1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tải Thương Trong Chiến Tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kenjijing, 03/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Tải Thương Trong Chiến Tranh

    Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong chiến tranh, điều này giúp cứu được sinh mạng của binh sĩ và có thể làm cho họ chiến đấu tốt hơn, trong chiến tranh hình như trong một tiểu đội có một người chuyên chữa vết thương cho các binh sĩ, có một loại thuốc để cho binh sĩ đỡ đau đớn hơn mà vẫn có thể chiến đấu tiếp tục , các bác có biết thuốc gì không.... Thời xưa người ta dùng cả thuốc phiện , ma tuý cho những binh sĩ bị thương nặng

    Trong chiến trường việc kéo những binh sĩ bị thương không thể di chuyển được gặp trở ngại rất lớn, người cứu thương có thể bị bắn ngay tức khắc, Trong khi hai bên giao tranh chỉ có hội chữ thập đỏ quốc tế mới được vào cứu người và tải thương.. nhưng cũng rất có thể bị bắn.Mong các bạn góp ý
  2. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho tui hỏi chích mooc phin là chích cái gì vậy, hình như khi binh lính đau quá chích cái đó đỡ đau fải không ạ
    Trong chiến tranh vn đa số các binh sĩ của ta đều trải qua bệnh sốt rét, Em không hiểu sao lúc đó không uống kí nin để giảm bệnh, sốt rét mà chết cũng có đấy các bác ạ
  3. vostl

    vostl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    theo em được biết thì moóc phin là một dạng chất kích thích giống ma tuý được dùng nhiều trong y học, chích vào thì người bệnh sẽ bớt đau đớn hơn,
  4. josemourinho

    josemourinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Uhm !!! có , có một loại thuốc đấy , tạm thời quên mất cả tên thuốc với vị bác sĩ đó rồi .Chỉ nhớ ông này học ở Pháp , 1 trí thức yêu nước được Bác mời về tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc .Nhưng rất tiếc công trình đang nghiên cứu dở dang thì vị bác sĩ này hy sinh [ thời đó có Tôn Thát Tùng , Đặng văn Ngữ ...cộng thêm nhân vật này nữa là 3 bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của VN]
  5. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Thuốc của lính có aspirin, kí nin và mooc phin.Hình như chỉ có nhiêu đó.Đọc bài thơ "Tây tiến" của nhà thơ Quang Dũng mà thấy tội sốt rét đến nỗi không mọc tóc luôn.
    Cho mình hỏi nếu đang có chiến tranh thì 2 phe có quyền lấy xác của binh lính bên mình về hay không, Mình thấy đa số người còn sống lấy thẻ bài của những người hi sinh thôi.
  6. josemourinho

    josemourinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Okie , được phép chứ , đấy là quyền lợi mà . Mọi người được quyền lấy xác về với những diều kiện sau :
    + Hai bên đã ngừng bắn .
    + còn xác của đồng đội [ vì nếu chết mất xác thì lấy đâu xác mà đem về ]
    Tuy nhiên : Mọi người có thể lấy thẻ bài của đồng đội về để thông báo với cấp trên là người này đã hy sinh, còn đối với những nguời mất xác thì còn lại thẻ bài cũng là để chứng minh người đó đã hy sinh Mục đích là để xác định danh tính người đã chết
  7. trai_tao_thom

    trai_tao_thom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2005
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    moorphin là ma tuý, nhẹ hơn heroin và mạnh hơn cần sa. Được dùng làm thuốc giảm đau. Ai coi phim giai cuu binh nhì Ryan sẽ thấy, lúc nhóm cảm tử đánh đồn, có một anh bị thương rất nặng. Viên chỉ huy biết rõ anh ta ko qua khỏi đã cho chích moorphin để anh ta khỏi chết trong đau đớn.
    Nhân đây cho hỏi ai từng đi lính, công việc cứu thương được tổ chức như thế nào ? Kĩ năng cứu thương trong quân đội được tổ chức như thế nào ? Cái này có lần mình post 1 topic rồi mà hông ai trả lời hết, nó chìm nghỉm rồi.
  8. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Ủa topic là tải thương mà chứ đâu có cứu thương - nhưng topic này chưa có cũng hơi được - đóng góp vài ý kiến ý còi cái coi .
    Thường thì lính có học tí về sơ cứu nhưng thời buổi hiện đại thì càng hại điện - cả trung đội 5 chục mạng kiếm thằng ku biết băng bó cũng hơi bị khó - nhất là trung đội chiến đấu - nhức cái răng cũng bò lên trạm xá trung đoàn cho mấy mụ già y tá dân sự khều ra.
    Về tổ chức y tế - thông thường thời chiến thì mỗi tiểu đoàn quân y thường được phân bố cho 1 sư đoàn - tức tỷ lệ trung bình 1 y tá / bác sĩ cho 1 tiểu đội - lấy số chẳn 600 / 10000 - tại vì còn có lái xe cứu thương, rồi lính lát phụ việc vặt như khiêng thương binh, bảo quản xác, tiếp máu, lính bảo vệ ... um sùm bà lằng.
    Hiện tại thì quân đội phú lang sa chỉ có 2 trung đoàn quân y đóng ở 2 đầu nam bắc. Trung đoàn 1 và 3 quân y . Thằng trung đoàn 3 tiền thân là nhóm (groupe) quân y từ trong CT đông dương - nhất là trong trận ĐBP cho nên huy hiệu có hình bán đảo đông dương. Mỗi trung đoàn có từ 5 đến 6 đại đội thường trực - mỗi đại đội đóng riêng rẽ hoặc theo chân các đơn vị khi ra hải ngọai đóng quân - còn có thêm đại đội chỉ huy, hậu cần, .. y chan trung đoàn tác chiến - có đều là hầu hết các binh sĩ - sĩ quan trung đoàn cũng là lính tác chiến - đa số sĩ quan đầu có kinh nghiệm trận mạc - hay ít ra cũng từ trường SQ chính gốc mà ra.
    Ngoài ra thì các đơn vị thường có trạm y tế riêng - mỗi vùng chiến thuật (région militaire) đều có nhà thương riêng của quân đội - cũng dành cho các cựu binh hay dân thường trong trường hợp đặc biệt .
  9. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    .... Khi đi hành quân - thì ngoài cái áo giáp có ghi thẳng thừng nhóm máu của thằng ku - cái này chỉ có lính tây có đầu tiên - thì phía sau có thêm bông băng , băng cá nhân (không phải vệ sinh đâu nhá mấy má - tức băng để khi gãy tay , lọi cẳng mà có để kẹp nẹp á !!! ) thuốc 1 vài thứ ... Cấp tiểu đội có 1 túi nho nhỏ - giống kiểu First Aid hay Premier Secours - hay túi cứu cấp (cứu thương khẩn cấp) của nhà ta hồi xưa. Rồi các cấp cao hơn thì túi càng to và nhiều đồ hơn nữa.
    ... thôi chiều dzià nói tào lao tâm sự người thương binh tiếp

    .. Ngày trở về anh bước lê trên quảng đường đê .... Kỷ niệm ngày dù không bọc gió - bị TRM rước lên bệnh viện quân đội chửa cái giò cà nhắc !!!

Chia sẻ trang này