1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao VOVINAM-Việt võ đạo, ngoài Bắc không phát triển ..!?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh Tổ Đường đây , đây là nhóm của Lonelymanus lúc trước , bây giờ lưu lạc mỗi người một nơi ...

    Lonelymanus
  2. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
  3. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Em trông mấy trang báo của anh Trinh là thời kỳ trước giải phóng.Ví dụ truờng Petrus ký là trường chuyên Lê Hồng Phong bây giờ.Ngày xưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng là một võ sinh giỏi của môn này trước lúc ông gặp một chấn thương nặng khi thực hiện đòn vật với người em trai. Có lẽ nhờ sự thay đổi này mà chúng ta có một nhạc sĩ tài hoa.
    Anh Trinh cho em hỏi một chút. Trước khi Sài gòn giải phóng, Miền nam Việt nam có Tổng cục Quyền thuật(gồm võ cổ truyền+Quyền Anh), vậy Vovinam có nằm trong hội không.
    Thời kỳ này có rất nhiều võ đài mở ra thi đấu,tất nhiên thúc đẩy hình thành các võ đường như võ đường Từ Thiện, Xuân Bình, Huỳnh Tiền,... (thậm chí đấu đài có cả lính Hàn Quốc tham dự),các võ sinh VVN có tham gia không, thành tích như thế nào. Sau thời kỳ giải phóng thì sao. Anh có thể kể cho anh em nghe với.
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    1/ Tôi lấy làm ngạc nhiên về tin Nhạc sĩ Trịnh công Sơn học VVN ; theo tôi, chắc là có sự nhầm lẫn nào đó .
    Khi tôi bắt đầu học ( 1965 ) lịch sử môn phái có ghi tân 1 số văn nghệ sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy cận học VVN tại Hanoi với VS Sáng Tổ ...tuy nhiên, tôi phỏng đóan rằng những vị này cũng như nhiều vị khác mà tôi gặp trên đường đời đều chỉ học 1 thời gian ngắn .
    Riêng Nhạc sĩ TCS thì chưa bao giờ nghe nói cả ( tính đến 1975 ) Chuyện anh tập sau 1975 thì lại càng không thể xảy ra .
    2/ Về tổng cục quyền thuật : VVN không nằm trong tổng cục quyền thuật nhưng VS Lê Sáng lại làm chủ tịch Tổng cục QT trong nhiều năm , Vào thời kỳ 1964-1975 ; Tổng cục quyền thuật tổ chức nhiều trận so tài của nhiều Võ sĩ nổi tiếng ; theo tôi hiểu là vì tôn chỉ của môn phái VVN là cấm thượng đài và nhờ tinh thần không thượng đài của môn phái, VS CM môn phái VVN sẽ công bằng trong chức vụ chủ tịch . Nội quy môn phái VVN nghiêm cấm các cuộc thách đấu hoặc chấp nhận thách đấu .
    Tuy nhiên, đã có 1 lần tại Quy Nhơn, năm 1971 - Khi chúng tôi đang phát triển VVN ở đây ( VS Nguyễn V Chiếu làm Giám đốc, VS Nguyễn Văn Thông ( 1 trong tứ trụ, ) và tôi - thì có 1 môn sinh từ SG ra tham dự tranh giải tự do và là trận then chốt với 1 Võ sĩ nổi tiếng tại tỉnh này .
    Anh này ra tranh tài với tư cách cá nhân, hoàn toàn không mang danh nghĩa môn phái VVN nhưng cũng là 1 vấn đề cần thảo luận và trước tình trạng khó rút lại ( Vì ban tổ chức tỉnh Bình Định đã tốn kém quá nhiều vào trận này , vé đã bán rồi, hủy bỏ sẽ thiệt hại nhiều lắm .
    Vì thế, VS Chiếu đành cố gắng bổ túc và tập luyện cho anh trong 3 ngày, đồng thời, bố trí các môn sinh ủng hộ tinh thần cho anh trong ngày tranh giải . Dù sao, xin nhấn mạnh là : Hoàn toàn không có gì mang danh nghĩa môn phái VVN .
    Đây là trận then chốt và võ sĩ tỉnh nhà có rất nhiều lợi điểm ; tiếng hò hét ủng hộ tinh thần của khán giả, lời lẽ khuyến khích tinh thần ngầm của ban tổ chức thí dụ như đang trận đấu, ban tổ chức cho biết : 1 mạnh thường quân tặng 20 ngàn đồng cho võ sĩ tỉnh nhà ( Chứ không phải người thắng giải ) ...
    Hoàn cảnh rất là thất lợi cho anh bạn từ SG ra .
    Không khí sôi động đến mức nguyên 1 khán đài bằng gỗ với khoảng năm, sáu trăm khán giả bị xập vì hò hét ...ban tổ chức vẫn không cho tạm ngừng .
    Hết hiệp 1; ai cũng nhận thấy võ sĩ tỉnh nhà ở thế thượng phong về mọi mặt .
    Vào hiệp 2; vào giây thứ 20, Có lẽ vì chủ quan khinh địch , Võ sĩ tỉnh BĐ dùng lực áp đảo và lao người, húc đầu vào VS SG....
    4 cú cùi chỏ đưa ra đúng lúc, VS tỉnh Bình Định gục trước sự bàng hoàng của tất cả ...đếm hết 10, anh bạn SG coi như thắng .
    Ngay sau đó, Ban tổ chức đề nghị tổ chức trận phục thù nhưng chúng tôi cương quyết thúc ép anh bạn SG phải về lại SG ngay sáng hôm sau vì trong 1 tình huống như thế, mọi thắng hay thua có thể sẽ gây mất hòa khí .
    Sau giải phóng; hệ thống đòn thế VVN thay đổi nhiều, thay vì trước kia là loại võ thuật " chiến trường " , " Giải quyết tại chỗ " với lối tập " khổ luyện " ( nền xi măng, gạch hoa ) ; VVN ngày nay mang màu sắc thể thao với các cuộc tranh giải có đeo găng, bảo hộ và thảm . An toàn hơn nhưng cũng thiếu quyết liệt, sinh động hơn .
    Hiện nay, chủ trương của VVN vẫn là cấm thượng đài, tuy nhiên, các cuộc tranh giải nội bộ môn phái thường được tổ chức tại nhiều nơi .
    Vài hình ảnh giải toàn quốc 2003 .
    Khai Mạc .
    Kẹp cổ :
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 26/03/2004
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn rảnh được vài tuần nên muốn dùng thời gian này phân tích về lý do tại sao mà VVN phát xuất từ HN mà lại CHƯA phát triển được tại HN . Tôi dùng chữ CHƯA vì lúc nào cũng hy vọng VVN rồi sẽ phát triển không những tại HN mà còn có mặt tại khắp nơi trên giải đất hình chữ S .
    - Hoàn cảnh lịch sử .
    - Điều kiện xã hội .
    - Khó khăn nội bộ .
    Trên đây là 3 yếu tố xin đưa ra để thảo luận để trách lạc đề .
    1/ Hoàn cảnh lịch sử :
    Nếu ai theo dõi phần lược sử môn phái thì cũng biết Môn phái VVN đã có mặt ngay từ thời kỳ toàn dân chống Pháp .
    Môn đồ VVN hoà nhập vào mọi đoàn thể cùng một mục tiêu giải phóng đất nước . Nhưng hoàn cảnh chính trị thời đó đã tạo ra những khác biệt về đường lối giữa các đoàn thể, đôi khi, đang từ tình đồng chí bỗng biến thành kẻ thù ; môn phái tuy khẳng định là không làm chính trị nhưng không ngăn cản các môn đồ trong các sinh hoạt chính trị ; vì thế, kể từ 1950, khá nhiều đồng môn không còn là đồng đạo !!! Cho đến 1954, VS Nguyễn Lộc vào Nam sinh sống và phát triển cũng đồng lúc với việc kết thúc sinh hoạt phát triển môn phái tại Hanoi .
    ( đoạn này khó viết quá vì rất dễ gây Nhạy cảm )
    Năm 1954, VS Phan Dương Bình cũng theo chân VS Nguyễn Lộc vào nam . 1 thời gian sau, ông trở ngược lại Hà nội sinh sống và sau đó, liên lạc giữa hai miền Nam Bắc bị cắt đứt .
    VS Phan Dương Bình là 1 người hăng day học tập , nghiên cứu võ thuật ; Thời kỳ 1950, Tại Hanội đã có 1 VS người Trung quốc qua thách đấu với lời lẽ coi thường các phái võ VN, ông đã cùng VS Lê Sáng ( đương kim CM MP VVN ) chấp nhận lời thách đấu này ...Nhưng người Pháp trong thời gian đó không muốn có những tranh chấp với TQ nên hai ông đã bị bắt . Hai ngày sau, VS NL đã đứng ra can thiệp và thả 2 ông về ....( Chi tiết này tôi đã được nghe chính VS PDB thuật lại và cũng có ghi trong cuốn Hồi Ký của VS LS )
    Tất nhiên là trong hoàn cảnh như VS Phan Dương Bình, Ông không thể lấy danh nghĩa Vovinam ra để dạy võ mà ông đã chọn môn Vịnh Xuân ...Chuyện này chúng ta phải thông cảm với Thày Binh ; Tôi cũng đã có cơ hội gặp trưởng tràng của Thày Binh nhưng không có cơ hội nhiều để xem trong các đòn thế mà Thày Bình dạy Vịnh xuân có những đòn thế VVN hay không .
    Sau năm 1975, VS Phan Dương Bình đã nhiều lần vào Nam gặp gỡ các VS Lãnh đạo môn phái, Ông trao đổi kinh nghiệm võ thuật và rất tâm đắc với VS Trần Huy Phong, ..
    Tài liệu từ văn phòng Chưởng môn 1994 :
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    2/ Điều kiện xã hội : Sau 1975; Các vị lãnh đạo môn phái đều bị đi học tập cải tạo cả, trong đó : VS CM Lê Sáng : 1975-1988,
    VS Trần Huy Phong 2 lần , lần đầu 5 năm, lần sau 2 năm . Các VS nổi tiếng trong môn phái là Tứ trụ Danh Thông Trung Bé đều lãnh từ 5 tới 12 năm ( VS Lê Công Danh : 12 năm ) Ngoài ra, các môn sinh có khả năng tổ chức, lãnh đạo thì lớp trong trại cải tạo, lớp ra nước ngoài ...; Số VS có điều kiện để tiếp tục sinh hoạt rất ít . Đáng kể là VS Nguyễn V Chiếu và một số các VS mà trong thời kỳ trước 1975, họ không bị ( hoặc trốn tránh để ) gia nhập quân đội .Nhưng hoàn cảnh kinh tế của các VS này rất nghèo ...VS Nguyễn V Chiếu ăn cơm với mắm quẹt cả chục năm ; Có VS phải đi bán vé số, VS đi đào đường ...tối về hy sinh vài giờ đóng góp công lao xây dựng , thiết nghĩ đó là những hy sinh rất cao quý . Làm sao có thể đòi hỏi hơn thế !
    Đứng ra cáng đáng , hỗ trợ cho phát triển lại chỉ có VS Trần Huy Phong .
    Là người thẳng thắn là liều lĩnh, Thời kỳ Ngô Đình Diệm cấm huấn luyện VVN, ông vẫn dạy lén .
    Cả đời ông cho đến khi mất; phát triển môn phái vẫu là Ưu tư hàng đầu, Ông may mắn có được đất đai vùng quận Bình Thạnh mà xưa kia mua được với gía rẻ, VN mở cửa, kinh tế phát triển, nhờ thế mà ông có được ít nhiều để đóng góp vào mọi hoạt động; từ việc cứu đói các VS ; HLV nghèo đói mỗi tháng 13 kg gạo ; giúp đỡ các VS vừa cải tạo về với 1 tương lai khó khăn trước mắt ra nước ngoài ; Vận động để mở các lớp võ tại Đại học ...kể cả bỏ tiền nuôi dưỡng VS CM và mẹ của VS CM Lê Sáng; có thể nói : Một mình ông cáng đáng nhiều việc mà cả chục người mới làm nổi . Chính ông là người bỏ tiền ra cho VS Nguyễn Anh Dũng ra Hanoi phát triển VVN thời gian 1990 . Vì những tranh chấp trong môn phái ngày càng quyết liệt; ông rút ra khỏi vị trí lãnh đạo môn phái và cũng từ đó ( 1993 ) VVN Hanoi " hết vốn ", VS Dũng phải trở về SG .
    Chúng ta cũng nên nhớ là ở vào thời điểm này ( 1990 ) Hanoi vẫn còn nhiều khó khăn kinh tế, Võ phí thu được rất hạn chế, mà ngay đến bây giờ cũng thế, nhie6`u nơi dạy võ đã không lấy tiền mà còn phải vận động xin anh em đồng môn đồng phục để giúp đỡ các tân môn sinh trong điều kiện nghèo khó .
    Trong lúc đó, vai trò chính quyền cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển .
    - VVN chưa được coi là 1 bộ môn tranh giải quốc tế, như thế là không có huy chương mà không có huy chương mang về cho đất nước thì ưu tiên cũng bị mất đi .
    Vì những lý do nào đó, VVN được đưa vào chung với LD võ cổ truyền và quyết định của nhà nước đã đi ngược lại nguyện vọng của rất nhiều môn sinh ; sau nhiều vận động tách rời bị thất bại, VVN được đặt dưới quyền lãnh đạo của vụ thể dục thể thao và chịu sự chi phối của vụ này trong mọi hoạt động .
    VVN không hề đố kỵ với mọi võ phái anh em, nhưng việc kết hợp chung với võ cổ tryền chẳng khác gì kết hợp tân nhạc với cổ nhạc để thành tân cổ giao duyên vì chương trình huấn luyện cũng buộc môn phái phải có những bài quyền, các cuộc tranh giải cũng phải thay đổi nội dung cho phù hợp với số đông và làm mất đi tính cách linh động của 1 bộ môn võ học trẻ trung ; nó bị nhòe vào với những sinh hoạt võ học có tính cách cổ truyền .
    Năm 2002, lần đầu tiên VVN được nhà nước hỗ trợ thật mạnh để tổ chức khóa huấn luyện trọng tài tại Vũng Tàu với trên 100 VS, HLV tham dự .
    1 bản luật thi đấu được Bộ trưởng TDTT duyệt và ấn hành ...
    Tình hình nhen nhúm 1 hy vọng : VVN được tách ra là 1 LD VVN Thành phố chính thức để rồi sau đó vài tháng; 1 mâu thuẫn nổ bùng khi ông vụ trưởng vụ thể dục nhân danh chánh chủ khảo ( ông Trương Q Trung ) tuyên bố hủy bỏ kết quả chấm thi của hội đồng, đưa đến việc từ chức của các thành viên trong hội đồng . Trước sự việc trên, VVN lại trở về với tình trạng của 1 hội Võ thuật thành phố !!!
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu tham khảo, trích từ báo chí thể thao VN .
    ======================
    Nổ ra tranh cãi gay gắt
    Hoàng Khoa thực hiện
    Sáng qua, giải diễn ra nội dung quyền đơn luyện nam và đơn luyện nữ. Kết quả của phần thi đơn luyện vũ khí đã xảy ra hiện tượng ?ocho điểm quá đáng?: Hữu Hòa (Bến Tre) được giám định số 3 là Điền Dũng (An Giang) cho đến 9,8 (4 giám định còn lại chỉ cho: 8,9; 8,4; 8,7 và 8,8), Đạt Sỹ (Đồng Nai) được giám định số 4 Tiến Độ (Đồng Nai) cho 9,2 (4 giám định khác: 8,5; 7,9; 8,3 và 8,5)? Cùng lúc đó, trọng tài phát thanh thông báo: ?oCách chấm điểm của nội dung quyền là bỏ số điểm của hai giám định cao nhất và thấp nhất rồi cộng tổng điểm của ba giám định còn lại?. Thông báo này đã gây ngỡ ngàng mọi người (vì ở nội dung quyền đòn chân tấn công nam, cách tính điểm là lấy điểm trung bình của cả 5 giám định). Ông Nguyễn Văn Chiếu, phó trưởng ban điều hành giải ngay lập tức lên tiếng phản ứng với thông báo này và đã xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt với ông Trương Quang Trung, vụ trưởng Vụ TDTTQC, trưởng ban điều hành.
    Trong cuộc họp giữa trọng tài, giám định và giám khảo giải vào buổi chiều cùng ngày, ông Trương Quang Trung vẫn giữ nguyên ý kiến và tự quyết về vấn đề trên. Ông khẳng định: ?oỞ đây, chúng tôi không có sửa điều lệ gì cả. Điều lệ có ghi: ?oKết quả bài thi được đánh giá bằng tổng số điểm do ban giám khảo chấm?. Ban giám khảo ở đây không có nghĩa là tất cả mà là có thể (?) từ 3-5 người. Ở điều 38.4 trong luật có nêu: ?oTổng số điểm của 3 hoặc 5 giám định cộng lại chia trung bình. Tuy nhiên, nếu có giám định cho điểm quá cao hoặc quá thấp so với 3 bảng điểm liền nhau của 3 giám định cùng chấm thì điểm thi của giám định đó sẽ không được tính?. Rất khó phân biệt thế nào là quá cao hay quá thấp. Trong điều lệ giải VĐ Vovinam toàn quốc 2001, các giám định vẫn cho điểm bằng quy tắc ?obỏ trên bỏ dưới, cộng tổng điểm ba người giữa? để đem lại sự công bằng chung vì trên thực tế, có những đơn vị không hề có những giám định của địa phương mình ngồi chấm. Ở các môn TDDC, Võ cổ truyền? người ta vẫn làm như thế. Nếu như vẫn áp dụng theo quy tắc cũ sẽ dẫn đến tiền lệ không tốt. Riêng về kết quả đòn chân tấn công, chúng tôi sẽ xem xét lại và chấm theo quy tắc ?obỏ trên, bỏ dưới, cộng điểm 3 người giữa?. Nếu có thay đổi, kết quả cũng sẽ thay đổi theo. Tôi làm, tôi chịu, không có lấn cấn gì hết?.
    Tại cuộc họp, ý kiến của các trọng tài Trần Văn Mỹ - tổng trọng tài, Tạ Quỳnh Đức (Cần Thơ), Tạ Đăng Minh (Đồng Tháp) đều yêu cầu giữ nguyên kết quả và theo như sự thống nhất chung từ trước giải của BGK. Riêng ông Nguyễn Văn Chiếu đầy bức xúc: ?oTheo tôi, điều lệ và luật hoàn toàn không có gì ?ochỏi? nhau. Vẫn có thể loại ra người giám định cho điểm quá cao hoặc quá thấp và chia trung bình số điểm của các giám định để lấy kết quả chung. Trong luật có thể có chỗ hở: thế nào là quá cao hay quá thấp, nhưng rõ ràng với thực tế giải và sự hội ý của ban giám khảo, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết. Quyết định vừa rồi tôi hoàn toàn không đồng ý vì đi ngược lại với điều lệ, thậm chí ngược cả luật đã được ban hành. Trước giải, tất cả đều đã đạt được sự thống nhất chung và ban giám định đều đã qua đợt huấn luyện kỹ càng. Thậm chí sáng nay, ban giám khảo cũng đã thống nhất vấn đề này một lần nữa. Tôi xin rút khỏi tiểu ban chuyên môn?.
    Việc ông Trương Quang Trung không tham khảo ý kiến hoặc tổ chức bầu phiếu với ban giám định mà tự quyết vấn đề trên là hoàn toàn sai trái. Với sự khẳng định của mình, chính ông đã làm giải rối ren thêm. Kết quả thi quyền sáng qua sẽ được thông báo chính thức vào tối 25/8, trước giờ thi đấu chung kết 14 hạng cân đối kháng.
    Hình ảnh ngày tập huấn Trọng tài và luật thi đấu ban hành .
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu tham khảo : Về thăm quê hương Sáng tổ :
    VỀ THĂM QUÊ VÕ SƯ SÁNG TỔ VOVINAM ?" VIỆT VÕ ĐẠO
    Từ ngày 04 ?" 10/12/2000, Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam đã phối hợp với Sở TDTT tỉnh Hà Tây mở lớp tập huấn Vovinam các tỉnh phía Bắc lần thứ 2 tại Trung tâm TDTT huyện Thạch Thất. Việc một đoàn VS, HLV từ TP. Hồ Chí Minh vượt chặng đường dài gần 1.800 km đến tận nơi này không chỉ để đào tạo Hướng dẫn viên mà còn là cuộc hành trình về thăm quê hương cố VS Sáng Tổ Nguyễn Lộc sau nhiều năm mong ước.
    VỀ THĂM QUÊ VÕ SƯ SÁNG TỔ VOVINAM ?" VIỆT VÕ ĐẠO
    ở Quê hương Nủa Chợ, Hữu Bằng trang
    Xã Hữu Bằng (giáp các xã Bình Phú, Thạch Xá, Phùng Xá và Dị Nậu) thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây; cách thủ đô Hà Nội trên 20 km. Theo một vị bô lão trong xã, ngày trước khu vực này có tổng Nủa bao gồm: Nủa Tràng (tức xã Tràng Sơn ngày nay), Nủa Bừa (chuyên sản xuất bừa, nay là 2 xã Vĩnh Lộc và Phùng Xá) và Nủa Chợ (vì nơi đây có ngôi chợ, nay là xã Hữu Bằng). Cùng với Đình Bảng và Ninh Hiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, Hữu Bằng nằm trong danh sách 3 xã giàu nhất các tỉnh phía Bắc thời bao cấp. Nghề truyền thống của làng là dệt vải. Từ hơn 10 năm nay, đa phần người dân chuyển sang làm dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp (may mặc, làm bàn, ghế, giường, tủ?). Trong làng có cả cửa hàng bán xe gắn máy, nghề nông chỉ chiếm độ 15%. Tuy diện tích chỉ có 180 ha, nhưng mật độ dân số Hữu Bằng thuộc vào hạng đông nhất các tỉnh phía Bắc với gần 13.000 nhân khẩu. Do tục lệ của nhiều nơi ở phía Bắc qui định - trai, gái trong làng khi lấy vợ, lấy chồng phải lát gạch vài mét đường đi - nên hầu hết các nẽo đường trong xã Hữu Bằng đều sạch sẻ, hai bên là phố trệt, phố lầu san sát. Bao bọc khu dân cư là những cánh đồng. Thời phong kiến, làng từng được vua Tự Đức ban tặng 4 chữ vàng: ?oMỹ tục khả phong?, sản sinh 3 - 4 vị Tiến sĩ và khá nhiều vị Cử nhân. Đình làng được xây dựng cách nay khoảng 300 năm. Từ đầu thế kỷ 20, vùng đất này cũng là quê hương của Nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Đàn, cố VS Nguyễn Lộc - sáng tổ Vovinam?
    Về thăm quê cố Võ sư Sáng Tổ
    Khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 19 giờ ngày 2/12/2000, sau 32 giờ trên tàu hỏa, các VS Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Tấn Thịnh, VS Nguyễn Văn Ký, HLV Dương Thanh Tiến, Nguyễn Văn Cường, Hồ Chí Hải, Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Kim Cúc, HLV Võ Danh Hải và tôi đã đến ga Hà Nội lúc 5 giờ ngày 4/12. Sau đó, đoàn được đưa đến Trung tâm TDTT huyện Thạch Thất và ngay buổi chiều cùng ngày, đoàn đã đi cùng ông Trương Quang Trung (Phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng - Ủy ban TDTT), ông Đinh Như Lưu (Phó Giám đốc Sở TDTT Tỉnh Hà Tây), ông Kiều Hoàng Tuấn (Giám đốc Trung tâm TDTT Huyện Thạch Thất) đến thăm thân nhân VS Nguyễn Lộc tại xã Hữu Bằng. Tại ngôi nhà cũ của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến - phụ thân VS Nguyễn Lộc, đoàn đã gặp và trò chuyện thân mật cùng 2 người cháu gọi VS Nguyễn Lộc bằng bác họ là Nguyễn Đình Thoang (62 tuổi) và Nguyễn Đình Ngọc (42 tuổi). Qua lời giới thiệu của 2 ông, đoàn đã tìm gặp cụ Phan Văn Nhân (78 tuổi) - một trong những môn sinh Vovinam vào năm 1947 khi VS Nguyễn Lộc cùng gia đình và một số môn đệ tâm huyết từ Hà Nội tản cư về đây. Ngạc nhiên và xúc động khi được thăm bất ngờ, cụ Nhân đã kể lại một vài chi tiết về lớp võ cách nay 53 năm: ?oĐộ 4 giờ chiều, non 100 trai làng tập trung tại vườn phơi vải của cụ Ước để tập luyện đến tối. Trực tiếp đứng lớp là thầy Lê Sáng (hiện là Chưởng môn Vovinam) và thầy Nguyễn Đình Nhân, còn thầy Nguyễn Lộc hôm nào cũng có mặt nhưng chỉ ngồi quan sát và nhắc nhở. Vài tháng sau, do tình hình thời cuộc, thầy Lộc tản cư sang nơi khác nên lớp giải tán dần dần. Số học trò ngày đó hiện nay chỉ còn độ mươi người?.
    Sáng hôm sau (5/12), theo lời mời của Ban tổ chức lớp tập huấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hữu Bằng, ông Thoang, ông Ngọc và 2 học trò cũ của VS Sáng Tổ là Phan Văn Nhân và Phan Văn Cửu (78 tuổi) đã đến dự lễ khai mạc lớp. Thưởng thức chương trình biểu diễn của các huấn luyện viên TP.HCM, 2 cựu môn sinh cao niên đều tỏ ra rất vui mừng, hãnh diện vì không ngờ Vovinam ngày nay đã có một hệ thống kỹ thuật đa dạng và phong phú như vậy. Còn các vị lãnh đạo Sở TDTT Hà Tây, Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất và các học viên đã cảm nhận được sự gắn bó mật thiết giữa Vovinam và vùng đất nổi danh về vật này?
    Tuy nhiên, gây ấn tượng nhất là cuộc biểu diễn báo cáo trước dân làng vào chiều ngày 9/12. Dù 15 giờ buổi biểu diễn mới khai cuộc, nhưng từ 13 giờ tại sân bóng chuyền trước cổng UBND xã, khán giả đã bắt đầu tề tựu. Khi đoàn đến nơi, đã hơn 1.000 người hiện diện, háo hức, đợi chờ. Không còn một chỗ chen chân, một số người đến muộn phải trèo lên cây hoặc tập trung ở balcon các phố lầu chung quanh. Hai banderole xiển danh cố võ sư Nguyễn Lộc và chào mừng đoàn căng dọc 2 bên sân. Mở đầu cuộc biểu diễn, lần đầu tiên tiểu sử cố võ sư sáng tổ được đọc lên vang dội tại nơi ông đã chào đời. Và khi những đòn chân quặp cổ (cắt kéo), các bài đơn luyện, đa luyện, tự vệ nữ, quyền tập thể, nhào lộn? được các HLV ở TP.HCM và một số học viên thi triển, các tràng pháo tay cứ liên tục vang lên. Người xem không chỉ có học sinh, thanh niên mà còn đông đảo cụ ông, cụ bà và tất cả đều thích thú trước ?osản phẩm? độc đáo của người đồng hương. Nhiều tiếng hô to khen ngợi: ?oThật tuyệt vời!?, ?oKhéo quá!?? Khi bài song luyện vật được trình bày, nhiều tiếng trầm trồ lại nổi lên: ?oĐòn bốc đôi đấy!?, ?oMiếng sườn này đánh khéo quá!?, ?oCú ngáng chân kia sao giống vật làng mình thế!?? Lòng tự hào về truyền thống quê hương của người xem thêm một lần được đánh thức, do thấy một quá khứ - võ sư Nguyễn Lộc đã lấy các thế miếng của vật và võ dân tộc làm nòng cốt - cũng như thái dụng tinh hoa của nhiều môn võ khác để sáng tạo nên môn Vovinam tại Hà Nội vào năm 1938. Cuộc biểu diễn kết thúc, nhiều khán giả vẫn còn nán lại, nuối tiếc thời gian sao trôi nhanh quá! Một số thanh niên ùa đến ?otruy vấn? Ban tổ chức: ?oBao giờ lớp Vovinam mới mở tại đây??. Vài cụ ông vừa đi vừa nói: ?oĐông và vui chẳng khác gì ngày hội làng bác ạ!?. Còn một HLV tham gia biểu diễn tâm sự: ?oTừng mang chuông đi gióng xứ người ở Thái Lan, Đức và Pháp, nhưng chưa bao giờ em thấy vinh dự như hôm nay khi được ra mắt đồng bào tại quê sáng tổ. Tuy rất hồi hộp, em vẫn cố gắng hết sức mình để phục vụ dân làng và đền ơn Sáng tổ?. Thế nên, dù quà lưu niệm chỉ là những chiếc khăn nhưng từng võ sư, HLV đều trân trọng đón nhận, bởi chúng là sản phẩm từ nghề truyền thống của Hữu Bằng. Trong lần biểu diễn này, đoàn được gặp thêm những cựu môn sinh năm 1947 như Nguyễn Đình Hồng (79 tuổi), Nguyễn Văn Bút, Phan Văn Bốc, Nguyễn Đình Vy (78 tuổi), Nguyễn Đình Tôn, Nguyễn Đình Rinh (72 tuổi)? Cuộc hội ngộ giữa 3 thế hệ môn sinh tại quê hương võ sư sáng tổ thật xúc động và đầy tình thân ái. Các cụ sắp bước sang tuổi bát tuần, các võ sư đang ở tuổi trung niên, còn những HLV mới xấp xỉ 30. Vượt qua hàng rào tuổi tác, tình đồng môn đã đưa 3 thế hệ thân thiết nhích lại gần nhau qua những nụ cười, những cái bắt tay thật chặt, các pô hình kỷ niệm, vài bài thơ trao tặng nhau? Cụ Nguyễn Đình Tôn còn chép và đọc lại bài hát ?oĐời trai tráng? mà thầy Nguyễn Lộc đã yêu cầu lớp tập thời ấy hát để tạo khí thế trước khi bắt đầu buổi tập để tặng đoàn :
    ?o Đời trai tráng như thân tùng,
    Trong gió sương, không chút gì yếu lòng.
    Đời trai tráng, bao nguồn sống,
    Mang sức tài đọ cùng núi sông . . .?
    Có lẽ từ bài hát này mà khoảng năm 1964, võ sư Cao Văn Cát đã cải biên thành bài hát ?oViệt Võ sĩ ca?. Các cụ cũng nhờ đoàn chuyển lời chúc sức khỏe đến thầy Chưởng môn Lê Sáng. Trước lúc tạm biệt, đoàn đã đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Ngọc và ra tận nghĩa địa để thắp hương trước mộ cụ thân sinh thầy Nguyễn Lộc. Mộ cụ Xuyến nằm giữa nhà mồ, hai phần còn lại dành cho thầy Nguyễn Lộc và mẹ ông. Trên đường về, một thân nhân của võ sư Nguyễn Lộc xúc động nói: ?oNhờ Vovinam mà dòng họ chúng tôi được rạng danh như hôm nay??
    ở Từ đốm lửa hôm nay
    Bất ngờ nhất là tuy Nủa Chợ đã sản sinh ra võ sư Nguyễn Lộc nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên hiếm có người biết đến Vovinam. Thậm chí, lớp tập huấn tại Thạch Thất cũng chẳng thấy một thanh niên nào của Hữu Bằng tham dự. Nhưng sau cuộc biểu diễn vừa qua, mọi việc đã thay đổi.
    Theo đề nghị của dòng họ Nguyễn Đình, tại cuộc họp mặt với đoàn VS, HLV của TP.HCM và Quân Đội; Sở TDTT Hà Tây và UBND huyện Thạch Thất đã bàn bạc sơ bộ về việc xin UBND tỉnh cho phép quy hoạch một khu đất để gia đình xây dựng nhà tưởng niệm cố Võ sư Nguyễn Lộc và một CLB Vovinam. Đây sẽ là một tổ ấm để các môn sinh trên toàn thế giới nhìn về. Giám đốc Sở TDTT Hà Tây còn nói thêm: ?oSau lớp tập huấn này, Sở sẽ chỉ đạo cho các huyện, thị mở lớp để phát động phong trào. Hình thành đội tuyển Vovinam Hà Tây, đưa vào TP.HCM tập huấn chu đáo để có thể đoạt được huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2002, xứng danh là quê hương cố Võ sư Sáng tổ?. Giám đốc Trung tâm TDTT Thạch Thất cũng đề nghị Ủy ban TDTT Việt Nam và Ban điều hành Vovinam Việt Nam hỗ trợ cho 1 - 2 HLV giỏi hầu đào tạo vận động viên cho huyện. Về phía Vụ Thể dục Thể thao quần chúng (Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam), ông Trương Quang Trung cho biết sẽ trao đổi với Đài Truyền hình Việt Nam để thực hiện một chương trình giới thiệu tổng quát về một số hoạt động quan trọng của Vovinam, trong đó có những cảnh quay tại xã Hữu Bằng.
    Riêng lớp tập huấn (quy tụ 42 học viên của 9 tỉnh, thành và ngành) đã bắt đầu học tập vào tối ngày 4/12 và bế mạc vào sáng 10/12. Tất cả các anh em đều rất cố gắng ôn luyện và quyết tâm mở lớp khi trở về đơn vị. Sau lễ bế mạc, cuộc trò chuyện giữa võ sư Nguyễn Văn Chiếu và vài cựu môn sinh năm 1947 cũng được ghi hình cẩn thận. Chiều ngày 10/12, đoàn VS, HLV đi tham quan thị xã Sơn Tây. Sáng 11/12, đoàn trở ra Hà Nội đi thăm một số di tích lịch sử và về đến TP. Hồ Chí Minh lúc 21g30 bằng máy bay của Việt Nam Airlines.
    Lần đầu tiên đến phía Bắc và được về thăm quê hương cố võ sư sáng tổ, chuyến đi đã lưu lại trong lòng tôi nhiều xúc cảm và kỷ niệm đáng nhớ. Hy vọng từ đốm lửa hôm nay sẽ thắp lên cả ngọn lửa lớn cho phong trào Vovinam các tỉnh phía Bắc và tỏa sáng ở tương lai?
    Trung tuần tháng 12/2000
    Một cựu môn sinh Vovinam
    ********************
    [ Tin vui từ Hữu Bằng
    Theo thư của bác Phan Văn Cửu gởi đi từ Hữu Bằng, cuộc biểu diễn của các huấn luyện viên TP.HCM đã được tất cả khán giả ca ngợi, rất nhiều người luyến tiếc vì không được xem và còn bảo nhau rằng: ?oKhông biết đến bao giờ các anh ấy lại về đây biểu diễn? Tiếc quá!?. Được sự quan tâm của Sở TDTT Hà Tây, Trung tâm TDTT Thạch Thất cùng chính quyền địa phương, lớp Vovinam ở Hữu Bằng đã bắt đầu khai giảng vào ngày 01/01/2001 với sự tham dự của hơn 250 thanh thiếu niên tập luyện tại sân Quán - nơi dân làng rước thánh ra đây tế lễ và trai làng vật thờ mấy keo, xong mới rước thánh về đình. Trước đó, ngày 31/12/2000, lễ khai giảng lớp học diễn ra tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã, sau đó các HLV, võ sinh đến nhà thờ họ Nguyễn Đình dâng hương hoa, mâm ngũ quả để tế lễ trong 3 hồi chiêng, trống ngân vang?
  9. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Minh Trinh, bác có thể cho biết Vô Vi nam được sáng tao nên từ những môn võ nào không a? Đặc điểm? Lý thuyết & hệ thống bài tâp?
    Xin cám ơn bác!
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 câu hỏi đáng quan tâm và cần giải thích tường tận cho tất cả các môn sinh trẻ .
    Xin để cạn nguồn chủ đề : Vì sao không phát triển và sẽ trả lời bạn vào 1 topic khác nhé .

Chia sẻ trang này