1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao VOVINAM-Việt võ đạo, ngoài Bắc không phát triển ..!?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không riêng gì đòn chân, 30 thế chiến lược là các thế rất thực dụng mà tôi thiết nghĩ chỉ cần tập cho nhuyễn cũng " ngon " lắm .
    Nhưng để khỏi đi xa đề tài này, mời bạn cứ tiếp tục hỏi nhưng dời qua topic này nhé :
    http://www.ttvnol.com/vothuat/92403.ttvn
    Như thế thì ông làm vườn Lonelymanus khỏi ...treo đai tôi, tội nghiệp lắm .
    Và cũng mong các bạn trẻ tham dự vào các câu hỏi & Trả lời chứ đừng để thân già này trả lời mãi đâm ra nhàm .
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Anh Minh, cho nhà em mạo muội hỏi cái nầy, nếu không đúng, thì bỏ qua cho.
    Trong VVN, có ai đã thắc mắc là các vị võ sư, môn sinh hay qua đời khi tương đối còn trẻ không ? Không biết cách tập luyện cương mãnh, nhất là ngày xưa, có ảnh hưởng đến tim mạch, hay não bộ hay không?
    Việc nầy cũng đã có người đề cập đến trong VX, vì lý do tế nhị, nhà em không thể đi vào chi tiết, nhưng ai cũng đồng ý là ông Tế Công sống dai như các ông già VN tập võ ở nhà quê . Dòng VX HK, cũng đã mấy người mất đi trong khi còn sung sức, trong khi ông Diệp Vấn sống khá thọ . Rất tiếc là chưa có đủ số liệu để đưa ra con số thống kê nghiêm túc .
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ thế vì cũng có nhiều người tôi gặp thì nay cũng trên 70 tuổi mà vẫn còn hung hăng lắm .
    VS LS nay cũng hơn 80 .
    Nhưng khá nhiều người qua đời vào tháng 12 , Các VS Mạnh Hoàng, Huy Phong, Huy Quyền , Trịnh Ngọc Minh ...đều qua đời vào tháng 12 cả nên kể từ tuổi tụi tôi trở đi thì hay đùa là : Qua khỏi tháng 12 là coi như chắc chắn sống thêm 1 năm .
    Đặc biệt là 2 thày MH- THP thì khi sông rất thân với nhau, khi chết, hai thày qua đời cùng ngày, cùng tháng ( 13/12 ) và cách nhau 30 năm ( 67-97 ) .
    Và vì thế mà chúng tôi cũng đặt ra 1 ngày lễ tưởng niệm truyền thống vào tháng 12 và tổ chức tại các Võ đường địa phương để anh em có cơ hội gặp nhau hàn huyên, chấm thi cho thế hệ kế thừa ...; đã tổ chức được 2 lần, lần đầu ở Cần Thơ và năm ngoái thì ở Nha Trang .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 30/03/2004
  4. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Tin mới
    VO SU CHUONG MON DU HANH SANG UC CHAU -- Posted by vvnnews on Sunday, March 28 2004
    TIN TU MELBOURNE - UC CHAU
    Vo Su Chuong Mon va vo su Nguyen Van Sen da du hanh den thanh pho Melbourne tieu bang Victoria Uc Chau vao ngay 26 thang 3 nam 2004.
    Don tai phi truong Melbourne la tren 40 vo su va huan luyen vien duoi su huong dan cua vo su Diep Khoi.
    Sau khi nghi ngoi an uong vao buoi chieu cung ngay, vo su chuong mon da den tham vieng lop tap Vovinam tai chua Quang Minh, khoang tren 150 vo su, huan luyen vien va mon sinh da lam mot buoi tiec chay de don tiep vo su chuong mon va vo su Sen.
    Trong 2 ngay, vo su Diep Khoi da huong dan chuong mon va vo su Sen vieng tham duoc 3 vo duong tai Melbourne va se con tiep tuc tham vieng mot so vo duong o cac noi khac. Su tiep dai chan tinh va nong nhiet cua Vovinam Melbourne da lam cho vo su Chuong Mon cam thay vui ve va tinh than khoe manh hon len.
    " sưu tầm"
    duckhang
    Được duckhang sửa chữa / chuyển vào 01:00 ngày 31/03/2004
  5. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Ý CHỈ VÕ SƯ SÁNG TỔ
    VOVINAM PHẢI TIẾN THEO THỜI ÐẠI

    Toàn thể căn bản võ thuật và võ đạo của Môn phái VOVINAM đều do Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc, mộ thiên tài võ học Việt Nam sáng tạo và liên tục hoàn chỉnh từ những năm cuối thập niên 1963 đến ngày Người từ bỏ cõi đời (1960).
    Như một viên ngọc vô giá thuần khiết, ngay khi xuất hiện VOVINAM đã có một chổ đứng riêng biệt, làm sáng danh dân tộc, phục vụ đắc lưc cho con người muốn sống hiên ngang, độc lập, tự cường. Dầu vậy, không một giá trị nào vĩnh cữu với thời gian, nếu không trau chuốt, cải tiến, canh tân.
    Chính vì lẽ đó, Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã di huấn cho các đệ tử thừa kế phải hoàn chỉnh lại tất cả những sáng tạo của Người cho thích hợp với thời đại, với sự tiến triển của nền võ học nhân loại thành những hệ thống về kỹ thuật võ, triết võ, đaọ võ. Và suốt từ năm 1960 đến nay, qua bao thăng trằm, suy thịnh, con đường VOVINAM hiện đã thênh thang với một hệ thống giản dị, khoa học và hữu hiệu xứng đáng sánh vai cùng năm châu cả về Thuật lẫn Ðạo trong sứ vụ phục vụ và giúp ích Con Người.
    Hệ thống võ học VOVINAM được gnhiên cứu kỹ lưỡng nhằm giúp tất dả mọi môn isnh không phân biệt tuổi tác, màu da đều thấu hiểu tường tận và chính xác những kỹ thuật và tư tưởng nhằm thăng hoa con người cả về Thuật lẫn Ðạo.
    do vậy, võ thuật và võ đạo VOVINAM được hoàn chỉnh qua hai thời kỳ:
    Thời kỳ sinh tiền Sáng tổ Nguyễn Lộc
    Thời kỳ kế nghiệp của võ sư Chưởng môn Lê Sáng.
    THỜI KỲ SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC: (1938 - 1960)
    Hoàn tất công trình sáng tạo OVVINAM vào năm 1938. Sáng Tổ đưa ra biểu diễn lần đầu tiên tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu 1939. Sau đó, công khai mở lớp dạy VOVINAM tại trường Sư Phạm (Ecole Normale) ở phố Cử a Bắc Hà Nội vào đầu năm 1940.
    Ở thập niên 1940,không khí chống thực dân, giành độc lập rất sôi nổi. Ý thức được bổn phận và trách nhiệm của người thanh niên đối với lịch sử dân tộc. Sáng tổ VOVINAM nấu nung một tinh thần phục vụ dân tộc và nhân loại trong việc xây dựng tư tưởng võ đạo cho các môn sinh. Muốn đất nước độc lập, muốn dân tộc tự cường, phải có được một hàng ngũ thanh niên khoẻ mạnh về thân chất, có khả năng dụng võ, có tânm hồn yêu nước, giúp ích xã hội, hiến ích cho đời; và phải hướng dẫn để họ tự hình thành nơi mình một ý chí dũng mãnh, một nhạn thức sáng suốt, một tấm lòng bao dung, một quyết tâm torng hanh dộng... trong tinh thần hào hiệp, dấn thân nhập cuộc vì quê hương, vì dân tộc với nếp sông kiện toàn tâm thân,giúp người tiến bộ và sống cho đại nghĩa. Những suy nghĩ này đã hình thành ý niệm CÁCH MẠNG TÂM THÂN, và là ý niệm khơi nguồn tư tưởng chủ đạo của toàn bộ hệ thống lý thuyết võ đạo của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.
    Ở thời kỳ này việc đấu tranh giành độc lập là nhu cầu bức thiết của đất nước. Do đó, kỹ thuật võ phát xuất từ nghiên cứu sáng tạo của sáng tổ rất đơn giản, hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh dữ dội, đặt nặng tính tốc chiến, tốc thắng với phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và bền bỉ. Chương trình tuy có phân cấp sơ, trung, cao đẳng, nhưng không mấy ai học quá ba năm một phần vì thời cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết; một phần đôi lúc do nhà cầm quyền Pháp cấm cản, hàng ngũ cốt cán phải tập luyện bí mật.
    Các lớp võ công khai lúc bấy giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản. Chương trình huấn luyện cấp tốc thời dó gồm:
    Võ Lực:
    10 thế thủ dục
    Luyện tấn, mép tay, bắp tay cho rắn chắc.
    Bay người, rạp xuống, trườn mình bằng khuỷu tay và đầu gối.
    Cách nhào lộn, tập ngã không đau.
    Võ thuật:
    Các đòn phản thế cơ bản
    Các thế khoá gỡ
    Bài song luyện (đòn thế được ghép theo nhu cầu biểu diễn, nên khoá sau có thể khác khoá trước để thử nghiệm, chứ không theo thứ tự trình độ 1,2,3,4 như hiện nay.
    21 đòn chân cũng đã dạy, song ít người được tập đầy đủ và chỉ ghép vào các bài song luyệïn chớ không biểu diễn riêng lẽ, đa dạng như bây giờ. Khi tập cũng như biểu diễn đều mặc quần đùi, mình trần.
    Ðã dạy những thế kiếm, gậy (côn) và mã tấu cơ bản cho các lớp võ đại chúng hàng ngày tại sân bãi cỏ Việt Nam học xá (lúc bấy giờ gọi là Ðông Dương học xá).
    Năm 1960, ngày 04/04/ âm lich. Sáng Tổ tạ thế. Ðến thời điểm này, VOVINAM đã tạo đươc tiếng vang, môn sinh đã đông hơn. các môn đệ theo tập Sáng Tổ vẫn tiếp tục theo võ sự Lê Sáng tập lên cao. Võ sư Lê Sáng là con chim đầu đàn, là một thành viên sống trong gia đình sáng Tổ, cận kề Sáng Tổ qua cả ba thời kỳ Sáng Tổ trực tiếp hường dẫn:
    1940 - 1945 Hà Nội
    1946 - 1948 các tỉnh Bắc Việt
    1954 - 1960 Miền Nam
    THỜI KẾ NGHIỆP CỦA VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG: (Từ 1960 đến nay)
    Theo di huấn của sáng tổ, căn cứ vào các ý niệm tiên khởi về Cách Mạng Tâm Thân do Sáng Tổ giảng dạy, Võ Sư Chưởng môn Lê Sáng đã hình thành:
    Hệ thống hoá kỹ thuật võ học.
    Hệ thống lý thuyết võ đạo.
    Ðường hướng, tôn chỉ và mục đích môn phái.
    Ðồng thời, võ sư Lê Sáng quy tụ lớp môn đệ đã theo tập sáng tổ từ năm 1955, bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán chung tay phát triễn môn phái. Ngoài ra, võ sư Lê Sáng còn liên tục đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký Tổng Cục Quyền Thuật Việt Nam (là Tổng Cuộc duy nhất lúc bấy giờ) Trong 3 nhiệm kỳ ( 1958 - 1968), cùng chức vụ Tổng Thủ Quỹ Ủy Hội Olymbic Việt Nam (1960 - 1972)
    Giữa năm 1957, Sáng tổ Nguyễn Lộc nằm bệnh phải nghỉ dạy, Võ Sư Lê Sáng tạm thời thay thế mở tiếp 3 võ đường tại ba địa điểm:
    Ðường Sư Vạn Hạnh , gần chùa Ấn Quang.
    Ðường Trần Khánh Dư - Tân Ðịnh
    Ðường Trần Hưng Ðạo.
    Năm 1960, Sáng Tổ tạ thế và sau chính biến 11 - 11 - 60, chế độ Ngô Ðình Diệm cấm tất cả các hoạt động võ thuật, do đó, võ sư Lê Sáng tạm nghỉ dạy võ lên Ban Mê Thuật và Quãng Ðức làm đồn điền.
    Năm 1964, Võ sư Lê Sáng trở về mở trung tâm Huấn luyện Vovinam tại số 61 đường Vĩnh Viễn Sài Gòn, quy tụ một số võ sư trẻ tập lớp 1955 cùng một số thân hữu của các võ sư đó thành lập Ban Chấp Hành Môn Phái với hai cơ cấu:
    Tổng Cục Huấn Luyện
    Tổng Ðoàn Thanh Niên.
    Và từ đó, danh xưng VOVINAM được nối thêm là VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.
    Tổng Cụcï Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư huấn luyện viên cốt cán, và võ sư Lê Sáng là chưởng môn kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Ðoàn Thanh Niên đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội do võ sư Trần Huy Phong đảm nhiệm.
    Ðiều lệ nội quy được soạn thảo ấn định mọi giềng mối, kỷ cương, luật lệ thi cử, phân công nhiệm rõ ràng với kỳ hiệu, phù hiệu như hiện nay. Từ đó môn sinh được mang võ phục màu xanh với hệ thống đai đẳng:
    Xanh (sơ đẳng: Ba cấp)
    Vàng (trung đẳng: Ba cấp)
    Ðỏ (cao đẳng : Bảy cấp)
    Trắng (thượng đẳng: Dành riêng Chưởng Môn)
    Trong thời kỳ đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký Quyền Thuật Việt Nam, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng phải khảo sát võ thuật để cấp giấy chứng nhận cho các võ sư. Trong nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc về các môn võ cổ truyền, ông đã rút ra được những tinh tuý và tìm cách bổ túc, cùng chỉnh lại phần phân thế thất truyền của những bài võ xưa mà lập ra một hệ thống mới một phát triển thành ba cho VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO sau này
    Các kỹ thuật và các bài bản mới.
    30 thế chiến lược (với nguyên tắc lấy công làm thủ)
    28 thế vật căn bản với 3 bài song đấu vật.
    Song luyện dao găm
    Các bài quyền và khí giới: Thập Tự Quyền, Long Hổ Quyền, Việt Võ Ðạo quyền, Xà Quyền, Hạc Quyền, Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm pháp, Tứ Tượng côn pháp, Nhật Nguyệt đại đao pháp, bài Mộc Bản, Bài Súng gắn lưỡi lê, song đấu búa rìu, Song Ðấu Mã Tấu.
    Phân thế hai bài võ cổ truyền: Lão Mai và Ngọc Trản
    Thực hiện di huấn của sáng tổ, võ sư chưởng môn Lê Sáng đã hệ thống hoá kỹ thuật võ học và lý thuyết võ đạo để VOVINAM tiến kịp theo thời đại. Thành qủa đó có sự phụ giúp đáng kể của hai môn đệ xuất sắc: Cố võ sư Trần Huy Phong (1938 - 1997) và võ sư Nguyễn Văn Thư. Cố võ sư Trần Huy Phong phụ trách ngoại vụ kế hoạch phát triển, võ sư Nguyển Văn Thư phụ trách nội vụ, củng cố nội bộ, khởi thảo quy lệ Môn phái, bút pháp mạch lạc, chặt chẽ.
    Khi viết đến điều 96: tôn chỉ và Mục đích minh định nơi chương hai không được thay đổi. Mọi người đều đã đồng ý nhưng võï sư Nguyễn Văn Thư xin ghi thêm: và các điều khoản qui định nơi chương này cũng không được thay đổi. Thời đó, Tổng Cục Huấn Luyện thường xuyên tổ chức các lớp đặc huấn trau dồi kiến thức tổng quát cho các Huấn luyện viên cao cấp và võ sư Chuẩn Hồng Ðai có đủ khả năng quản trị điều hành võ đường đều do võ sư Nguyễn Văn Thư phụ trách.
    Nhưng phải đến năm 1996, khi VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO được đưa vào giảng dạy ở học đường (công đầu là của võ sư Phùng Mạnh Chử tự Mạnh Hoàng 1938 - 1967), chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn thành với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Ðai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp đai.
    Thời đó, võ sư chưởng môn Lê Sáng ngày dạy võ 10 tiếng đêm về viết nhanh các bài giảng về 10 điều tâm niệm, ý nghĩa màu đai v.v.. để các võ sư và huấn luyện viên đồng bộ giảng huấn giống nhau. Sau đó, mới in thành tác phẩm. Các các phẩm của võ sư chưởng môn Lê Sáng:
    Ý nghĩa màu đai
    10 điều tâm niệm
    Tìm hiểu võ thuật - võ đạo
    12 phương châm tu dưỡng hành xử
    Tác phong của Việt Võ Ðạo Sinh
    Ý thức hệ võ đạo về nếp sống và tình cảm Việt Võ Ðạo.
    Chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân
    Vũ Trụ Quan, Nhân sinh quan v.v...
    Từ tháng 5 năm 1975 cho tới năm 1988, Võ sư chưởng môn bị kẹt trong vòng lao lý, hoạt động VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO có tính tự phát. Khi Người trở về lãnh đạo Môn phái vẫn giữ đúng tôn chỉ và mục đích đã đươc xác lập trong quy lệ Môn Phái năm 1964. Ý niệm Cách Mạng Tâm Thân của Sáng Tổ được võ sư chưởng Môn viết thành sách, cùng toàn bộ tư tưởng võ đạo VOVINAM được san định lại cho phù hợp với thời đại, được tiếp tục dùng làm tài liệu giảng huấn, thi lý thuyết võ đạo ở kỳ thi thăng đai các cấp.
    Ý chỉ sáng Tổ để lại: VOVINAM phải tiến theo thời đại, có phù hợp với thời đại mới có thể phát triển. Thời bình phải đề cao tinh thần xây dựng, kiện toàn con người, nhẹ bớt tính chiến đấu chế phục người. Ðể cập nhật hoá, kỷ thuật của Vovinam Việt Võ Ðạo phải nhu nhuyển, uyển chuyển, thiên về dưỡng sinh. Hiện nay, Vovinam Việt Võ Ðạo có thêm một số bài quyền và binh khí được sắp xếp gắn bó chặt chẻ với nhau theo trình tự: Một phát triển ba, nghĩa là: Từ đòn cơ bản (1) ghép lại thành bài đơn luyện (2) và bài song luyện (3). Với hệ thống này, người tập sẽ dễ luyện, dễ nhớ, ôn đi, ôn lại nhuần nhuyễn.
    Võ sư chưởng môn Lê Sáng đã hướng dẫn các Võ Sư viết luận án theo phương thức này. Các bài quyền theo hệ thống này gồm có:
    Nhập Môn Quyền (ghép 4 lối chém, đấm, gạt, cùi chỏ và đá)
    Tứ Trụ Quyền (ghép những đòn phản thế cơ bản trình độ 1)
    Ngũ Môn quyền (ghép 10 thế chiến lược tứ 11 đến 20)
    Viên Phương Quyền (ghép những đòn phản thế cơ bản trình độ 2)
    Thập Thế Bát Thức quyền (ghép 10 thế chiến lược từ 21 đến 30)
    4 bài Nhu Khí Công Quyền (những bài quyền dưỡng sinh)
    4 bài Liên Hoàn đốiluyện (song luyện không té ngã dành cho người lớn tuổi)
    Trấn Môn quyền
    Việt Ðiểu Kiếm
    Tiên Long Song Gươm Pháp
    Mã Tấu Pháp.
    Các bài tự vệ Nữ - Nam, Tứ Ðấu tay không và khí giới đã có từ thời Sáng Tổ, đến nay được tiếp nối kế thừa rất đa dạng, phong phú.
    Mọi cơ cấu tổ chức, phân công phân nhiệm, võ phục, kỳ hiệu, phù hiệu, danh xưng vẫn được áp dụng theo bản qui lệ Môn Phái viết năm 1964. Riêng có thêm phù hiệu Tổ Ðường: Mũi tên chỉ lên trời với 4 vòng xanh, vàng, đỏ , trắng, bọc giữa vòng âm dương và bản đồ Việt Nam. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển quốc tế, khi giá trị đai vàng chưa phổ biến tại các địa phương mới phát triển quốc tế, các võ sư có thể dùng đai đen thay thế để việc giãng dạy được thuận lợi. Khi mọi người đã biết giá trị đai vàng thì các môn sinh trung đẳng sẽ mang lại đai vàng theo hệ thống môn phái.
    Vovinam Việt Võ Ðạo đã có mặt tại các nước trên thế giời từ năm 1974 do Giáo Sư Phan Hoàng - người đã thành danh với mấy bằng tiến sĩ hạng ưu ở hải ngoại - có công phổ biến đầu tiên. Khi giáo sư về Việt Nam, đến thăm VSCM Lê Sáng được VSCM giao trọng trách thành lập liên đoàn Vovinam Việt Võ Ðạo tại pháp với một Ban Ðiều hành gồm có 5 võ sư nổi tiếng là: Lão Võ Sư Nguyễn Dân Phú, Võ Sư Hoàng Nam, Võ Sư Bùi Văn Thịnh, Võ Sư Nguyễn Trung Hoà, Võ Sư Phạm Xuân Tòng và Giáo Sư Phan Hoàng làm Chủ Tịch.
    Thêm vào đó, những du học sinh là môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo đi du học trước và sau năm 1975, sau khi tốt nghiệp cũng mở phòng dạy Vovinam nhưng chỉ là phong trào tự phát, chứ không do Môn Phái cắt cử . Do vậy, sự giảng dạy không thống nhất và Ðồng nhất. Khả năng võ thuật của các đương sự cũng bị hạn chế. Khi các lớp tập lên cao, tất nhiên các vị đó sẽ phải trở về Tổ Ðường rèn luyện bồi dưỡng thêm, lúc đó mới được VSCM giao phó trách nhiệm chính thức.
  6. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Sặ N?T Vỏằ? GIA ÐONH V? PHONG THÁI CỏằƯA V. Sặ SÁNG Tỏằ" NGUYỏằ"N Lỏằ~C
    Ngày 8 thĂng 4 nfm NhÂn Tẵ (24 thĂng 5 nfm 1912), ông NGUYỏằ"N Lỏằ~C cỏƠt tiỏng chào 'ỏằi tỏĂi làng Hỏằu Bỏng, huyỏằ?n Thach ThỏƠt, tỏằ?nh SặĂn TÂy, Bỏc Viỏằ?t.
    "ng là trặỏằYng nam trong mỏằTt gia 'ơnh có 5 anh em (Nguyỏằ.n Thỏằi 'ỏằi sỏằ'ng vfn minh thành thỏằi nhiỏằu loỏĂi sĂch bĂo khĂc nhau, tỏằô Triỏt hỏằc, Vfn hỏằc, Sỏằư hỏằc....'ỏn cỏÊ Y hỏằc, CặĂ thỏằf hỏằc. TỏƠt cỏÊ nhỏằng ẵ tặỏằYng quan trỏằng vỏằ và hỏằc và nhỏằng vỏƠn 'ỏằ liên quan 'ỏằu 'ặỏằÊc ông kẵ chú, phÂn loỏĂi cỏằƠ thỏằf. Ngoài ra, ông còn 'ỏn tham quan cĂc và 'ặỏằng, dỏằ khĂn nhỏằng trỏưn tỏằạ thư và 'ài, mỏĂn 'àm cạng mỏằTt sỏằ' và sặ thỏằi danh 'ỏằf tơm hiỏằfu thêm vỏằ mỏằi môn và và thuỏưt. Qua 'ó, ông 'Ê rút ra 'ặỏằÊc nhỏằng kinh nghiỏằ?m quẵ bĂu: Môn và nào câng có ặu 'iỏằfm, nhặng có môn quĂ thiên vỏằ cặặĂng hoỏãc lỏĂi thuỏĐn nhu... trong khi sỏằư dỏằƠng và thuỏưt, muỏằ'n 'ỏĂt 'ặỏằÊc mỏằâc tinh diỏằ?u phỏÊi phỏằ'i hỏằÊp giỏằa cặặĂng và nhu, linh 'ỏằTng biỏn hóa tạy theo thỏằf tỏĂng mỏằ-i ngặỏằi, mỏằ-i 'ỏằi 'Ăp ỏằâng 'ặỏằÊc tưnh khoa hỏằc hiỏằ?n 'ỏĂi, thỏằc tiỏằ.n, phạ hỏằÊp vỏằ>i nỏp suy tặỏằYng và sinh hoỏĂt vfn hoĂ thỏằi 'ỏĂi mà vỏôn giỏằ 'ặỏằÊc tưnh dÂn tỏằTc.
    CặặĂng Nhu Phỏằ'i Triỏằ.n là tưnh lẵ và hỏằc ông 'Ê vỏưn dỏằƠng làm nỏằn móng cfn bỏÊn cho mỏằ-i 'òn thỏ cỏằĐa VOVINAM, câng nhặ ''''CÁCH MỏNG T,MTH,N là 'ỏằng tinh thỏĐn cho mỏằ-i môn sinh trên 'ặỏằng tu dặỏằĂng, răn luyỏằ?n. Ðặỏằng hặỏằ>ng sinh hoỏĂt cỏằĐa VOVINAM 'Ê có tỏằô thỏằi SĂng Tỏằ., tôn trỏằng trÂt tỏằ, kỏằạ cặặĂng, truyỏằn thỏằ'ng nhặng phóng khoĂng, hào hiỏằ?p, dÂn chỏằĐ. Tặ tặỏằYng triỏt lẵ 'ỏĐy dÂn tỏằTc tưnh cỏằĐa ông lúc bỏƠy giỏằ là hỏƠp lỏằc dỏôn dỏt thanh niên vào mỏằi cuỏằTc tu tỏưp và chiỏn 'ỏƠu vơ ?CặặĂng Nhu Phỏằ'i Triỏằ.n?
    Nfm 1945, ông NGUYỏằ"N Lỏằ~C lỏưp gia 'ơnh cạng cô NGUYỏằ"N THỏằS MINH (THANH) , hỏằc sinh trặỏằng Felix Faure, con gĂi thỏằâ hai mỏằTt 'ỏĂi 'iỏằn chỏằĐ ỏằY ThĂi Nguyên, là cỏằƠ ông Nguyỏằ.n Ngỏằc HoĂn và cỏằƠ bà Bại Thỏằi 6 ngặỏằ ianh em (Nguyỏằ.n Ngỏằc Liỏằ?u, Nguyỏằ.n Thỏằi 'ỏằ?nh cao cỏằĐa và thuỏưt, nhặng trong con ngặỏằi ông vỏôn tuôn chỏÊy mỏằTt dòng mĂu nghỏằ? sâ. Bên bơnh trà và bao thuỏằ'c lĂ, ông thặỏằng mÊi mê, ngỏằ"i 'àm luỏưn thặĂ, vfn, hỏằTi hỏằa, nghỏằ? thuỏưt, nhiỏp ỏÊnh .... suỏằ't buỏằ.i sĂng hoỏãc trỏằn 'êm vỏằ>i môn 'ỏằ?, bỏĂn bă. "ng thÂn mỏưt, hòa 'ỏằ"ng, giỏÊn dỏằi tỏƠt cỏÊ mỏằi ngặỏằi. Nhỏằng hỏằc trò sỏằ'ng cỏưn kỏằ ông 'ỏằu 'ặỏằÊc hặỏằYng nhỏằng cỏÊm tơnh 'ôn hỏưu và sỏằ chfm lo chu 'Ăo tỏưn tơnh. Tuy vỏưy, khi bỏt tay vào công viỏằ?c, hỏằc tỏưp, ông Nguyỏằ.n LỏằTc lỏĂi rỏƠt nghiêm túc, cỏân trỏằng , luôn 'ỏãt yêu cỏĐu cao 'ỏằ'i vỏằ>i bỏÊn thÂn và cĂc cỏằTng sỏằ. Giao lặu rỏằTng rÊi, tưnh tơnh hào hiỏằ?p, con thiỏu sỏằa vỏôn mang gỏĂo tiỏằn giúp 'ỏằĂ bỏĂn bă khi gỏãp cặĂn bâ cỏằc, vơ thỏ ông 'Ê có mỏằTt ỏÊnh hặỏằYng lỏằ>n lao và 'ặỏằÊc mỏằi ngặỏằi chung quanh tin yêu, quẵ trỏằng, gỏn bó.
    Sỏằ nghiỏằ?p cỏằĐa ông Nguyỏằ.n LỏằTc sĂng tỏĂo và xÂy dỏằng ngỏn ngỏằĐi chỏằ? có 30 nfm, nhặng ỏÊnh hặỏằYng cỏằĐa nó lỏằ>n rỏằTng khỏp nfm chÂu và tỏằ"n tỏĂi ngàn 'ỏằi...qua cĂc thỏ hỏằ? môn 'ỏằ" nỏằ'i tiỏp nhau xÂy dỏằng và phĂt triỏằ.n bỏng bàn tay thâp và trĂi tim tỏằô Ăi.
    "Sặu tỏ**"
    duckhang
    Được duckhang sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 02/04/2004
  7. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Phong trào Vovinam ở miền bắc hiện nay đã có ở Thanh Hoá, Hải Phòng ,Lai Châu. Đặc biệt ở Lai Châu, tôi không ngờ Vovinam lại phát triển ở đây một nơi xa xôi hẻo lánh một thời mình đã sống ở đây...
    Khi xem tranh giải của đội LC cũng tương đối đẹp so những gì họ mới phát triển. Ở HN vừa rồi có bạn học đến Hoàng Đai không hiểu có liên hệ để phát triển môn phái chưa...? Nếu bạn vào Box Võ Thuật nhớ viết E-mail cho những người ở bên này nhé.
  8. nobitaham

    nobitaham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao VOVINAM, môn võ có rất nhiều điểm phù hợp vơí thể chất của con người Việt nam ở mọi lứa tuổi, giới tính lại không phát triển được ở phía Bắc? Xin mạn phép thay mặt một số người không nhiều đã từng cố gắng hết mình để phát triển môn Võ thuật này tạm giải trình vài lí do cụ thể như sau:
    1/ Năm UB TDTT tổ chức Đại Hội TDTT Toàn quốc vừa rồi, môn VVN đã đựơc đưa vào chương trình thi đấu chính thức, HN tổ chức một đội tuyển, mời chuyên gia từ thành phố HCM ra giúp công tác HL, do thời gian ngắn chỉ có thể chuyển VĐV từ các môn võ khác sang, diều đó là tất yếu, và ai làm công tác TDTT cũng đều hiểu việc này! Khi vào dự giải, BTC yêu cầu các VĐV Hà nội phải kiểm tra đẳng cấp bằng bài Tứ Trụ Quyền, là bài mà các Chuyên gia TP HCM không hề dạy tại HN. Lẽ tất nhiên là các VĐV HN bị loại ngay từ khi chưa bước vào thi đấu, sau đó không biết đến bao giờ Hà nội mới quan tâm đến VVN??
    2/Ở Sở TDTT tỉnh Hoà Bình có 1 HLV môn VVN là học sinh của Thầy Nguyễn Văn Chiếu, sau khi dự giải Vô địch năm 1999 tại Khánh Hoà đã phải thốt lên rằng "làm (tạm hiểu là Huấn luyện)VVN để mà nhận được những bất công trong công tác Trọng tài như thế này, tôi tủi lắm khi mà phải chịu bao nhiêu gian nan vất vả, kể cả phải chấp nhận bao nhiêu thiệt thòi cho bản thân để có được một đội VĐV vào dự giải VVN..." Sau đó Hoà Bình không còn phong trào VVN nữa!
    * Các VĐV người Bắc có thể đạt được Huy chương ở nhiều môn Võ thuật khác nhau, tạm không tranh luận về độ khó - dễ ở các môn phái khác nhau, vậy không có lí do gì họ không đạt được huy chương hay tập luyện môn võ VVN này cả! Hơn nữa, nên nhớ Thầy Sáng Tổ là người Bắc kì 100%! Còn nếu nói ở miền Bắc không có ai hiểu VVN là cái gì thì các bạn hoàn toàn sai lầm, có những người có thể giảng cặn kẽ cho các bạn về VVN, có lẽ sẽ không thiếu 1 chữ so với các thầy trong Quận 8 giảng bài đâu, tuy nhiên phải nói rõ đó không phải là tôi!! Bye
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Tôi ghi nhận ý kiến của bạn và cũng có nhiều ý kiến tương đồng với bạn về việc CÔNG BẰNG trong các trận tranh giải ...
    Riêng về chi tiết của buổi tranh giải mà bạn đề cập ở phần 1 thì không rõ là vào năm nào .
    Tiện đây thì cũng xin trình bày thêm để chúng ta có cái nhìn độ lượng và thông cảm hơn .
    1/ Cho tới nay, VVN chưa có 1 đội ngũ trong tài trẻ , trong lần tập huấn trọng tài đầu tiên được tổ chức vào năm 2002, gần như không có 1 thành viên nào duới 40 tuổi ! Mà như thế, hầu hết trọng tài cũng đã quen biết nhau, thậm chí còn cùng học tập chung trong 1 thời gian , Các trọng tài này cũng lại là các VS, HLV đang đứng lớp tại các câu lạc bộ trong nước .
    Sự việc trên làm cho việc chấm thi mất đi tính khách quan phần nào và thiếu công bằng với các Võ đường mới mở với các VS, HLV còn thấp cổ, bé miệng .
    2/ Điểm quan trọng hơn cả là các yếu tố bên ngoài môn phái cũng gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi .
    Đã có buổi tranh giải mà toàn thể Trọng tài và phó chủ khảo phải tuyên bố từ chức vì quyết định độc đoán của chủ khảo là người của chính quyền và lại không biết võ VVN .
    ( Tôi sẽ copy lại tường thuật của báo chí trong phần dưới ) .
    Dù sao, các vấn đề trên đã tiến bộ nhiều, tuy gian lận trong tranh giải đôi khi vẫn phải " nhắm mắt " cho yên nhưng các quy luật chính thức càng ngày càng được áp dụng triệt để và công bằng hơn . Trận tranh giải ácc trường Đ H toàn quốc vừa qua ( 5/2004 ) là 1 tiến bộ đáng khen ngợi .
    Rất mong nhận được ý kiến của các bạn về vấn đề trên để chúng tôi có thể góp ý với hội VVN VN trong tinh thần xây dựng .
    ===============
    Nổ ra tranh cãi gay gắt
    Hoàng Khoa thực hiện
    Sáng qua, giải diễn ra nội dung quyền đơn luyện nam và đơn luyện nữ. Kết quả của phần thi đơn luyện vũ khí đã xảy ra hiện tượng ?ocho điểm quá đáng?: Hữu Hòa (Bến Tre) được giám định số 3 là Điền Dũng (An Giang) cho đến 9,8 (4 giám định còn lại chỉ cho: 8,9; 8,4; 8,7 và 8,8), Đạt Sỹ (Đồng Nai) được giám định số 4 Tiến Độ (Đồng Nai) cho 9,2 (4 giám định khác: 8,5; 7,9; 8,3 và 8,5)? Cùng lúc đó, trọng tài phát thanh thông báo: ?oCách chấm điểm của nội dung quyền là bỏ số điểm của hai giám định cao nhất và thấp nhất rồi cộng tổng điểm của ba giám định còn lại?. Thông báo này đã gây ngỡ ngàng mọi người (vì ở nội dung quyền đòn chân tấn công nam, cách tính điểm là lấy điểm trung bình của cả 5 giám định). Ông Nguyễn Văn Chiếu, phó trưởng ban điều hành giải ngay lập tức lên tiếng phản ứng với thông báo này và đã xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt với ông Trương Quang Trung, vụ trưởng Vụ TDTTQC, trưởng ban điều hành.
    Trong cuộc họp giữa trọng tài, giám định và giám khảo giải vào buổi chiều cùng ngày, ông Trương Quang Trung vẫn giữ nguyên ý kiến và tự quyết về vấn đề trên. Ông khẳng định: ?oỞ đây, chúng tôi không có sửa điều lệ gì cả. Điều lệ có ghi: ?oKết quả bài thi được đánh giá bằng tổng số điểm do ban giám khảo chấm?. Ban giám khảo ở đây không có nghĩa là tất cả mà là có thể (?) từ 3-5 người. Ở điều 38.4 trong luật có nêu: ?oTổng số điểm của 3 hoặc 5 giám định cộng lại chia trung bình. Tuy nhiên, nếu có giám định cho điểm quá cao hoặc quá thấp so với 3 bảng điểm liền nhau của 3 giám định cùng chấm thì điểm thi của giám định đó sẽ không được tính?. Rất khó phân biệt thế nào là quá cao hay quá thấp. Trong điều lệ giải VĐ Vovinam toàn quốc 2001, các giám định vẫn cho điểm bằng quy tắc ?obỏ trên bỏ dưới, cộng tổng điểm ba người giữa? để đem lại sự công bằng chung vì trên thực tế, có những đơn vị không hề có những giám định của địa phương mình ngồi chấm. Ở các môn TDDC, Võ cổ truyền? người ta vẫn làm như thế. Nếu như vẫn áp dụng theo quy tắc cũ sẽ dẫn đến tiền lệ không tốt. Riêng về kết quả đòn chân tấn công, chúng tôi sẽ xem xét lại và chấm theo quy tắc ?obỏ trên, bỏ dưới, cộng điểm 3 người giữa?. Nếu có thay đổi, kết quả cũng sẽ thay đổi theo. Tôi làm, tôi chịu, không có lấn cấn gì hết?.
    Tại cuộc họp, ý kiến của các trọng tài Trần Văn Mỹ - tổng trọng tài, Tạ Quỳnh Đức (Cần Thơ), Tạ Đăng Minh (Đồng Tháp) đều yêu cầu giữ nguyên kết quả và theo như sự thống nhất chung từ trước giải của BGK. Riêng ông Nguyễn Văn Chiếu đầy bức xúc: ?oTheo tôi, điều lệ và luật hoàn toàn không có gì ?ochỏi? nhau. Vẫn có thể loại ra người giám định cho điểm quá cao hoặc quá thấp và chia trung bình số điểm của các giám định để lấy kết quả chung. Trong luật có thể có chỗ hở: thế nào là quá cao hay quá thấp, nhưng rõ ràng với thực tế giải và sự hội ý của ban giám khảo, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết. Quyết định vừa rồi tôi hoàn toàn không đồng ý vì đi ngược lại với điều lệ, thậm chí ngược cả luật đã được ban hành. Trước giải, tất cả đều đã đạt được sự thống nhất chung và ban giám định đều đã qua đợt huấn luyện kỹ càng. Thậm chí sáng nay, ban giám khảo cũng đã thống nhất vấn đề này một lần nữa. Tôi xin rút khỏi tiểu ban chuyên môn?.
    Việc ông Trương Quang Trung không tham khảo ý kiến hoặc tổ chức bầu phiếu với ban giám định mà tự quyết vấn đề trên là hoàn toàn sai trái. Với sự khẳng định của mình, chính ông đã làm giải rối ren thêm. Kết quả thi quyền sáng qua sẽ được thông báo chính thức vào tối 25/8, trước giờ thi đấu chung kết 14 hạng cân đối kháng.
    ===============
    Từ những tranh cãi tại giải Vovinam TQ
    Luật và điều lệ cần chặt chẽ và rõ ràng hơn
    Hiếu Dân thực hiện
    Lần đầu tiên môn Vovinam được đưa vào chương trình thi đấu trong khuôn khổ Đại hội TDTTTQ. Xét yêu cầu về phát triển và nâng cao thành tích môn Vovinam ở nước ta, ngày 30/5/2002, luật thi đấu Vovinam được chính thức ban hành (trước đây, luật chỉ dừng lại ở mức độ thể nghiệm và thi đấu theo điều lệ cụ thể của từng giải).
    Vụ lùm xùm tại giải bắt đầu nổ ra khi ông Trương Quang Trung, vụ trưởng Vụ TDTTQC, tự quyết việc thay đổi cách tính điểm nội dung hội diễn: ?oBỏ điểm của 2 giám định cho cao nhất và thấp nhất, cộng tổng điểm ba người giữa? (trong khi trước đó ở đòn chân tấn công, BGK đã thống nhất tính bằng điểm của trung bình cộng cả 5 giám định). Ông Trung lập luận: ?oDo phát hiện có tình trạng cho điểm trội lên một cách bất ngờ nên tôi phải cho điều chỉnh ngay để đem lại công bằng cho những đơn vị không có giám định của mình ngồi chấm. Cách tính điểm này đã được áp dụng tại giải VĐTQ 2001. Điều lệ ghi rằng: Kết quả bài thi được đánh giá bằng tổng số điểm do BGK chấm. BGK ở đây có thể từ 3 hoặc 5 người chứ không phải là tất cả các giám định??. Điều 38.4 của luật vừa ban hành có ghi: ?oĐiểm của VĐV bằng tổng số điểm của 3 hoặc 5 giám định cộng lại chia trung bình. Tuy nhiên, nếu có giám định cho điểm quá cao hoặc quá thấp so với 3 bảng điểm liền nhau của 3 giám định cùng chấm thì điểm thi của giám định đó sẽ không được tính? (nghĩa là nếu có trường hợp điểm cao quá hay thấp quá thì sẽ bị cắt và chia ra 4 (với 5 giám định) và chia ra 2 (nếu có 3 giám định) và rõ ràng trong luật không có quy định việc ?obỏ trên, bỏ dưới?).
    Trên thực tế, tùy từng giải, số lượng giám định có thể là 3 hoặc 5 người. Cách tính điểm theo quy tắc ?otrung bình cộng cả 3 hoặc 5 người? thiết nghĩ vẫn là chính xác và công bằng theo luật, thậm chí là trên tinh thần của điều lệ (thử hỏi nếu tại giải này chỉ có 3 giám định chấm thì sao?). Khi ?ocộng tổng điểm ba người giữa? được thực thi, xem lại biên bản thì điểm của tổng trọng tài Trần Văn Mỹ (6 đẳng) có đến 90% ?okhông có giá trị gì hết? (trong khi lực lượng giám định đã qua tập huấn kỹ càng). Hơn nữa, nếu chỉ ?ocộng tổng điểm của 3 người giữa? thì thấy rõ thành tích của các VĐV chỉ là ?olềnh lềnh? nhau, chẳng ai trội hết để thuyết phục lấy HCV so với những gì mà mình thể hiện với các đơn vị khác. Ở luật có một chỗ chưa rõ ràng: thế nào là cho quá cao hoặc quá thấp so với ba bảng điểm liền nhau để mà loại kết quả của giám định đó. Điều này cần phải được quy định cụ thể lại. Lẽ ra, sẽ không có những tranh cãi nếu như điều lệ phải thật rõ ràng ngay từ ban đầu.
    Hy vọng qua giải lần này, Vovinam VN sẽ thấy những thiếu sót trong luật để chỉnh sửa cụ thể hơn. Riêng điều lệ Đại hội TDTTTQ lần này quá sơ sài và còn nhiều ?okẻ hở? đã dẫn đến những tranh cãi không đáng có.
    ?oTôi thật sự buồn lòng chứng kiến những gì diễn ra tại NTĐ QK7?
    Nhà giáo ưu tú Thu Vân là nữ võ sư của LĐ Võ thuật VN, Hội Võ cổ truyền TPHCM, đồng thời là giám đốc Trung tâm Đào tạo Võ thuật Điện ảnh - Sân khấu của trường đại học Hồng Bàng. Sau giải Vovinam toàn quốc 2002 tại NTĐ QK7, bà đã có thư ngỏ gửi BTC giải. Đầu đề là do tòa soạn đặt.
    Tôi đến giải Vovinam toàn quốc với tâm trạng đầy hứng khởi, hy vọng sẽ được tiếp thêm sức mạnh và học hỏi được nhiều trong phần kỹ thuật của môn võ này. Tuy nhiên, niềm vui của tôi bị hụt hẫng vì phải chứng kiến cảnh chuẩn bị các trận đấu sơ sài, mũ bảo hiểm thì liên tục bị văng ra làm gián đoạn trận đấu. Việc một số thành viên trong BTC la hét chửi bới trọng tài giám định khiến tôi ngỡ ngàng và thật buồn lòng. Đến bao giờ võ thuật VN mới đoàn kết thật sự? Những người cầm cân nảy mực thì tranh cãi nhau gay gắt về chuyện luật và điều lệ, khiến niềm tin cứ tan dần trong tôi. Tôi thấy trách nhiệm của bộ môn Vovinam thật lớn lao, được anh em toàn quốc tin yêu, bạn bè khắp năm châu mến mộ, các môn đệ quốc tế lặn lội từ phương xa đến xem chẳng lẽ để chứng kiến cảnh này ư? Chúng ta chuẩn bị chào đón bạn bè quốc tế đến với tinh thần thế này thì quả là đáng trách.
    Sự chuẩn bị cho giải Vovinam toàn quốc lần này không chu đáo, ngày khai mạc buồn tẻ, sức mạnh của Vovinam đâu, các đòn chân dũng mãnh, các thế điêu luyện làm say mê người hâm mộ sao không thấy trong các tiết mục chào mừng ngày khai mạc? Không khí rộn ràng, náo nhiệt đầy uy dũng hầu như chưa được phát huy triệt để. Trong thi đấu, hiện tượng đứng để chờ kẹp cổ vẫn còn, làm giảm đi cái bất ngờ của đòn chân, không gây hấp dẫn cho khán giả. Bộ môn Vovinam sẽ còn phát triển và lan tỏa khắp cả nước cũng như năm châu bốn biển, nếu chúng ta thực sự chấn chỉnh lại nội bộ, lấy đoàn kết làm sức mạnh. Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm những thiếu sót vừa qua thì cũng chưa phải là muộn, đừng tranh cãi, đấu đá nhau nữa.
    Còn một điều buồn lòng tôi cũng muốn được giải tỏa, nó làm tôi trăn trở, bức xúc, còn các em môn sinh của trường Đại học Hồng Bàng thì buồn bã chứng kiến BTC tiếp đón chúng tôi với thái độ thiếu trân trọng. Đại học Hồng Bàng là đơn vị được cử đi thi cho Bộ Đại học, chúng tôi vui mừng tập luyện đêm ngày. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng của trường là người yêu mến võ thuật - thể thao đã trao nhiệm vụ cho chúng tôi tập luyện tiết mục Trần Quốc Toản luyện quân để chào mừng. BTC hứa cho chúng tôi diễn 10 phút, hứa xem duyệt tiết mục, nhưng bất ngờ lại không cho diễn, bảo phải xin phép ông Trương Quang Trung. Sau được ông Trương Quang Trung cho phép, nhưng khi chúng tôi đưa quân sang thì BTC lại từ chối. Tôi vô cùng ngỡ ngàng trước sự tiền hậu bất nhất của BTC.
    Tôi xin treo băng rôn chào mừng của trường Đại học Hồng Bàng, BTC từ chối không cho treo trong NTĐ, cuối cùng giải quyết cho chúng tôi treo ở ngoài hàng rào trước nhà nghỉ của NTĐ. Đến ngày bế mạc, lúc phát huy chương, trường tôi được HCĐ. Chúng tôi căng băng rôn chào mừng, reo hò thì BTC bắt xếp băng rôn lại, gây ức chế cho chúng tôi.
    Chúng tôi thật sự không hiểu tại sao không cho chúng tôi căng băng rôn chào mừng. Đồng ý là NTĐ cho các đơn vị khác treo bảng quảng cáo để làm kinh tế, nhưng cũng phải ưu ái cho người ái mộ thể thao có quyền căng băng rôn để chào mừng chứ chúng tôi có buôn bán gì đâu với dòng khẩu hiệu ?oChúc mừng giải Vovinam toàn quốc thành công tốt đẹp?. Tiền là cần nhưng còn đạo lý, còn tình người nữa. Việt Nam ta có câu ?oTiếng chào cao hơn mâm cỗ? là vậy.
    Rất mong BTC xem xét lại việc làm của mình, rút kinh nghiệm cho các giải lần sau.
    Kính thư
    Võ sư Thu Vân
    Ý kiến
    ? Ông Nguyễn Văn Chiếu, chủ tịch Hội Vovinam TPHCM: ?oNếu trọng tài và giám định đã qua tập huấn kỹ thì điểm của họ cần được tôn trọng. Về việc thế nào là điểm quá cao hay quá thấp, tôi nghĩ cần có quy định cụ thể. Tại giải lần này, chúng tôi đã thống nhất là chênh lệch từ 1đ trở lên so với 3 bảng điểm liền nhau?.
    ? Tổng trọng tài Trần Văn Mỹ: ?oTheo tôi, để công bằng, có thể lấy kết quả chung từ số điểm của 3 giám định có điểm liền kề nhau chứ đừng bỏ trên và bỏ dưới?.
    ? Đinh Kiên Tùng (trưởng đoàn Đồng Nai): ?oCách cho điểm nào cũng có ưu khuyết của nó. Tôi nghĩ ban giám định là những người công tâm thì phải tin tưởng ở những kết quả của họ?.
    ? Trần Ngọc Sơn (trưởng đoàn BR-VT): ?oNếu bỏ điểm trên và dưới thì với những trường hợp không có những điểm quá chênh lệch, chắc chắn thành tích của các VĐV ít nhiều bị ảnh hưởng?.
    ? Trọng tài Tạ Quỳnh Đức (Cần Kết thúc giải Vovinam ĐHTDTT toàn quốc


    ? Ý KIẾN - BÌNH LUẬN
    TPHCM đoạt 8 HCV
    Hiếu Dân thực hiện
    Sau những tranh cãi gay gắt về cách tính điểm, cuối cùng nội dung quyền (hội diễn) tiến hành theo quy tắc tính điểm (từ 5 giám định): bỏ kết quả người cho cao nhất và người cho thấp nhất, lấy tổng số điểm 3 giám định còn lại. Kết quả nội dung đòn chân tấn công nam không có nhiều thay đổi so với cách tính điểm cũ): 1) TPHCM (161đ), 2) Đồng Nai (155), 3) Bà Rịa -Vũng Tàu (150) và Quân đội (149) (đội có kết quả tốt thứ tư được lãnh đồng HCĐ).
    Ở nội dung đơn luyện nữ với 8 đơn vị tham dự (kết hợp hai bài tay không và vũ khí), Phạm Đoàn Trâm Anh (QĐ) đoạt HCV với tổng số điểm 55,70; về nhì là Phạm Thị Phượng (TPHCM- 55,60); Nguyễn Thị Tố Nga (Khánh Hòa- 54,30) và Nguyễn Phúc Hoan (Cần Thơ- 51,80) cùng lãnh HCĐ. Song luyện nữ (7 đơn vị): 1) TPHCM (55,80đ), 2) Quân Đội (55,40đ), 3) Tiền Giang (50,5đ) và Khánh Hòa (53,9đ). Tự vệ nữ giới (13 đơn vị): 1) Quân đội (27,6đ), 2) TPHCM (27,3đ), 3) Khánh Hòa (26,8đ) và Hà Tây (26,3đ). TPHCM vẫn chiếm ưu thế ở các nội dung quyền nam với sự xuất sắc của lão tướng Nguyễn Hồng Quỳ (dù đang còn bị chấn thương). Cụ thể: đơn luyện nam (15 đơn vị): 1) TPHCM (54,80đ), 2) Nguyễn Văn Phúc (Cần Thơ- 53,10đ), 3) Vũ Đức Thanh Châu (BRVT- 52đ) và Võ Hoài Nam (Bình Dương- 51,80đ); song luyện nam (15 đơn vị): 1) Hồng Quỳ-Tấn Thịnh (TPHCM-55đ), 2) Hồng Quân-Văn Thời (Quân đội-54,60đ), 3) Đình Nghiệp-Mạnh Thắng (Khánh Hòa-53,10đ) và Tiến Cường-Văn Sinh (Đồng Nai-54,40đ).
    Ở nội dung đối kháng, đoàn TPHCM đoạt thêm 4 HCV (Mạnh Nghĩa- 51kg, Thanh Tiến - 60kg, Văn Mãi - 64kg, Phương Thúy - 57kg nữ), 2 HCB và 1 HCĐ). Chung cuộc, TPHCM về nhất toàn đoàn với 8V, 4B và 1Đ. Đoàn Quân đội xếp thứ hai (4, 3, 2) và Khánh Hòa thứ ba (2, 5, 1).
    Thơ): ?oĐiều lệ là cái cụ thể hóa của luật thì phải rõ ràng nhất. Cần quy định cụ thể: với 5 giám định thì cách chấm thế nào, 3 giám định thì thế nào??.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nhận được giải thích cụ thể về vấn đề này .
    Các cuộc tranh giải được tổ chức trong môn phái chỉ dành cho các vận động viên là môn sinh được huấn luyện theo 1 chương trình tập huấn đầy đủ và có căn bản .
    Vận động viên ngoài môn phái có thể vẫn được tham dự nếu theo tập đúng chương trình huấn luyện .
    Việc các vận động viên ở HN bị loại chỉ vì không qua nổi sát hạch là xác đáng vì bài Tứ trụ quyền chỉ là 1 bài căn bản của môn phái mà cũng không biết thì làm sao có thể đeo đai để thi đấu .
    Tôi cũng cho rằng : Cứ chạy theo thành tích và huy chương để rồi chuyển vận động viên từ bộ môn khác ( đã được tập luyện lâu dài ở bộ môn này ) rồi đòi tham dự vào 1 bộ môn mà chưa từng được huấn luyện căn bản là sai với tinh thần thể thao .
    Tôi cũng được biết : trong đoàn HN có cả những vận động viên từng được huấn luyện bên TQ nữa ...
    Nên nhớ : Đây là các trận thi giải của môn phái Vovinam, dành cho các vận động viên chính thức của VVN .
    Để tránh việc chạy theo thành tích, huy chương, Ban tổ chức VVN đặt ra điều kiện trắc nghiệm đòn thế bản môn rất là hợp lý .

Chia sẻ trang này