1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại tôi chăng

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi culanus, 06/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Tại tôi chăng

    Với vẽ tôi chỉ là một ngoại đạo, không đào tạo, không am hiểu nhiều, cảm nhận đều do yếu tố chủ quan và mang màu sắc nội tâm. Vẽ với tôi chủ yếu mang yếu tố giải quyết vấn đề tinh thần.
    Tuy nhiên khi vẽ chân dung đối với những bức ảnh chụp tôi có thể đưa lên trang giấy bằng cây bút chì kim cũng tương đối giống ảnh, khi so sánh có thể nói vậy. Tất nhiên là không chính xác được 100% như truyền thần. Đây không phải là năng khiếu chỉ là chút khả năng sao chép cộng thêm kiến thức tự đọc.
    Rắc rối là ở chỗ, khi vẽ với khuôn mẫu thật nghĩa là với một ai đó. Tác phẩm được nhận xét đều mang tính chất động viên là không giống lắm. Trong khi tôi hoàn toàn ưng ý với bức vẽ của mình. Không phải là tranh truyền thần bức vẽ chỉ đơn giản là dựng hình khuôn mặt với những nét nhấn đặc trưng và đánh bóng sơ sài ( do không được đào tạo ) đủ để nhận ra người trong ảnh. Với sản phẩm của mình tôi thấy được cái thần của khuôn mặt hay những nét rất thân quen của người mẫu qua bức vẽ không lẫn đi đâu được.
    Tôi muốn nhờ các chuyên gia giải đáp hộ vấn đề là do khả năng vẽ của tôi, hay vấn đề từ cách cảm nhận khác nhau ( có thể do một số người nhận xét chỉ quen tiếp cận một chân dung qua bức ảnh cụ thể với đầy đủ các yếu tố ).
    Cũng muốn hỏi thêm có thể cảm nhận một bức tranh bằng tinh thần được không, các hoạ sĩ hay những người am hiểu về hội hoạ thường cảm nhận bằng hình thức nào.
    Tôi thấy rằng một số bức tranh trừu tượng, phải nói thế nào nhỉ, nói chung là khẳng định tài năng của hoạ sĩ nhưng một số đó chỉ là những nét vẽ ngây ngô, sự phối màu đơn giản không đáng gọi là tranh. So sánh giữa chúng như một bài thơ kiệt tác với một bài thơ ngô nghê, dễ dãi của những người mới tập làm.
    Xin được anh em chuyên nghiệp chỉ giúp, tôi xin chân thành cảm ơn.
    Vì khả năng hiểu biết hạn chế cho nhân tố chủ quan, có những lời lẽ hơi thiếu kiến thức mong được bỏ quá cho.
  2. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Muốn kiếm được cao nhân thật khó như tìm kim đáy bể
  3. yoshioka

    yoshioka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ bác nên post vài bức lên đây để các bác cao thủ nhận xét. Chứ bác nói không vậy, ai biết đấy là đâu.
  4. glaciale_potentat85

    glaciale_potentat85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Sai lầm cơ bản
    Tôi ghét nhất cứ cho vẽ thần nọ thần kia
    cái thần ko phụ thuọcc vào tay nghề mà cảm xúc chuyển tái của tác phẩm
    Như hồi bé tôi rất sợ khi ở nhà một mình khi trong nhà treo một bức ảnh chụp trực tiếp từ bức MONA...bởi tôi sợ ánh mắt của bà.
    Đến bây giờ khi đã có điều kiện và tôi đã có cơ hội chiêm ngưõng những bức tranh nổi tiếng có bức tôi thấy xúc động có bức ko
    Có những lúc tôi dừng chân chỉ đơn giản một bức vẽ của một anh học sĩ vẽ bên đưòng
    Nếu bảo là điều đấy bình thưòng nhưng tôi là đứa từ khi vào lớp 1 đã theo đuổi cánh cửa trưòng ĐH mỹ thuật một cách nghiêm túc Và hiện nay tôi đã làm đựoc điều đó. Nói ko phải để khoe mà tôi chỉ muốn chứng minh Ko phải cứ là có tay nghề là vẽ thành có hồn có khi bạn chỉ vài nét cơ bản đã thể hiện đựoc cái hồn
    Đó là thứ vô hình. Lời khuyên duy nhất là cố gắng hết sức diễn đạt bằng tâm hồn mình thì dù nó có đơn giản nhưng cai tâm đo mới khiên ngưòi xem cảm động.
    Chủ đề này tôi thấy tanh cãi nhiều rồi mà vẫn có nhiều ý kiến trái ngược nên ko muốn nói thâm chỉ tổ WAR thui. Đó ý kiến cua tui là thế đó
  5. remedious

    remedious Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Đứng trước một bức tranh trừu tượng, người ta có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng nếu đứng trước một bức chân dung sao chép, để đánh giá nó có giống thật hay không, thì có vẻ dễ dàng hơn.
    Tại sao mọi người đều nói là "không giống lắm"? Hẳn phải có nguyên nhân. Dù là một bức truyền thần y như thật, hay chỉ là những nét vẽ đơn giản sơ sài, nếu thành công thì khi nhìn vào, người ta đều phải công nhận.
    Bạn phải khách quan hơn một chút. Vì thường thì tác giả tạo nên bức tranh bằng tâm huyết của mình, bao giờ cũng thấy nó đẹp và gần gũi hơn. Hoặc có thể những đặc điểm hoặc nét tính cách bạn nhận thấy ở người mẫu mà bạn muốn nhấn mạnh trong tranh chỉ là góc nhìn riêng của cá nhân bạn, mà không hoàn toàn là cái thần của người đó, nên khi người khác nhìn vào, họ không bắt gặp hình ảnh quen thuộc, hoặc cảm nhận quen thuộc mà mình vẫn thường thấy.
    Bạn nghĩ về một số bức tranh trừu tượng nét vẽ ngây ngô, phối màu đơn giản không đáng gọi là tranh, tại sao nó được nhắc tới? Không phải vô cớ. Hay bạn có nghĩ rằng bạn nhìn chúng giống như mọi người nhìn tranh của bạn??
  6. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã có những ý kiến thật đáng giá đối với tôi.
    Thứ nhất tôi thừa nhận đã có thể sai lầm trong cách dùng từ. Thay thế từ thần bằng từ đặc điểm có lẽ chính xác hơn.
    Thứ hai "Bạn phải khách quan hơn một chút. Vì thường thì tác giả tạo nên bức tranh bằng tâm huyết của mình, bao giờ cũng thấy nó đẹp và gần gũi hơn. Hoặc có thể những đặc điểm hoặc nét tính cách bạn nhận thấy ở người mẫu mà bạn muốn nhấn mạnh trong tranh chỉ là góc nhìn riêng của cá nhân bạn, mà không hoàn toàn là cái thần của người đó, nên khi người khác nhìn vào, họ không bắt gặp hình ảnh quen thuộc, hoặc cảm nhận quen thuộc mà mình vẫn thường thấy."
    Tôi thấy bạn giải thích như thế này là hoàn toàn xác đáng và hợp lý.
    "Bạn nghĩ về một số bức tranh trừu tượng nét vẽ ngây ngô, phối màu đơn giản không đáng gọi là tranh, tại sao nó được nhắc tới? Không phải vô cớ. Hay bạn có nghĩ rằng bạn nhìn chúng giống như mọi người nhìn tranh của bạn??"
    ồ có lẽ tôi phải đọc và học hỏi nhiều hơn nữa để có một cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn.
    Hi vọng những ai yêu thích vẽ sẽ thêm được điều gì đó từ những ý kiến này.
    Xin cảm ơn một lần nữa.
  7. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    test. Mãi ko post được
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Chơi mỹ thuật có kỹ thuật cá nhân điêu luyện mà maivais gout cũng đáng ngại như luyện võ hùng hục mà ko có căn cốt, có giọng hát hay mà lại ko có tai nhạc, có văn hay chữ tốt mà ko có tâm hồn, có sức lực hơn người mà ko có tinh thần fairplay ...
    Có nhiều cái nhận thức đi trước hành động, thật là khó để nói hết ... Đọc "Viết dưới ánh đèn dầu" của cụ Phái thấy nhiều câu hay ko tả mà ko biết phải diễn đạt làm sao ..
    Thời bao cấp, mỹ thuật ở ta đã là vấn đề rất khó phổ cập, hòa nhập. Bây h giá trị đảo lộn hết cả, tinh thần art cũng như mỹ thuật đương đại càng khó mà chia sẻ ra đám đông..
    Hình như chúng ta ngày càng thông minh hơn mà lại thiếu tinh tế hơn xưa .. Thế giới đưa ra những khái niệm như Phục hưng từ cách đây vài thế kỷ, trong khi ta còn gần như chưa kịp có gì để mà làm cho mất đi ..
    Vài dòng nói nhảm, các bác bỏ quá cho
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Tối qua hơi méo nói lăng nhăng khó hiểu, xin thưa chuyện lại với các bác.
    Khái niệm "ảnh" ko có trong hội họa hàn lâm mà chỉ có trong Nhiếp ảnh - vốn đã là 1 nghệ thuật hoàn chỉnh. Lấy tiêu chí giống ảnh để áp đặt vào hội họa cũng chẳng khác gì bảo anh đi quyền giống hổ, giống khỉ. Trong khi hổ hình hay hầu hình chỉ là phương thức chiến đấu, không phải mục đích cuối cùng của võ thuật. Cũng như giống ảnh ko phải mục đích của hội họa.
    Khái niệm "truyền thần" mà ta hay nói là nghĩa sai lệch của nghệ thuật Truyền thần - hay cách khác là để chỉ trình độ bậc cao của Quốc họa Trung Hoa khi đạt đến mức ra được cái Thần trong tranh chân dung. Thần ở đây là ở trong Tam Nguyên Tinh - Thần - Khí chứ ko phải thần thái chung chung.
    Trung bình cộng 2 cái nhầm ở trên ta nay có khái niệm rất buồn cười mặc định được công nhận, đó là "truyền thần" là "vẽ giống ảnh", hay vẽ giống ảnh thì tức là vẽ giống. Như hội họa bây giờ thì bác gì 85 ở trên nói là rất đúng.
    Bác gì lăn tăn về vấn đề trên có thể do bác chưa có cách nghĩ về đặc điểm hình trên chân dung nhân vật mà mới chỉ chép theo kiểu khéo tay. Trước tôi với DACAM trong box này với 1 thằng em, trong 1 tối vẽ chân dung cho khoảng 200 quan khách trong event Honda chào Việt Nam. Trước khi làm việc người của Honda cho chúng tôi test tại chỗ ngay khi phỏng vấn. Vứt cho mẩu bút chì và mảnh vỏ bao thuốc lá, trong 1 phút vẽ ko giống thì out. Nếu cứ khéo tay như bác thì giỏi lắm 1 tối vẽ được cho 5 người, mà giống hay ko cũng khó nói.
    Vẽ cái quan sát được chứ ko vẽ cái nhìn thấy bác ạ.
  10. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    haha cách vào đề của bạn rất hay và càng cho thấy tôi đang đứng ở vị trí nào. Nhưng thực ra viết bài này chỉ mang tính chất học hỏi nào dám tranh đua với ai.
    Đạo hải vô nhai, cần lệ vi chu

Chia sẻ trang này