật trong mùa đông trước đó: ?oDo cuộc hành quân Philippin của quân Mỹ, ?toàn bộ bờ biển Đông Dương phơi ra cho... những cuộc đổ bộ của kẻ địch... Những đường giao thông của chúng tôi với chính nước Nhật có nguy cơ bị cắt đứt bởi các lực lượng hải quân và không quân có ưu thế của Mỹ và những người bản xứ Đông Dương đang chờ đợi nổi dậy khi kẻ địch (Mỷ) ném bom... Xứ Đông Dương thuộc Pháp cho đến nay vẫn chỉ là một khu vực giao thông thì bây giờ đã trở thành một chiến trường?. Sau đó: ?oViệc tăng cường phòng thủ trong khu vực này không thể bị coi thường. Khi đã thấy rõ sự tiến triển bất lợi về quân sự trên mặt trận phía Tây và phía Đông, quân đội Đông Dương thuộc Pháp rõ ràng muốn hoạch định việc chuẩn bị tác chiến chống lại Nhật, bắt đầu tuyển mộ dân bản xứ vào quân đội. Trong việc tuyển mộ này, họ đặc biệt tránh những người An Nam ngoan ngoãn và thân Nhật, và lấy các bộ lạc man rợ Mọi và Lào vào sư đoàn Bắc Kỳ. Hành động ấy bị chúng tôi chú ý vì nó báo trưóc những mối liên hệ tương lai của nó với Trung Quốc?.
    Về tình hình đặc biệt hồi tháng Giêng, trung tá Sakai nói: ?oTrong khi đó, quân đội chúng tôi tiếp tục nhận được những tin tức tình báo có giá trị như: ?oBọn gián điệp Pháp vào Đông Dương qua đường không?; ?oChúng đang liên lạc bằng vô tuyến điện với Ấn Độ và Trung Quốc?; ?onhóm FFI(15) chịu trách nhiệm về những hoạt động ngầm?; ?oToàn quyền Decoux trong một diễn văn đã sỉ nhục nước Nhật và ca ngợi Chính phủ De Gaulle?; ?oDân bản xứ đang được tuyển mộ vào quân đội?; ?oquân đội Đông Dương thuộc Pháp đang phân tán ra các ngoại ô và các vùng nông thôn, và đang tập trung xây dựng những công sự phòng thủ?. Lúc đó Đông Dương thuộc Pháp đã tỏ rõ thái độ đối địch với Nhật và vẫn còn cố che giấu những tình cảm bên ngoài của họ cho đến lúc các lực lượng Đồng minh đến?.
    Nhưng, hồi tháng 12-1944, Tokyo đã không sẵn sàng đảo lộn nguyên trạng. Đạo quân Thiên hoàng chiến thuật thứ 38 mới được tổ chức lại còn thiếu các đơn vị chiến đấu, vẫn còn trên đường từ các khu vực ngoài Đông Dương tới, và cho đến tháng 4-1945 nó vẫn chưa thể chiếm lĩnh được vị trí của nó. Trong số những lí do chính trị dài dòng được đưa ra ở Tokyo, có lí do nói rằng trong trường hợp thất bại của Nhật, thì tốt nhất không nên để Pháp đứng thêm vào những nước đòi bồi thường. Và trong tình thế ấy, khiêu khích người Pháp sẽ có lợi gì? Việc ủng hộ những nguyện vọng độc lập của người Việt Nam, như Tsuchihashi đã có lần gợi ý, cũng vô ích vì rốt cuộc Đông Dương lại bị trả lại cho Pháp, bị Trung Quốc nuốt đi hoặc trở thành lệ thuộc của Liên Xô. Dù cái gì đang xảy đến, nước Nhật vẫn gánh chịu sự hận thù của người Pháp, và ở Tokyo đã đi đến kết luận rằng nên khôn ngoan tránh khỏi những vướng mắc chính trị ở đó và nên ở trong tư thế trao Đông Dương nguyên vẹn cho Pháp. Nhưng IGHQ(16) ở Tokyo lại cân nhắc hết sức thận trọng trong việc trả lời cho Tsuchihashi và chỉ thị cho ông ta chờ cho đến lúc nào quân đội của ông ta sẵn sàng chiến đấu đã.
    Như vậy, nhiều tuần lễ trôi qua khi quân đội Nhật ở Đông Dương phải đối phó với vấn đề hoạt động ngầm của phái De Gaulle. Từ lúc khởi đầu vào tháng 8-1944 đến tháng 1-1945, hoạt động ấy phát triển om sòm, nếu không phải là có hiệu quả. Từ mỗi bản doanh đều có những chỉ thị nói rằng các kế hoạch kháng chiến phải dựa vào một hoạt động ít tổn thất nhất: người Pháp không có kỳ vọng cuộc kháng chiến của họ sẽ là một hành động độc lập của người Pháp để giải phóng xứ này; trái lại, họ đều thừa nhận rằng họ chỉ tấn công người Nhật sau khi các cuộc đổ bộ của Đồng minh bắt đầu. Người Nhật ở Đông Dương đã biết rõ những kế hoạch ấy của người Pháp và đã nghĩ tới việc bảo vệ cho chính họ. Họ cũng không đánh giá thấp khả năng sau này là không có những cuộc đổ bộ trước khi Nhật thất bại và người Pháp trong trường hợp ấy tuy vốn rất ít dũng cảm nhưng vẫn có thể trả thù. Vì thế, người Nhật ở Đông Dương không có cách nào khác ngoài việc vô hiệu hoá quân đội Pháp trước khi Nhật thất bại, nếu nhu cầu phải tránh một cuộc tàn sát sau khi ngưng chiến.
    Những gián điệp có kinh nghiệm hơn trong người Pháp hẳn phải thấy được việc cải tổ quân sự, những biện pháp tăng quân và những chuyển hướng ngoại giao của Nhật là những chỉ dẫn rõ rệt cho thấy rằng phong trào kháng chiến đang được chờ đón một cách thận trọng như thế nào. Nhưng Mordant và SLFEO đã có những hành động khác thường chỉ khiến cho người Nhật càng thêm nghi ngờ.
    Hồi tháng Giêng và tháng Hai, Mordant ra lệnh di chuyển quân đội Pháp từ các thành phố và ngoại ô lên các vùng núi của Bắc Kỳ và Lào. Cuộc di chuyển ấy dựa trên sự tính toán là trong trường hợp Đồng minh tấn công, quân đội sẽ không bị nhốt kẹp vào những đồn đóng quân thời bình và có thể hoạt động như du kích ở những vùng ít dân cư. Làm thế nào để giúp cho các cuộc đổ bộ của Đồng minh ở những đồng bằng ven biển xa xôi, điều đó không được thảo luận kỹ lưỡng. Hơn nữa, những sự di chuyển quân đội của họ bị người Nhật theo dõi; và khi những viên chỉ huy Pháp di chuyển quân đội từ các vị trí chính qui của họ đi, thì các đơn vị Nhật lại đi theo và đóng với một khoảng cách cần thiết.
    Tháng 2, SLFEO ở Calcutta làm sống lại một cách dại dột huyền thoại về việc Đồng minh đổ bộ vào tháng 5, và những hoạt động sôi nổi lại bùng lên - nhưng bao giờ cũng ở dưới những con mắt giám sát của Kempeitai, cơ quan an ninh Nhật.
    Do một sụ trùng hợp không may trong chiến tranh, 9 phi công Mỹ buộc phải nhảy dù khỏi máy bay trên Đông Dương trong thời kỳ đó, và 4 phi công đã bị người Pháp bắt giam. Người Nhật yêu cầu chuyển giao cho người Nhật giam giữ, nhưng đô đốc Decoux từ chối.
    Người Nhật đã thấy quá đủ. Một quyết định được đưa ra để chấm dứt những hoạt dộng của Pháp. Ngày 9-3-1945, vào 6 giờ, giờ Sài Gòn, đại sứ Matsumoto trao cho đô đốc Decoux tại dinh ông ta ở Sài Gòn một tối hậu thư đòi các lực lượng vũ trang Pháp phải đặt dưới quyền chỉ huy của Nhật. Nhận được một sự trả lời không hài lòng sau 2 giờ đồng hồ đã được qui định, người Nhật cho rằng Decoux đã bác bỏ tối hậu thư.
    Trong vòng 48 giờ, tất cả các viên chức Pháp, từ đô đốc Decoux cho tới những viên chức thấp nhất, đều bị tước quyền hành và bị bỏ tù hoặc bị tập trung lại. Các tướng Mordant và Aymé bị bắt. Cờ Pháp bị kéo xuống khỏi các nhà công cộng và các căn cứ quân sự. Các nhà công nghiệp chủ chốt và những người bị biết rõ là thuộc phái De Gaulle đều bị bắt giam như những tù chính trị. Tất cả sĩ quan và các đơn vị thuộc phái quân đội của Pháp đều bị giải giáp và giam giữ. Chỉ có mấy nghìn quân Pháp đóng ở phía Bắc Kỳ và Lào là trốn thoát được cú vét lưới của Nhật. Và những người trốn thoát đã bắt đầu một cuộc rút lui bằng cách đi bộ sang Trung Quốc.
    ---
    (1) Nguyên văn: status quo-ante
    (2) tức Whitaker
    (3) thiếu tá, cựu giám đốc chi nhánh công ty Standard Oil ở Hải Phòng
    (4) thiếu tá, trưởng ban Nhật ?" Trung Quốc, SI-OSS
    (5) lòng tin
    (6) phó giám đốc cục ?oP?
    (7) ngày 20-6-1940
    (8) những người theo Pétain - tiếng Pháp
    (9) Cao ủy Pháp ở Bắc và Tây Phi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp
    (10) Nha tình báo và hành động trung ương (BCRA), sau đổi thành DGER, chức năng tương tự như OSS và SOE
    (11) USN (US Navy): Hải quân Mỹ
    (12) WAC (Women''s Army Corps): lực lượng nữ quân nhân
    (13) trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Quốc từ năm 1943
    (14) cuộc kháng chiến
    (15) lực lượng kháng chiến nội địa Pháp
    (16) Tổng hành dinh quân đội Hoàng gia (Nhật)
  10. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Câu hỏi Tại Sao Việt Nam mập mờ quá. Còn việc bạn định chép cả ngàn trang sách của cuốn Why Việt Nam lên đây thì quả là công đức, nhưng không cần thiết.
    Hãy trả lời câu hỏi cụ thể của tôi đây :
    Tại sao Việt Nam phải nhất thiết đi theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin ?

Chia sẻ trang này