1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao Việt Nam thắng Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi WhoWhoseWhy, 15/04/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ đã chuyển sang dân hai phe ai được thông tin nhiều hơn . Chủ đề chuyển xoành xoạch !
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    he he dù sao cũng sẽ có lúc có dân chủ (hơn!). Nhưng bây giờ là lúc còn kẻ thù, các bác ạ! Mà thời nào nào cũng vậy, còn thù thì còn cần nhiều 1 chút kiểm soát! Bây giờ mà chơi trò dân chủ cho hợp ý Mỹ à. Thằng Mỹ nó hay chơi cheat lắm! Bầu cử mà ra thằng nó thích thì nó hoan hô, nó cấp tiền cho, ra thằng nó không ưa thì nó chơi trò lật đổ! Đối với mấy bác chống + cũng vậy, làm gì có chuyện mời kẻ thù tham gia tranh cử, Mấy bác mà muốn dân chủ, thì vận động toàn thế giới ủng hộ VN, ngưng mọi thứ chống phá đi. Cái này là chuyện viễn tưởng! Chỉ có đợi đến lúc Mỹ cũng là cộng, thì khi đó bảo đảm sẽ có dân chủ! Cái này thì có khả năng cao hơn là cái kia!
  3. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ có nhiều lý do vô cùng phức tạp để chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến mà rất nhiều trong chúng chính ở trong bản thân nước Mỹ.
    Tôi vừa được giới thiệu 1 cuốn sách rất quan trọng của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH đang sắp xuất bản.
    Theo nhiều giới thiệu thì có nhiều bí mật được tiết lộ lần đầu tiên.
    Ví dụ như:
    - Đại sứ Martin cho hay về một nguy cơ thực sự có mà chính ông đã giúp tránh né được. Đó là suýt nữa có đụng độ lớn giữa mấy sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nó có thể đưa tới chỗ đổ vỡ hoàn toàn và trong tình huống ấy, sau hai mươi năm kề vai sát cánh, chính Việt Nam Cộng Hòa đã lại trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ.
    Như vậy phải chăng Mỹ đã muốn làm bạn với chúng ta ngay từ hồi đó nhưng do ta đánh nhanh quá đến nỗi không còn đủ quân VNCH để "mấy sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ" giúp ta nữa ?
    Nếu bạn nào có cuốn sách này thì có thể cho moi người biết rõ những bí mất của cuộc chiến được không.
  4. nguenhoang

    nguenhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    thế bac Fnguyen bi ai mê hoăc mà nói hăng thế.CS mê hoăc đươc dân mỹ thì ho hơn nguysáigon môt cái đầu còn mỹ thua trên sân nhà còn dở hơn .thế hoá ra đầu tư đồng bô moi vấn đề KT .QS,VH,.CT mà vẫn lên trưc thăng ra nước ngoài nhỉ.ah thế ra dân mỹ văn minh thế lai bi ông csvn mê hoăc nhể.thế các ông mỹ sang VN vì thế giới tư do cũng có bimê hoăc gì ko mà ho cho rằng ho bi lừa sang vn nhể thế hoá da tới tân bây giờ năm 2005 mà dân mỹ vẫn bi mê hoăc nhẻ'''' đông môt tí lá sơ có môt VN thứ 2.lính mỹ hiên nay ơ IRAQ cũngmỗi lúc đòi đươc về mỹ để bi mê hoăc còn hơn là chui vào áo quan ve nướccòn bác nào thích dân chủ thì về VN mà làm dân chủ ,ở nước ngoài các bác phán thì như thánh
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Không phải "đang sắp" mà "đã" xuất bản.
    Cuốn sách HỒ SƠ MẬT DINH ĐỘC LẬP của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter đã được NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2003
    Nguyễn Tiến Hưng nguyên Tổng trưởng Phát triển kinh tế và kế hoạch của chính quyền Sài Gòn cũ. Ông ta được Thiệu tin cẩn giao cho toàn bộ những bức thư tuyệt mật trao đổi giữa tổng thống VNCH và các tổng thống Mỹ trong lúc Sài Gòn hấp hối để đưa sang Hoa Kỳ làm chứng cho sự cam kết giữa đôi bên đòi xin viện trợ gấp. Nguyễn Tiến Hưng cũng được Thiệu giao cho thảo 1 số thư gửi cho tổng thống Mỹ để cầu cứu trong lúc lâm nguy.
    Jerrold L.Schecter là 1 nhà báo Mỹ đã từng sống ở Sài Gòn, từng là chủ bút ngoại giao của tờ báo Time.
    Về câu hỏi Tại sao Việt Nam thắng Mỹ, trong cuốn sách đó có thể trích dẫn được nhiều, thí dụ cách giải thích của tướng John Muray, trưởng phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn như sau:
    Nếu anh muốn biết về VN, anh phải biết về chiến tranh, thì anh phải biết chút đỉnh về số học. Lúc quyền lực Mỹ ở vào cao điểm tại đó, ta đã có 433 tiểu đoàn tác chiến Hoa Kỳ và đồng minh; địch có 60 trung đoàn tác chiến. Năm 1974, khi ta đã rút ra, Lục quân VNCH có 189 tiểu đoàn và địch đã xây dựng được 110 trung đoàn. Hỏa lực dưới đất của đồng minh bị giảm mất 40%. Lấy đi B-52, lấy đi F-4, và lấy đi hỏa lực hải quân - lấy hết mấy thứ này đi. Thế rồi ta bắt đầu yểm trợ lựic lượng của chính ta (Mỹ) tại VN chống lại 1 (lực lượng) địch quân nhỏ bé hơn. Anh biết Napoleon đã nói gì: "Thượng đế đứng về phe tiểu đoàn nào lớn nhất..." Và đúng vào khoảng thời gian đó thượng đế đã đứng về phe CS; Họ lớn hơn, mạnh hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta thua trận
  6. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì cậu nhầm rồi.
    Cuốn sách mới này của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng là "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", Sách nay đã in xong, sẵn sàng để phát hành đầu năm 2005.
    Nó có một quảng cáo rất ấn tượng trên các báo hải ngoại là:
    Tiến sĩ Hưng viết về những bí ẩn do Cựu Đại Sứ Mỹ tại VN Graham Martin kể lại ?oMỹ tính kế chạy: Bắn nhau với... quân đội VNCH?
    Tôi thì chưa được đọc.
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào bác TLV và mọi người,
    Tui nghĩ câu trả lời bên dưới của tướng John Muray là để trả lời câu hỏi "Tại sao Mỹ (và VNCH) thua?" thôi chứ không phải để trả lời câu "tại sao VN thắng Mỹ?" Hai câu này tuy diễn nghĩa ra thì giống nhau, nhưng thực ra là khác nhau hoàn toàn đấy. Mỗi bên có câu trả lời theo góc độ của mình. Mà thông thưòng, theo tâm lý, ít khi ngưòi ta thắng được một cái gì lại quay ra hỏi hoặc thắc mắc là tại sao mình thắng hết. Chỉ có thằng thua mới ráng đi tìm câu trả lời tại sao mình thua để rút kinh nghiệm thôi. Bởi vậy tui mới thấy cái topic này đặt câu hỏi thú vị.
    Sách của Nguyễn Tiến Hưng được đưa về VN cho NXBCA xuất bản à? Tui thấy hơi lạ đó nha.
    Có thể chuyện của NTH tiết lộ là trong cuộc hoảng loạn tháo chạy trước tháng 4/75, một số đơn vị TQLC VNCH vì uất ức đã suýt "đụng độ" với TQLC Mỹ. Nhưng theo tui hiểu vào thời kỳ này (4/75) lính tác chiến TQLC Mỹ không còn hiện diện tại miền Nam nữa, chỉ còn tùy viên quân sự và viện trợ thôi. Có thể lực lượng TQLC Mỹ là những tiểu đoàn từ đệ thất ham đội ngoài khơi TBD được trực thăng gởi vào để bảo vệ và thực hiện việc Mỹ tháo chạy.
    Anyway, tui cũng chưa đọc cuốn sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" này.
    Chúc vui,
    FN
  8. trungba006

    trungba006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0

    Quỹ tình nguyện trên diễn đàn Trái tim Việt Nam rơi vào tay ai? 06/04/2005 10:03
    Trái tim Việt Nam (TTVN) là một diễn đàn lớn vào bậc nhất của Việt Nam, với gần 200 diễn đàn con và số lượng tham gia lên tới hơn 100.000 thành viên. Có hơn chục admin và gần 500 mod tình nguyện tham gia quản trị diễn đàn.
    Tham vọng của những người đứng đầu TTVN là sẽ biến nó thành một ?oYahoo của Việt Nam? với các chương trình TTVN mail, TIM chat... Song gần đây, thành viên mạng vẫn còn chưa nguôi ngoai bởi họ đã trở thành nạn nhân của ?oQuỹ tình nguyện? đầy khuất tất. Bài viết được thực hiện với sự cộng tác của nhiều thành viên là nạn nhân.
    Từ việc đánh trúng tâm lý những thành viên ruột
    Vào ngày 18/11/2003, các thành viên mạng TTVN đã nhận được một thông báo từ Ban quản trị mạng: "Các bạn thân mến, TTVN sẽ phải đóng cửa vào cuối 2003 nếu không đủ kinh phí để duy trì. Chúng ta cần tài chính để thuê máy chủ đảm bảo sự hoạt động của toàn thể hệ thống, nâng cao tốc độ đường truyền và hoạt động online tại các forum. Vì thế, việc lập một quỹ tình nguyện trong thời gian này là hết sức cần thiết". Tiếp đó là lời kêu gọi tha thiết của ban quản trị mạng tới hơn 100.000 thành viên, rằng hãy đóng góp sức mình trong khả năng có thể, để duy trì sự tồn tại của mạng. Cũng phải nói thêm rằng, mạng TTVN đã trở thành người bạn gắn bó thân thiết từ năm 2002 đối với hầu hết những ai tham gia nó. Tâm huyết của thành viên TTVN đối với mạng này có thể sánh ngang với tâm huyết của họ dành cho công việc, học hành, thậm chí có những thành viên một ngày không online là "mất ăn mất ngủ". TTVN trở thành một phần cuộc sống trong một bộ phận lớp trẻ.
    Sau khi nhận được thông báo trên, mấy trăm forum của mạng xôn xao bởi một sự kiện nóng bỏng: TTVN - ngôi nhà lớn của chúng ta sắp bị đóng cửa vì hết tiền! Các chủ đề được đưa ra để bàn tán, thảo luận, ai cũng gần như phát điên lên, tưởng tượng ra cảnh nếu một ngày thức dậy online, gõ dòng địa chỉ ttvnol.com sẽ không còn được nhìn thấy giao diện thân thuộc, gần gũi của mình nữa. Có những tâm sự thật xúc động, ghi lại những kỷ niệm đẹp đẽ trong thời gian gắn bó với mạng. Phải công nhận rằng, mạng TTVN là một kho kiến thức khổng lồ về lịch sử, văn hóa, du lịch, học thuật..., là nơi trao đổi những thông tin, kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó còn là sân chơi, giao lưu, gặp gỡ của bạn trẻ khắp 3 miền đất nước với hàng ngàn cuộc offline (gặp mặt) đáng nhớ. Nhiều thành viên thú nhận "nếu TTVN đóng cửa, mình buồn đến chết mất"... Dường như có một cái gì đó thôi thúc những con tim đầy tâm huyết kia. Sau một thời gian, không ai bảo ai, tất cả hàng trăm nghìn thành viên cùng hưởng ứng việc thành lập quỹ tình nguyện của ban quản trị mạng.
    Đến việc phù phép ?oQuỹ tình nguyện?
    Ngay lập tức, nhân vật được coi là người đứng đầu mạng TTVN (tạm gọi là A.), thường dùng các nick admin, e***or... đã lên kế hoạch thành lập Ban điều hành quỹ, gồm 8 admin (những người tình nguyện quản trị mạng), hội tụ cả 3 miền, trong đó có một thành viên đang du học tại Mỹ. Thành viên tiếp nhận tiền ủng hộ quỹ gồm 7 người, tập trung những mod năng động và tâm huyết nhất đối với sự sống còn của TTVN. Những người này được công bố số điện thoại bàn hoặc di động trên các forum để thành viên nào muốn đóng góp sẽ gọi điện liên hệ. Một tài khoản tại ngân hàng Vietcombank mang tên của một thành viên thân cận với Ban quản trị đã được lập ra để các thành viên ở xa tiện việc đóng góp.
    Tuy là một mạng ảo nhưng các diễn đàn con của TTVN hầu như tuần nào cũng có những buổi offline giao lưu. Thời gian đầu, quỹ hoạt động không hiệu quả lắm do một số thành viên còn "nghe ngóng tình hình", xem TTVN có thực sự gặp trục trặc về tài chính không. Cho đến khi mạng thường xuyên gặp sự cố, truy cập khó, thêm vào đó là lời kêu gọi khẩn cấp của Ban quản trị khiến các thành viên bắt đầu hoang mang thực sự. Vậy là như có một phản ứng dây chuyền, tất cả các diễn đàn con, từ box Nhạc Trịnh cho tới box Văn học, từ forum Tình ******** yêu cho tới diễn đàn Public Hà Nội... hàng trăm diễn đàn rầm rộ tổ chức những đợt thu góp quỹ hết sức cấp bách để kịp đóng tiền thuê server trước khi hết hạn. Để động viên tinh thần anh em thành viên, những người đứng đầu diễn đàn là người góp tiền trước tiên. Thế là gần như 100% thành viên không nhiều thì ít, đều trích tiền lương, tiền ăn sáng của mình để góp quỹ. Người thì 100.000đ, 200.000đ, có người 1 triệu, thậm chí một, hai trăm đô la. Số tiền trong tài khoản ngày một nhiều lên do các thành viên từ TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Singapore... đóng góp. Tính đến ngày 23/12/2003 (sau 1 tháng), tiền quỹ thu được là hơn 47 triệu đồng. Việc thu quỹ còn kéo dài sau nhiều tháng nữa.
    Ngoài ra, các phương thức kinh doanh khác của TTVN cũng được tính đến (mặc dù phương châm của diễn đàn rất rõ ràng là "Phi lợi nhuận, phi chính trị"). Ban đầu người ta thấy một số hình ảnh quảng cáo được đặt trên trang chủ TTVN. Rồi đến khu vực Mua và Bán - tập trung những thành viên buôn bán qua mạng TTVN, giá của những topic đính lên trên cùng (để không bao giờ bị trôi xuống dưới) cũng được rao bán, đấu giá ở mức 300.000 - 500.000 đ/tháng. Số tiền thu được từ quảng cáo và mua bán các topic này lên tới vài chục triệu nữa. Và theo bài viết của nick admin (thực tế là "phát ngôn viên" của nhân vật A.) thì từ trước tới giờ vẫn có một nhóm thành viên giấu mặt ủng hộ một số tiền ổn định hằng tháng là hơn 80 triệu đồng. Đó là lý do vì sao 3 tháng đầu quỹ hoạt động rất yếu, nghĩa là chưa có tiền nộp server, vậy mà TTVN vẫn không bị đóng cửa như Ban quản trị thông báo!
    Kẻ ?ora tay? mà không ?ora mặt?
    Tuy rằng đóng quỹ nhưng một số thành viên vẫn có điều gì nghi ngại. Họ tự đặt ra câu hỏi: Tại sao từ trước đến nay TTVN vẫn sống khỏe, không bao giờ thấy nhắc đến tiền bạc, vậy mà bây giờ lại kêu gọi thành viên góp tiền để duy trì server? Vậy trước nay việc duy trì server do ai đảm nhiệm? Thắc mắc này được nick admin giải thích là có một số người đang sinh sống ở nước ngoài (họ xin được giấu tên) đứng ra tài trợ. Nay số thành viên TTVN và số lượng forum tăng vùn vụt đồng nghĩa với việc cước phí phải trả cho việc thuê server, hosting cũng tăng lên nhiều lần, vì thế họ không còn kham nổi nữa.
    Chính những thành viên trong Ban điều hành quỹ và người tiếp nhận quỹ, mặc dù rất hăng hái trong việc kêu gọi ủng hộ quỹ, nhưng cũng cảm thấy "có điều gì đó không ổn". Thứ nhất, những người này chỉ có nhiệm vụ thu quỹ, còn thực chất số tiền sau khi tổng kết là bao nhiêu thì hầu như không ai được biết (chỉ tự nhẩm tính với nhau qua danh sách ủng hộ đăng trên TTVN), vì đã được chuyển ngay vào tài khoản. Mà người đứng tên tài khoản là bạn T. lại hoàn toàn không biết gì về hoạt động của tài khoản mình, do thẻ và PINcode nhân vật A. đã nắm giữ. Nghi ngờ thứ hai, đó là tiền thuê server. Theo ước tính, dung lượng của TTVN xấp xỉ 4.000 - 5.000 MB, nếu thuê ở Việt Nam (dịch vụ của VDC) thì mới lên đến hơn 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, server của TTVN lại đặt ở bên Mỹ, vì thế số tiền sẽ rẻ hơn rất nhiều, chỉ dưới 2.000 USD/tháng. Hơn nữa, chính người xây dựng nên forum này (từ ngày nó còn là Trí tuệ Việt Nam) và cũng là người "nuôi" nó từ đầu cho đến nay, khẳng định rằng tiền thuê hosting hằng tháng chỉ là 6 triệu đồng. Trong khi đó, Ban quản trị kê khai con số gấp 3 đến 5 lần.
    Vậy số tiền mà thành viên TTVN đóng quỹ để duy trì mạng, sau khi trừ đi tiền cước không quá nhiều, thì đã "biến" đi đâu? Và thực chất số tiền hơn 80 triệu của những nhà tài trợ giấu tên có phải là tiền thật, hay chỉ là một con số ảo để hợp lý hóa những chi phí ảo trong thời gian chưa có sự ủng hộ của thành viên, để không tạo sự nghi ngờ cho thành viên rằng không có tiền mà TTVN vẫn hoạt động?
    Và lúc này thì mọi kết luận đều đổ dồn vào nhân vật A. đã nói ở trên. A. là một thành viên kỳ cựu của TTVN từ thời mang tên Trí tuệ Việt Nam. Thành viên này từng làm admin, có khá nhiều đóng góp cho mạng TTVN như tổ chức giải bóng đá TTVN, tổ chức 2 kỳ đại hội TTVN vào các năm 2002, 2004, xây dựng tờ tạp chí TTVNLife phản ánh đời sống thành viên mạng bằng tin, bài, ảnh... Song có một điều lạ lùng là thành viên này luôn đứng ?ophía sau cánh gà" điều hành mọi việc chứ không bao giờ trực tiếp đứng tên trong bất cứ hoạt động gì, kể cả trong quỹ tình nguyện này. Cho đến bây giờ, những thành viên có nhiều đóng góp tích cực nhất trong việc xây dựng quỹ mới vỡ lẽ rằng mình đã bị "giật dây". Đúng ra là tên A. đã lợi dụng niềm tin của những thành viên mạng TTVN để lừa đảo, dùng chiêu bài "nếu không có tiền thì mạng TTVN sẽ bị đóng cửa" để làm thành viên hoang mang, sợ hãi rằng một ngày nào đó mình sẽ mất đi người bạn thân thiết gắn bó, từ đó mới hăng hái "góp gió thành bão". Sự việc đã vỡ lở nhưng những ấm ức của thành viên chỉ dừng lại ở việc tự than phiền với nhau. Với họ, điều quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì được một sân chơi vui vẻ và bổ ích là TTVN, vì thế, đã không có ai đứng ra làm cho rõ hành động chiếm đoạt tài sản công dân của nhân vật A. này.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác falke_c,
    Tại sao lại có người chết với người ngã xuống ở đây? Tui đã viết gì về họ và xúc phạm gì tới họ? Về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta thì tui đã nói ở phần thứ hai là "bất khuất và kiên cường" rồi. Bằng như bác muốn nói về tinh thần chiến đấu khác thì tui không biết được. Tui chỉ biết được rằng với bộ đội khi ra trận hoặc vào Nam là chỉ có con đường tiến tới chứ không lui, vì lui tức là sẽ bị lạc mất đơn vị và có thể bị tội đào ngũ. Lui trở về địa phương là nhất định không được rồi. Đọc truyện về chiến tranh của cả hai miền thì thấy người lính ra trận cũng biết sợ chết chứ đâu phải lúc nào cũng can đảm, anh hùng. Mọi người tiến thì ta phải cùng tiến, một mình ta ở lại hoặc lui là chết ngay, thành ra không can đảm cũng không được. Cái này gọi là tinh thần đồng đội, rất là người.
    Ngược lại lính VNCH thì khác, đôi khi vì áp lực của chiến trường nặng quá, họ sợ chết, họ đào ngũ kể cả lính tình nguyện. Mà đào ngũ thì về địa phương tuy trốn nhưng vẫn sống được, gia đình không bị áp lực gì cả. Cái "sợ chết" này tui cũng thấy rất là người không kém.
    Nhưng mà có thật là chỉ có bộ đội CS mới có tinh thần chiến đấu thôi hay không ? Còn lính bên kia thì họ không có ư ? Đâu phải vậy. Những gì ta đọc được là do phía thắng viết thì cái gì phe ta cũng đều tốt, đều hay cả; bao nhiêu xấu xa là dành cho phía bên kia hết! Nếu ta thực sự gan dạ thì tại sao lại có bộ đội "chiêu hồi" ? Phía bên kia (VNCH) có ai đang chiến đấu mà chạy sang bên này hay không ? Nếu có thì con số đó là bao nhiêu, có thể đưa ra làm điển hình cho tinh thần chiến đấu của họ hay không ?
    Tuy nhiên tui đã nói từ đầu là ý của tui rút ra từ bài phỏng vấn ông VVKiệt đăng trên VNExpress. Các bác có quyền hoan hô chiến thắng này nọ, nhưng tui tin là ông VVKiệt làm đúng trong tình hình hiện tại. Các bác thấy hai năm trước chưa được cái tình hình này.
    Cheers,
    FN
  10. H2SO4

    H2SO4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÁC NÊN ĐỌC BÀI NÀY
    Lê Đăng Hoàng
    Một vài suy nghĩ xung quanh bài viết của Trần Trung Đạo

    Chiến tranh đã qua đi 30 năm. Người Việt Nam mình, cả phe thắng trận và phe bại trận lại có dịp nói nhiều về nó. 10 năm sau chiến tranh chỉ có người thắng trận nói. Người ta nói vì lúc đó đang đói. Nói ra để hy vọng hào quang chiến thắng phần nào làm dịu bớt gánh nặng cuộc sống đang đè lên vai mỗi con người. Người thua trận, nếu ở hải ngoại thì đang bươn trải kiếm sống và dựng nghiệp nơi đất khách quê người, nếu ở trong nước thì đang lo che chắn mặc cảm. 20 năm sau chiến tranh, người thắng bắt đầu nói ít đi, nhưng người thua bắt đầu lên tiếng. 30 năm sau đỉnh điểm của sự ồn ào. Nhưng 50 năm sau, chắc sẽ không ai nói với những từ ngữ của ngày hôm nay. Bởi vì chân lý thì chỉ có một, và lúc đó những kẻ cực đoan của cuộc chiến chắc cũng đã về với tiên tổ.

    Ông Trần Trung Đạo viết một câu ví von không lấy gì làm đắt lắm: ?o?Nhiều người nhìn cuộc chiến Việt Nam như nhìn vào màu nước biển. Tùy theo thời gian và chỗ đứng của mỗi người, nước biển có một màu sắc khác nhau. Nhưng màu thật sự của giọt nuớc không thay đổi dù sáng, trưa, chiều, tối, trong bờ hay ngoài khõi?? Ðại khái ý ông muốn nói, có nhiều cách đánh giá về cuộc chiến này, cuộc chiến được coi là tàn bạo, khủng khiếp nhất trong lịch sử 4000 ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Vấn đề chỉ là người đánh giá đứng ở phe nào mà thôi.

    Tôi cũng đồng ý với ông nhận định này. Nhưng là sự đồng ý có điều kiện. Nếu chỉ đứng trên bờ, dắt tay nhau dung dẻ, thả cho tâm hồn lơ đãng, thì nước biển màu gì mà chả được. Thậm chí khi xa biển, nếu có ai hỏi, có người có thể dám quả quyết biển có màu máu.

    Nhưng thế hệ chúng tôi không những được xem mà thậm chí còn phải trầm mình trong nước biển mặn mòi. Ruột gan đứa nào cũng vẫn còn đang quặn xót vì cái vị chát chúa của muối biển. Như vậy cũng còn tốt số hơn những người đã bị biển cuốn đi cả thân xác lẫn cơ hội được nghe người đời hôm nay bàn luận nước biển màu gì.

    Màu gì thì màu, tựu trung lại, ngày nay dường như người ta chỉ quan tâm đến hai màu: màu thắng và màu thua. Điều này có vẻ xúc phạm đến rất nhiều người hoàn toàn không thuộc hai gam màu đó, mà chính họ lại đã từng tham gia những vai chính trong cuộc chiến đã qua. Những người thắng cuộc và trân trọng chiến thắng đó thường đều bị gạt về phe gọi là cộng sản. Và dĩ nhiên, đến ngày hôm nay, niềm tự hào của họ phải chịu chung với số phận với cái chủ nghĩa đã phá sản kia. Thật là bất công nếu chỉ vì cuộc chiến tranh này do những người cộng sản lãnh đạo mà thóa mạ xương máu của những con người đó. Người ta, ở cả hai phe, đã cố tình xóa nhòa mất ranh giới của lòng yêu nước, ý chí khát khao độc lập dân tộc của đại bộ phận dân Việt Nam với thứ chủ nghĩa cộng sản quốc tế không tưởng. Đã đến lúc phải xem xét lại cuộc chiến tranh này với con mắt của con người và hoàn cảnh Việt Nam, xếp ra ngoài sự ký sinh của những ý thức hệ ngoại lai trên nền tư tưởng truyền thống 4000 năm của dân tộc Việt Nam.

    Những người cộng sản cực đoan thì cho rằng suy nghĩ của chúng tôi là ?ocải lương?, ?ocách mạng nửa vời?, ?otiểu tư sản?. Còn những người không cộng sản cực đoan thì cho rằng đó là ?otự mâu thuẫn?, là ?obị quá khứ cầm tù? v.v.. và v.v.. Nhưng với một thế hệ đã cầm súng đánh Mỹ, nay đang ở vào tuổi 55-60, những suy nghĩ như trên là có thật. Có thể thế hệ đánh Mỹ đó ngày ấy chưa hiểu ra cái bản chất hoang đường được ngụy trang bằng những mục đích nhân văn của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ngày nay, tuyệt nhiên họ không hề hối tiếc đã ra đi cống hiến tuổi xuân và xương máu, để rồi hôm nay nhìn thấy đất nước này ngày một cự tuyệt với cái thiên đường ?ocủa cải như không khí, người người như thánh hiền, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu??.

    Thời gian vẫn miệt mài làm cái chức năng bộ lọc sự kiện. Càng tiến về tương lai, sự kiện của quá khứ càng ngày một ít đi. Và thông thường ký ức con người chỉ giữ lại những kỷ niệm tích cực. Con người, nếu muốn chạy trốn khỏi dằn vặt của hiện tại do những nghiệt ngã của quá khứ gây ra, chỉ có một cách là dùng cái bộ lọc này. Nhưng phải dũng cảm và sòng phẳng. Dũng cảm cam chịu và sòng phẳng với kết cục.

    Thời gian có thể là phương thuốc diệu kỳ, chữa lành được những vết thương tâm hồn. Nhưng ác thay, chính nó lại tạo ra phản ứng phụ, khiến chứng bệnh hoài niệm thêm trầm trọng.

    Ngày 30.4 sẽ là dịp để người Việt mình hân hoan, hả hê, luyến tiếc, xúc động, tiếp tục lừa dối, tiếp tục chứng tỏ sự hèn hạ. Chẳng ai biết ở mỗi cung bậc tình cảm đó có bao nhiêu phần trăm người đại diện.

    Đúng, chiến tranh là vô nghĩa. Không gì có thể biện minh được cho hành động chiến tranh, dù mục đích có cao cả đến mấy, dù cuộc chiến tranh đó được xem xét và giải thích dưới bất kì lăng kính nào của thời đại. Thế nhưng, từ phương thức tiến hành, từ nhân cách của con người tham gia chiến tranh, nhân loại lại rút ra được những bài học luân lý, mang ý nghĩa nhân văn cực kỳ sâu sắc. Bây giờ người ta cứ thích lật lại cái câu chuyện cổ tích quá đau thương từ 30 năm trước để đặt tên cho nó. Nếu có chọn được một cái tên thật kêu, thật vừa lòng các nhà hoài cổ, tỷ như chiến tranh ?oQuốc-Cộng?, chiến tranh ?oủy nhiệm?, ?onội chiến?, chiến tranh ?ohuynh đệ tương tàn?, chiến tranh ?oý thức hệ? hay chiến tranh gì đi nữa, cũng chẳng làm cho 3 triệu oan hồn da vàng và 58 ngàn oan hồn bên kia bờ đại dương lặng đi được tiếng kêu ai oán nơi chín suối. Quốc-Cộng? Cộng là cộng sản thì đúng rồi. Nói chính xác là cộng sản miền Bắc. Thế còn quốc là quốc nào? Xứ An Nam thuộc địa với ông vua cuối cùng Bảo Đại chăng? Hay quốc gia bảo hộ sau năm 45 cũng với quốc trưởng cựu hoàng đó? Cái quốc gia đó, theo đại tá sử gia Phạm Văn Sơn, chỉ là ?o? chiếc bánh vẽ mà dân Việt Nam chẳng thể nào ăn được?o (Trần Trung Đạo) cơ mà! Hay quốc gia nhập cảng của ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu? Những người nghĩ ra cái tên ?ochiến tranh Quốc-Cộng? này, liệu có định nhân cơ hội đó tỏ lòng tri ân ngoại bang đã cưu mang trong 30 năm tỵ nạn? Bởi vì bằng hành động ?oghé vai san sẻ? đó, họ định giúp ngoại bang bán tháo đi phần nào cái đắng cay bại trận chăng? Nhưng không thế được đâu. Người ta sẽ khinh bỉ mà nói rằng: Lạ lùng và dơ dáy quá! đây là cuộc chiến của chúng tôi với cộng sản Việt Nam. Mấy người đâu có tư cách gì để thay nước Mỹ nhận phần thua thiệt. Mấy người xét cho cùng cũng giống như những robot trong chiến tranh trí tuệ ngày nay, đâu có gì hơn. Đối với thế giới nó chỉ vẻn vẹn là chiến tranh Việt Nam (Vietnam war). Chấm hết, đừng un deux gì nhiều nữa. Thế còn ủy nhiệm ý? Ai ủy nhiệm cho ai và ủy nhiệm cái gì thì cũng cần phải xem lại. Hãy đọc các ngài đã chết và hỏi các ngài còn sống như Kennedy, Johnson, Nixon, Gerald Ford, McNamara, Westmorland, Kissinger xem đã bao giờ nước Mỹ ủy nhiệm cho miền Nam Việt Nam cái xứ mạng tiến hành chiến tranh với miền Bắc chưa? Câu trả lời chắc chắn là chưa bao giờ. Người Mỹ luôn tự biết đánh giá sức mạnh của họ, và cả thế giới tự do đều tin rằng nước Mỹ có đủ người và của để lãnh trách nhiệm đó. Nếu ủy nhiệm, theo đúng luật chơi, tổng thống Kennedy phải tìm một chính phủ có đủ tư cách pháp nhân để ký ?oủy nhiệm thư? tiến hành chiến tranh chứ? Ông Diệm do người Mỹ đào tạo, đưa về, dựng lên? tóm lại 100% mác ?omade in USA? thì làm sao đại diện cho miền Nam được? Tôi giả sử tháng 7 năm 1956, theo qui định của hiệp định Geneva, Việt Nam có tổng tuyển cử theo đúng điều khoản sau:

    ?oHội Nghị tuyên bố mọi giải quyết các vấn đề chính trị có liên quan đến Việt Nam đều được thực hiện trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, người dân Việt Nam sẽ được thừa nhận những quyền tự do cơ bản, bảo đảm bởi những thể chế dân chủ do cuộc tổng tuyển cử tự do bằng phiếu kín lập nên.?

    (The Conference declares that, so far as Vietnam is concerned, the settlement of political problems, effected on the basis of respect for the principles of independence, unity and territorial integrity, shall permit the Vietnamese people to enjoy the fundamental freedoms, guaranteed by democratic institutions established as a result of free general elections by secret ballot.)

    Và lại giả sử ông Diệm trở thành một tổng thống hợp pháp của Việt Nam sau bầu cử đó, nhưng miền Bắc vẫn không chấp nhận kết quả bầu cử, tiến hành chiến tranh, nước Mỹ với vai trò chuyên gia dàn xếp dân chủ của thế giới vào cuộc, và Việt Nam cộng hòa được ủy nhiệm của thế giới tự do trên tuyến đầu chống cộng sản. Nếu như vậy, giờ đây chúng ta đã không cần tranh luận nhiều. Nhưng đó chỉ là giả sử, còn thực tế thì?

    Và nếu ủy nhiệm, tại sao nước Mỹ đưa từ 4 ngàn lên đến 2 vạn 3 ngàn cố vấn vào miền nam trong ?ochiến tranh đặc biệt? và trực tiếp vạch mưu, hành quân giao tranh với *********? Đó là chưa kể hàng ngàn phi vụ trên không của không lực Mỹ tiến hành chở quân, ném bom, lùng sục, giải chất độc khai quang? trên toàn lãnh thổ miền Nam. Và đến ?ochiến tranh cục bộ,? từ ?oủy nhiệm? đã có nghĩa trong bối cảnh này: chính phủ Mỹ đã ủy nhiệm cho 55 vạn con em họ tiến hành chiến tranh với miền Bắc Việt Nam. Từ ?oủy nhiệm? cũng chẳng có ý nghĩa gì trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống Nixon. Đây là giai đoạn loay hoay tìm đường ra trong danh dự của nước Mỹ. Khi biết không thể thắng, và đặc biệt là khi đã nhận được tín hiệu bảo đảm rằng Việt Nam không ảnh hưởng gì đến quyền lợi toàn cầu của Mỹ, Nhà Trắng đã buông cuộc chiến đó, và lẽ đương nhiên là buông luôn cái chính quyền do họ dựng lên, theo cái cách như chúng ta vứt đi một cái áo đã rách. Tổng thống Thiệu đã chua chát nói: ?oHọ (người Mỹ) đã đâm nhát dao vào sau lưng chúng tôi?. Để cho rõ những hành động cụ thể của Nhà Trắng đối với vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quí vị nên tham khảo ý kiến của các nhà ngoại giao lẫn CIA lão làng như William Colby, Cabot Lodge, Lucien Conain, Polgar. Ngày nay, khi giở lại những trang bi hùng của quá khứ, tôi cảm thấy thân phận tổng thống Ngô Đình Diệm chua xót quá. Không biết khi nhắm mắt, ông ta có kịp nhận ra cái vai mà mình đã thủ nhầm trong vở ?otiền đồn chống cộng ở đông nam Á? hay không? Khác với ông Diệm, ông Thiệu có cái may hơn là nước Mỹ đã không gửi sang một Lucien Conain khác để kết thúc vai diễn của ông (mặc dầu ông cũng đứng trước một đe dọa đảo chính của thuộc hạ trong những ngày hấp hối), và sau đó còn được nước Mỹ cưu mang cho đến cuối đời, nhưng ông cũng ôm trong lòng mối hận không nguôi với kẻ đồng minh lá mặt lá trái. Nước Mỹ không có và không bao giờ có bạn đồng minh đúng nghĩa, và cũng chẳng có kẻ thù truyền kiếp. Nước Mỹ chỉ có quyền lợi Mỹ là vĩnh hằng và trên hết. Chính phủ Mỹ là chính phủ người máy. Chương trình ?oHoa Kỳ hóa toàn cầu? đã nạp sẵn và cỗ máy cứ thế chạy. Mọi quan hệ không nhằm phục vụ cho lợi ích Mỹ đều được coi là dữ liệu thừa. Thật tai hại cho người Việt mình, vì vẫn cứ mang cái cách nhìn phương đông, thể hiện tình cảm với nước Mỹ. Tôi luôn tự hỏi, tại sao chúng ta lại cứ thích bày tỏ tình cảm với người máy. Trong nước đã đành không có thông tin, vả lại nỗi đau của ngày xưa chưa tan hết, nên có thể giải thích được những cơn giận dữ (đôi khi mù quáng) đối với những hoạt động được coi là ?odiễn biến hòa bình?. Nhưng ở nước ngoài, và kỳ lạ thay ngay trên đất Mỹ, người Việt mình cũng chẳng hiểu Mỹ. Tôi cảm thấy ái ngại vô cùng cho đám đông bà con ở Bolsa kéo nhau đi vẫy cờ sọc sao để ủng hộ ông Bush tấn công Iraq. Và rồi hài hước hơn cả là nhiều người bày tỏ sự ?ohờn giận? với Mỹ khi bộ ngoại giao Mỹ không hành động chống nhà nước Việt Nam như kế hoạch họ tự nghĩ trong đầu.

    Thế còn Miền Bắc Việt Nam đã được ai ủy nhiệm? Khối XHCN, hay khối cộng sản thế giới? Gần đây có người còn ngây thơ đến mức khôi hài, cho rằng đó là mệnh lệnh của quốc tế 3 (mặc dầu cái quốc tế 3 đó thực tế đã ra đi không kèn không trống từ sau cái chết của Lê Nin). Ngược dòng lịch sử đến với những năm đầu, kể từ cái chết của nhà độc tài cộng sản Stalin, thế giới cộng sản, với những toan tính quyền lợi riêng của mỗi quốc gia, đã bắt đầu xuất hiện rạn vỡ. Khi cộng sản Nga muốn ?ochung sống hòa bình? để tránh chiến tranh có thể lan rộng trên toàn cầu với bài học khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba, thì cộng sản Tàu lại muốn biến Việt Nam thành tên lính gác biên giới phía nam cho họ. Lúc đó Mao đã từng nói: ?oMỹ đụng đến Việt Nam tức là đụng đến Trung Quốc? và ?o700 triệu nhân dân Trung Quốc quyết làm hậu thuẫn vững chắc cho nhân dân Việt Nam. Đất nước Trung Quốc bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam?. Nhưng khi nhìn thấy người khổng lồ của thế giới tự do bị sa lầy tại Việt Nam, thì cộng sản Nga lại cho rằng đây là cơ hội tốt để họ có thể kìm chân kẻ cạnh tranh trong cuộc đua vị trí độc tôn toàn cầu. Và người Nga lại cổ võ cho cuộc chiến với sự hào hiệp, cả về lời ăn tiếng nói lẫn viện trợ vật chất. Nhưng một khi người Nga đã nói đông thì người Tàu dứt khoát phải nói tây. Họ quay sang ?ođộng viên? người anh em Việt Nam: ?ocuộc đấu tranh thống nhất đất nước Việt Nam có thể kéo dài 100 năm?. Có thể hình dung miền Bắc Việt Nam bước vào sàn đấu với Mỹ, nhưng hai tay đều bị cộng sản Nga và cộng sản Tàu nắm giữ. Khi Nga kéo bên trái thì Tàu lại kéo bên phải, và Việt Nam chỉ còn dùng được đôi chân. Thỉnh thoảng Việt Nam đã khôn khéo đu lên vai hai người ?oanh em? để ra đòn với Mỹ. Trong một tình trạng như vậy, thì có thể kết luận cái giấy ?oủy nhiệm? kia (nếu có) thì là của ai và từ đâu đến?

    Có lẽ đau đớn và bất công nhất cho những người đã tham gia cuộc chiến, và nhất là những người đã hy sinh cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, là khi nghe những kẻ ngày nay gọi cuộc chiến tranh này là chiến tranh ý thức hệ.

    Ngày nay, nhân sự kiện sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu, sự quay trở lại của những qui luật kinh tế thông thường nhất, sự xét lại những giá trị về tự do và dân chủ đã khiến những kẻ đục nước béo cò muốn cao đạo, lý giải lại sự hy sinh của hàng triệu người Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua. Họ bất chấp những quy luật và hoàn cảnh của lịch sử, bất chấp những tiêu chí đạo đức thông thường nhất, thậm chí đôi khi bất chấp cả phải trái trắng đen để giành cho được cái độc quyền chống cộng.

    Có thể nói, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội đã may mắn neo đậu được vào khát vọng độc lập dân tộc, cũng như chủ nghĩa cộng sản cùng với ngọn cờ đấu tranh giai cấp của nó đã núp bóng được vào chủ nghĩa yêu nước và ngọn cờ giành quyền sống của người Việt Nam từ giai đoạn 1945 đến 1975. Khi đất nước sạch bóng ngoại bang, người Việt Nam, những người rất đáng tự hào vì chiến công thắng Mỹ, đã nhận ra rằng mình có đủ sức, đủ quyền được sống sung sướng và tự do mà không cần đến cái lý thuyết cộng sản mơ hồ và rối rắm kia, cũng như không cần đến cái thứ dân chủ và giàu sang mà phương Tây và quý vị người Việt hải ngoại ?oyêu nước? có nhã ý muốn áp đặt.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này