1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao VOVINAM-Việt võ đạo, ngoài Bắc không phát triển ..!?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhlv

    dhlv Guest

    Võ đường Sơn Đông - Nơi rèn đức, luyện tài

    03/08/2010


    LSO-Được thành lập vào đầu năm 2009, gần 2 năm qua, cái tên Võ đường Sơn Đông luôn là một địa chỉ hoạt động ngoại khóa uy tín để các bậc phụ huynh gửi gắm con em tới học tập và rèn luyện. Tại đây, các em không chỉ được lĩnh hội những tinh hoa của võ cổ truyền dân tộc, võ đường còn là nơi các em rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh.

    Gìn giữ tinh hoa võ cổ truyền

    Gần đây, trong những dịp tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa lớn của tỉnh và thành phố, khán giả vẫn được theo dõi và trầm trồ thán phục trước các màn biểu diễn võ thuật công phu, hay những điệu múa lân sư rồng khỏe khoắn, đẹp mắt do những võ sinh mang trên mình bộ đồng phục xanh thể hiện. Đó chính là những tiết mục do thầy và trò võ đường Sơn Đông đã dày công xây dựng, tập luyện và cống hiến.

    [​IMG]
    Thực hiện nghi thức nhập môn tại Võ đường Sơn Đông

    Là đơn vị trực thuộc Liên đoàn Vovinam Việt Nam, khác với những “lò võ” nhỏ lẻ, tự phát, Sơn Đông là võ đường đầu tiên tại Lạng Sơn được thành lập và cấp phép hoạt động theo đúng các quy định của nhà nước. Các võ sinh, môn sinh theo học tại đây được dạy theo những hệ trình căn bản của Vovinam – Việt Võ Đạo với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập đầy đủ và luôn đảm bảo quy chuẩn về an toàn trong học tập, rèn luyện. Trao đổi với chúng tôi, Võ sư Vũ Đình Đông, Chủ nhiệm Võ Đường Sơn Đông cho biết: “Võ đường được thành lập xuất phát từ mong muốn gìn giữ những tinh hoa của võ cổ truyền dân tộc và góp phần xã hội hóa các hoạt động thể dục, thể thao trong tỉnh. Từ khi thành lập tới nay, võ đường luôn duy trì khoảng từ 400 – 600 võ sinh, môn sinh tham gia. Với chúng tôi, bài học đầu tiên của các em tại Sơn Đông không phải là những thế võ, đó là bài học về tinh thần thượng võ của dân tộc, ý thức dụng võ và nhân cách của người học võ.

    Mỗi người thầy là một tấm gương

    Khi nghe các võ sư tại Võ đường Sơn Đông trình bày về quy trình và hệ thống học tập tại đây, những người ngoại đạo như chúng tôi thực sự khâm phục ý chí của những người luyện võ. Bên cạnh những bài học võ thuật với rất nhiều hệ và cấp đai, các võ sinh còn phải thấm nhuần những ý nghĩa cao đẹp của võ đạo, từ những điều cơ bản như nghi thức giao tiếp, kỷ luật trong tập luyện, những điều tâm niệm của người luyện võ… và tận mắt chứng kiến các nghi thức giao tiếp tại võ đường, chúng tôi mới thấy rằng: Điều thấm sâu nhất vào mỗi võ sinh, không chỉ là những đường võ hay, những thế võ đẹp, đó còn là tinh thần tôn sư, trọng đồng môn, sự khiêm tốn và tính kỷ luật. Võ sư Lô Văn Tiến, Cố vấn chuyên môn – Hướng đạo Võ đường, tâm sự: “Chúng tôi hiện có khoảng 10 hướng dẫn viên tại võ đường, tất cả đều là những người giàu kinh nghiệm, có uy tín cao trong giới võ thuật cũng như trong xã hội. Sở dĩ như vậy, bởi học viên của chúng tôi có nhiều em còn nhỏ tuổi, đang trong quá trình hình thành nhân cách, mỗi người thầy tại đây không chỉ dạy võ mà còn phải trở thành một tấm gương về nhân cách và lối sống để các em noi theo. Gần 2 năm qua, võ đường đã kiên quyết từ chối không sử dụng với những cộng tác viên, huấn luyện viên có chuyên môn nhưng ý thức đạo đức không tốt và lối sống không lành mạnh, làm tổn hại đến thanh danh của võ đường. Với tinh thần và sự cương quyết ấy, chúng tôi luôn tự hào: Sơn Đông là một võ đường luôn giữ được sự trong sáng của võ thuật và sự cao quý của tinh thần võ đạo.

    [​IMG]
    Đội Lân sư rồng của Võ đường Sơn Đông biểu diễn tại Đại hội TDTT

    So với cả nước, Võ đường Sơn Đông vẫn còn rất non trẻ, nhưng với tinh thần và tôn chỉ hoạt động đúng đắn, tin rằng Sơn Đông sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng là nơi rèn đức, luyện tài của những võ sinh đam mê võ thuật tại Lạng Sơn.

    Trúc Lam : http://baolangson.vn/node/7833
  2. dhlv

    dhlv Guest

    VÀI HÌNH ẢNH VOVINAM TỈNH YÊN BÁI

    Phóng sự truyền hình :
    http://www.youtube.com/watch?v=Za-I2sdxoGU

    [​IMG]
    Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ VI năm 2009. Ảnh : baoyenbai.com.vn

    [​IMG]
    Vận động viên đội tuyển Vovinam tỉnh Yên Bái tập luyện. Ảnh : baoyenbai.com.vn

    [​IMG]
    [​IMG]



    128 vận động viên tham gia giải võ Vovinam và Karatedo


    15/7/2010

    YBĐT - Sáng 15/7/2010, tại Nhà thi đấu Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái đã tổ chức khai mạc giải võ Vovinam và giải Karatedo các câu lạc bộ tỉnh Yên Bái năm 2010.

    [​IMG]
    Võ Vovinam và Karatedo đang là một môn thể thao yêu thích của các bạn trẻ Yên Bái.

    Tham dự giải có 128 vận động viên đến từ 16 đơn vị gồm: thành phố Yên Bái, Thanh tra Nhà nước tỉnh, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên, Trường Cao đẳng Nghề, Nhà thiếu nhi tỉnh...

    Đối với môn võ Vovinam, các vận động viên sẽ thi đấu ở 2 nội dung: thi quyền và đối kháng; môn Karatedo cũng có 2 nội dung thi đấu là Kata (biểu diễn) và Kumitê (đối kháng). Đây không chỉ là dịp để thanh thiếu niên, học sinh trong tỉnh có điều kiện giao lưu, cọ sát, rèn luyện tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện mà còn là cơ hội phát hiện các tài năng trẻ để đào tạo lực lượng vận động viên bổ sung cho các đội tuyển Vovinam và Karatedo của tỉnh tham gia thi đấu toàn quốc. Giải sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17/7/2010.
    Tin, ảnh: N.S : http://www.baoyenbai.com.vn/15/64771/128_van_dong_vien_tham_gia_giai_vo_Vovinam_va_Karatedo.htm
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Thanh Hóa tổ chức lễ tưởng niệm cố vs Nguyễn Lộc sáng tổ môn phái Vovinam lần thứ 50

    Ngày 16 tháng 5 năm 2010, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá (số 89 đường Lê Hoàn, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá) đã diễn ra Lễ tưởng niệm cố võ sư Nguyễn Lộc - Sáng tổ môn phái Vovinam-Việt võ đạo - lần thứ 50 ( 1960 - 2010).

    Đây là sư kiện diễn ra hàng năm do Hội Vovinam Thanh Hoá phối hợp với Bộ môn Võ dân tộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lich Thanh Hoá tổ chức nhằm giáo dục và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “thượng võ” và “tôn sư trọng đạo” cho các thế hệ môn sinh Vovinam - Việt võ đạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

    [​IMG]

    Đến tham dự lễ năm nay có đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đại diện các doanh nghiệp, HLV và môn sinh đang tập luyện trên địa bàn tỉnh. Nhân dịp này, lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã trao tặng Bằng khen của Liên đoàn Vovinam Việt Nam cho cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp xây dựng và phát triển phong trào Vovinam năm 2009.


    Sau đó, Đại hội TDTT tỉnh Thanh Hoá lần thứ VI năm 2010 đã diễn ra từ ngày 19 - 22 tháng 5 năm 2010.


    Trong 7 môn thi đấu còn lại của Đại hội, Vovinam tổ chức tranh tài 21 bộ huy chương gồm 16 nội dung đối kháng nam, nữ và 5 nội dung thi quyền (Đơn luyện nam, nữ bài Long hổ quyền, Tự vệ nữ giới, Đa luyện vũ khí nam, nữ).


    Về tham dự giải có gần 200 VĐV (60 nữ) của thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Tĩnh gia, Quảng Xương, Nông Cống, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Đông Sơn.


    Kết quả toàn đoàn:

    1. Thành phố Thanh Hoá (5 HCV, 1 HCĐ);
    2. Tĩnh Gia (3, 4, 5);
    3. Thị xã Sầm Sơn (3, 3, 6).

    NGUYỄN NGỌC HÀI : http://vovinam.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=275&Itemid=27
  4. dhlv

    dhlv Guest

    Một vài hình ảnh Vovinam tỉnh Quảng Ninh trên website : quangninh.gov.vn
    (Chú ý các hình ảnh lấy từ các báo chí chính thống chứ không phải các diễn đàn Vovinam thì còn có nhiều tỉnh thành khác nữa)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  5. dhlv

    dhlv Guest

    Nam Định: Đưa môn võ Vovinam vào các trường học

    23/09/2010

    Từ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ-tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc "Đưa võ cổ truyền vào nhà trường, phát động những cuộc thi võ cổ truyền trên cả nước…", cuối tháng 7-2010, Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) đã có công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến, đưa môn võ này vào hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. Ngay từ năm học 2010-2011, ngành GD-ĐT tỉnh đã có những động thái tích cực để đưa bộ môn này vào trường học trong tỉnh.

    [​IMG]
    Tập luyện ở CLB võ Vovinam xã Trung Thành (Vụ Bản).

    Ra đời từ những năm 1930, đến nay, môn võ Vovinam đã phát triển trở thành môn võ truyền thống của Việt Nam, được nhiều thanh thiếu niên luyện tập và đạt được nhiều thành tích tại các đấu trường khu vực và châu lục. Ở tỉnh ta, việc đưa võ Vovinam vào trường học có khá nhiều thuận lợi. Mới phát triển từ năm 2002, đến nay, đã có 6 CLB Vovinam ở các huyện: Giao Thủy, Xuân Trường, Vụ Bản và thành phố Nam Định với gần 1000 thanh thiếu niên thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe. Hơn 10 HLV của bộ môn này đang dạy tại các CLB đều có chứng chỉ, trình độ chuyên môn cho việc tập luyện bài bản. Tạo điều kiện cho bộ môn này phát triển lâu dài, năm 2009, Sở VH-TT-DL còn cử một số HLV lên tập huấn dài hạn tại Trường Đại học TDTT I (Từ Sơn - Bắc Ninh) để nâng cao trình độ. Một trong những dấu ấn đánh giá sự coi trọng phát triển của bộ môn Vovinam ở tỉnh ta là trong chương trình nghệ thuật "Thăng Long - Thiên Trường, Đức Thánh Trần và Hào khí Đông A" nhân lễ hội Trần do UBND tỉnh tổ chức tháng 9-2010 có màn trình diễn của các võ sinh Vovinam trong việc tái hiện khí thế môn võ cổ truyền của dân tộc.
    Ngay sau khi nhận được công văn của Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Sở GD-ĐT đã họp bàn với bộ môn Vovinam để đưa môn võ này vào các cấp trường học trong thời gian sớm nhất. Trước mắt, các trường THPT được lựa chọn để đưa vào đầu tiên với việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên thể chất sau thời điểm khai giảng năm học mới. Trong thời gian tập huấn, các giáo viên thể chất sẽ được hướng dẫn các bài thập tự quyền, long hổ quyền và các bài khóa, gỡ, đòn chân… Do Vovinam mang tính chất là môn võ thể thao, các động tác không quá phức tạp nên sẽ không khó để đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tiếp thu tập luyện bài bản, từ đó về tham mưu cho các trường học tổ chức đưa bộ môn này vào tập luyện cho học sinh. Bên cạnh các trường THPT, một số trường ĐH, CĐ, THCN trên địa bàn tỉnh như Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Lương Thế Vinh… cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục thành lập và ra mắt các CLB Vovinam của trường. Một giáo viên giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định cho biết: "Qua tìm hiểu, sinh viên, học sinh trong trường rất thích môn võ này. Ngay từ khi CLB Vovinam trong trường chưa thành lập, trong trường đã có vài chục em rủ nhau tham gia học ở CLB Vovinam của thành phố để rèn luyện thân thể". Việc đưa Vovinam vào trường học cũng tạo được sự đồng tình của đông đảo phụ huynh. Chị Trần Thị Trang ở đường Hùng-Vương (TP Nam Định) có con đang theo học tại Trường THPT Trần Hưng Đạo bày tỏ: Chúng tôi ủng hộ chủ trương này vì việc học võ sẽ giúp các em được giáo dục tinh thần can đảm, cao thượng và tính nhân bản góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em.
    Việc đưa võ Vovinam vào các trường học trong tỉnh sớm sẽ là nền móng để ngành GD-ĐT tỉnh ta tiếp tục giành thành tích cao tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khi môn võ này trở thành nội dung chính thức kể từ Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VIII năm 2012. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số giáo viên thể chất thì việc triển khai còn gặp một số vấn đề khúc mắc. Vovinam là môn võ mang tính thực dụng rất cao. Bên cạnh những động tác cơ bản mà đa phần các học sinh, sinh viên đều có thể luyện tập được thì việc thực hiện những động tác khó, đòi hỏi kỹ thuật cao như chém quét, bay người dùng chân kẹp cổ đối thủ… phải trang bị đầy đủ trang thiết bị luyện tập. Đơn cử với một chiếc thảm thi đấu có giá trị vài chục triệu đồng thì không phải trường học nào cũng có thể trang bị. Ngoài ra, các giáo viên thể dục cũng đề nghị thời gian đầu chưa bắt buộc các em mặc đồng phục môn võ trong giờ học vì không thuận tiện trong việc mang đến trường và nhà trường cũng chưa có phòng thay đồ, vừa tiết kiệm chi phí. Ngành GD-ĐT cần quan tâm đến một số vấn đề trên để việc đưa võ Vovinam vào các trường học sẽ hiệu quả./


    Bài và ảnh: Thanh Ngọc : http://www.baonamdinh.vn/channel/5086/201009/dua-mon-vo-Vovinam-vao-cac-truong-hoc-2004583/


    Nam Định: Người đưa môn võ Vovinam về Giao Thuỷ

    09/06/2010

    Trong ngày Lễ Phật Đản 2010 tại chùa Diêm Điền (Giao Thuỷ) có tiết mục biểu diễn của gần 60 môn sinh võ Vovinam (còn có tên gọi là Việt Võ Đạo). Những bài quyền đẹp mắt, những cú chém quét, bay người dùng chân kẹp cổ đối thủ… của các võ sinh được người xem tán thưởng. Chỉ đạo màn đồng diễn đó là võ sư Trần Văn Ngân, người có công lớn khi đưa môn võ về với quê hương Giao Thuỷ.

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ.

    Ở tuổi 34 hiện nay, võ sư Trần Văn Ngân đã có nhiều năm gắn bó với môn võ Vovinam. Trong những ngày làm việc tại thành phố Hồ-Chí-Minh, để nâng cao sức khoẻ, anh đã tích cực tham gia môn võ thuật này. Năm 2002, được sự tạo điều kiện của Phòng Văn - Thể huyện Giao Thuỷ, anh đã thành lập CLB võ Vovinam thị trấn Ngô Đồng tại chùa Diêm Điền. Từ hơn chục môn sinh ban đầu, CLB ngày càng hoạt động lớn mạnh với số lượng khoảng 70 võ sinh. Để đáp ứng nhu cầu luyện tập nâng cao sức khoẻ của thanh thiếu niên trong huyện, anh đã mở rộng CLB Vovinam ở chùa An Lạc xã Giao Thiện và chùa Nam Thái Tự xã Giao Hương. Vào những ngày hè, mỗi CLB thu hút hơn 100 thanh thiếu niên tới luyện tập. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khoẻ mạnh, môn sinh Vovinam còn được giáo dục tinh thần can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo 10 điều tâm niệm của môn võ. Nhiều võ sinh như anh Đỗ Văn Phú (Hồng Thuận), Nguyễn Công Ích, Đinh Văn Kế (Giao An)… dưới sự dìu dắt của võ sư Trần Văn Ngân đã tích cực rèn luyện trở thành HLV tiếp tục truyền môn võ cho thế hệ trẻ ở Giao Thuỷ. Bộ môn võ Vovinam ở Giao Thuỷ ngày một phát triển. Nhiều lần CLB được mời biểu diễn tại các lễ kỷ niệm, sự kiện thể thao lớn của địa phương như Quốc khánh 2-9, đại hội TDTT huyện lần thứ VI năm 2009… và đạt giải cao tại các giải võ thuật của tỉnh tổ chức. Năm 2009, tham dự hội diễn võ thuật toàn tỉnh, các môn sinh võ Vovinam của huyện Giao Thuỷ đã đoạt 1 giải nhất, 2 giải ba ở các nội dung biểu diễn quyền đồng đội và quyền cá nhân.

    Hiện tại, các võ sinh Giao Thuỷ đang tích cực tập luyện để đạt thành tích cao nhất tại giải võ Vovinam các tỉnh phía Bắc./.

    Đ.T

    http://www.baonamdinh.com.vn/channel/5088/201006/Nguoi-dua-mon-vo-Vovinam-ve-Giao-Thuy-1952050/
  6. dhlv

    dhlv Guest

    Hải Phòng: Biểu diễn võ thuật chào mừng kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập Cung VHTT Thanh niên

    10.05.2009

    Chiều 13/5, Cung VHTT Thanh niên tổ chức chương trình biểu diễn võ thuật kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2009) và 34 năm Ngày thành lập Cung (13/5/1975 - 13/5/2009). Đến dự và động viên chương trình có Ông Trần Hùng - Giám đốc và ông Nguyễn Đình Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo vận động viên Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Sự - Tổng thư ký liên đoàn võ thuật thành phố, ông Trần Đức Dũng - Chủ tịch Hội Vovinam Hà Nội, võ sư Phạm Quang Long - Trưởng bộ môn Vovinam Miền Bắc cùng Ban giám đốc, cán bộ, huấn luyện viên các bộ môn võ thuật Cung VHTT Thanh niên.

    Chương trình diễn ra với các nội dung phong phú, hấp dẫn: Biểu diễn tập thể; biểu diễn cá nhân; biểu diễn đối kháng do hơn 200 võ sinh thuộc 5 bộ môn: Karatedo, Thiếu Lâm Tự, Wushu, Vovinam - Việt Võ Đạo, Võ Cổ truyền trực tiếp thể hiện.

    Với những tiết mục đặc sắc của các võ sinh đai vàng bộ môn Karatedo; màn biểu diễn Thương thuật, Côn thuật... của võ sinh Wushu; khí thế hừng hực của quyền thuật Thiếu Lâm Tự; những bài quyền thể hiện tinh thần chiến đấu xây dựng và gìn giữ đất nước được kết tinh từ võ thuật cổ truyền Việt Nam do các võ sinh Việt Võ Đạo, Võ Cổ Truyền biểu diễn; chương trình biểu diễn võ thuật đã mang đến cho khán giả một khí thế hào hùng và đậm màu sắc võ Việt.

    Lưu Hà


    Một số hình ảnh tại chương trình biểu diễn võ thuật:

    [​IMG]
    Tiết mục biểu diễn các đòn thế căn bản của các võ sinh CLB Karatedo

    [​IMG]
    Bài Tứ Linh Đao do võ sinh Nguyễn Nhất Linh biểu diễn

    [​IMG]
    Tiết mục Song luyện (tự vệ nữ) do 2 võ sinh Nga&Đạt - CLB Vovinam biểu diễn

    [​IMG]
    Khi bị đối phương khống chế ...

    [​IMG]
    ... nhanh tay cướp vũ khí và tung cước...

    [​IMG]
    [​IMG]
    Bài Tiết mục Nam đạo độ khó do võ sinh Lại Huyền My - CLB Wushu biểu diễn

    [​IMG]
    Màn biểu diễn thương thuật độ khó do võ sinh Lê Đăng Khuyết - CLB Wushu biểu diễn

    http://ctnhp.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=158
  7. dhlv

    dhlv Guest

    VOVINAM TỈNH BẮC NINH

    [​IMG]
    HLV TÔ VĂN HỒNG TẠI GIẢI CÚP CÁC CLB VOVINAM TOÀN QUỐC LẦN I - NĂM 2010. ẢNH : vovinam.org.vn

    Tuyệt kỹ Tô Gia Ngũ Châu quyền

    13/04/2010

    Tuyệt kỹ Tô Gia Ngũ Châu quyền là sự kết hợp những nét tinh tế uyển chuyển của 5 phái võ khác là Thiếu Lâm Tự, Vĩnh Xuân, Nhất Nam, võ cổ truyền Việt Nam và wushu.

    Võ đường Tô Gia Ngũ Châu Quyền, 8 năm tuổi, nằm sau lũy tre làng ở thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Võ đường này do võ sư Tô Vân Hồng sáng lập.

    Năm lên 6 tuổi Tô Vân Hồng được học 'đao thương bất nhập' của Thiếu Lâm Tự từ cha đẻ của mình là ông Tô Văn Hải. Đến năm 16 tuổi, anh lần lượt lĩnh giáo và khổ luyện phương xa được bốn môn võ khác nữa là Vĩnh Xuân, Nhất Nam, võ cổ truyền Việt Nam và wushu.

    Trở về quê, hằng ngày đi học văn hóa, đêm đến Hồng lại say mê luyện tuyệt kỹ kung fu đã được những nhà sư, huấn luyện viên võ thuật trong và ngoài tỉnh chỉ giáo. Mới 18 tuổi, tên tuổi Tô Văn Hồng đã nổi như cồn. Năm 2002, Tô Văn Hồng lúc đó bước sang tuổi 20, đã chính thức được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp văn bằng Huấn luyện viên cấp 16/18, đẳng cấp cao nhất trong võ thuật Việt Nam, cũng từ đó anh quyết định lập võ đường Tô Gia.

    Hiện Tô Gia Ngũ Châu quyền có cơ sở ở 14 nơi trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh. Riêng tại quê anh có hơn 50 môn sinh đang luyện võ nhà văn hóa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Anh còn nổi tiếng với môn võ 'sáo', được võ sư Trịnh Như Quân của vùng đất Yên Thế, Bắc Giang truyền dạy. Tương truyền võ sáo là môn được Hoàng Hoa Thám - Hùm xám Yên Thế rất yêu thích, và chân truyền đời cuối của môn võ này là cụ Triệu Quốc Úy và chân truyền tiếp theo là võ sư Trịnh Như Quân, đến nay là võ sư Tô Vân Hồng. Hiện tại võ sư Trịnh Như Quân sở hữu một cây sáo tên là 'Tiêu Tương', dài 1,6 m, nặng 4 kg, được cho là nặng nhất Việt Nam.

    Tô Vân Hồng, anh bắt đầu học võ sáo từ năm 2001, để học hết bài võ sáo anh đã khổ luyện hết 2 năm, còn 7 năm sau anh rau truốt những kỹ năng còn lại của môn võ này. Võ sáo bao gồm các thế chim, trâu, hổ, rồng… Anh cho biết, học võ sáo là để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cổ truyền, võ sáo ở đây là của nghĩa quân Yên Thế, của Đề Thám chứ không phải của người Trung Quốc, học võ sáo cũng để tưởng nhớ đến nghĩa quân Yên Thế khi xưa.

    Anh Hồng kể: "Học võ sáo cũng gặp rất nhiều khó khăn, không có năng khiếu thanh nhạc, nên quyền cước đi cược nhưng diễn chưa hay. Hiện tôi cũng giảng dạy cho nhiều môn sinh, nhưng khó khăn nhất vẫn về thanh nhạc". Dự định trong tương lai, anh sẽ mở rộng võ đường hơn nữa nhằm khuếch trương nền võ thuật cổ truyền Việt Nam.

    Đất Việt ghi lại hình ảnh môn võ 'sáo', và 'đao thương bất nhập' của Tô Gia Ngũ Châu quyền:

    [​IMG]
    Các tư thế võ sáo. Trong ảnh là thế võ Tọa Thiền Âm.

    [​IMG]
    Thế võ Tọa Ngưu Vọng Nguyệt.


    [​IMG]
    Thế võ Bạch xà lăng nộ.

    [​IMG]
    Thế võ Lão Hầu Hái Quả.

    [​IMG]
    Thế võ Hổ Nha Cốt.


    [​IMG]
    Các môn sinh đang chuẩn bị biễu diễn bộ 'đao thương bất nhập' của Thiếu Lâm Tự.

    [​IMG]
    Thương, gạch, tấm ván, gậy... được các môn sinh và các trợ giảng đem ra sàn diễn.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Mở đầu bộ 'đao thương bất nhập' là tiết mục song đao thích thân. Hơn 5 viên gạch được để lên bụng người diễn, phía dưới là hai ngọn thương... tuy nhiên sau khi hoàn thành, người diễn không hề bị xây sát.


    [​IMG]
    Tiết mục Tứ thương thích hầu...

    [​IMG]
    Nằm trên hai thanh đao...

    [​IMG]
    ... và Thiết đầu công, người diễn liên tục đập gạch vào đầu của mình. Những người biểu diễn đã học nội công và luyện võ trên 5 năm mới có thể biểu diễn được các tiết mục này.

    [​IMG]
    Tiếp theo là tiết mục "Thiết bố xam công". Một cây gậy to được người đứng cạnh đập mạnh vào lưng người diễn...

    [​IMG]
    ... chiếc gậy gãy đôi.

    [​IMG]
    Gậy là gỗ 'nguyên chất', sau cú đánh các thớ gỗ tướp ra...

    [​IMG]
    Bóng bay cho tiết mục Như Vân Công. Người diễn sẽ đứng lên 4 quả bóng bay, vận công lực để đạt trạng thái chân không. Trong khi diễn 4 quả bóng không bị nổ.

    [​IMG]
    Võ sư Tô Vân Hồng biểu diễn hơn 3 phút, trước sự thán phục của các môn sinh.

    [​IMG]
    4 quả bóng bay không bị vỡ trong thời gian người võ sư Tô Vân Hồng biểu diễn.


    [​IMG]
    Đến nay Tô Gia Ngũ Châu Quyền đã có hơn 14 võ đường trong và ngoài tỉnh...

    [​IMG]
    ...và có rất nhiều em nhỏ theo học môn võ này. Môn võ của người Việt!

    Lê Hiếu : http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Tuyet-ky-To-Gia-Ngu-Chau-quyen/20104/88108.datviet
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Treo đầu dê, bán thịt chó chứ Vovinam làm gì có những trò này ...
    Chứng tỏ cả tác giả lẫn người trích không hề biết gì về Vovinam mà chỉ là những cái loa vô hồn !!!
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Hãy xem kỹ bức ảnh trên cùng (và đường link), cộng với dòng chữ bôi đỏ. Không lẽ các võ sư trong liên đoàn Vovinam Việt Nam toàn không biết

    ======================

    Bài báo dưới là công phu riêng của anh Hồng trước khi vào Vovinam, cái này tôi nói ở một topic khác rồi. Miễn bàn!

    Một người có thể là HLV, thậm chí cựu môn sinh Vovinam nhưng vẫn là võ sư (xịn) , thậm chí là Trưởng môn của một môn võ thuật khác do người đó sáng lập.

    Nhưng bất luận là ai dù đóng góp ít nhiều (và vô vụ lợi) cho Vovinam , trong sự hiểu biết của tôi thì tôi luôn kính.

    Còn những thể loại nhân danh (danh hão) mà thực chất chẳng đóng góp gì cho Vovinam, bám vào cái danh Vovinam để đi doạ ma, doạ trẻ con. Thậm chí Thầy Chưởng Môn đã nằm xuống bao nhiều người thương tiếc, vẫn có kẻ đá xoáy ở một diễn đàn khác (tính thời điểm Thầy ra đi) thì ...miễn bàn luôn!
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không ai cấm một VS Vovinam cũng là 1 VS của môn phái khác cả, nhưng mặc võ phục vovinam một loạt rồi đi dạy và quảng bá những thứ không phải vovinam thì sai bét ra đó ...
    DHLV chỉ là 1 cái loa ngu si dốt nát, chưa bao giờ đổ mồ hôi ra tập luyện, ngay cả những VS , HLV VVN ở HN cũng không chứa chấp các hành vi láo lếu mà cứ suốt ngày đi quảng bá không công lừa bịp thiên hạ là sao ?
    Có giỏi thì hãy kể thành tích cá nhân trong môn phái Vovinam rồi hãy ra đây bi bô và láo lếu !!!

Chia sẻ trang này