1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao VOVINAM-Việt võ đạo, ngoài Bắc không phát triển ..!?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Gặp gỡ võ sư Nguyễn Văn Chiếu:
    Việt Võ Đạo muốn vươn lên tầm thế giới

    TTCN - Năm 1970 nhận nhiệm vụ ra Qui Nhơn ?" Bình Định, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã làm được điều tưởng chừng không thể: phát triển môn Vovinam còn non trẻ ngay trên miền đất võ này.
    Từ đây Vovinam phát triển dọc theo dải đất miền Trung, ngay trong lòng các đô thị Đà Nẵng, Pleiku, Tuy Hòa, Nha Trang, Cam Ranh...
    Khi ấy ông chỉ vừa mới 20 tuổi. Sau năm 1975, ông là người khôi phục phong trào Việt Võ Đạo tại địa bàn Q.8, TP.HCM, đi từ không đến có, từ tự phát đến phát triển có tổ chức. Hiện ông là phó ban điều hành Vovinam Việt Võ Đạo VN kiêm trưởng ban chuyên môn; và là chủ tịch Hội Việt Võ Đạo TP.HCM. Ông cũng được bầu làm giám đốc kỹ thuật Hiệp hội Vovinam Việt Võ Đạo Intercontinental với 15 thành viên quốc tế.
    * VN đã có môn võ dân tộc - cổ truyền, lại có thêm môn Vovinam Việt Võ Đạo, được coi là môn võ dân tộc - hiện đại. Sự tồn tại song song này cũng là nét độc đáo của nền võ thuật nước nhà. Vovinam đã có bước phát triển vững chắc, song thưa võ sư, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc xuất phát của môn phái?
    - Môn Vovinam Việt Võ Đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập tại Hà Nội. Ông sinh năm 1912 tại Sơn Tây, lớn lên trong thảm cảnh đất nước bị thực dân Pháp cai trị. Với tinh thần yêu thích võ thuật, cùng với ước vọng dùng võ thuật xây dựng một thế hệ thanh niên mạnh khỏe quật cường, cổ xúy lòng yêu nước, ông bỏ công sức tìm tòi một phương pháp tập luyện phù hợp thể chất vốn nhỏ bé nhưng lại nhanh nhẹn, dẻo dai của người VN. Vovinam là sự kết hợp tuyệt vời các môn võ và vật dân tộc với việc chắt lọc và đưa vào những tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới. Tuy nhiên yếu tố dân tộc vẫn chủ đạo, điều này thể hiện rõ trong hệ thống, bài bản tập luyện.

    Khởi đầu ông huấn luyện thể nghiệm cho một số thân hữu và đưa lớp môn sinh này biểu diễn ra mắt quần chúng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đó cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời chính thức của Vovinam năm 1938. Chương trình biểu diễn thành công và gây được sự hưởng ứng mạnh mẽ của tầng lớp thanh thiếu niên. Lớp võ đầu tiên được khai giảng tại Trường Sư phạm Hà Nội vào mùa xuân 1940. Từ hạt giống ban đầu này nhiều lớp võ Vovinam liên tục được mở ra ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Từ thập niên 1950, Vovinam đã được phổ biến rộng khắp tại Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Đà Lạt...
    * Là môn võ còn non trẻ nhưng có sự phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, Vovinam được công nhận là một môn võ đặc sắc và đầy nội lực. Võ sư có thể nói rõ hơn nguyên lý vận động và bản sắc riêng của bổn phái?
    - Đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam là tính thực dụng. Thay vì phải mất thời gian luyện tấn, tập đi quyền rồi mới học phân thế, võ sinh Vovinam được hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ, phản đòn căn bản, song song với những kỹ thuật gạt đỡ, đấm, đá, chém, phương pháp té ngã... ngay từ các buổi tập đầu tiên. Trên cơ sở các kỹ thuật riêng lẻ đó xây dựng nên nguyên tắc ?omột phát triển thành ba?. Đó là các đòn cơ bản ghép thành bài quyền đơn luyện, từ đó lại ghép thành bài song luyện. Khi chiến đấu, đòn thế Vovinam luôn được tung ra theo thế liên hoàn. Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong và luôn nắm lấy thời cơ chủ động.
    Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn được đặt trên nền tảng ?onguyên lý cương nhu phối triển?, bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp cương nhu, giống như sự giao hòa giữa âm và dương trong thiên nhiên và xã hội. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo. Cương tượng trưng cho đức dũng, nhu biểu tượng cho lòng nhân của người võ sĩ.
    * Điều gì kéo người tập đến với môn Vovinam, khi mà các môn võ ngoại đang lấn lướt ở các sân chơi thể thao? Ở nước ngoài, Vovinam có mặt ở khắp nơi nhưng xem ra không được mạnh lắm?
    - Bước ban đầu, Vovinam thu hút được người tập là nhờ khích lệ được tinh thần dân tộc. Nhưng phải thừa nhận rằng Vovinam là một môn võ rất đặc thù, dễ tập luyện với một chương trình thống nhất, xuyên suốt, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao. Điều kiện huấn luyện cũng không đòi hỏi cơ sở vật chất cao như phải có mái che, thảm tập. Chỉ cần một sân bãi rộng, thoáng là có thể mở được lớp tập. Vovinam còn là môn võ đạo, luôn chú trọng đến việc giáo dục con người. Đến với Việt Võ Đạo, võ sinh được dạy một cách căn bản điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
    Đối với các võ sinh nước ngoài, họ thường chú trọng nhiều hơn về kỹ thuật, với những nét hay, lạ, độc đáo. Các đòn thế đặc biệt như chém quét, chém triệt, chỏ triệt, triệt ngã cùng các thế tung bay kẹp cổ... đã làm mê hoặc không ít võ sinh các môn phái khác đến xin thọ giáo. Đến nay Vovinam đã có mặt tại hơn 20 quốc gia thuộc châu Âu, châu Phi, châu Úc, châu Mỹ, với hơn 20.000 người theo tập. Tuy chưa đông nhưng đây cũng là lực lượng khá mạnh làm cơ sở cho các giải đấu và hình thành các tổ chức quốc tế. Nên nhớ là Vovinam phát triển trên thế giới hoàn toàn bằng con đường tự phát, không có sự hỗ trợ của Nhà nước; khác với các môn judo, taekwondo, wushu được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía chính phủ các nước.
    * Có một khoảng trống lớn trong không gian hoạt động của Vovinam ở vùng Đông Nam Á và châu Á. Vì sao Vovinam không bám rễ được ở vùng đất vốn rất gần gũi này? Sẽ lấp dần chỗ trống bằng cách nào để Vovinam có một chỗ đứng trong khu vực?
    - Như đã nói, Vovinam phát triển ra nước ngoài bằng sự ?otự lực cánh sinh?. Ban đầu do các du học sinh mở lớp huấn luyện tại châu Âu năm 1973. Sau này số người Việt ra định cư nước ngoài ngày càng nhiều, các võ đường Vovinam mọc lên ngày càng đông ở nhiều nước. Tại các nước gần ta, người Việt sinh sống không nhiều và chắc cũng không có môn đồ tâm huyết ở những nơi đó, nên Việt Võ Đạo chưa ?ocắm rễ? được là chuyện bình thường.
    Trong kế hoạch, thông qua mối quan hệ, mới đây chúng tôi đã cử người qua Campuchia tiếp xúc với Bộ Nội vụ, bàn việc hợp tác dạy Vovinam cho lực lượng cảnh sát. Nếu mọi diễn biến tốt đẹp, Vovinam sẽ đưa đoàn sang nước bạn biểu diễn, gây ấn tượng và thiện cảm, để thu hút nhiều đối tượng theo học. Từ bàn đạp này, chúng tôi sẽ hướng sang các nước Đông Nam Á khác. Không có lý do gì mà với pencak silat, wushu họ làm được, còn ta thì không.
    * Một đời theo đuổi nghiệp võ, gắn bó với sự thịnh suy của Vovinam, võ sư tâm đắc điều gì nhất? Cái gì đã làm được, cái gì chưa làm xong?
    - Có thể nói phong trào Vovinam ngày nay có mặt rộng khắp tại 30 tỉnh thành cả nước. Số lượng môn sinh khoảng trên 30.000 người thuộc các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, công an, quân đội. Đó là một bức tranh thành công.
    Trên bình diện quốc tế, nhiều võ sư, huấn luyện viên, vận động viên Vovinam được ngành TDTT cử đi tham dự nhiều cuộc liên hoan võ thuật truyền thống quốc tế và biểu diễn tại Thái Lan, CHLB Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ý, Tây Ban Nha... Những tiết mục biểu diễn hấp dẫn, đầy hào hứng và mang tính nghệ thuật cao đã gây tiếng vang lớn và góp phần giúp bạn bè năm châu hiểu thêm về đất nước và con người VN.
    Bản thân tôi cũng đã được mời sang cả chục nước từ châu Âu tới châu Phi để tập huấn cho các môn sinh cấp cao. Nhiều đoàn môn sinh nước ngoài đã về đất tổ Vovinam chiêm bái tổ đường, tham dự hội diễn Vovinam Việt Võ Đạo quốc tế tại TP.HCM nhiều năm liền.
    Chúng tôi luôn bám sát định hướng hoạt động của Nhà nước, đồng thời tiếp nối sự nghiệp của các bậc thầy đi trước, giữ vững Vovinam đi đúng hướng đến ngày hôm nay. Có thể nói mọi sinh hoạt đã đi dần vào nề nếp và ai có lòng với môn phái nhìn thấy cũng vui mừng. Tuy nhiên Vovinam vẫn có những mặt yếu cần khắc phục là những vướng mắc nội bộ, và cần sớm ổn định tổ chức với việc tiến tới thành lập liên đoàn quốc gia.
    * Với qui mô phát triển trong và ngoài nước như hiện nay, mô hình ?oban điều hành Việt Võ Đạo? là chiếc áo cũ đã chật không còn hợp nữa. Việc phải xây dựng một tổ chức ở cấp vĩ mô là một nhu cầu bức thiết. Nhưng cơ hội và thách thức để Vovinam vươn lên một tầm cao mới vẫn còn ở phía trước?
    - Võ thuật là bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa của một quốc gia. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tích cực truyền bá môn võ của mình ra nước ngoài không ngoài mục đích xây dựng lòng tự hào dân tộc, tạo dựng lòng tin để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Từ góc độ đó có thể thấy Việt Võ Đạo ngày nay đã trở thành tài sản vô hình của quốc gia. Thứ tài sản này có thể chuyển hóa thành tài sản hữu hình như thu ngoại tệ từ việc huấn luyện, đào tạo cho người nước ngoài, thúc đẩy du lịch và giao lưu văn hóa.
    Nếu chỉ dừng lại ở mức một ?otổ chức yếu? như hiện nay thì Vovinam có thể sẽ bị tiêu vong. Ở trong nước, các võ sinh còn độ tuổi nhập môn sẽ chạy theo các môn võ ngoại để được thi đấu SEA Games, Asiad, Olympic hoặc giành những suất đi nước ngoài. Về đối ngoại do không có tổ chức tương ứng, mọi quan hệ với phái đoàn các nước chỉ dừng lại ở mức tham quan, du lịch, về với đất Tổ nhưng không được coi trọng, họ sẽ bỏ sang các võ phái khác. Lúc ấy VN sẽ tự đánh mất một tài sản văn hóa vô cùng quí giá.
    Việc phải sớm thành lập một liên đoàn quốc gia đã trở thành sự sống còn của môn phái Vovinam. Trên cơ sở đó việc vận động thành lập một tổ chức Việt Võ Đạo quốc tế đặt dưới sự quản lý của Ủy ban TDTT là trong tầm tay, vì các nước có lực lượng Vovinam luôn mong đợi và thúc đẩy sự hình thành đó. Chỉ trên nền tảng này, Việt Võ Đạo mới có những bước tiến vững chắc ra các đấu trường khu vực và thế giới.
    PHÁC THÀNH thực hiện
    http://www.vovinamus.com
    Được duckhang sửa chữa / chuyển vào 02:20 ngày 13/09/2004
  2. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì VVN còn quá nhiều vấn đề để nan giải .
    Mời các bạn xem www.taythep.com
    Và còn rất nhiều websites khác của VVN .
    Không biết tin ai bây giờ ! Người nào cũng tự xưng là môn sinh chân chính ! nhưng khi hỏi họ về những SỰ THẬT của lịch sử môn phái thì họ mắng át đi và kông thèm nói chuyện !
    Bạn Duckhang, bạn post bài tuyên truyền cho VS Chiếu vậy thì xin bạn liên lạc hỏi thẳng VS chiếu giùm tui về lịch sử các bài quyền trong "môn phái" VVN. Cụ Nguyễn Lộc có biết các bài này không ?
    VS Chiếu cho rằng phần chủ đạo chính yếu trong VVN là võ VN, vậy xin cho biết là những gì ? VS Nguyễn Lộc có dạy những cái này không hay nó mới được chế ra sau khi cụ NL qua đời ?
    Và câu hỏi quan trọng nhất là VS Nguyen Lộc học võ với ai, học ở đâu ? cho tới nay chưa được tiết lộ ? Quái thật, ngay cả Tề Thiên Đại Thánh còn có thày dạy, bác Hồ cũng còn phải được đào tạo, vậy mà Sáng Tổ VVN thì chỉ cần đọc sách và dự khán võ đài thôi ?
    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 13/09/2004
  3. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    MSGvovit, bác hỏi cũng kỳ,bác thử nghĩ xem lịch sử môn phái trong box võ thuật viết quá đủ để chúng ta tham khảo.
    VD: Nếu như tôi học Vovinam từ những cơ bản để trưởng thành dĩ nhiên là môn sinh chân chính "chỉ những người mua đai, xin đai...bằng mọi thủ đoạn" thì mới nói họ là không chân chính.
    Không cần hỏi, bác học Vovinam cũng biết nền tảng cũ bác MinhTrinh cũng viết và tiết lộ rõ ràng tỉ mỉ, ở sự thật môn phái http://www.ttvnol.com/vothuat/279746.ttvn
    Còn nữa nên nhớ di huấn của sáng tổ để lại nói như thế nào ? Có cấm không được phát triển môn phái ,tìm tòi sáng tạo kỹ thuật hay tuyệt nhiên phải dữ lại tuyệt đối những kỹ thuật cũ không được tìm tòi sáng tạo.Thành thật mà nói, nếu cứ tự do tìm tòi sáng tạo không đâu chỉ làm trò hề cho thiên hạ họ cười bác cứ đọc lại các trang webseite nói về Vovinam thì tự hiểu. Nó mâu thuẫn tự nội bộ trong,ngoài lẫn lộn. Hy vọng có cao minh nào đứng ra củng cố lại,thì mới hy vọng cao ,xa hơn nữa...!
  4. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Xin đăng lại câu hỏi đã post ở diễn đàn Võ Bình Định. Xin thỉnh ý các vị cao thủ Vovinam:
    Có một người biết Vovinam bảo tôi là đòn bay kẹp cổ là do dân quân ta thời nhà Trần phải đánh nhau với quân Mông Cổ đi ngựa nên có thế đánh này. Tôi bảo theo lý thì ở dưới đất quăng dây, phóng lao, bắn tên, liệng đá có lẽ an toàn hơn là bay lên như thế. Còn khi đánh nhau thật sự (là mục đích của võ thuật Việt Nam) mà nhảy lên đưa của quý vào đối phương như thế là tự tử. Nhưng bị mắng là phỉ báng cha ông. Không quí vị cao thủ nào biết đòn bay kẹp cổ có trong hệ phái võ thuật cổ truyền Việt Nam nào không (trước Vovinam). Hoặc có tài liệu nào về thế đánh này không. Xin đa tạ trước.
  5. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc phần võ thuật của website:
    www.taythep.com
    đọc xong thì cười muốn pể cái pụng. Nào là thần công và tâm công xếp chung một lèo với nội công, ngoại công, nhuyễn công, ... Hình như cái vị này bị tẩu hoả nhập ma thấy cái gì cũng khiêng vào của mình.
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này tôi nhớ là đã trả lời trong 1 bài trước rồi, nay xin nhắc lại .
    Trong 1 cuộc phỏng vấn của đài Truyền hình Pháp, VS Trần Nguyên Đạo đã đưa ra ý kiến trên và thiết nghĩ đó là cách giải thích của cá nhân VS Trần Nguyên Đạo dựa vào những sưu tầm về võ thuật của VS TNĐ . KHÔNG PHẢI LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC CỦA Môn phái Vovinam .
    Nhưng chính VS Patrick Levet, 1 VS đàn em vốn luôn chống đối lại VS TNĐ về đường hướng phát triển môn phái tại Âu Châu lại đồng ý với quan điểm này cũng dựa vào các yếu tố lịch sử ( Patrick Levet cũng là 1 người nghiên cứu võ học và lịch sử Á châu ) , anh ta cho rằng con ngựa Mông cổ rất lùn và bé nhỏ, người cưỡi ngựa Mông cổ có khi chân vẫn chạm dưới đất và các chiến sĩ VN đã phục kích trên các cành cây dọc theo các lối đi trong rừng ( đừng hình dung là đường bằng phẳng, quang đãng như đường nhựa ngày nay ) đã nhảy từ các cành cây này kẹp lấy đối thủ ....
    Dù sao cũng chỉ là giả thuyết mà thội
    Riêng về kỹ thuật bản phái, theo VS Phan Dương Bình, 1 môn đệ kỳ cựu của VS Nguyễn Lộc thì thời VS NL còn sinh tiền, VVN chỉ có đến đòn chân số 9 , từ 10-14 tôi không biết là do ai nghĩ ra, từ đòn 15-21 là do các VS Danh, Thông, Trung , Bé tập luyện với sự hướng dẫn của cố VS Trần Huy Phong thời kỳ 1961-1964 .
    Cũng theo lời VS Phan Dương Bình, Thày NL học quyền Anh và 1 môn võ TQ ( Tôi quên mất tên ) cùng với các lối vật Sơn Tây , Thày lấy các lối vật này làm nền tảng cho môn phái VVN, các thế tháo gỡ sau đó được thêm vào bởi Cố VS Mạnh Hoàng và Phan Quỳnh ( Nhu đạo ) , bài quyền Long hổ do VS Nguyễn Hữu Nhạc ( Sa long cương ) đưa vào chương trình tập luyện trong giai đoạn Võ thuật học đường .
    Từ 1989, Từ khi VS Lê Sáng cải tạo trở về, VVN có thêm rất nhiều bài quyền được du nhập, nhiều đòn thế cũng được thay đổi .
    Lý do thì có nhiều .
    1/ Có nguồn tin cho rằng VS Lê Sáng cố tình đem các bài này vào để ép buộc VS CM đời thứ ba Trần Huy Phong ( Vừa ở tù ra
    ) đến tập lại , khi VS THP phản đối các bài bản mới du nhập này thì bị VS Lê Sáng cho là : KHÔNG BIẾT VÕ .
    2/ VVN nằm trong LĐ Võ cổ truyền và phải du nhập các bài võ này để thích ứng ( Tôi cho rằng giả thuyết này thiếu căn cứ ) .
    Ngày 30/4/2001, Chúng tôi - gồm cả VS Nguyễn văn Chiếu và khoảng 8 VS cao cấp - đã trình bày với VS CM Lê Sáng để bỏ bớt các bài quyền này, VS LS đã trả lời : Tùy các con, vào lúc này thì bỏ được rồi ( Lễ an vị cho VS THP được tổ chức ngày 26/4/2001 được coi như chấm dứt mọi tranh chấp trong quá khứ )
    Đại hội VVN Việt Võ đạo TG tại Texas với ý kiến của nhiều VS Cao cấp đã muốn áp dụng thống nhất đòn thế lại như thời kỳ trước 1975 .
    Việc thống nhất đòn thế vẫn còn nhiều khó khăn vì nhiều ý kiến trái ngược nhau và hiện vẫn chưa soạn thảo xong, nhưng theo VS Nguyễn V Chiếu ( Không tham dự chính thức ) thì cũng không nên bỏ hết để trở lại như trước kia vì như thế bài bản sẽ đơn sơ quá !!!
    Còn riêng ý kiến của tôi thì các bài bản mới chỉ tăng thêm màu mè, chỉ cần tập cho tinh, thông thì những đòn sơ đẳng vẫn có gía trị ...
  7. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Minh Trinh. Riêng cái câu "Còn riêng ý kiến của tôi thì các bài bản mới chỉ tăng thêm màu mè, chỉ cần tập cho tinh, thông thì những đòn sơ đẳng vẫn có gía trị ..." thì tôi rất chịu
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Để trả lời cho câu hỏi chính của topic, Xin được thông báo là VVN ở HaNội đang được hình thành .
    Đã có ít nhất là 3 lần VVN tổ chức huấn luyện ở Hà Nội và cả ba lần đều bị tan rã sau khi VS hoặc HLV trở lại miền Nam và lần sau cùng là vào năm 2001 ngay tại quê hương VS Sáng tổ !
    Rút tỉa các kinh nghiệm của những lần trước, lần này, VVN sẽ thận trọng hơn, giấy phép hoạt động , tuyển chọn HLV để đưa ra Bắc, kế hoạch đào tạo các HLV tại địa phương ... đang là những bước đầu .
    Tất nhiên, công việc không đơn giản .
    Nhưng chắc chắn là tất cả đều cố gắng .
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Công nhận website TTVNOL vừa có tính năng mới...nên giờ tôi mới được đọc vài topic cũ trước tháng 9/2005 (thời điểm đăng kí vào TTVNOL)

    Không ngờ trước tháng 9/2005 ở đây bình luận/bình loạn về Vovinam cũng mạnh mẽ ghê. Nhưng giờ tất cả cũng là chuyện quá xa xưa rồi.

    Vào đây xem một vài phóng sự để biết chi tiết về nội dung của topic này : http://www.youtube.com/donghailongvuong
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Nghệ An: Đưa võ Vovinam vào trường học

    29/09/2010
    (Dân trí) - Ngày 21/7/2010, Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị các Sở GD&ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam để đưa Vovinam vào chương trình ngoại khóa, tiến tới thành lập các CLB Vovinam trong các trường. Riêng ở Nghệ An đã có mô hình CLB Vovinam hoạt động trong trường học từ tháng 12/2009.

    Đó là CLB Vovinam của trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP.Vinh). Thành lập CLB Vovinam là ý tưởng của giáo viên bộ môn giáo dục thể chất Thái Văn Phúc. ​

    Là người đam mê nghiệp võ, theo học phái võ Thiếu lâm từ nhỏ nhưng Thái Văn Phúc lại gắn bó máu thịt với môn võ cổ truyền của dân tộc: Vovinam. Khi nhận cộng tác tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thầy Phúc luôn ấp ủ ước mơ được truyền đạt những tinh hoa của môn võ dân tộc này đến các em học sinh.​

    [​IMG]
    Tư thế chào trong võ Vovinam

    Thầy Phúc chia sẻ: “Thể lực của các em học sinh trường Phan không được tốt như học sinh các trường khác, hầu hết các em chỉ chú tâm vào việc học mà sao nhãng việc rèn luyện thể chất. Mặt khác học sinh trường Phan có truyền thống hiếu học và học rất giỏi, rất nhiều em tham dự các kỳ thi quốc tế và đi du học sau đó công tác tại nước ngoài. Đây là lợi thế trong việc đưa võ cổ truyền Việt Nam ra giới thiệu với bạn bè quốc tế.

    Nhưng việc quan trọng nhất khi đưa Vovinam vào trường Phan là giúp các em có một sân chơi lành mạnh bởi vì hiện tại hơn 300 học sinh nội trú của trường mới chỉ có duy nhất 1 sân bóng chuyền và sân cầu lông để luyện tập thể thao bởi vậy nếu mở thêm một lớp dạy võ thì các em vừa được luyện tập nâng cao sức khỏe, vừa tránh xa được các trò chơi không lành mạnh như game online
    ”. ​

    [​IMG]
    Vovinam là môn võ "cương nhu phối triển"...

    Được sự đồng ý của Sở VHTT&DL Nghệ An và Ban Giám hiệu trường Phan Bội Châu tạo điều kiện, CLB Vovinam trường THPT chuyên Phan Bội Châu được thành lập. Trước tiên phải vận động các em học sinh tham gia CLB. Vốn là những người chân yếu tay mềm nên khi nghe đến việc tập võ là các em đã tỏ ra e dè. Mặt khác trong tâm lý của các bậc phụ huynh việc luyện tập võ nghệ là một môn thể thao tốn rất nhiều sức lực. Bởi vậy rất nhiều phụ huynh không muốn cho con em theo học võ vì sợ ảnh hưởng đến việc học văn hóa. ​

    Vovinam là môn võ “cương nhu phối triển” do vậy bên cạnh rèn luyện cho các môn sinh sức mạnh, nhanh, bền, Vovinam còn có 21 đòn kẹp mang tính nghệ thuật cao nên các môn sinh rèn luyện được sự dẻo dai, mềm mại. ​
    Thầy Phúc cho biết: “Lúc đó cũng là thời điểm thành lập Liên đoàn Vovinam châu Á và lần đầu tiên tổ chức giải Vovinam Châu Á tại Việt Nam. Sự kiện này được các phương tiện truyền thông đưa tin liên tục nên đã tạo được sự hào hứng trong học sinh. Có 200 học sinh trường Phan đăng ký tham gia CLB Vovinam. Đây là sự thành công ngoài mong đợi của tôi”. Không chỉ có các em học sinh hào hứng với môn võ cổ truyền này mà các thầy giáo trẻ trong trường cũng đăng ký tham gia.

    [​IMG]
    Bởi vậy bên cạnh rèn luyện sức mạnh, nhanh... Vovinam còn rèn luyện cho các môn sinh sự dẻo dai, mềm mại

    200 học sinh được chia thành 2 lớp học nhưng chỉ có 2 thầy giáo nên các thầy giáo phải chiều theo lịch học văn hóa của học sinh để phân công lịch dạy võ. Đều đặn vào cuối mỗi buổi chiều sân trường THPT chuyên Phan Bội Châu rợp trong màu xanh của võ phục Vovinam, cả thầy và trò mướt mồ hôi trên sân trường. Sau một năm hoạt động, số học sinh tốt nghiệp và thi đậu các trường ĐH phải nghỉ học võ giữa chừng. Cuối tháng 7 vừa qua 70 học sinh còn lại đã được tổ chức thi lên đai. “Sau khi ổn định tình hình, CLB sẽ tiếp tục chiêu sinh để mở thêm lớp mới”, thầy Phúc cho biết thêm.​
    Mô hình hoạt động của CLB Vovinam trường THPT chuyên Phan Bội Châu bước đầu đã khẳng định được sự đúng đắn trong việc đưa võ cổ truyền vào các hoạt động ngoại khóa. Thế nhưng để môn võ cổ truyền này thực sự lôi cuốn được các em học sinh và trở thành một môn luyện tập thường xuyên các cơ quan liên quan cần phải làm nhiều việc để hiện thực hóa ý tưởng hay này. Hiện nay trên toàn tỉnh Nghệ An mới chỉ có 7 võ sư Vovinam đủ năng lực để truyền đạt kỹ thuật của môn võ này. Bởi vậy muốn đưa Vovinam vào trường học thì cần một đội ngũ các giáo viên Vovinam lớn hơn thế nhiều lần ​

    [​IMG]
    Mỗi chiều, sân trường rợp trong màu xanh của võ phục Vovinam

    Để đào tạo được một lớp võ sư Vovinam phục vụ cho việc truyền dạy môn võ này không dễ, ngoài kiến thức võ thuật, họ cần phải được bồi dưỡng các phương pháp sư phạm. Phương án tối ưu nhất là tập huấn những kiến thức cơ bản về võ thuật Vovinam cho các giáo viên thể dục trong các nhà trường. Mặt khác, nên đưa Vovinam vào môn thể thao tự chọn trong các trường học tiến tới trở thành một trong những nội dung của bộ môn giáo dục thể chất. Có như vậy ý định đưa Vovinam vào trường học của Bộ GD&ĐT mới có thể triển khai thực hiện một cách thuận lợi.​
    Hiện tại với những ưu điểm của mình, Vovinam đang là môn võ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi tính gần gũi, phù hợp với thể lực và góp phần phát triển con người toàn diện. Bởi vậy việc đưa Vovinam vào trường học là rất cần thiết. ​
    Từ thành công của mô hình CLB Vovinam của trường THPT chuyên Phan Bội Châu thì việc đưa võ cổ truyền vào trường học hoàn toàn có thể thực hiện được. Từ các trường học, Vovinam sẽ trở thành một môn luyện tập thể lực mang tính đại chúng sẽ không còn xa.

    Hoàng Lam : http://dantri.com.vn/c202/s202-425497/dua-vo-vovinam-vao-truong-hoc.htm

Chia sẻ trang này