1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tấm gương Karateka:Mashatosi Nakayama

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nguoinguon, 22/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Tấm gương Karateka:Mashatosi Nakayama

    .
    Mashatosi Nakayamal à người Nhật, nhưng lại sinh ra và sống tuổi niên thiếu ở Đài Loan. Có lẽ vì thế lên trong huyết quản và tâm tư của chàng trai Nhật này luôn có một cái gì đó gắn bó với Trung Hoa.
    Khi theo bố (một kiếm sĩ Nhật Bản) trở lại quê cha, Mashatosi bị thu hút bởi những chiêu thức lạ mắt đầy hấp dẫn của Karaté, mà lúc đó mới được phổ biến rộng rãi ở Nhật, do ***** Gichin Funakoshi mang đến từ đảo Okinawa. Masatoshi bỏ Kendo (kiếm đạo) để đi theo hẳn Karaté, và là một môn đồ thứ nhất của Gichin. Về khoảng thời gian luyện tập Karate-do, Masatoshi kể lại:" văn ôn võ luyện, điều này rất đúng với chúng tôi - những môn sinh của ***** Gichin Funakoshi. Tôi phải dùng từ nghiêm ngặt và dữ dội để mô tả lại những bài tập mà sư phụ đã yêu cầu chúng tôi thực hiện. Bạn có tưởng tượng nổi cứ mỗi chiêu thức, chúng tôi phải tập đi tập lại hàng trăm lần mỗi ngày. Đích thân sư phụ đứng quan sát sau đó, chọn người ra từng cặp cho đấu đối kháng với nhau, thông thường võ sinh phải đấu từ 50 đến 60 trận mỗi ngày! Thầy bắt chúng tôi tập với với trụ đứng có bọc vải bên ngoài (makiwara).Mà chẳng phải riêng chúng tôi cả sư phụ cụng tham gia tập makiwara với số lượng hơn chúng tôi rất nhiều. Có lần tôi đã nhìn thấy sư phụ đánh hơn 1000 lần vào makiwara bằng khuỷu tay chính vì vậy mà cánh tay và bàn tay của ông rắn như sắt thép.Trong năm đầu tiên thọ giáo tôi và nhiều môn sinh khác thường được sư phụ gọi đến tư thất của ông vào những buổi tối, sau khi buổi tập ở võ đường chấm dứt. Trong sân vườn chúng tôi chia ra từng cặp lại tiếp tục đối kháng {việc mà chúng tôi đã tập cả ngày ở võ đường} Tập đến nửa khuya thầy mới cho về lúc đó chúng tôi hầu như đã dã rời thân xác nhưng không ai dám kêu ca, vì sư phụ cũng đâu có ngồi im khi chúng tôi tập luyện .Tôi đã tập luyện như vậy 5 năm liền (1932_1937) mới được phép hạ sơn !
    Đã sẵn có được vốn liếng karate chân truyền Masatoshi rời nước Nhật năm 1937 để tới Bắc Kinh, trên danh nghĩa nghiên cứu về lịch sử Trung Hoa nhưng thực chất là để học võ .
    Hãy nghe Masatoshi kể lại " người thầy dạy tôi kungfu Trung Hoa là một vị sư phụ môn phái Thiếu lâm đã 80 tuổi. Ông nhìn tôi thi triển võ công karate rồi bảo " con có thể kết hợp cái đó với võ của ta " thế là ông dạy tôi kungfu, đồng thời ông cũng học lại từ tôi những chiêu thức Karate nhiều vị võ sư khác nghe chuyện cũng tìm tới để quan sát và sau đó cùng tôi trao đổi các chiêu thức. Tôi đã học một cách nghiêm túc võ công của Trung Hoa gần 5 năm. Có một lần vị võ sư đã tiết lộ với tôi về nền võ công bí ẩn của Mông Cổ. Điều đó đã khơi dậy tính tò mò và thúc đẩy tôi làm một cuộc vượt trường thành, tìm đến tận vùng ngoại mông, ở đó may mắn cho tôi đã gặp gỡ một trong số các võ sư danh tiếng nhất đang ẩn cư trên dãy núi khingan {môngcổ} và được truyền dạy cho những bí quyết chưa từng truyền dạy ra ngoài " Masatoshi đã miệt mài học võ công Mông Cổ, để bổ sung vào vốn liếng Karatecủa mình. Chính những tinh hoa của ba nền võ thuật đã giúp cho Masatoshi đưọc sư phụ Gichin Funakoshi uỷ thác đứng ra điều hành môn phái Karate ở nNhật vào vào lúc kết thúc cuộc thế chiến. Ông đã cải tiến nhiều chiêu thức đem ra áp dụng để huấn luyện cho các môn sinh. Người ta nói Karate hiện đại có pha trộn ít nhiều những tinh tuý của võ thuật Trung Hoa và Mông Cổ, điều này không phải là chuyện đùa.
    Qua cuộc đời của Masatoshi Nakayama và gương học tập và rèn luyện của ông, những môn sinh võ thuật ngày nay sẽ học được nhiều điều: chính sự kiên trì, học tập nghiêm túc và sự sáng tạo đã giúp cho một môn sinh kiếm đạo trở thành một cao thủ Karate.

Chia sẻ trang này