1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao VOVINAM-Việt võ đạo, ngoài Bắc không phát triển ..!?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HanoiTattooClub

    HanoiTattooClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2010
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    trước cũng tập vovinam nhưng hình như miền bắc ngoài các đội tuyển thi đấu ra thì ko chú trọng tập để phát triển phong trào cho nên nhiều người tập rồi bỏ dỡ giữa chừng vì chán, các võ sư kém nhiệt tình
  2. dhlv

    dhlv Guest

    Bài trích đăng dưới đây của tỉnh Hà Tĩnh. Thực ra Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh (Thanh-Nghệ-Tĩnh) thuộc về miền Trung nhưng trong suy nghĩ của những ai ở miền Nam (nhất là trước 1975) thường nghĩ là thuộc về miền Bắc lấy vĩ tuyến 17 trong quá khứ làm mốc.

    Đó là lý do tôi copy&paste 2 bài của Vovinam tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An vào đây theo tựa đề của topic này!

    =============================================

    Trích đăng: Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao, du lịch năm 2010

    Sáng 15/01/2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao, du lịch năm 2010. Tham dự Hội nghị có đồng chí PGS.TS Nguyễn Danh Thái, Thứ trưởng Thường trực Bộ VH,TT&DL và các đồng chí lãnh đạo Bộ; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; Các đồng chí lãnh đạo Sở, Ban, ngành, huyện, thị, thành phố, doanh nghiệp và đông đảo cán bộ CNVC ngành VH,TT&DL Hà Tĩnh.
    ...
    ...
    ...Về thể dục thể thao, Thể thao quần chúng tiếp tục diễn ra sôi nổi từ cơ sở đến tỉnh với nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú, thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai sâu rộng. Đại hội TDTT 2 cấp được diễn ra theo đúng kế hoạch và đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn. Cùng với các môn thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, các môn võ thuật... được tổ chức thì các nội dung mang đậm tính dân gian, các môn thể thao cổ truyền dân tộc như đua thuyền, cờ tướng, cờ người, đi cà kheo… cũng được khôi phục. Hiện tại, toàn tỉnh có 255/262 xã, phường, thị trấn tổ chức xong Đại hội TDTT cấp cơ sở, 10 huyện, thị tổ chức xong Đại hội TDTT cấp huyện; có 344.942 người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đạt 28,1% dân số; 58.867 hộ đạt tiêu chuẩn Gia đình thể thao, gần 800 CLB TDTT một môn và đa môn, 100% trường học đạt tiêu chuẩn về giáo dục thể chất. Phong trào đưa các môn võ dân tộc vào nhà trường nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được chú trọng bằng việc tổ chức các lớp tập huấn võ Vovinam cho giáo viên giáo dục thể chất tại một số trường THCS và THPT trong tỉnh.
    ...
    ...
    ...
    http://vanhoahatinh.gov.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=371
  3. thegioidv

    thegioidv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Nói thật anh em trót yêu Vovinam đừng giận. Cái áo đồng phục của mọi người là cái áo karate nhuộm màu xanh. Giống như một ông mặc đồ của đàn bà thì người ta gọi ông là pede hay phụ nữ? Vovinam là như thế đấy, vẫn hét hò, vẫn cổ động, vẫn chê bai môn này môn kia. vẫn kêu thống nhất các môn võ làm một. Hô vang vovinam gắn với lịch sử đấu tranh dân tộc. Mị dân và điêu toa quá. Biết đâu đấy võ sư Nguyến Lộc ở nơi chín suối cũng phải phọt cười
  4. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    ĐỎ---> tại sao ko phải là môn phái karate mặc áo Vovinam mặc màu trắng!
  5. TraanfPhiVux

    TraanfPhiVux Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Ngoài Bắc các lò võ đa dạng, phong phú hơn Trung, Nam thì phải. Ở Bình Dương, Vũng Tàu, Tiền Giang... tìm 1 lò Vĩnh Xuân không ra [r23)]
  6. thegioidv

    thegioidv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rất hay. Tôi cũng mong vậy lắm. Nhưng mà cái bộ quần áo màu trắng đấy nó là bộ quần áo mang dáng dấp của những trang phục của Nhật. Từ cái kiểu cổ áo đến nút buộc vạt áo. Nó giống như các bộ Kimono hay là trang phục của võ sĩ đạo của họ hơn là áo dài của chúng ta.
    Điều mà tôi muốn nói là vovinam chọn được cái tên đẹp là "Việt võ đạo" để làm tên môn phái nhưng cũng đừng tuyên truyền nó là tinh hoa dân tộc Việt hay là võ thuật của cha ông Việt Nam. Thà rằng cứ nói là võ tổng hợp đi chứ nói là của dân tộc mà mang trang phục Nhật thì nhục lắm. Như là người đàn ông mặc quần áo của người phụ nữ ấy
  7. dhlv

    dhlv Guest

    Người “gieo mầm” vovinam trên đất huế

    25/10/2010

    (TTH) - Khoảng 4 năm trở lại đây, môn võ Vovinam đã “đâm chồi, nảy lộc” trên mảnh đất cố đô và người gieo mầm là HLV Vovinam Lê Bá Thương - một người rất đam mê và tâm huyết với môn võ này.

    Hết mình vì Vovinam

    Lê Bá Thương có tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1981) nhưng đã có thâm niên với võ cổ truyền. Từ năm học lớp 7, Thương theo học võ cổ truyền, môn phái Thiếu Lâm Nam Sơn. Đến năm 2003, sau khi thi đậu vào Trường đại học Hồng Bàng chuyên ngành võ thuật, lúc đầu Thương không có ý định theo học Vovinam, nhưng rồi cơ duyên run rủi đã đưa Thương đến với môn võ này và nó đã gắn bó với anh từ đó cho đến nay. Lê Bá Thương cho biết: “Gia đình tôi có 12 người con, tôi là con trai út. Trong nhà chỉ có một mình tôi theo nghề võ. Cũng may là cả gia đình ai cũng ủng hộ nên tôi gặp nhiều thuận lợi trong việc tập luyện”.

    [​IMG]
    Lê Bá Thương biểu diễn bài Lưỡng nghi kiếm pháp

    Trong suốt 4 năm học đại học, ngoài việc học văn hóa và tập luyện Vovinam, Thương còn tích cực tham gia các các giải Vovinam cấp quận, thành phố để tích lũy thêm kinh nghiệm. Có thế mạnh trong thi đấu đối kháng, Thương nhanh chóng trở thành VĐV Vovinam chủ lực của Trường đại học Hồng Bàng và của quận 2, nơi Thương tạm trú. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2007, ban đầu Thương có ý định ở lại TP HCM lập nghiệp, nhưng rồi anh quyết định ra Huế để được gần gia đình. Trong những ngày đầu trở về quê nhà, sau khi thăm dò thấy Vovinam ở Huế chưa phát triển, Thương quyết tâm sẽ đem hết sức lực của mình ra để giúp môn võ mà mình yêu thích phát triển mạnh trên quê nhà. Nói là làm, Thương tự thân liên hệ với nhiều nơi để xin mở lớp dạy Vovinam. Những ngày đầu, việc mở lớp dạy võ Vovinam của Thương gặp rất nhiều khó khăn. Bằng quyết tâm của mình, Thương đã vượt qua khó khăn và chuyện mở lớp dạy Vovinam của Thương ngày càng được “thuận buồm, xuôi gió”.

    Sau gần 4 năm mở lớp dạy Vovinam, học trò của Thương giờ hơn cả trăm người. Không chỉ chăm lo đào tạo cho học trò về chuyên môn, Thương còn lo cả việc quảng bá môn võ này đến với mọi người. Từ năm 2008 đến nay, Thương và các học trò của mình đã tham gia các Hội diễn võ thuật cổ truyền tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm; tham gia biểu diễn võ thuật tại các kỳ Festival Huế; tham gia biễu diễn võ thuật tại các lễ hội lớn của tỉnh như Lễ hội Huyền Trân Công Chúa, Lễ hội khánh thành Tượng đài Quang Trung; đặc biệt, tại Festival Huế 2010, Thương đã cùng các học trò của mình tham gia vào Lễ hội Thao diễn thủy binh. Nhờ tích cực tham gia các hoạt động võ thuật của tỉnh nhà nên môn võ Vovinam cùng với tên tuổi Lê Bá Thương đã được nhiều người biết đến; số lượng người xin theo học Vovinam ở Huế ngày càng tăng.

    Thích… “vác tù và hàng tổng”

    Lê Bá Thương hiện là giáo viên dạy môn thể dục ở Trường THPT Nguyễn Sinh Cung. Đồng lương giáo viên của anh chỉ đủ cho vợ chồng anh sống đắp đổi qua ngày, do vợ của anh hiện nay vẫn chưa có việc làm ổn định. Thế nhưng, để phát triển môn võ Vovinam tại quê nhà, Thương không hề tiếc công sức và tiền bạc. Vừa rồi, để khẳng định thương hiệu “Vovinam Thừa Thiên Huế”, Thương tự bỏ tiền túi để tài trợ cho 5 học trò của mình đại diện cho tỉnh tham dự giải Vovinam nằm trong khuôn khổ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI diễn ra ở TP Cần Thơ. Chuyến đi của thầy trò Lê Bá Thương rất vất vả vì kinh phí hạn hẹp. Anh kể: “Trong khi các đoàn khác đến nơi thi đấu bằng xe ôtô thì đoàn chúng tôi phải đi bộ để tiết kiệm tiền. Các VĐV của những đoàn khác được ăn ở tại các khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, còn các học trò của tôi phải nghỉ ở một nhà trọ rẻ tiền. Nói ra thì xấu hổ nhưng vào buổi sáng tôi chỉ ăn bánh mì vì còn dành tiền cho học trò của mình ăn uống đầy đủ cho các em có sức để thi đấu. Tuy kham khổ, nhưng các học trò của tôi đã thi đấu rất nỗ lực và cả 5 em đều vượt qua vòng sơ loại. Riêng em Lê Minh Tuấn bước vào trận tranh huy chương đồng và chỉ thua VĐV của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do còn non kinh nghiệm”. Chuyến đi của Thương tiêu tốn hết của gia đình anh khoảng 15 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ, nhưng may thay, vợ của Thương lại biết cảm thông và chia sẻ niềm đam mê của chồng. Chị Mai Thị Cẩm Quyên, vợ của HLV Lê Bá Thương, cho biết: “Tôi vẫn hay gọi đùa chồng tôi là người thích vác tù và hàng tổng bởi vì anh vẫn hay chăm lo việc thiên hạ. Tiếng là dạy võ ở nhiều nơi, nhưng số tiền thu nhập từ việc dạy võ của anh ấy rất ít. Hễ thấy học trò có hoàn cảnh khó khăn là anh ấy không thu tiền dạy. Ngoài ra, anh ấy còn đi dạy miễn phí ở nhiều chỗ nên công việc thì luôn bận rộn, nhưng thu nhập chẳng được là bao”.

    Tuy Vovinam đã tìm được chỗ đứng của mình ở Thừa Thiên Huế, nhưng để phát triển vẫn còn rất nhiều chuyện phải làm. Hiểu rõ điều này nên Lê Bá Thương vẫn không ngừng nỗ lực trong việc phát triển môn võ này. Bên cạnh việc mở thêm các lớp dạy Vovinam ở để thúc đẩy phong trào tập luyện Vovinam phát triển, Lê Bá Thương còn tích cực tìm kiếm và đào tạo các VĐV Vovinam trẻ có triển vọng để làm lực lượng nòng cốt cho môn võ này trong tương lai. Anh cho biết, thông qua các lớp võ do anh giảng dạy và qua nguồn ở các trường tiểu học, THCS anh đã chấm được khoảng 20 em có tốt chất để trở thành những VĐV Vovinam giỏi. Mục tiêu trước mắt của anh là huấn luyện và đào tạo các em này để sang năm có thể đưa các em tham gia các giải Vovinam trẻ ở khu vực và toàn quốc cho các em có thêm kinh nghiệm và rèn luyện thêm bản lĩnh. Theo Lê Bá Thương, nếu có sự đầu tư tốt và có chiến lược phát triển đúng đắn, trong tương lai không xa nhất định Vovinam sẽ trở thành một môn thể thao thế mạnh của Thừa Thiên Huế và các VĐV Vovinam của Thừa Thiên Huế sẽ đem lại nhiều thành tích vẻ vang cho tỉnh nhà.

    Môn phái Vovinam - Việt Võ đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập tại Hà Nội vào năm 1938 trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu thêm tinh hoa các võ phái khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương nhu phối triển. Kể từ khi hình thành cho đến nay, Vovinam đã được quảng bá đến gần 40 quốc gia trên khắp thế giới. Trong thời gian tới, Bộ GD& ĐT sẽ đưa Vovinam vào trường học và dạy cho các học sinh từ bậc THCS trở lên.



    Bài, ảnh: Đoàn Ngự Bình

    http://baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=36&newsid=20101024160323
  8. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1

    Chuẩn đấy!
    tờ cùng ý kiến này
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Đại học FPT tổ chức giải đấu Vovinam “Võ Việt tranh hùng đoạt Cóc Vương”

    23/07/2010

    Trong hai ngày 17 và 18 tháng 7 vừa qua, các sinh viên trường đại học FPT, đồng thời cũng là những môn sinh của môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo đã được tham gia giải thi đấu “Võ Việt tranh hùng đoạt Cóc Vương” do trường đại học FPT tổ chức. Giải đấu bao gồm hai nội dung đối kháng và biểu diễn, với sự góp mặt của 150 sinh viên ở các hạng cân khác nhau.

    Sáng ngày thứ bảy 17/7, tại nhà thi đấu Học viện chính trị quốc gia Hồ-Chí-Minh, lễ khai mạc giải đã diễn ra đơn giản, ngắn gọn nhưng không kém phần trang trọng. Ngay sau đó là các trận đấu ở nội dung đối kháng nam. Các VĐV được chia thành các hạng cân, từ hạng 42-45 kg đến hạng trên 77 kg đối với nam và từ hạng 39-42 kg đến hạng trên 67 kg đối với nữ, đấu loại trực tiếp để vào vòng trong, chọn ra một VĐV vô địch đối với mỗi hạng cân để đoạt danh hiệu Cóc Vương.

    [​IMG]
    Niềm vui của thầy và trò

    Các trận đấu đã diễn ra sôi nổi, hào hứng ngay từ những phút đầu tiên. Mặc dù thời gian tập luyện và kinh nghiệm thi đấu không được nhiều, phần lớn các VĐV mới được làm quen với Vovinam chưa đầy 1 năm và số lần được lên sàn thi đấu đều đếm trên đầu ngón tay, song tất cả VĐV đều thể hiện một sự nỗ lực hết mình để chứng tỏ khả năng, bản lĩnh và niềm đam mê võ thuật. Khán giả liên tục hò reo theo các đòn đánh hay, những tình huống hấp dẫn của trận đấu. Các trọng tài, vốn là các giảng viên môn Vovinam của trường ĐH FPT, cũng rất nỗ lực để theo sát từng tình huống của trận đấu, chấm điểm một cách công bằng, chính xác nhất.

    Kết thúc buổi sáng, hầu hết các hạng cân của nam đã thi đấu xong vòng một. Ở một số hạng cân như 51-54 kg hay 54-57 kg, số lượng VĐV đăng ký thi đấu khá đông nên nhiều VĐV vừa thi đấu buổi sáng lại tiếp tục thi đấu trong buổi chiều.1h30 chiều, nhà thi đấu Học viện chính trị quốc gia Hồ-Chí-Minh lại tiếp tục nóng lên với các trận đấu tiếp theo của giải. Các trận đấu ở hạng cân trên 71kg nam luôn thu hút sự chú ý của các khán giả bởi sự quyết liệt, các trận đấu vòng hai của một số hạng cân cũng đã được diễn ra với chất lượng rất cao, cống hiến cho người xem những pha thi đấu đẹp mắt và gay cấn. Không chịu thua kém các VĐV nam, các VĐVnữ cũng đã thi đấu hết mình, đem lại cho khán giả những giây phút sôi động.

    Sang ngày thi đấu thứ hai, ngày 21/7, thời tiết rất đẹp, giải đấu đã được tiếp tục một cách thuận lợi. Đây là ngày diễn ra các trận đấu bán kết và chung kết, các trận đấu diễn ra quyết liệt trong sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, cộng hưởng với niềm vui của những người thắng cuộc, tạo nên những giây phút khó quên đối với các VĐV.

    [​IMG]
    Các giảng viên của bộ môn giáo dục thể chất

    Kết thúc giải đấu, 20 huy chương vàng cùng danh hiệu Cóc Vương, 22 huy chương bạc và 23 huy chương đồng đã được trao 65 vận động viên của các hạng thi đấu khác nhau. Giải đấu đã một lần nữa khuấy động lên phong trào tập luyện võ thuật, rèn luyện thể chất trong sinh viên ĐH FPT, đồng thời rèn luyện những sinh viên có năng khiếu để chuẩn bị cho các giải đấu cấp cao hơn như cấp thành phố, quốc gia.
    Danh sách các vận động viên đoạt giải: tại đây.


    Hoàng Phú Quý : http://www.fpt.edu.vn/story/dai-hoc-fpt-chuc-giai-dau-vovinam-vo-viet-tranh-hung-doat-coc-vuong
  10. dhlv

    dhlv Guest

    CÁC HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN CHÀO MỪNG 1000 NĂMTHĂNG LONG – HÀ NỘI CỦA HUYỆN THẠCH THẤT

    - Từ 28/9 đến 5/10/2010 Tổ chức Hội chợ thương mại huyện Thạch Thất
    - Ngày 01/10/2010:

    Tổ chức hành trình rước Lửa Thăng Long về các xã, thị trấn
    - Ngày 02/10/2010:

    Tổ chức Liên hoan tiếng hát phụ nữ huyện Thạch Thất
    - Ngày 04/10 đến 05/10/2010:

    Tổ chức Hội thơ huyện Thạch Thất năm 2010 chào mừng kỷ niệm
    1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
    + Địa điểm: Hội trường UBND huyện Thạch Thất.
    + Đơn vị thực hiện: Nhà Văn hóa huyện.
    - Từ ngày 04/10 đến 10/10/2010:

    Triển lãm sinh vật cảnh huyện Thạch Thất
    + Địa điểm: Trung tâm Thể dục thể thao huyện Thạch Thất.
    + Đơn vị thực hiện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    - Từ 06/10 đến 09/10/2010:

    Tổ chức giải Vovinam huyện Thạch Thất lần thứ nhất.
    + Địa điểm: Nhà Thi đấu đa môn huyện Thạch Thất
    + Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thể dục thể thao huyện
    - Ngày 05/10/2010:

    Tổ chức mít tinh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (dự kiến)
    - Từ ngày 04/10 đến 6/10/2010:

    Tổ chức liên hoan múa rối nước huyện Thạch Thất lần thứ nhất.
    + Địa điểm: Tại ao UBND huyện (hoặc UBND xã Bình Phú)
    + Đơn vị thực hiện: Nhà Văn hóa huyện.
    - Ngày 10/10/2010:

    Tổ chức chương trình văn nghệ
    Bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
    Địa điểm: UBND huyện


    http://www.thachthat.gov.vn/các-hoạ...ng-1000-năm-thăng-long-hà-nội-2010-10-02.aspx

Chia sẻ trang này