1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm hồn Nga - Nikolai Aleksandrovich Berdiaev

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Lissette, 21/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Tâm hồn Nga - Nikolai Aleksandrovich Berdiaev

    Bài này được đăng lần đầu trên tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2003. Dưới đây là lời giới thiệu của tạp chí Văn học nước ngoài.
    __________________

    Berdiaev Nikolai Aleksandrovich (1874-1948) là một triết gia Nga lớn mà tên tuổi được cả thế giới biết đến. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc trâm anh thế phiệt, Berdiaev thời trẻ hấp thụ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, tham gia hoạt động cách mạng và nhiều lần bị tù đày. Thế giới quan duy tâm chủ nghĩa đã dần dần khiến ông khẳng định mình như một nhà triết học tôn giáo tiếp tục sự nghiệp của Vladimir Soloviev. Cùng với một loạt nhà tư tưởng Nga khác, sáng tác của Berdiaev đã đánh dấu một giai đoạn khởi sắc mới, mãnh liệt của nền triết học Nga trong những thập niên đầu thế kỉ XX. Năm 1922 do bất đồng ý kiến với chính thể mới, Berdiaev bị trục xuất ra nước ngoài. Từ 1925 đến khi qua đời ông sống ở Paris (Pháp), tham gia rất hiệu năng đời sống tinh thần không chỉ của giới trí thức Nga hải ngoại, mà còn của cả xã hội Tây Âu nói chung. Lừng danh nhất trong các triết gia Nga thời hiện đại, Berdiaev thường được suy tôn là một trong những tiền khu lỗi lạc của chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa nhân vị - hai trào lưu tư tưởng có quy mô ảnh hưởng toàn cầu trong thế kỉ qua. Tự Do và Bản Ngã là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ sáng tác của ông.

    Trong gần nửa thế kỉ cầm bút, Berdiaev viết khá nhiều về đất nước của mình. Sự vĩ đại của nền văn hóa Nga, sứ mệnh lịch sử của nước Nga, những mâu thuẫn nội tại gay gắt của tâm hồn Nga dẫn đến những bi kịch mà dân tộc Nga đã phải nếm trải - những vấn đề ấy suốt đời thu hút trí não Berdiaev, thôi thúc ông tìm kiếm những giải đáp triết học nằm ngoài lĩnh vực kinh tế-xã hội. Trong số này, tạp chí VHNN giới thiệu với bạn đọc hai chương triết luận về nước Nga trong hai cuốn sách của Berdiaev - Số phận nước Nga (1918) và Thế giới quan Dostoievski (1923). Về những chủ kiến được thể hiện trong hai chương sách mang tinh thần tự nhận thức dân tộc này có thể có những ý kiến khác nhau, một điều khó phủ định là chúng thuộc về một trí tuệ lớn, yêu nồng nàn dân tộc, đất nước mình, tha thiết với sứ mệnh chân chính của nó và vì thế mà phê phán không khoan dung những mặt bất hoàn hảo ở nó. Nhiều suy nghĩ tỉnh táo, quả cảm, nhìn xa thấy rộng của Berdiaev về dân tộc mình đến nay vẫn chưa mất giá trị.


    -----------

    Cuộc đại chiến thế giới đặt ra vấn đề tự nhận thức của dân tộc Nga một cách sâu sắc. Tư duy dân tộc Nga cảm thấy nhu cầu và nghĩa vụ giải đáp câu đố về nước Nga, thấu hiểu tư tưởng của nước Nga, xác định nhiệm vụ và vị trí của nó trong thế giới. Vào ngày hôm nay của thế giới, tất cả đều cảm thấy nước Nga đang đứng trước những nhiệm vụ vĩ đại mang tính toàn cầu. Nhưng cảm giác sâu sắc này song hành với ý thức về tính vô định, hầu như không thể xác định của những nhiệm vụ ấy. Từ thời xa xưa đã có những linh cảm rằng nước Nga được tiền định cho một điều gì đó vĩ đại, rằng nước Nga là một đất nước đặc biệt, không giống bất cứ nước nào trên thế giới. Tư duy dân tộc Nga được nuôi dưỡng bởi cảm giác nước Nga đã được Chúa tuyển chọn và mang sứ mệnh của Chúa. Điều đó xuất phát từ tư tưởng xa xưa về Moskva, như một La Mã thứ Ba, thông qua chủ nghĩa Slavơ đến với Dostoievski, Vladimir Soloviev và đến những người tân Slavơ chủ nghĩa đưng đại. Những tư tưởng kiểu ấy chứa đựng nhiều sai lạc và hư trá, nhưng trong chúng cũng phản ánh điều gì đó đích thực dân tộc, đích thực Nga. Một người không thể suốt đời cảm thấy một sứ mệnh đặc biệt và vĩ đại nào đó và ý thức sâu sắc điều ấy trong những giai đoạn hưng phấn nhất của tinh thần, nếu người ấy không được đòi hỏi và tiền định cho một cái gì đó lớn lao. Về mặt sinh học điều ấy là không thể. Điều ấy cũng không thể đối với cuộc sống của cả một dân tộc. Giờ khắc đó của lịch sử thế giới đã điểm, khi chủng tộc Slavơ đứng đầu là nước Nga được yêu cầu đóng vai trò quyết định trong đời sống nhân loại. Chủng tộc Đức tiên tiến đã tự kiệt quệ trong chủ nghĩa đế quốc quân phiệt. Nhiều người nhạy cảm ở phưng Tây cũng đã tiên cảm thấy sứ mệnh của chủng tộc Slavơ. Nhưng việc thực hiện những nhiệm vụ thế giới của nước Nga không thể phó mặc cho sự tuỳ tiện của các thế lực tự phát của lịch sử. Cần phải có các nỗ lực sáng tạo của trí tuệ dân tộc và ý chí dân tộc. Và nếu như các dân tộc phương Tây, cuối cùng, bắt buộc phải nhìn thấy gương mặt duy nhất của nước Nga và thừa nhận sứ mệnh của nó, thì vẫn là mơ hồ việc bản thân chúng ta có ý thức được hay không nước Nga là gì và nó được đòi hỏi làm điều gì? Đối với bản thân chúng ta nước Nga, vẫn mãi còn là bí mật không thể giải đáp nổi. Nước Nga đầy mâu thuẫn và trái nghịch. Tâm hồn nước Nga không bị che phủ bởi bất kỳ học thuyết nào. Tiutchev đã nói về nước Nga của mình:

    ?oBằng trí óc không thể hiểu nước Nga,

    Không thể đo bằng thước đo chung:

    Nước Nga có dáng dấp đặc biệt -

    Chỉ có thể tin vào nước Nga?

    Và thực sự, có thể nói rằng, nước Nga không thể ý thức được bằng trí óc, cũng không thể đo được bằng bất kỳ thước đo nào của các thứ chủ nghĩa và học thuyết. Còn tin tưởng nước Nga thì mỗi người theo một kiểu và mỗi người sẽ tìm thấy trong sự tồn tại đầy mâu thuẫn của nước Nga các sự kiện để khẳng định niềm tin của mình. Có thể tiến gần đến việc giải đố bí mật ẩn chứa trong tâm hồn nước Nga ngay lập tức, sau khi đã công nhận tính trái nghịch của nó, tính mâu thuẫn khủng khiếp của nó. Khi đó tinh thần tự ý thức Nga được giải phóng khỏi những sự lý tưởng hoá giả tạo và dối trá, khỏi thói tự phụ đáng ghét, cũng như khỏi sự phủ định của chủ nghĩa thế giới vô bản ngã và sự nô lệ vào ngoại bang.

    Nước Nga là đất nước vô nhà nước, vô chính phủ nhất trên thế giới. Và dân tộc Nga là dân tộc phi chính trị nhất, dân tộc không bao giờ biết sắp đặt mảnh đất của mình. Tất cả các nhà văn, nhà tư tưởng, nhà chính luận dân tộc của chúng ta, những con người đích thực Nga ?" thảy đều là những người phi nhà nước, những kẻ vô chính phủ theo kiểu đặc biệt. Chủ nghĩa vô chính phủ là hiện tượng của tinh thần Nga, là thuộc tính của cả những người cực tả và cực hữu theo các cách khác nhau. Những người theo chủ nghĩa Slavơ và Dostoievski ?" về bản chất chính là những người vô chính phủ như vậy, cũng như Mikhail Bakunin hay Kropotkin. Cái bản tính vô chính phủ Nga ấy tìm cho mình sự thể hiện điển hình trong chủ nghĩa vô chính phủ tôn giáo của Lev Tolstoi. Giới trí thức Nga, mặc dù đã lây nhiễm những tư tưởng thực chứng chủ nghĩa hời hợt, vẫn mãi là thuần tuý Nga về tính phi nhà nước của mình. Ở phần tốt đẹp nhất, phần anh hùng của mình, họ khao khát vươn tới sự tự do tuyệt đối và chân lý, thứ thường không thể dung thân trong bất kỳ nhà nước nào. Chủ nghĩa dân tuý của chúng ta,- một hiện tượng điển hình Nga, xa lạ với Tây Âu ?" là hiện tượng của tinh thần phi nhà nước. Những người theo chủ nghĩa tự do Nga thường là những nhà nhân văn, hơn là những quan chức nhà nước. Không một ai ham hố quyền lực, tất cả đều sợ quyền lực như sợ sự nhơ bẩn. Hệ tư tưởng Chính giáo của chế độ quân chủ chuyên chế chúng ta cũng vẫn là hiện tượng của tinh thần phi nhà nước, là sự khước từ của nhân dân và xã hội việc tạo lập một đời sống nhà nước. Những người theo chủ nghĩa Slavơ ý thức rằng học thuyết của họ về chế độ quân chủ là một hình thức độc đáo phủ định nhà nước. Bất kỳ hệ thống nhà nước nào cũng đều mang tính thực tế và duy lý. Tâm hồn Nga ước muốn một tính cộng đồng thiêng liêng, một quyền lực do Chúa đặc tuyển. Bn tính dân tộc Nga được thừa nhận là khổ hạnh, khước từ những công việc và hạnh phúc trần thế. Các trào lưu tả khuynh và cách mạng của chúng ta còn chưa khác biệt sâu sắc với các trào lưu hữu khuynh và Slavơ chủ nghĩa trong thái độ đối với nhà nước,- trong chúng còn có một liều lượng đáng kể chủ nghĩa Slavơ và tinh thần khổ hạnh. Các nhà tư tưởng về nhà nước, như Katkov hay Chicherin, luôn dường như không phải người Nga, mà là những người ngoại quốc nào đó trên đất Nga; giới quan liêu đang điều hành công việc quốc gia,- công việc không phải chất Nga,- luôn giống như những người nước ngoài, không phải người Nga. Trong cốt lõi của lịch sử Nga là một truyền thuyết quan trọng về sự mời gọi những kẻ ngoại bang đến điều hành nước Nga, bởi vì ?ođất của chúng ta rộng lớn và phì nhiêu, nhưng trên đó không có trật tự?. Điều đó thật điển hình cho sự thiếu năng lực có tính số kiếp và sự không ham hố của dân tộc Nga trong việc tự mình sắp đặt trật tự trên mảnh đất của mình! Dân tộc Nga dường như không hẳn chỉ muốn một nhà nước tự do và tự do trong nhà nước, mà đúng hơn là muốn tự do khỏi nhà nước và tự do khỏi các mối bận tâm về xếp đặt trần thế. Dân tộc Nga không muốn làm một nhà kiến tạo dũng cảm, bản tính của nó được xác định như là nữ tính, thụ động và dễ bảo trong các việc quốc gia đại sự, nó luôn chờ đợi một vị hôn phu, một người chồng, một vị chủ nhân. Nước Nga là mảnh đất lệ thuộc, âm tính. Tính nữ thụ động, tiếp nhận trong quan hệ đối với quyền lực nhà nước thật đặc trưng đối với cả dân tộc Nga lẫn đối với lịch sử Nga(*). Sự chịu đựng nhẫn nhịn của dân tộc Nga nhiều thương đau là không có giới hạn. Quyền lực nhà nước luôn luôn chỉ là bề ngoài, chứ chưa phải là nguyên tắc bên trong đối với dân tộc Nga phi nhà nước; quyền lực đó không phải được tạo ra từ trong nó, mà dường như đến từ bên ngoài, như vị hôn phu đến với cô vợ mới cưới. Và vì thế quyền lực thường hay gây cảm giác ngoại lai, như sự bá chủ của nước Đức nào đó. Những người cấp tiến và những kẻ bảo thủ Nga đều suy nghĩ như nhau, rằng nhà nước - đó là ?ohọ?, chứ không phi là ?ochúng ta?. Rất điển hình là trong lịch sử Nga không có đẳng cấp hiệp sĩ, không có cái khởi nguồn dũng cảm đó. Gắn liền với tập hợp từ ấy là sự phát triển không đầy đủ của yếu tố cá nhân trong đời sống Nga. Dân tộc Nga luôn thích sống trong hơi ấm tập thể, trong sự hoà tan nào đó vào môi trường thân thuộc của xứ sở, vào lòng mẹ. Tinh thần hiệp sĩ rèn đúc cảm giác phẩm hạnh và danh dự cá nhân, tạo nên sự tôi luyện cá tính. Lịch sử Nga không tạo nên sự tôi luyện cá tính đó. Trong con người Nga có sự nhu nhược, trên khuôn mặt Nga không có tiết diện được đẽo gọt và thanh tú. Platon Karataev của Tolstoi là con người tròn trịa. Chủ nghĩa vô chính phủ Nga là nữ tính, chứ không phải nam tính, thụ động, chứ không chủ động. Và sự nổi loạn của Bakunin là sự chìm đắm trong tính tự phát hỗn độn Nga. Tính phi nhà nước của con người Nga không phải là giành lấy cho mình tự do, mà là cống hiến mình, là được tự do khỏi tính tích cực. Dân tộc Nga muốn làm một mảnh đất được chiếm lĩnh, chờ đợi được lấy chồng. Tất cả những đặc tính đó của nước Nga trở thành cốt lõi của triết học lịch sử của chủ nghĩa Slavơ và các lý tưởng của nó. Nhưng triết học lịch sử Slavơ chủ nghĩa không muốn biết đến tính trái nghịch của nước Nga, nó chỉ lưu tâm đến một luận đề của đời sống Nga. Trong đời sống ấy có phản luận đề. Và nước Nga sẽ chẳng còn bí ẩn đến thế, nếu trong nó chỉ có cái mà chúng ta đang bàn đến bây giờ. Triết học Slavơ chủ nghĩa về lịch sử Nga không giải thích được câu đố vì sao nước Nga lại biến thành đế chế vĩ đại nhất trên thế giới, hoặc giải thích nó một cách đơn giản thái quá. Và lỗi lầm căn bản nhất của chủ nghĩa Slavơ là nó coi những nét bản tính-lịch sử của tố chất Nga như những phẩm hạnh Ki tô giáo.

    (còn tiếp)
  2. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga cũng là đất nước mang tính nhà nước nhất và quan liêu nhất trên thế giới; mọi thứ ở Nga đều biến thành công cụ chính trị. Nhân dân Nga đã tạo lập một nhà nước hùng mạnh nhất thế giới, một đế chế vĩ đại nhất. Từ thời Ivan Kalita nước Nga liên tục và bền bỉ hợp nhất lại và đạt tới quy mô chấn động trí tưởng tượng của mọi dân tộc trên thế giới. Sức mạnh của một dân tộc, mà người ta không thiếu cơ sở để nghĩ rằng nó luôn khát khao hướng tới đời sống tinh thần bên trong, lại được hiến dâng cho tên khổng lồ nhà nước, và hắn biến tất cả thành công cụ của mình. Những quan tâm đến việc tạo dựng, duy trì và gìn giữ một nhà nước khổng lồ đã chiếm vị trí hoàn toàn đặc biệt và lấn át trong lịch sử Nga.
    Người dân Nga hầu như chẳng còn sức lực dành cho cuộc sống sáng tạo tự do, toàn bộ bầu máu nóng là dùng để củng cố và bảo vệ nhà nước. Các tầng lớp và giai cấp phát triển yếu ớt và không đóng được vai trò mà chúng đóng trong lịch sử các nước phương Tây. Cá nhân bị đè bẹp bởi kích thước to lớn của một nhà nước luôn đưa ra những đòi hỏi quá sức. Tầng lớp quan liêu phát triển đến quy mô quái đản. Tổ chức nhà nước ở Nga giữ vị trí canh chừng và phòng thủ. Nó được tôi luyện trong cuộc đấu tranh với những người Tac-ta, vào những thời loạn lạc, trong các cuộc xâm lấn của ngoại bang. Và nó biến thành một nhân tố tự thân trừu tượng; nó sống bằng cuộc sống của chính mình, theo quy luật của mình, không muốn trở thành một chức năng phụ thuộc vào đời sống dân tộc. Điểm đặc biệt này của lịch sử Nga in lên đời sống Nga một dấu ấn buồn bã và đè nén. Không thể có sự chơi giỡn tự do cho các sức mạnh sáng tạo của con người. Quyền lực của giới quan liêu trong đời sống Nga đã tạo nên cuộc xâm lăng bên trong của tinh thần Đức.Tinh thần Đức bằng cách nào đó đã hoà nhập một cách hữu cơ với tính chất nhà nước Nga và làm chủ tố chất nữ tính và thụ động Nga. Mảnh đất Nga đã chọn không đúng người chồng chưa cưới, nó nhầm lẫn trong việc chọn chú rể. Dân tộc Nga đã phải chịu những tổn thất to lớn để lập nên quốc gia Nga, đã đổ biết bao xương máu, nhưng bản thân vẫn là kẻ không có quyền lực ngay trên quốc gia mênh mông của mình. Chủ nghĩa đế quốc, với ý nghĩa tư sản và phương Tây của từ ấy, hoàn toàn xa lạ với dân tộc Nga, nhưng nó vẫn nhẫn nại cống hiến mọi sức lực của mình để xây dựng chủ nghĩa đế quốc, dù con tim nó không mấy hứng thú. Ở đây ẩn chứa bí mật của lịch sử Nga và tâm hồn Nga. Chưa một triết học lịch sử nào, dù theo chủ nghĩa Slavơ hay chủ nghĩa phương Tây, lý giải được tại sao một dân tộc phi nhà nước nhất lại tạo dựng được một nhà nước to lớn nhất và hùng hậu nhất, tại sao một dân tộc vô chính phủ nhất lại thuần phục đến thế trước chủ nghĩa quan liêu, tại sao một dân tộc tự do về tinh thần dường như lại không muốn có một cuộc sống tự do? Bí mật đó gắn liền với mối tương quan đặc biệt giữa nhân tố nữ tính và nam tính trong tính cách dân tộc Nga. Chính tính trái nghịch đó đã xuyên suốt toàn bộ sự tồn tại Nga.
    Có sự mâu thuẫn bí ẩn trong thái độ của nước Nga và ý thức Nga đối với tính dân tộc. Đó là sự trái nghịch thứ hai, không nhỏ hơn về mặt ý nghĩa so với thái độ đối với nhà nước. Nước Nga là đất nước ít sô-vanh nhất trên thế giới. Chủ nghĩa dân tộc của chúng ta luôn gây cảm tưởng một cái gì đó không phải Nga, mà là du nhập, một cái gì đó mang chất Đức. Người Đức, người Anh, người Pháp ?" đại bộ phận là những người sô-vanh và dân tộc chủ nghĩa, họ tràn đầy lòng tự tin dân tộc và tự mãn. Người Nga thì gần như xấu hổ vì họ là người Nga; họ xa lạ với lòng tự hào dân tộc và thậm chí ?" than ôi! ?" thường xa lạ với phẩm giá dân tộc. Dân tộc Nga hoàn toàn không mang óc chủ nghĩa dân tộc xâm lược, không có thiên hướng Nga hoá cưỡng bức. Người Nga không chơi trội, không phô diễn, không khinh thường người khác. Trong tố chất Nga thực sự có tính hào hiệp dân tộc nào đó, đức hy sinh mà các dân tộc phương Tây không biết đến. Giới trí thức Nga luôn có thái độ ghê tởm đối với chủ nghĩa dân tộc và khinh miệt nó như đồ dơ bẩn. Nó tin vào những lý tưởng hoàn toàn vượt trên dân tộc. Và dù các học thuyết về chủ nghĩa thế giới của giới trí thức có hời hợt hoặc vô vị đến đâu, thì tuy nhiên trong chúng cũng phản ánh, tuy có bóp méo, tinh thần siêu dân tộc, nhân loại đại đồng của dân tộc Nga. Các trí thức ly khai thật sự là những nhà dân tộc hơn bất kỳ một nhà dân tộc tư sản nào của chúng ta, về diện mạo đã giống như các nhà dân tộc tư sản của các nước khác. Một người mang tinh thần khác, không phi tinh thần trí thức ly khai - thiên tài dân tộc Lev Tolstoi - thực sự là con người Nga trong khát vọng tôn giáo muốn vượt qua bất kỳ giới hạn dân tộc nào, bất kỳ sự nặng nề nào của dòng máu dân tộc. Ngay những người Slavơ chủ nghĩa cũng không phải là các nhà dân tộc ở nghĩa thông thường của từ này. Họ muốn tin rằng trong dân tộc Nga tồn tại một tinh thần Ki tô giáo chung cho toàn nhân loại, và họ đề cao dân tộc Nga vì tính khiêm nhường của nó.
    Dostoievski đã tuyên bố thẳng rằng con người Nga là con người nhân loại, tinh thần Nga là tinh thần thế giới, và ông hiểu sứ mệnh của nước Nga không như các nhà dân tộc chủ nghĩa hiểu. Chủ nghĩa dân tộc dưới biến thái mới nhất, không nghi ngờ gì, chính là sự Âu hoá nước Nga, là chủ nghĩa phương Tây bảo thủ trên mảnh đất Nga. Và Katkov, nhà tư tưởng theo chủ nghĩa dân tộc, là một người phương Tây, không bao giờ là người thể hiện tinh thần dân tộc Nga. Katkov trở thành kẻ biện hộ và nô lệ cho chất nhà nước xa lạ nào đó, cho ?onhân tố trừu tượng? nào đó. Chủ nghĩa siêu dân tộc, chủ nghĩa phổ quát chính là đặc tính căn bản của tinh thần dân tộc Nga, cũng như tính phi nhà nước và tính vô chính phủ. Chính chủ nghĩa siêu dân tộc, sự tự do của nó khỏi chủ nghĩa dân tộc lại mang tính dân tộc ở Nga; về phương diện này nước Nga độc đáo và không giống với bất kỳ nước nào trên thế giới. Nước Nga có sứ mạng là người giải phóng các dân tộc. Sứ mạng ấy nằm trong tinh thần đặc biệt của nó. Và tính chính đáng về các nhiệm vụ thế giới của nước Nga đã được tiền định bởi những sức mạnh tinh thần của lịch sử. Sứ mạng này của nước Nga bộc lộ trong cuộc đại chiến ngày nay. Nước Nga không có những khát vọng vụ lợi.
  3. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Đó là một luận đề về nước Nga, mà người ta hoàn toàn có quyền nói ra. Nhưng lại có cả phản luận đề, mà cũng không kém phần xác đáng. Nước Nga là đất nước mang tính dân tộc chủ nghĩa nhất trên thế giới, đất nước của những thái quá hiếm có của chủ nghĩa dân tộc, của sự áp bức các dân tộc phụ thuộc bằng chính sách Nga hoá, đất nước của lòng tự phụ dân tộc, đất nước trong đó mọi sự đều bị dân tộc hoá, kể cả Nhà thờ Ki tô giáo có tính thế giới, đất nước tôn vinh mình là duy nhất mang sứ mạng và phủ nhận cả châu Âu như đồ mục nát và quỷ dữ nhất định sẽ diệt vong. Đối nghịch với lòng khiêm nhường là óc tự phụ bất thường Nga. Kẻ khiêm nhường nhất cũng là người vĩ đại nhất, hùng mạnh nhất, duy nhất mang sứ mạng. ?oNga? cũng có nghĩa là công bằng, tốt bụng, chân chính, thần thánh. Nước Nga là ?oNga thánh thiện?. Nước Nga tội lỗi, nhưng cả trong tội lỗi của mình nó vẫn là đất nước thánh thiện,- đất nước của các vị thánh, sống bằng những lý tưởng thiêng liêng. Vl.Soloviev đã cười nhạo đức tự tin của lòng tự phụ dân tộc Nga rằng tất cả các vị thánh đều nói tiếng Nga. Vẫn Dostoevski ấy, người cổ xuý cho con người nhân loại và kêu gọi hướng tới tinh thần thế giới, cũng tuyên truyền cho một chủ nghĩa dân tộc cuồng tín nhất, chà đạp người Ba Lan và Do Thái, phủ nhận ở phương Tây mọi quyền được trở thành thế giới Ki tô giáo. Lòng tự phụ dân tộc Nga thường thể hiện ở chỗ nước Nga tôn vinh mình không chỉ là đất nước mang tính Ki tô giáo nhất, mà còn là đất nước Ki tô giáo duy nhất trên thế giới. Công giáo hoàn toàn không được công nhận là Ki tô giáo. Ngay ở đây luôn luôn chứa đựng một trong các nguồn gốc tinh thần của thái độ sai lầm đối với vấn đề Ba Lan. Nước Nga, về mặt tinh thần có sứ mệnh làm người giải phóng các dân tộc, lại thường trở thành kẻ áp bức, và vì thế nó tạo nên lòng thù địch và sự nghi ngờ đối với bản thân mình, những điều chúng ta cho đến nay vẫn phải chiến thắng.

    Lịch sử Nga thể hiện một cảnh tượng hoàn toàn phi thường - sự dân tộc hoá triệt để nhất nhà thờ Ki tô giáo, cái nhà thờ được coi là của toàn thế giới. Chủ nghĩa dân tộc trong nhà thờ là một hiện tượng điển hình Nga. Toàn bộ giáo phái theo nghi lễ cổ của chúng ta thấm đẫm nó. Nhưng cái chủ nghĩa dân tộc ấy còn thống trị cả trong nhà thờ chính thống. Thứ chủ nghĩa dân tộc ấy thấm sâu cả vào hệ tư tưởng Slavơ chủ nghĩa, hệ tư tưởng luôn đánh tráo tính thế giới bằng tính Nga. Tinh thần thế giới của Đức Ki tô, bản nguyên Logos nam tính của toàn thế giới bị tố chất dân tộc nữ tính, bị mảnh đất Nga với tính hoang sơ đa thần giáo của nó cầm tù. Vì thế mà hình thành thứ tôn giáo hoà tan trong đất mẹ, trong tố chất dân tộc tập thể, trong hơi ấm lòng mẹ. Tính tôn giáo Nga - thứ tôn giáo nữ tính, - là tính tôn giáo của hơi ấm sinh học tập thể, được trải nghiệm như hơi ấm thần bí. Trong đó yếu tố tôn giáo cá nhân phát triển yếu ớt; nó sợ bước ra khỏi hơi ấm tập thể đi vào cái lạnh lẽo và nóng bỏng của tôn giáo cá nhân. Tính tôn giáo đó khước từ con đường tinh thần tích cực, dũng cảm. Đó không hẳn là tôn giáo của Đức Ki tô, mà đúng hơn là tôn giáo của Đức Mẹ, tôn giáo của mẹ-đất, nữ thánh linh soi rọi đời sống xác thịt. V.V.Rozanov về phương diện nào đó là người thể hiện thiên tài cái tôn giáo máu mủ dòng tộc Nga này, thứ tôn giáo phồn sinh và ấm cúng. Mẹ-đất đối với dân tộc Nga là nước Nga. Nước Nga trở thành Đức Mẹ. Nước Nga là đất nước mang vác Chúa. Tính tôn giáo mang tố chất dân tộc nữ tính ấy phải được giao phó cho những bậc trượng phu, họ sẽ nhận về mình gánh nặng của năng động tinh thần, mang vác cây thánh giá, chèo lái về mặt tinh thần. Và dân tộc Nga trong đời sống tôn giáo đã phó thác cho những vị thánh, các cha bề trên, những bậc trượng phu mà trong quan hệ với họ chỉ có sự sùng bái như đứng trước tranh thánh là thích hợp. Dân tộc Nga thậm chí không dám cả gan nghĩ rằng có thể bắt chước các thánh, rằng tính thần thánh là con đường bên trong của tinh thần,- điều đó dường như quá dũng cảm và hỗn hào. Dân tộc Nga muốn không hẳn sự thần thánh, mà đúng hơn là sự sùng bái và ngưỡng mộ trước cái thần thánh, cũng giống như nó muốn không phải quyền lực, mà là sự hiến dâng mình cho quyền lực, chuyển giao cho quyền lực tất cả mọi gánh nặng. Dân tộc Nga đa phần là lười biếng trong thăng hoa tôn giáo, tính tôn giáo của nó là bằng phẳng bình nguyên, chứ không phải là đồi núi; sự nhún nhường tập thể đối với nó dễ dàng hơn là sự tôi luyện tôn giáo cá nhân, hơn là hy sinh sự ấm áp và vui vầy của cuộc sống dân tộc tự nhiên. Vì đức tính khiêm nhường của mình dân tộc Nga nhận được phần thưởng là sự ấm cúng và vui vầy đó của cuộc sống tập thể. Đó là nền tảng dân tộc của việc dân tộc hoá nhà thờ ở Nga. Ở đây có chất pha trộn lớn của tôn giáo tự nhiên, có trước đạo Ki tô - tôn giáo của tinh thần, của cá nhân và tự do. Bản thân tình yêu Ki tô giáo, về cốt lõi mang tính tinh thần và đối nghịch với các mối quan hệ máu mủ, đã được tự nhiên hoá trong thứ tôn giáo này, hướng tình yêu vào người ?ocủa mình?. Cứ thế mà thứ tôn giáo huyết thống, chứ không phi tôn giáo tinh thần được củng cố, cứ thế mà pháo đài của chủ nghĩa duy vật tôn giáo được bảo tồn. Trên bình nguyên Nga bao la mọc lên các nhà thờ, các vị thánh và cha bề trên thăng thượng, nhưng nền đất của bình nguyên vẫn còn là tự nhiên, đời sống vẫn là đa thần giáo.

    Sự nghiệp lớn mà Vladimir Soloviev tiến hành đối với ý thức Nga trước hết cần nhìn nhận trong sự phê phán không thương xót của ông đối với chủ nghĩa dân tộc nhà thờ, trong lời kêu gọi không ngừng nghỉ hướng tới tinh thần nhân loại của Đức Ki tô, tới việc giải phóng tinh thần của Ki tô khỏi tù ngục của tố chất dân tộc, tố chất tự nhiên. Trong phản ứng chống lại chủ nghĩa dân tộc nhà thờ, Vl. Soloviev hơi quá thiên về Công giáo, nhưng chân lý vĩ đại trong các khát vọng và động cơ chủ yếu của ông là không thể nghi ngờ và sẽ còn được nước Nga thừa nhận. Vl. Soloviev là thứ thuốc giải độc đích thực chống lại phản luận đề dân tộc chủ nghĩa của tồn tại Nga. Chân lý Ki tô giáo của ông trong việc giải quyết vấn đề Ba Lan và Do Thái luôn luôn phải đặt đối lập với sự sai lầm của Dostoievski. Chủ nghĩa dân tộc nhà thờ sẽ dẫn đến sự nô dịch nhà nước vào nhà thờ. Nhà thờ, một cơ chế tinh thần, thần bí, đã thụ động hiến mình cho quyền lực của hội đồng thánh giáo kiểu Đức. Sự trái nghịch bí ẩn của nước Nga trong thái độ đối với tính dân tộc vẫn gắn liền với chính mối tương quan không chuẩn xác giữa nhân tố nam tính và nữ tính ấy, với sự phát triển chưa đầy đủ và chưa bộc lộ hết của yếu tố Ngã Thể sinh ra trong Chúa Ki tô và có sứ mệnh trở thành vị hôn phu, trở thành người chồng soi rọi ánh sáng cho tố chất dân tộc nữ tính, chứ không phải trở thành nô lệ của nó.
    (còn tiếp)
  4. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Có thể theo dõi tính trái nghịch bí ẩn này trong mọi sự ở nước Nga. Có thể xác định hằng hà sa số những luận đề và phản luận đề về tính cách của dân tộc Nga, phát hiện nhiều mâu thuẫn trong tâm hồn Nga. Nước Nga - đó là đất nước của tự do tinh thần vô bờ bến, đất nước của những phiêu du và kiếm tìm chân lý của Chúa. Nước Nga là đất nước phi tư sản nhất trên thế giới; ở đó không có tầng lớp thị dân vững chắc, cái mà người Nga căm ghét và ghê tởm ở phương Tây. Dostoievski, qua ông có thể tìm hiểu tâm hồn Nga, trong một huyền thoại gây chấn động của mình về Vị quan toà giáo hội Vĩ đại đã là người tuyên bố về sự tự do táo bạo và bất tận trong Đức Ki tô, điều chưa một ai trên thế giới dám khẳng định. Sự khẳng định tự do của tinh thần, như một cái gì đó đặc trưng Nga, luôn luôn là đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa Slavơ. Những người Slavơ chủ nghĩa và Dostoievski luôn đặt đối lập tự do bên trong của dân tộc Nga, cái tự do tôn giáo, hữu cơ của nó, cái tự do mà nó không nhường nhịn vì bất kỳ lợi ích nào trên thế giới, với sự mất tự do bên trong của các dân tộc phương Tây, sự nô dịch của họ vào những thứ bề ngoài. Trong dân tộc Nga thực sự có sự tự do tinh thần, điều đó chỉ ban cho những ai không quá mê mẩn bởi khát khao lợi lộc và tiện nghi trần thế. Nước Nga - đất nước của tự do lối sống, mà các dân tộc tân tiến phương Tây không biết đến, vì bị nô lệ cho các chuẩn mực thị dân. Chỉ có ở nước Nga mới không có quyền lực đè nặng của các quy tắc tư sản, không có chế độ chuyên quyền trong gia đình tư sản. Con người Nga với sự nhẹ nhàng rất mực của tinh thần đã vượt qua bất kỳ thói tư sản nào, thoát khỏi bất kỳ lối sống nào, bất kỳ cuộc sống quy chuẩn nào. Kiểu người lãng du thần hiệp thật đặc trưng cho nước Nga và thật tuyệt vời. Kẻ phiêu lãng thần hiệp là người tự do nhất trên trái đất này. Anh ta đi trên mặt đất, nhưng con người anh ta ở trên không trung, anh ta không bị lún chìm xuống đất, trong anh ta không có gì thấp kém cả. Người lãng du thần hiệp được tự do khỏi ?onhân thế? và toàn bộ trọng lực của trái đất và cuộc sống trần thế đối với anh ta chỉ như cái bị nhỏ trên vai. Sự vĩ đại của dân tộc Nga và tính sứ mệnh của nó đối với sự sống cao nhất hội tụ trong kiểu người lãng du này. Kiểu lữ khách Nga tìm thấy cho mình sự thể hiện không chỉ trong đời sống dân tộc, mà cả trong đời sống văn hóa, trong đời sống của bộ phận ưu tú nhất của giới trí thức. Và ở đây chúng ta biết đến những kẻ phiêu lãng tự do về mặt tinh thần, không bị ràng buộc với bất cứ thứ gì, những lữ khách mãi mãi đi tìm thành phố vô hình. Câu chuyện về họ có thể tìm đọc trong nền văn học Nga vĩ đại. Trong đời sống văn hóa và trí thức, người ta gọi những kẻ bôn ba lúc thì là những người phiêu bạt của mảnh đất Nga, khi thì là những người vong bản. Họ đã có trong Puskin và Lermontov, sau đó trong Tolstoi và Dostoievski. Những Raskolnikov, Myskin, Stavrogil, Versilov, công tước Andrei và Pier Bezukhov, tất cả họ đều là những kẻ phiêu bạt tinh thần. Những kẻ phiêu bạt không có thành quốc của mình, họ đang tìm kiếm thành quốc tương lai. Vl. Soloviev thường xuyên cảm thấy mình không phải một kẻ phàm tục và thị dân của mảnh đất này, mà chỉ là người ngụ cư và lang bạt không có mái nhà của mình. Skovoroda - nhà hiền triết lãng du xuất thân từ nhân dân vào thế kỷ XVIII cũng là như thế. Sự phiêu du tinh thần cũng có trong Lermontov, trong Gogol, trong Tolstoi và Dostoievski, còn ở cực bên kia - có trong những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ và các nhà cách mạng Nga, khát khao theo cách của mình vươn tới cái tuyệt đối, vượt ra khỏi giới hạn của cuộc sống thực tế và trông thấy được. Điều đó cũng có trong các giáo phái ly khai Nga, trong khát vọng thần bí của nhân dân, trong ước muốn điên cuồng ấy, sao cho ?oTinh thần tràn ngập?. Nước Nga - đất nước lạ thường về sự mụ mẫm tinh thần, đất nước của roi vọt, của những kẻ tự thiêu, những kẻ vô thần, đất nước của Kondrati Selivanov và Grigori Rasputin, đất nước của những kẻ mạo xưng và những Pugatsov. Tâm hồn Nga không ngồi yên được một chỗ, nó không phải là tâm hồn thị dân, không phải tâm hồn người địa phương. ở nước Nga, trong tâm hồn dân tộc có một sự kiếm tìm bất tận nào đó, kiếm tìm thành phố vô hình Kitrezh, kiếm tìm ngôi nhà vô hình. Trước tâm hồn Nga mở ra những khoảng xa xăm và không có đường chân trời giới hạn trước đôi mắt tinh thần của nó. Tâm hồn Nga bùng cháy trong sự tìm kiếm rực lửa chân lý, cái chân lý tuyệt đối, chân lý của Chúa và tìm cách cứu vớt toàn thể thế giới và phục sinh cho họ đến cuộc sống mới. Nó vĩnh viễn sầu nhớ về nỗi đớn đau và thống khổ của dân tộc và toàn thế giới, và nỗi khổ não của nó không bao giờ dịu bớt. Tâm hồn ấy mê mẩn giải quyết những vấn đề tối hậu, đeo bám dai dẳng về ý nghĩa của cuộc sống. Trong tâm hồn Nga có tinh thần nổi loạn, không thần phục, sự không nguôi ngoai và không thỏa mãn trước bất kỳ điều gì tạm thời, tương đối và ước lệ. Mọi sự cứ phải đi tiếp, tiếp nữa cho đến tận cùng, đến giới hạn, đến khi ra khỏi ?othế giới? này, mặt đất này, ra khỏi tất cả những gì ràng buộc, hẹp hòi, bản địa. Nhiều lần người ta đã chỉ ra rằng bản thân chủ nghĩa vô thần Nga mang tính tôn giáo. Giới nhân sĩ trong trạng thái anh hùng đã đi thẳng đến cái chết nhân danh những tư tưởng của chủ nghĩa duy vật. Mâu thuẫn kỳ lạ đó sẽ trở nên dễ hiểu, nếu ta nhìn thấy, dưới bộ mặt duy vật, nó khát khao vươn tới cái tuyệt đối. Sự nổi loạn Slavơ là tố chất rực lửa, nhiệt thành không hiểu nổi đối với các chủng tộc khác. Và Bakunin, trong khao khát bốc lửa của mình muốn có một trận hỏa hoạn thế giới, ở đó mọi sự cũ kỹ đều cháy rụi, là một người Nga, người Slavơ, một người theo chủ nghĩa cứu thế. Đó là một trong các luận đề về tâm hồn Nga. Cuộc sống dân tộc Nga cùng với những giáo phái thần bí của nó, cả văn học Nga và tư tưởng Nga, cả số phận khắc nghiệt của các nhà văn Nga và số phận của giới trí thức Nga, vừa bị dứt đứt khỏi nền đất mẹ, vừa đồng thời điển hình dân tộc dường ấy, tất thảy đều cho chúng ta quyền khẳng định cái luận đề rằng nước Nga là đất nước của tự do vô tận và những cõi xa tinh thần, đất nước của những kẻ lãng du, phiêu bạt và tìm kiếm, đất nước nổi loạn và khủng khiếp trong bản năng tự nhiên của mình, trong chất Dionisos dân tộc không muốn biết đến hình dạng.
    Và đây lại là một phản luận đề nữa. Nước Nga là đất nước của chủ nghĩa nô bộc chưa từng thấy và cam chịu khủng khiếp, đất nước đánh mất ý thức về quyền cá nhân và không bảo vệ phẩm giá cá nhân, đất nước của chủ nghĩa bảo thủ trơ ỳ, của sự nô dịch đời sống tôn giáo vào nhà nước, đất nước của lề thói bền vững và tính thể xác nặng nề. Nước Nga - đất nước của các thương nhân đắm mình trong vật chất đè nặng, những kẻ tham lam, trì trệ đến bất động, đất nước của những quan lại chưa bao giờ bước ra khỏi biên giới của vương quốc khép kín và quan liêu vô sinh khí, đất nước của những nông dân không ao ước gì ngoài đất đai và tiếp nhận đạo Ki tô hoàn toàn bề ngoài và vụ lợi, đất nước của giới tăng lữ chìm ngập trong cuộc sống vật chất, đất nước của tín ngưỡng vào nghi lễ, đất nước của giới trí thức hủ lậu và bảo thủ trong tư duy mới được lây nhiễm những tư tưởng duy vật hời hợt nhất. Nước Nga không yêu cái đẹp, sợ cái đẹp, như là một sự xa hoa, không muốn bất kỳ sự dư dật nào. Hầu như không thể xê dịch được nước Nga bởi nó thật nặng nề, thật trơ ỳ, thật lười nhác, thật đắm chìm trong vật chất, thật ngoan ngoãn cam chịu cuộc sống của mình. Tất cả các đẳng cấp của chúng ta, các tầng lớp nền tảng của chúng ta: giới quý tộc, giới thương nhân, nông dân, tăng lữ, quan lại,- tất cả đều không muốn và không thích gập ghềnh; tất cả đều ưa thích ở vùng thấp, trên đồng bằng, muốn ?onhư tất cả mọi người?. Khắp nơi cá nhân bị đè bẹp trong tập thể cố hữu. Các tầng lớp nền tảng của chúng ta đánh mất quyền ý thức và thậm chí cả phẩm giá, họ không muốn có tinh thần sáng tạo và tích cực, luôn trông mong những người khác sẽ làm thay họ tất cả. Ngay chủ nghĩa cách mạng chính trị của chúng ta cũng vì sao đó không tự do, không đơm hoa kết trái và trơ ỳ về mặt tư duy. Giới trí thức dân chủ cấp tiến Nga, với tư cách tầng lớp kết tinh, về mặt tinh thần lại bảo thủ và xa lạ với tự do thực sự; nói đúng hơn nó chỉ nắm bắt cái tư tưởng bình đẳng máy móc, chứ chưa phải là tự do. Một số người có cảm giác nước Nga bị tiền định làm nô lệ và không có lối thoát cho nó đến với cuộc sống tự do. Có thể nghĩ rằng cá nhân còn chưa thức tỉnh không chỉ ở nước Nga bảo thủ, mà cả ở nước Nga cách mạng, rằng nước Nga vẫn còn là đất nước của tập thể vô bản ngã. Nhưng cần phải hiểu rằng tính tập thể Nga xa xưa chỉ là hiện tượng nhất thời trong giai đoạn sơ khởi của tiến hoá tự nhiên, chứ không phải hiện tượng vĩnh cửu của tinh thần.
    (còn tiếp)
  5. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Phải hiểu mối mâu thuẫn bí ẩn này của nước Nga, tính đúng đắn ngang nhau của các luận đề loại trừ lẫn nhau này như thế nào? Và ở đây, cũng như ở khắp nơi, trong vấn đề tự do và nô lệ của tâm hồn Nga, về tính phiêu lãng và tính kém năng động của nó, chúng ta lại va chạm với cái bí mật của mối tương quan giữa nam tính và nữ tính. Cội rễ của những mâu thuẫn sâu sắc ấy nằm trong tính không hòa hợp giữa tính nam và tính nữ trong tinh thần Nga và tính cách Nga. Sự tự do vô hạn lại biến thành sự nô lệ vô hạn, sự phiêu du vĩnh cửu ?" thành sự trì trệ vĩnh cửu, bởi vì tinh thần tự do nam tính chưa chế ngự được tố chất dân tộc nữ tính ở bên trong, từ thẳm sâu của nước Nga. Yếu tố nam tính luôn được chờ đợi từ bên ngoài vào, yếu tố bản ngã còn chưa phát lộ trong chính dân tộc Nga. Từ đây sinh ra sự phụ thuộc vĩnh cửu vào chủng tộc khác. Trong các thuật ngữ triết học, điều đó có nghĩa là nước Nga luôn cảm thấy yếu tố nam tính trong mình là siêu tại, chứ không phải nội tại, đến từ bên ngoài. Gắn liền với điều đó là việc tất cả những gì dũng cảm, giải phóng và tạo dựng ở nước Nga đều tỏ ra dường như không phải chất Nga, mà của nước ngoài, của Tây Âu, Pháp hay Đức, hoặc của Hy Lạp thời xa xưa. Nước Nga dường như bất lực trong việc tự đưa mình vào tồn tại tự do, bất lực trong việc tạo dựng một bản ngã từ mình. ở nước Nga việc quay về ?obản thổ? của chính mình, về tố chất dân tộc của mình rất dễ mang tính lệ thuộc, dẫn tới sự thiếu chủ động, chuyển thành *********. Nước Nga là cô vợ chưa cưới, chờ đợi người chồng tương lai, người phải đến từ tầng cao nào đó, nhưng đến với nó không phải người chồng chưa cưới, mà là một kẻ cầm quyền và điều khiển nó theo kiểu Đức. Trong đời sống tinh thần điều khiển nó lúc là Marx, lúc là Kant, lúc là Steiner, lúc là một ông chồng ngoại quốc nào đó. Nước Nga, đất nước độc đáo là thế, đất nước với tinh thần lạ thường là thế, lại thường xuyên nằm trong quan hệ nô lệ đối với Tây Âu. Nó không học ở phương Tây cái gì tốt và cần thiết, không hội nhập với văn hoá châu Âu, điều sẽ giúp ích cho nó, mà phụ thuộc một cách nô lệ vào phương Tây, hoặc đả phá phương Tây, phủ nhận văn hóa trong thứ phản ứng dân tộc hoang dại. Thần Apollon, vị thần nam tính không thể nào phù hợp với nước Nga mang tính Dionisos. Tính Dionisos Nga ?" là tính man dại, chứ không phải tính Hy Lạp. Cả ở các nước khác cũng có thể tìm thấy những điều trái ngược, nhưng chỉ ở Nga luận đề mới trở thành phản luận đề, nhà nước quan liêu được sinh ra từ chủ nghĩa vô chính phủ, sự nô lệ sinh ra từ tự do, chủ nghĩa dân tộc cực đoan sinh ra từ chủ nghĩa siêu dân tộc. Chỉ có một cách ra khỏi cái vòng không lối thoát đó: phát lộ trong chính bản thân nước Nga, trong lòng sâu tinh thần của nó cái nhân tố nam tính, nhân tố bản ngã, tạo dựng, và chế ngự tố chất dân tộc, làm thức tỉnh bên trong ý thức nam tính soi rọi ánh sáng.
    Chiến tranh thế giới đã lôi cuốn tất cả các chủng tộc và các khu vực của trái đất vào vòng quay máu me của nó, phải làm nảy sinh ý thức vững chắc về sự thống nhất của toàn nhân loại trong khổ đau xương máu. Văn hóa sẽ không còn là ngoại lệ của châu Âu, mà trở thành phổ quát, của thế giới. Và nước Nga, giữ vị trí trung gian giữa Đông và Tây, là Đông-Tây, có sứ mệnh đóng vai trò vĩ đại trong việc đưa nhân loại vào một khối thống nhất. Chiến tranh thế giới dẫn dắt chúng ta đến vấn đề chủ nghĩa cứu thế Nga một cách thực tiễn.
    Ý thức cứu thế chủ nghĩa không phải là ý thức dân tộc chủ nghĩa; nó đối lập sâu sắc với chủ nghĩa dân tộc; đó là ý thức phổ quát. Ý thức cứu thế có nguồn gốc từ ý thức tôn giáo của dân tộc Do Thái, trong trải nghiệm của dân tộc Israel về sự đặc tuyển của Chúa và tính duy nhất của mình. ý thức cứu thế là ý thức của dân tộc được Chúa lựa chọn, của dân tộc trong đó Chúa Cứu thế nhất định sẽ xuất hiện và qua đó thế giới sẽ được giải cứu. Dân tộc được Chúa đặc tuyển là vị cứu thế giữa các dân tộc, dân tộc duy nhất có sứ mệnh và thiên chức cứu thế. Tất cả các dân tộc khác chỉ là các dân tộc thấp kém, không được lựa chọn, các dân tộc có số phận bình thường, không thần bí. Tất cả các dân tộc đều có sứ mệnh của mình, có nhiệm vụ của mình trong thế giới, nhưng chỉ có một dân tộc có thể được chọn cho mục đích cứu thế. Dân tộc có ý thức và nhiệm vụ cứu thế chỉ có một, giống như chỉ có một Đấng Cứu thế. Ý thức cứu thế là ý thức mang tính thế giới và siêu dân tộc. Ở đây có sự tương đồng với tư tưởng của đế chế La Mã, một đế chế cũng phổ quát và siêu dân tộc, giống như chủ nghĩa cứu thế Do Thái cổ. Ý thức cứu thế của người Do Thái mang tính toàn thế giới với những kỳ vọng của nó đã được biện minh bằng việc Đấng Cứu thế xuất hiện từ trong lòng dân tộc đó, dù rằng cũng bị chính dân tộc ấy chối bỏ. Nhưng, sau sự xuất hiện của Đức Ki tô, chủ nghĩa cứu thế với ý nghĩa Do Thái cổ đã trở nên không thể đối với thế giới Ki tô giáo. Đối với tín đồ Ki tô giáo thì không có tín đồ Hy Lạp, cũng như không có tín đồ Do Thái giáo. Không thể có trong thế giới Ki tô giáo một dân tộc được Chúa tuyển chọn. Đức Ki tô đến với tất cả các dân tộc và các dân tộc đều có số phận và vận mệnh của mình trước sự phán xử của ý thức Ki tô giáo. Đạo Ki tô, không cho phép một địa vị độc tôn dân tộc và lòng tự cao dân tộc, đã phê phán cái ý thức theo đó dân tộc của tôi cao hơn các dân tộc khác và là dân tộc sùng đạo duy nhất. Đạo Ki tô là sự khẳng định tối hậu tính thống nhất của nhân loại, khẳng định tinh thần toàn nhân loại và toàn thế giới. Và điều đó cũng được thế giới Công giáo ý thức đầy đủ, mặc dù có cố kết với những hiện tượng lịch sử-hiện thân tương đối (chế độ giáo hoàng). Ý thức cứu thế là ý thức tiên tri, dự cảm cứu thế là dự cảm tiên tri. Trong đó có vị mặn của đời sống tôn giáo, vị mặn đó được tiếp nhận từ dân tộc Do Thái. Ý thức cứu thế tiên tri đó không biến mất trong thế giới Ki tô giáo, nhưng nó biến hoá và cải dạng. Ngay trong thế giới Ki tô giáo có thể có chủ nghĩa cứu thế, có ý thức về sứ mệnh tôn giáo độc tôn của một dân tộc nào đó, có thể có niềm tin rằng thông qua dân tộc này tiếng nói của một mặc khải mới sẽ được phát ra cho thế giới. Nhưng chủ nghĩa cứu thế Ki tô giáo phải được thanh lọc khỏi bất kỳ sự đề cao và tự phụ dân tộc phi Ki tô giáo nào, khỏi một mặt là sự lặp lại con đường của chủ nghĩa cứu thế Do Thái cổ và mặt khác là chủ nghĩa dân tộc đặc quyền mới. Ý thức cứu thế Ki tô giáo không thể là việc khẳng định rằng chỉ một dân tộc Nga có sứ mệnh tôn giáo vĩ đại, rằng một mình nó là dân tộc Ki tô giáo, rằng một mình nó được đặc tuyển cho số phận và vận mệnh của Chúa Ki tô, còn tất cả các dân tộc còn lại là những dân tộc thấp kém, không phải Ki tô giáo và bị tước mất sứ mệnh tôn giáo. Trong thái độ tự phụ như thế chẳng có gì là của Chúa Ki tô cả. Cũng chẳng có gì của Chúa Ki tô trong điệp khúc vĩnh cửu của những kẻ Slavơ chủ nghĩa về sự mục nát của phương Tây và sự thiếu vắng ở đó đời sống Ki tô giáo. Sự Do Thái hóa Ki tô giáo như vậy đưa chúng ta từ Tân ước trở về Cựu ước. Chủ nghĩa Do Thái trong Ki tô giáo là mối hiểm hoạ rình rập mà chúng ta cần thanh lọc khỏi nó. Còn bất kỳ chủ nghĩa dân tộc tôn giáo tự tôn nào, bất kỳ sự tự phụ dân tộc tôn giáo nào cũng là chủ nghĩa Do Thái trong Ki tô giáo. Việc dân tộc hóa cực đoan nhà thờ cũng chính là chủ nghĩa Do Thái bên trong Ki tô giáo. Ngay trong Ki tô giáo Nga cũng có nhiều yếu tố Do Thái giáo, nhiều yếu tố Cựu ước.
    Ý thức cứu thế Ki tô giáo chỉ có thể là ý thức rằng, trong thời đại đang tới của thế giới, nước Nga có sứ mệnh nói tiếng nói mới của mình với thế giới, cũng như thế giới La Tinh và thế giới Đức đã từng nói điều đó. Chủng tộc Slavơ, đứng đầu là nước Nga, phải bộc lộ những tiềm năng tinh thần của mình, thể hiện tinh thần tiên tri của mình. Chủng tộc Slavơ bước lên thay thế các chủng tộc khác đã đóng xong vai trò, đã có thiên hướng suy tàn; nó là chủng tộc của tương lai. Tất cả các dân tộc vĩ đại đều trải qua ý thức cứu thế. Điều đó rơi vào các giai đoạn cao trào tinh thần đặc biệt, khi các dân tộc đó được đòi hỏi thực hiện điều gì đó vĩ đại và mới mẻ cho thế giới, thông qua số phận lịch sử của mình. Ý thức cứu thế đó đã từng có ở nước Đức hồi đầu thế kỷ XIX. Còn bây giờ chúng ta có mặt ở giai đoạn cuối của chủ nghĩa cứu thế Đức, khi nó đã hoàn toàn cạn kiệt sức mạnh tinh thần của mình. Trong lịch sử thế giới Ki tô giáo không một dân tộc nào được Chúa đặc tuyển, nhưng các dân tộc khác nhau vào các thời gian khác nhau được lựa chọn cho sứ mệnh vĩ đại để phát lộ tinh thần. Ở nước Nga từ lâu đã nảy sinh dự cảm tiên tri rằng giờ khắc lịch sử sẽ đến, khi nó được huy động cho những phát lộ tinh thần vĩ đại, khi trung tâm của đời sống tinh thần thế giới sẽ thuộc về nó. Đó không phải là chủ nghĩa cứu thế Do Thái. Dự cảm tiên tri này không loại trừ sự tuyển lựa và sứ mệnh vĩ đại của các dân tộc khác; nó chỉ là việc tiếp tục và hoàn thành sự nghiệp mà tất cả các dân tộc trong thế giới Ki tô giáo đã tạo dựng. Ý thức cứu thế Nga đó có bị vẩn đục, bị cầm tù bởi tố chất dân tộc đa thần giáo và bị méo mó bởi các tàn tích của ý thức Do Thái giáo. Ý thức Nga cần được lọc sạch và giải phóng khỏi sự cầm tù đa thần giáo và Do Thái giáo ấy. Mà điều đó có nghĩa là tư duy dân tộc Nga và cuộc sống Nga cần được giải phóng triệt để khỏi những khía cạnh vô sinh khí và gây tê liệt của chủ nghĩa Slavơ, không chỉ về mặt chính thống, mà cả về mặt dân tộc. Trong chủ nghĩa Slavơ có chân lý của mình, chân lý đó luôn luôn được đặt đối lập rất đúng với óc sùng bái phương Tây. Nó sẽ được lưu giữ lại. Nhưng còn nhiều điều hư trá và giả hiệu, nhiều sự lệ thuộc vào đời sống vật chất, nhiều ?osự lừa dối để đề cao? và sự lý tưởng hóa kìm hãm đời sống tinh thần.
    (còn tiếp)
  6. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga không thể xác định mình là phương Đông, và đối lập mình với phương Tây. Nước Nga cần ý thức mình cũng là phương Tây, một phương Tây của phương Đông, người liên kết hai thế giới, chứ không phải người chia rẽ. Vl. Soloviev đã đoạn tuyệt về mặt tinh thần với chủ nghĩa Slavơ cũ, với chủ nghĩa dân tộc giả hiệu và chủ nghĩa phương Đông độc tôn của nó. Và sau sự nghiệp của Vl. Soloviev, tinh thần phổ quát Ki tô giáo phải được coi là khẳng định cuối cùng của ý thức. Mọi chủ nghĩa phân lập về thực chất không phải là bản chất của đạo Ki tô. Sự thống trị độc tôn của tố chất phương Đông ở Nga luôn luôn là nô lệ cho yếu tố tự nhiên nữ tính và kết thúc bằng vương quốc của hỗn loạn, khi thì *********, khi thì cách mạng [1]. Nước Nga, như một phương Đông tự khẳng định mình, một nước Nga tự mãn dân tộc và độc tôn - đã bao hàm sự không phát lộ, không khai mở được yếu tố nam tính, yếu tố ngã thể và nhân loại, thể hiện sự lệ thuộc vào yếu tố tự nhiên tự phát, yếu tố huyết thống dân tộc, truyền thống phong tục. Trong ý thức tôn giáo điều đó có nghĩa là sự tuyệt đối hóa và thần thánh hóa cái thể xác tương đối, sự thoả mãn với hơi ấm sinh vật của huyết thống dân tộc. Ở đây ẩn chứa sự cám dỗ vĩnh cửu và mối hiểm hoạ vĩ đại cho nước Nga. Nữ tính của những người Slavơ khiến cho họ nhạy cảm đến thần bí, có khả năng lắng nghe những tiếng nói nội tâm. Nhưng sự thống trị độc tôn của tố chất nữ cản trở họ hoàn thành sứ mệnh của mình trong thế giới. Chủ nghĩa cứu thế Nga cần một tinh thần nam nhi,- thiếu điều đó thì mãi mãi nó vẫn bị sa vào bản tính nguyên thuỷ lệ thuộc và kìm hãm đó của mảnh đất Nga đang chờ đợi được tỏa sáng và lập dựng. Nhưng sự cáo chung của chủ nghĩa Slavơ cũng là sự cáo chung của cả chủ nghĩa phương Tây, sự cáo chung của chính sự đối lập phương Đông và phương Tây. Ngay trong chủ nghĩa phương Tây cũng có tính phân lập và chủ nghĩa địa phương, và không có tinh thần thế giới. Chủ nghĩa phương Tây thể hiện thái độ thiếu lành mạnh và thiếu dũng khí nào đó đối với phương Tây, sự mất tự do nào đó và sự bất lực muốn cảm thấy mình là sức mạnh hữu hiệu cả đối với chính phương Tây. Tinh thần tự ý thức Nga không thể mang tính Slavơ chủ nghĩa, cũng như không thể mang tính phương Tây chủ nghĩa, bởi vì cả hai hình thức đó đều bao hàm sự chưa trưởng thành của dân tộc Nga, sự chưa chín muồi của nó đối với đời sống thế giới, với vai trò thế giới. Tại phương Tây không thể có chủ nghĩa Tây phương, ở đó không thể có mơ ước ấy về phương Tây, như một trạng thái tối cao nào đó. Trạng thái tối cao không phải là phương Tây, cũng như không phải phương Đông; nó không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì thuộc về địa lý hay vật chất. Chiến tranh thế giới phải khắc phục sự tồn tại của nước Nga, như một phương Đông ngoại biệt, và sự tồn tại của châu Âu, như một phương Tây ngoại biệt. Nhân loại sẽ bước ra khỏi những giới hạn ấy. Nước Nga sẽ bước vào đời sống thế giới với sức mạnh quyết định. Nhưng vai trò thế giới của nước Nga đòi hỏi phải đánh thức trong nó tính tích cực sáng tạo của con người, vượt ra khỏi trạng thái thụ động và hoà tan. Ngay trong Dostoievski, con người luôn luôn lưỡng phân, đã có sự tiên tri về mặc khải của con người, một nhận thức nhân học sâu sắc phi thường. Chủ nghĩa cứu thế Nga đích thực đòi hỏi giải phóng đời sống tôn giáo, đời sống tinh thần khỏi sự nô dịch một chiều vào các yếu tố dân tộc và nhà nước, khỏi bất kỳ sự cùm xích nào vào đời sống vật chất. Nước Nga phải trải qua công cuộc giải phóng tôn giáo cá nhân. Chủ nghĩa cứu thế Nga trước hết dựa trên tính phiêu lãng, tính tha phương và tìm kiếm, dựa trên tính nổi loạn Nga và sự không nguôi ngoai tinh thần, dựa trên nước Nga tiên tri, trên những người Nga không có thành quốc của mình, những người đang tìm kiếm thành quốc tương lai. Chủ nghĩa cứu thế Nga không thể gắn với nước Nga đời thường, trì trệ, thủ cựu, với nước Nga nặng nề trong dòng máu dân tộc, với nước Nga gìn giữ lòng tin vào nghi lễ, với những người Nga thoả mãn với thành quốc của mình, thành quốc đa thần giáo, và sợ hãi thành quốc tương lai.
    Tất cả sự độc đáo của thần bí học Slavơ và Nga là nằm trong sự tìm kiếm thành quốc của Chúa, thành quốc của tương lai, trong việc chờ đợi sự giáng thế của Jerusalem Thiên đường, trong khát vọng cứu rỗi tất cả và vì hạnh phúc của mọi người, trong tâm trạng khải huyền. Những chờ đợi khải huyền, tiên tri ấy đối lập với cảm giác rằng người Nga đã có thành quốc của mình, và thành quốc đó là ?onước Nga thánh thiện?. Mà trong cảm giác đời thường và thoả mãn này ở mức độ đáng kể đã tạo nên cốt lõi cho chủ nghĩa Slavơ, cũng như toàn bộ hệ tư tưởng dân tộc-tôn giáo cánh hữu của chúng ta. Tôn giáo tế lễ,- muốn gìn giữ những gì đã có, xung đột trong tinh thần Nga với tôn giáo tiên tri, - muốn tìm kiếm chân lý tương lai. Đây là một trong những mâu thuẫn gốc rễ của nước Nga. Và nếu có thể dẫn ra nhiều chứng cớ bảo vệ luận điểm rằng nước Nga là đất nước chủ yếu bảo tồn thánh địa tôn giáo và sứ mệnh tôn giáo của nó là nằm ở đó, thì cũng có thể dẫn ra không ít hơn chứng cớ để bảo vệ cái phản luận đề rằng nước Nga phần nhiều là đất nước kiềm hóa tôn giáo, đất nước của khao khát tinh thần, của những linh cảm và chờ đợi tiên tri. Tính trái nghịch tôn giáo đó của nước Nga được thể hiện qua Dostoievski. Ông có hai bộ mặt: một bộ mặt hướng về sự bảo lưu, sự câu nệ đời sống tôn giáo-dân tộc, được mạo xưng là đời sống đích thực,- là hình ảnh của no đủ tinh thần, còn bộ mặt kia ?" tiên tri, hướng tới thành quốc tương lai, - hình ảnh của đói khát tinh thần. Mối mâu thuẫn và đối kháng giữa no đủ tinh thần và đói khát tinh thần là mâu thuẫn chủ yếu của nước Nga, và từ đó giải thích được nhiều mâu thuẫn khác. Sự no đủ tinh thần khiến nó thụ động quay về với tố chất dân tộc nữ tính. Đó không phải là sự no nê món ăn Thần thánh nữa, đó vẫn còn là sự no nê tự nhiên. Sự đói khát tinh thần, không thoả mãn dưỡng chất dân tộc tự nhiên, là dấu hiệu giải phóng của yếu tố nam tính trong cá nhân. Chính mối mâu thuẫn đó, mà chúng ta đã thấy trong thiên tài dân tộc Dostoievski, chúng ta cũng thấy cả trong đời sống dân tộc Nga, trong đó luôn luôn nổi rõ hai bộ mặt. Sự no đủ tinh thần, sự bảo tồn cái cũ, cách hiểu đời thường và nghi thức bề ngoài đạo Ki tô ?" là một bộ mặt của đời sống tôn giáo dân tộc. Sự đói khát tinh thần, những linh cảm tiên tri, sự thâm trầm thần bí trên thượng tầng của Chính giáo ở một số giáo phái ly khai và phân liệt của chúng ta, trong chủ nghĩa phiêu lãng ?" là bộ mặt khác của đời sống tôn giáo dân tộc. Phép thần bí Nga, chủ nghĩa cứu thế Nga gắn liền với bộ mặt thứ hai của nước Nga, với sự đói khát tinh thần của nó và với khát vọng tìm ra chân lý thiêng liêng trên mặt đất cũng như trên nước Trời. Tâm trạng khải huyền làm cho phép thần bí Nga khác biệt sâu sắc với thần bí học Đức, nền thần bí học ấy chỉ là sự chìm đắm sâu vào trong tinh thần và chưa bao giờ là khát vọng hướng tới thành quốc của Chúa, tới kết thúc, tới cải hóa thế giới. Nhưng tâm trạng khải huyền Nga có thiên hướng mạnh mẽ của thụ động, của chờ đợi, của nữ tính. ở đây thể hiện đặc điểm đặc trưng của tinh thần Nga. Tâm hồn tiên tri Nga cảm thấy trong mình những dòng mạch thần bí xuyên suốt. Trong đời sống nhân dân điều đó nằm dưới dạng nỗi sợ hãi vì chờ đợi sự xuất hiện của kẻ phản Chúa. Gần đây những cảm xúc tôn giáo đích thực dân tộc thấm sâu cả vào các trào lưu văn hóa triết học-tôn giáo của chúng ta, nhưng đã ở dưới dạng phản chiếu và phần nào cách điệu hóa, nhân tạo hóa. Thậm chí đã hình thành một sự sùng bái thẩm mỹ các nỗi sợ hãi và kinh hoàng tôn giáo, như dấu hiệu chính xác của tâm trạng thần bí. Và ở đây lại thiếu vắng cái tinh thần nam tính, tích cực và sáng tạo đó, thứ cần thiết hơn bao giờ hết đối với nước Nga để hoàn thành nhiệm vụ thế giới mà nó mang sứ mệnh. Nước Nga tiên tri phải chuyển từ chờ đợi sang sáng tạo, từ sự sợ hãi khủng khiếp sang táo bạo tinh thần. Rất hiển nhiên là nước Nga không phải được dành cho sự no ấm, đầy đủ thể xác và tinh thần, cho việc củng cố hình hài cũ của thế giới. Nó không có năng khiếu tạo dựng một nền văn hoá trung bình, và với điều đó nó thực sự khác rất xa với các nước phương Tây, khác không phải bởi sự chậm tiến của mình, mà bởi tinh thần của mình.
    Ở đây là bí mật của tinh thần Nga. Tinh thần ấy khát khao vươn tới cái tận cùng và tối hậu, cái tuyệt đối trong mọi sự; tới tự do tuyệt đối và tình yêu tuyệt đối. Nhưng trong quá trình lịch sử tự nhiên cái tương đối và trung bình lại ngự trị. Và vì thế nỗi khát khao tự do tuyệt đối Nga trên thực tế thường dẫn tới sự nô lệ trong cái tương đối và trung bình, và khát vọng tình yêu tuyệt đối Nga lại trở thành sự thù địch và căm ghét [2]. Đối với người Nga đặc trưng là một sự bất lực nào đó, sự thiếu năng lực nào đó trong mọi sự có tính tương đối và trung bình. Mà toàn bộ lịch sử văn hóa và xã hội nói chung là ở trạng thái tương đối và trung bình; nó không tuyệt đối và không kết thúc. Vì Vương quốc của Chúa Trời là vương quốc của cái tuyệt đối và kết thúc, cho nên người Nga dễ cống nạp tất cả những gì tương đối và trung bình cho quyền lực của vương quốc quỷ dữ. Đặc điểm đó rất dân tộc Nga. Người Nga khó đạt được cho mình tự do xã hội tương đối không chỉ vì trong bản tính Nga có tính thụ động và kìm nén, mà còn bởi tinh thần Nga luôn khát khao tự do tuyệt đối Thánh thần. Chính vì thế người Nga khó mà tạo dựng một nền văn hóa tương đối, cái nền văn hóa luôn là sự nghiệp gần cuối cùng, chứ chưa phải là cuối cùng. Người Nga thường xuyên bị nô lệ cho cái trung bình và tương đối, và biện hộ về điều đó rằng trong cái tối hậu và tuyệt đối họ hoàn toàn tự do. Tại đây ẩn giấu một trong các động cơ sâu xa nhất của chủ nghĩa Slavơ. Những người Slavơ chủ nghĩa muốn để lại cho dân tộc Nga sự tự do của lương tâm tôn giáo, tự do suy nghĩ, tự do tinh thần, còn toàn bộ đời sống còn lại thì cống hiến cho quyền lực của thứ sức mạnh chi phối dân tộc Nga vô hạn độ. Dostoievski trong truyền thuyết về ?oVị quan toà giáo hội Vĩ đại? đã tuyên truyền một sự tự do tinh thần chưa từng thấy, một tự do tôn giáo tuyệt đối trong Chúa Ki tô. Nhưng chính Dostoievski cũng sẵn sàng không chỉ nhẫn nhịn cam chịu, mà còn bảo vệ sự nô lệ xã hội. Theo một cách khác, nhưng vẫn cái đặc điểm Nga đó thể hiện cả ở những nhà cách mạng tối đa chủ nghĩa của chúng ta, những người đòi hỏi sự tuyệt đối trong bất kỳ xã hội tương đối nào và không có khả năng tạo dựng xã hội tự do. Tại đây chúng ta từ một hướng mới tiến đến những mâu thuẫn cơ bản của nước Nga. Đó vẫn là tình trạng tách rời giữa yếu tố nam tính và nữ tính đó trong sâu thẳm của tố chất Nga và tinh thần Nga. Tinh thần Nga, luôn khao khát cái tuyệt đối trong mọi sự, không làm chủ được môi trường nam tính của cái tương đối và trung bình, và ngả theo quyền lực của các thế lực bên ngoài. Trong thứ văn hoá trung bình như vậy nó luôn sẵn sàng tuân theo quyền lực của chủ nghĩa Đức quốc, của triết học và khoa học Đức. Điều đó cũng xảy ra trong lĩnh vực nhà nước, thực chất là trung bình và tương đối. Tinh thần Nga mong muốn một nhà nước thánh thiện trong tính tuyệt đối, lại sẵn sàng dung hòa với một nhà nước dã thú trong sự tương đối. Nó ước muốn sự thánh thiện trong cuộc sống tuyệt đối và chỉ có sự thánh thiện quyến rũ nó, nhưng nó lại sẵn sàng sống chung với bẩn thỉu và thấp kém trong cuộc sống tương đối. Vì thế nước Nga thánh thiện luôn luôn có mặt trái của mình là nước Nga dã man. Nước Nga dường như luôn luôn chỉ muốn cái tuyệt trần hoặc tàn bạo, và chưa phát lộ hết trong mình chất con người. Tính thánh thiện tuyệt trần và sự thấp kém dã thú - đó là những dao động vĩnh cửu của dân tộc Nga mà những dân tộc phương Tây trung bình hơn không biết đến. Con người Nga say mê chất thánh thiện, nhưng nó cũng say mê tội lỗi, sự thấp hèn. Tính tội lỗi khiêm nhường, không dám vươn quá cao, thật đặc trưng cho tính tôn giáo Nga. Ở đây toát lên cảm giác sung sướng được đắm chìm trong máu thịt ấm áp của dân tộc, trong môi trường đất đai dưới thấp. Và thế là chính chất tiên tri, chất cứu thế trong tinh thần Nga, cái khát khao của nó vươn tới tính tuyệt đối, khát khao cải cách lại biến thành một sự nô lệ nào đó.
    Chú thích:
    [1] Trong cách mạng Nga chúng ta cũng nhìn thấy sự thống trị của yếu tố đặc biệt phương Đông, khước từ các chuẩn mực văn minh hoá và mở đường cho sự hỗn loạn.
    [2] Cách mạng Nga đã chứng tỏ một cách thực tiễn tất cả mối nguy hiểm của chủ nghĩa tuyệt đối Nga.
    (còn tiếp)
  7. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Bản tính Nga đòi hỏi một Vị Chúa tạo dựng và soi sáng. Sự thiếu hụt tính cách nam tính và sự tôi luyện cá nhân, những điều được nhào nặn ở phương Tây qua giới hiệp sĩ,- là nhược điểm nguy hiểm nhất của người Nga, dân tộc Nga và giới trí thức Nga. Bản thân tình yêu của con người Nga với mảnh đất quê hương cũng mang một hình thức cản trở sự phát triển của tinh thần nam tính bản ngã. Nhân danh tình yêu ấy, nhân danh sự gắn bó với lòng mẹ, yếu tố hiệp sĩ bị chối bỏ ở nước Nga. Tinh thần Nga bị quấn chặt trong vỏ bọc bền chắc của bà mẹ dân tộc, nó chìm nghỉm trong xác thịt ấm áp và ướt át. Tâm hồn Nga, mà tất cả đều biết rõ, gắn chặt với hơi ấm và sự ướt át này; trong nó vẫn còn nhiều chất xác thịt và chưa đủ chất tinh thần. Nhưng máu và thịt không được hưởng sự vĩnh cửu, và chỉ nước Nga tinh thần mới có thể vĩnh cửu. Nước Nga tinh thần có thể được phát lộ chỉ bằng con đường hy sinh dũng cảm đời sống ấm áp sinh vật của xác thịt huyết thống tập thể. Bí mật của nước Nga chỉ có thể giải đáp bằng cách giải phóng nó khỏi sự nô lệ vào những bản năng tăm tối. Trong ngọn lửa thanh lọc của đám cháy thế giới nhiều thứ sẽ bị cháy trụi, những phục sức vật chất cũ nát của thế giới và con người sẽ cháy thành tro. Và khi đó sự phục sinh của nước Nga tới cuộc sống mới chỉ có thể gắn với những con đường dũng cảm, tích cực và sáng tạo của tinh thần, với sự mặc khải Chúa Ki tô trong mỗi con người và dân tộc, chứ không phải với bản năng giống nòi tự nhiên, vĩnh viễn quyến rũ và nô lệ. Đó là chiến thắng của ngọn lửa tinh thần trước sự ướt át và ấm áp của xác thịt tâm hồn. Ở nước Nga, do tính chất tôn giáo luôn luôn hướng tới cái tuyệt đối và cái kết thúc của nó, yếu tố con người không thể phát lộ dưới hình thức chủ nghĩa nhân văn, nghĩa là phi tôn giáo. Và cả ở phương Tây chủ nghĩa nhân văn cũng đã cạn kiệt sức lực, lỗi thời, đi đến cuộc khủng hoảng mà nhân loại phương Tây đang đau đớn kiếm tìm lối thóat. Nước Nga không thể bắt chước muộn mằn chủ nghĩa nhân văn phương Tây. Ở nước Nga sự mặc khải của con người chỉ có thể là mặc khải tôn giáo, chỉ có thể là sự phát lộ con người nội tâm, chứ không phải con người bề ngoài, chỉ ở bên trong Chúa Ki tô. Tinh thần tuyệt đối của nước Nga là như vậy, trong đó tất cả đều phải xuất phát từ nội tại, chứ không phải từ bên ngoài. Sứ mệnh của chủng tộc Slavơ là như vậy. Chỉ có thể tin vào điều đó, chứ không thể chứng minh được nó.
    (còn tiếp)
  8. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga
    Dostoievski là con người Nga và nhà văn Nga đến tận cùng sâu thẳm. Không thể hình dung nổi ông bên ngoài nước Nga. Qua ông có thể giải đoán được tâm hồn Nga. Và bản thân ông là một câu đố về bản tính Nga. Ông hoà trộn trong mình tất cả sự mâu thuẫn của bản tính ấy. Qua Dostoievski người phương Tây nhận biết được nước Nga. Nhưng Dostoievski không chỉ phản ánh cấu trúc của tâm hồn Nga và hiểu rõ nó, ông còn là người tuyên truyền có ý thức về tư tưởng Nga và ý thức dân tộc Nga. Và trong ông phản ánh tất cả sự trái nghịch và mọi bệnh tật của ý thức dân tộc chúng ta. Có thể phát hiện tính khiêm nhường Nga và tính tự phụ Nga, tính toàn nhân loại Nga và tính ngoại biệt dân tộc Nga trong Dostoievski, khi ông trở thành người truyền bá cho tư tưởng Nga. Trong những lời ca ngợi của ông về Puskin, khi Dostoievski kêu gọi nhân dân Nga: ?oHãy nhẫn nhịn, hỡi con người kiêu hãnh?, thì tính nhẫn nhịn mà ông kêu gọi không phải là sự nhẫn nhịn thông thường. Ông coi nhân dân Nga là dân tộc khiêm nhường nhất thế giới. Nhưng ông cũng kiêu hãnh về sự khiêm nhường đó. Và những người Nga cũng thường kiêu hãnh về đức khiêm nhường đặc biệt của mình. Dostoievski coi dân tộc Nga là ?odân tộc mang danh Chúa?, ?odân tộc mang danh Chúa? duy nhất. Nhưng ý thức cứu thế độc tôn đó không thể được gọi là ý thức khiêm nhường. Trong nó hồi sinh cảm giác tự thân và ý thức tự ngã cổ xưa của dân tộc Do Thái. Thái độ của Dostoievski đối với châu Âu cũng lưỡng phân và mâu thuẫn như thế. Chúng ta sẽ thấy Dostoievski là nhà ái quốc thực sự của châu Âu, của các di tích và những thánh địa vĩ đại của nó, ông có những lời rất đỗi kinh ngạc về châu Âu mà không một người sùng phương Tây nào nói lên được. Trong thái độ của ông đối với châu Âu toát lên tính nhân loại của tinh thần Nga, khả năng của con người Nga trải nghiệm tất cả những gì vĩ đại xảy ra trên thế giới như với những điều thân thuộc của chính mình. Nhưng ông cũng phủ định việc các dân tộc châu Âu là các dân tộc Ki tô giáo, ông đã tuyên bản án tử hình cho châu Âu. Ông là một người sô-vanh chủ nghĩa. Và có nhiều điểm không công bằng trong các phán xét của ông về các dân tộc khác, ví dụ, về người Pháp, người Ba Lan và người Do Thái. Cảm giác tự thân và ý thức tự ngã của dân tộc Nga luôn luôn là như vậy, nó lúc thì phủ định thái quá tất cả những gì là Nga và thể hiện sự chối bỏ Tổ quốc và mảnh đất quê hương mình, lúc thì khẳng định hoàn toàn những gì mang tính Nga trong sự độc tôn và khi đó tất cả các dân tộc khác trên thế giới đã thuộc về các chủng tộc hạ đẳng. Trong ý thức dân tộc của chúng ta không bao giờ có mức độ, không bao giờ có sự tự tin bình tĩnh và sự kiên định không vướng bận những lo lắng và bất ổn tâm thần. Cả trong thiên tài vĩ đại nhất của chúng ta - Dostoievski - cũng không có sự kiên định đó, không có ý thức dân tộc chín muồi, nam nhi về mặt tinh thần, cũng toát lên căn bệnh của tinh thần dân tộc của chúng ta.
    Kết cấu của tâm hồn Nga cũng khác một cách rất độc đáo với kết cấu tâm hồn người phương Tây. Trong phương Đông Nga phát lộ một thế giới rộng lớn, có thể đối trọng với toàn bộ thế giới phương Tây, với tất cả các dân tộc châu Âu. Và những người nhạy cảm ở phương Tây hiểu rất rõ điều đó. Họ bị hấp dẫn bởi câu đố về phương Đông Nga. Nước Nga là một bình nguyên vĩ đại với những khoảng không vô bờ bến. Trên mặt đất Nga không có những hình dạng được khắc hoạ sắc nét, không có các đường ranh giới. Trong kết cấu của đất đai Nga không có nhiều phức hợp đa dạng giữa núi đồi và thung lũng, không có giới hạn xác định hình dạng của từng khu vực. Địa hình tự nhiên Nga trải rộng theo đồng bằng, nó luôn trải dài đến bất tận. Và trong địa lý của đất đai Nga có sự tương hợp với kết cấu địa lý của tâm hồn Nga. Kết cấu đất đai, địa lý dân tộc luôn chỉ là biểu hiện tượng trưng cho kết cấu tâm hồn của dân tộc, chỉ là địa lý của tâm hồn. Mọi thứ bên ngoài luôn chỉ là biểu hiện của cái bên trong, chỉ là biểu tượng của tinh thần. Và tính bằng phẳng của đất đai Nga, tính vô ranh giới của nó, tính bất tận của các khoảng không, tính bột phát chưa định hình của nó chỉ là biểu hiện của tính bằng phẳng, tính vô giới hạn của tâm hồn Nga, các khoảng không vô tận của nó, sự phụ thuộc của nó vào tố chất dân tộc chưa định hình. Tất cả những điều đó chỉ là biểu tượng của tự nhiên trong con người Nga. Không phải vô cớ một dân tộc chỉ sống được trong một thiên nhiên này hay thiên nhiên khác, trên mảnh đất này hay mảnh đất khác. Ở đây có mối quan hệ bên trong. Bản thân thiên nhiên, bản thân đất đai được xác định là khuynh hướng căn bản của tâm hồn dân tộc. Các bình nguyên Nga, cũng như các mương xói Nga - đều là biểu tượng của tâm hồn Nga. Trong toàn bộ kết cấu đất đai Nga toát lên cái khó khăn cho con người chinh phục mảnh đất đó, ban hình dạng cho nó, bắt nó chịu theo canh tác. Con người Nga nằm trong quyền lực của thiên nhiên của mình, trong quyền lực của đất đai, trong quyền lực của môi trường tự nhiên. Điều đó có nghĩa là trong kết cấu tâm hồn con người Nga hình thức không chi phối được nội dung, tố chất thể xác-tâm hồn không chi phối được tinh thần. Trong ngay kết cấu của đất đai Nga bộc lộ cái khó khăn cho con người Nga về kỷ luật tự giác tinh thần. Tâm hồn nó trôi nổi trên bình nguyên bất tận, phiêu du đến những khoảng xa xăm vô tận. Chốn xa xăm, sự vô tận quyến rũ tâm hồn Nga. Nó không thể sống trong giới hạn và trong hình dạng, trong sự phân định của văn hóa, tâm hồn đó khao khát đến cái kết thúc và tận cùng, bởi vì nó chưa biết đến ranh giới và hình dạng của cuộc sống, chưa gặp những đường nét và giới hạn của kỷ luật trong kết cấu đất đai của mình, trong thiên nhiên của mình. Đó là tâm hồn tận thế luận xét theo tâm trạng và chí hướng cơ bản của nó. Một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm với những dòng mạch thần bí và khải huyền. Nó không bị biến thành pháo đài, như tâm hồn con người châu Âu, không bị bao bọc bằng nước thép của kỷ luật tôn giáo và văn hóa. Tâm hồn đó rộng mở cho mọi khoảng không, khát khao tới xa tắp tận cùng của lịch sử. Nó dễ dàng dứt bỏ mọi mảnh đất và phiêu du trong cơn lốc xoáy hoang dại đến khoảng xa tít tắp. Trong nó có thiên hướng phiêu lãng trên khắp các bình nguyên bao la của đất đai Nga. Sự thiếu hụt hình thức, sự yếu ớt về kỷ luật dẫn đến việc trong con người Nga không có bản năng tự bảo tồn thực sự, nó dễ tự huỷ diệt mình, đốt cháy mình, biến thành tro bụi trong không gian. A. Belyi đã nói những lời tuyệt vời trong bài thơ tuyệt diệu dành tặng nước Nga:
    ?oHãy biến mất trong không gian, hãy biến đi.
    Nước Nga, nước Nga của tôi?.
    Tâm hồn Nga có khả năng đạt tới sự say mê cái chết. Nó ít quý báu cái gì đó, ít gắn bó chặt chẽ với điều gì đó. Nó không có mối liên kết với văn hóa, không có sự cùm xích bởi truyền thống và tập tục, như trong tâm hồn Tây Âu. Con người Nga, còn chưa biết đến hình ảnh thực sự của văn hóa, vô cùng dễ trải qua khủng hoảng văn hóa. Từ đây sinh ra chủ nghĩa hư vô điển hình cho con người Nga. Nó dễ dàng từ chối khoa học và nghệ thuật, nhà nước và kinh tế, nổi loạn chống lại các mối liên hệ được kế thừa và lao về phía vương quốc chưa từng biết, tới khoảng xa xăm bí ẩn. Tâm hồn Nga có khả năng lao vào những thực nghiệm triệt để, mà tâm hồn Tây phương không thể làm được, bởi vì đã quá định hình, quá phân liệt, quá trói buộc trong các ranh giới và giới hạn, quá gắn chặt với truyền thống và tập tục của dòng tộc mình. Chỉ có trên tâm hồn Nga mới có thể tiến hành những thực nghiệm tinh thần mà Dostoievski đã tiến hành. Dostoievski khảo cứu những khả năng bất tận của tâm hồn con người. Các dạng thức và giới hạn của tâm hồn Tây Âu, sự ràng buộc văn hóa của nó và tính chai cứng dân tộc là cản trở cho những khảo cứu kiểu này. Vì thế tại sao Dostoievski chỉ có thể hình dung được trong nước Nga và chỉ có tâm hồn Nga mới có thể trở thành nguyên liệu, trên đó ông thực hiện những phát kiến của mình.
    *
    * *
    Dostoievski là một nhà dân túy đặc biệt, ông tin tưởng và tuyên truyền chủ nghĩa dân túy tôn giáo. Chủ nghĩa dân túy là sản phẩm độc đáo của tinh thần Nga. ở phương Tây không có chủ nghĩa dân túy, đó là hiện tượng thuần túy Nga. Chỉ có ở nước Nga mới có thể gặp được những đối lập vĩnh cửu đó giữa ?ogiới trí thức? và ?onhân dân?, sự lý tưởng hóa ?onhân dân? đến mức sùng bái nó, sự tìm kiếm trong ?onhân dân? chân lý và Chúa. Chủ nghĩa dân túy luôn luôn là dấu hiệu của sự yếu ớt của tầng lớp có văn hóa ở Nga, sự thiếu vắng trong nó ý thức lành mạnh về sứ mệnh của mình. Nước Nga được hình thành là một vương quốc nông dân tăm tối và rộng lớn, do Sa hoàng đứng đầu, với sự phát triển không đáng kể của các giai cấp, với tầng lớp văn hóa cấp cao ít ỏi và tương đối yếu ớt, với sự phình to quá cỡ của bộ máy duy trì nhà nước. Cấu trúc như vậy của xã hội Nga, rất khác biệt với xã hội châu Âu, dẫn đến việc tầng lớp văn hóa cao nhất của chúng ta cảm thấy bất lực trước tố chất dân tộc,- trước đại dương nhân dân tăm tối, cảm thấy mối hiểm hoạ bị đại dương đó cuốn hút. Tầng lớp văn hóa được chính quyền Sa hoàng duy trì chưa đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân đối với văn hóa cấp cao. Chính thể Sa hoàng, được chuẩn y về mặt tôn giáo trong ý thức của nhân dân, cũng cách ly giới văn hóa khỏi sự u tối của nhân dân và xua đuổi họ. Họ cảm thấy mình bị kìm kẹp. Vào thế kỷ XIX ý thức của tầng lớp văn hóa - họ từ một thời điểm nhất định bắt đầu được gọi là ?ogiới trí thức?- trở nên bi kịch. ý thức đó là ý thức bệnh hoạn, trong nó không có sức sống lành mạnh. Tầng lớp văn hóa cao nhất, vốn không có những truyền thống văn hóa vững chắc trong lịch sử Nga, không cảm thấy mối liên hệ hữu cơ với xã hội đã được phân hóa, với các tầng lớp mạnh mẽ, tự hào vì quá khứ lịch sử vinh quang của mình, đã được đặt giữa hai sức mạnh bí hiểm của lịch sử Nga,- sức mạnh của chính quyền Sa hoàng và sức mạnh đời sống nhân dân. Xuất phát từ bản năng tự bảo tồn tinh thần nó bắt đầu lý tưởng hóa khi thì yếu tố này, khi thì yếu tố kia, khi thì cả hai cùng lúc, tìm kiếm trong chúng những điểm tựa. Trên vực thẳm tăm tối của nhân dân, mênh mông như đại dương, tầng lớp có văn hóa cảm nhận tất cả sự bất lực của mình và mối nguy hiểm khủng khiếp bị cuốn chìm vào vực thẳm đó. Và thế là tầng lớp có văn hóa, được đổi tên sau sự xuất hiện các phần tử bình dân thành ?ogiới trí thức?, đã đầu hàng trước môi trường nhân dân, bắt đầu tôn sùng cái môi trường đe doạ nuốt chửng mình. ?oNhân dân? đối với ?ogiới trí thức? là một sức mạnh bí ẩn, vừa xa lạ vừa hấp dẫn. Trong nhân dân ẩn chứa bí mật của đời sống đích thực, trong nó có một chân lý đặc biệt nào đó, trong nó có Chúa, người mà tầng lớp có văn hóa đã đánh mất. ?oGiới trí thức? không cảm thấy mình là tầng lớp hữu cơ của đời sống Nga, nó đã đánh mất tính toàn vẹn, đứt rời khỏi cội rễ. Tính toàn vẹn được lưu giữ trong ?onhân dân?T, ?onhân dân? sống một cuộc sống hữu cơ, nó biết một chân lý trực tiếp nào đó của cuộc sống. Tầng lớp có văn hóa không đủ sức công nhận sứ mạng văn hóa của mình trước dân tộc, nghĩa vụ của mình đưa ánh sáng vào bóng tối của môi trường nhân dân. Nó nghi ngờ tính soi sáng của bản thân mình, không tin vào chân lý của mình, nghi ngờ giá trị hiển nhiên của văn hóa. Với thái độ như thế đối với văn hóa, được thể hiện trong tầng lớp có văn hóa của chúng ta, không thể hoàn thành sứ mệnh văn hóa đích thực. Chân lý của văn hóa phải chịu sự nghi ngờ của tôn giáo, đạo đức và xã hội. Văn hóa sinh ra trong sự không thực, nó phải chuộc bằng một giá quá đắt, nó biểu hiện sự đứt gãy với đời sống dân tộc, phá vỡ tính toàn vẹn hữu cơ của nó. Văn hóa là tội lỗi trước ?onhân dân?, rời xa ?onhân dân? và lãng quên ?onhân dân?. Cảm giác có lỗi đó đeo đẳng giới trí thức Nga trong suốt thế kỷ XIX và làm tổn hại năng lực sáng tạo văn hóa. Trong ?ogiới trí thức? Nga hoàn toàn không có ý thức về các giá trị hiển nhiên của văn hóa, về cái quyền đương nhiên sáng tạo ra các giá trị ấy. Các giá trị văn hóa phải chịu những nghi ngờ đạo đức, bị ngờ vực. Điều đó rất điển hình đối với chủ nghĩa dân túy Nga. Người ta tìm kiếm chân lý không phải trong văn hóa, không phải trong các thành tựu khách quan của nó, mà trong nhân dân, trong đời sống bột phát hữu cơ. Đời sống tôn giáo được hình dung không phải là văn hóa tinh thần, không phải là văn hóa của tinh thần, mà là một môi trường hữu cơ. Tôi đang phân tích đặc tính của các cơ sở khởi thuỷ của chủ nghĩa dân túy Nga, không phụ thuộc vào các khuynh hướng và sắc thái khác nhau của nó. Trong thực tế, chủ nghĩa dân túy Nga trước hết phân hóa thành dân túy tôn giáo và dân túy duy vật. Nhưng ngay trong giới dân túy duy vật, mà nó là sự suy đồi của tầng lớp văn hóa chúng ta, cũng toát lên chính cái tâm lý có ở trong chủ nghĩa dân túy tôn giáo. Và những nhà dân túy theo chủ nghĩa xã hội và vô thần Nga có các nét giống nhau với những nhà dân túy-Slavơ chủ nghĩa. Vẫn là sự lý tưởng hóa nhân dân ấy, vẫn mối nghi ngờ văn hóa ấy. Trong khuynh hướng cực ?ohữu? và cực ?otả? của chúng ta đôi khi có những nét tương đồng đến kinh ngạc, ẩn chứa chính cái tố chất ?ođen? thù địch với văn hóa đó. Vẫn chỉ một cái căn bệnh tinh thần dân tộc của chúng ta được phát hiện trong các cực đối nghịch. Vẫn là sự chưa phát lộ và chưa phát triển hết trong chúng ta cái yếu tố cá nhân ấy, cái văn hóa cá nhân, văn hóa trách nhiệm cá nhân và danh dự cá nhân. Vẫn là sự thiếu năng lực tự lập tinh thần ấy, tính không kiên trì, sự tìm kiếm chân lý không phải trong mình mà là ở ngoài mình. Sự thiếu vắng đẳng cấp hiệp sĩ trong lịch sử Nga có những hậu quả bất hạnh đối với văn hóa đạo đức của chúng ta. ?oChủ nghĩa tập thể? Nga và ?otính cộng đồng? Nga được tôn vinh như ưu thế vĩ đại của dân tộc Nga, làm nó nổi bật trên các dân tộc châu Âu. Nhưng trong thực tế điều đó thể hiện việc cá nhân, tinh thần cá nhân còn chưa thức tỉnh đầy đủ trong dân tộc Nga, rằng cá nhân còn quá đắm chìm trong bản năng tự nhiên của đời sống dân tộc. Vì thế chỉ có ý thức dân túy chủ nghĩa mới có thể cảm thấy chân lý và Chúa không phải trong cá nhân, mà là trong nhân dân.
    (còn tiếp)
  9. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Vậy ?onhân dân? là gì theo ý thức của chủ nghĩa dân túy, cái sức mạnh bí ẩn đó là gì? Bản thân khái niệm ?onhân dân? cũng còn rất không rõ ràng và pha tạp. ?oNhân dân? trong các hình thức hiện hành của ý thức dân túy chủ nghĩa không phải là dân tộc, như một cơ cấu toàn vẹn, trong đó có tất cả các giai cấp, các tầng lớp của xã hội, tất cả các thế hệ lịch sử, người trí thức và nhà quý tộc cũng giống như người nông dân, thương gia và địa chủ cũng giống như người công nhân. Từ ?onhân dân? ở đây không chỉ có ý nghĩa bản thể và duy nhất chính đáng ấy, trước tiên nó có ý nghĩa giai cấp-xã hội. ?oNhân dân? đa phần là nông dân và công nhân, những tầng lớp thấp của xã hội, sống bằng lao động chân tay. Vì thế nhà quý tộc, chủ xưởng hoặc thương nhân, nhà bác học, nhà văn hay hoạ sĩ - không phải là ?onhân dân?, không phải bộ phận hữu cơ ?ocủa nhân dân?, họ đối lập với ?onhân dân?, như ?ogiai cấp tư sản? hay như ?otầng lớp trí thức?. Trong chủ nghĩa dân túy duy vật và ?otả khuynh? cách mạng có cách hiểu triệt để giai cấp-xã hội như vậy về ?onhân dân?. Nhưng thật ngạc nhiên là cả ở chủ nghĩa dân túy tôn giáo, cả ở chủ nghĩa Slavơ cũng có cách hiểu giai cấp-xã hội như thế về ?onhân dân?, và mâu thuẫn sâu sắc với khuynh hướng cố hữu của ý thức Slavơ chủ nghĩa. Cả đối với một nhà Slavơ chủ nghĩa, cả đối với Dostoievski, ?onhân dân? trước hết là nhân dân lao động, giai cấp nông dân, những người mu-gích. Đối với họ tầng lớp có văn hóa đã tách rời khỏi nhân dân và đứng đối lập với ?onhân dân? và chân lý của nhân dân. Chân lý nằm trong những người mu-gích, chứ không phải trong các nhà quý tộc, không phải trong giới trí thức. Những người mu-gích bảo lưu đức tin đích thực. ở tầng lớp văn hóa cao nhất đã bị tước mất cái quyền cảm thấy mình là bộ phận hữu cơ của nhân dân, phát hiện trong sâu thẳm bản thân mình nguyên khí của dân tộc. Nếu tôi là nhà quý tộc hay thương nhân, nếu tôi là nhà bác học hay nhà văn, kỹ sư hay bác sĩ, thì tôi không thể cảm thấy mình là ?onhân dân?, tôi phải cảm thấy ?onhân dân? như một tố chất bí ẩn đối lập với mình, mà trước nó tôi phải sùng kính như trước người mang chân lý tối cao. Không thể có quan hệ nội tại đối với ?onhân dân? và ?otính nhân dân?, mà quan hệ đó mãi mãi là siêu tại. ?oNhân dân? - đó trước hết là ?okhông phải tôi?, nó đối lập với tôi, là cái mà trước nó tôi nghiêng mình kính cẩn, cái hàm chứa trong mình ?ochân lý? mà trong tôi không có, cái mà trước nó tôi cảm thấy có lỗi. Nhưng đó là ý thức nô lệ, trong đó không có tự do tinh thần, không có ý thức phẩm giá tinh thần của bản thân. ?oChủ nghĩa dân túy? sai trái của Dostoievski mâu thuẫn với những lời tuyệt vời về tầng lớp quý tộc Nga, được đặt vào miệng Versilov: ?oTôi không thể không kính trọng giới quý tộc của chúng ta. ở nước ta hàng thế kỷ đã tạo ra một kiểu người văn hóa cấp cao nào đó chưa từng có ở đâu, kiểu người không có trên cả thế giới này - kiểu người lo lắng cho toàn thế giới. Đó là kiểu người Nga, nhưng vì anh ta được lấy từ tầng lớp văn hóa cao nhất của nhân dân Nga, cho nên, đương nhiên, tôi cảm thấy vinh dự thuộc về nó. Nó gìn giữ trong mình tương lai của nước Nga. Có thể chúng tôi tất cả chỉ có khoảng một nghìn người - có thể hơn, hoặc kém, nhưng toàn bộ nước Nga hiện tại chỉ sống để sinh ra một nghìn người này?.
    Các thiên tài Nga vĩ đại nhất trên đỉnh cao đời sống tinh thần và sáng tạo văn hóa của mình đã không chịu nổi thử thách của độ cao và của tự do trên tầng cao tinh thần, họ sợ hãi đơn độc và lao bổ xuống dưới, xuống vùng đất thấp của đời sống nhân dân và từ sự hợp lưu với môi trường ấy họ hy vọng tìm thấy chân lý tối cao. Ngay ở những người Nga tuyệt diệu nhất cũng không có chất hứng khởi của một cuộc leo núi. Họ sợ cô đơn, chia rẽ, lạnh lẽo, họ tìm sự ấm áp trong đời sống tập thể của dân tộc. Ở đây có sự khác nhau căn bản giữa thiên tài Nga - Dostoievski, với thiên tài châu Âu - Nietzsche. Cả Tolstoi và Dostoievski đều không chịu nổi độ cao và lao xuống dưới, xuống cái môi trường dân tộc tối tăm, bí ẩn, không ôm chứa nổi. Trong nó họ hy vọng tìm thấy chân lý hơn là trên núi cao. Những người thể hiện đầu tiên ý thức dân tộc của chúng ta - những nhà Slavơ chủ nghĩa cũng vậy. Họ đứng trên tầm cao của văn hóa châu Âu, là những người Nga có văn hóa nhất. Họ hiểu rằng văn hóa chỉ có thể mang tính dân tộc và ở đây họ tiến gần đến những người phương Tây hơn là những người ?ophương Tây chủ nghĩa? của chúng ta. Nhưng họ đầu hàng trước vương quốc của những người nông dân, rơi xuống vực sâu bí hiểm của nó. Họ không tìm thấy trong mình sức mạnh bảo vệ chân lý của mình, bộc lộ chân lý đó trong toàn bộ chiều sâu, như chân lý dân tộc, chung cho toàn dân, họ bị lầm lạc trong cách hiểu ?onhân dân? như tầng lớp lao động, đối lập với tầng lớp văn hóa, và điều đó có hậu quả nguy hại đối với ý thức tự ngã dân tộc của chúng ta. Chủ nghĩa dân túy ?otả khuynh?, phi tôn giáo của chúng ta đã gặt được những hoa trái bất hạnh của cách hiểu giai câp-xã hội về ?onhân dân? ấy. Vực thẳm giữa ?ogiới trí thức? và ?onhân dân? càng được đào sâu thêm và hợp pháp hóa. ý thức dân tộc trở nên không thể, chỉ có thể có ý thức dân túy. Trong khi ấy thì chính chủ nghĩa Slavơ đã đặt cơ sở cho cách hiểu hữu cơ ?onhân dân? như là dân tộc, như một cơ chế thần bí. Nhưng cả các nhà Slavơ chủ nghĩa cũng trở thành nạn nhân của căn bệnh của tầng lớp có văn hóa chúng ta. Chính căn bệnh ấy làm tổn hại ý thức của Dostoievski. Chủ nghĩa Mác phân chia về mặt lý luận khái niệm ?onhân dân? thành các giai cấp và bằng cách đó giáng một đòn vào ý thức dân túy chủ nghĩa, nhưng sau đó bản thân nó cũng lâm vào sự thoái hóa của chủ nghĩa dân túy.
    *
    * *
    Chủ nghĩa dân túy của Dostoievski - là chủ nghĩa dân túy đặc biệt. Đó là chủ nghĩa dân túy tôn giáo. Nhưng ngay những người Slavơ chủ nghĩa cũng từng tuyên truyền một chủ nghĩa dân túy tôn giáo. Koselev nói rằng nhân dân Nga chỉ tốt đẹp khi đi cùng đạo Chính thống, còn nếu thiếu đạo Chính thống nó là kẻ vô lại. Những người Slavơ chủ nghĩa tin rằng dân tộc Nga là dân tộc mang tính Ki tô giáo nhất và duy nhất Ki tô giáo trên thế giới. Song đức tin tôn giáo của Dostoievski vào dân tộc Nga đã thuộc về một thời đại khác. Những người theo chủ nghĩa Slavơ cảm thấy mình vẫn còn cắm sâu vững chãi vào đất mẹ, còn cảm thấy mặt đất rắn chắc dưới chân mình. Họ vẫn còn là những con người đời thường, yêu quý sự ấm cúng của đời sống. Trong họ vẫn còn mãnh liệt sự khoan khóai của các địa chủ Nga, lớn lên trong tổ ấm thân thuộc và suốt đời vẫn là chủ sở hữu những tổ ấm ấy. Không thể tìm thấy ở họ cái gì là hiểm họa, không có bất kỳ một linh cảm nào về tương lai tận thế huyền bí. Dostoievski đã hoàn toàn thuộc về thời đại thụ cảm thế giới đầy tai biến, thời đại tôn giáo hướng về sự Khải huyền tận thế. Ý thức dân tộc cứu thế của ông trở nên phổ quát, toàn nhân loại, hướng tới số phận của toàn thế giới. Những người Slavơ chủ nghĩa vẫn là những người địa phương chủ nghĩa so với Dostoievski. Thái độ của Dostoievski đối với châu Âu khác căn bản so với những người theo chủ nghĩa Slavơ, phức tạp hơn và căng thẳng hơn một cách không thể so sánh. Và thái độ của ông đối với lịch sử Nga cũng thay đổi. Dostoievski đã không còn thiên hướng cực kỳ lý tưởng hóa nước Nga trước thời Piotr. Ông đánh giá ý nghĩa to lớn của Peterburg, của thời đại Piotr trong lịch sử Nga. Ông là nhà văn của thời đại này. Ông quan tâm đến số phận con người trong nước Nga Peterburg, nước Nga thời Piotr, đến những trải nghiệm bi kịch, phức tạp của kẻ phiêu lãng Nga, bị dứt đứt ra khỏi mảnh đất quê hương trong thời kỳ đó. Về phương diện này ông nối tiếp Puskin. Chính sự huyền ảo của Peterburg, được Puskin miêu tả một cách thiên tài, đã cuốn hút Dostoievski. Lối sống nông dân và địa chủ ở Moskva hoàn toàn xa lạ với ông. Ông bị ?ogiới trí thức? Nga trong thời kỳ Peterburg của lịch sử Nga cực kỳ quyến rũ. Toàn bộ con người ông chìm ngập trong linh cảm về những tai hoạ tương lai. Ông là nhà văn của thời đại, trong đó cuộc cách mạng bên trong đã bắt đầu. Dostoievski không phải là người theo chủ nghĩa Slavơ ở nghĩa truyền thống của từ này, cũng như Konstantin Leonchev không phải là nhà Slavơ chủ nghĩa. Đó là những người của chế độ mới. ở những người Slavơ chủ nghĩa không có chất cực kỳ năng động ấy của Dostoievski.
    Trong ?oNhật ký nhà văn? chúng ta tìm thấy hàng loạt ý kiến phủ định những người Slavơ chủ nghĩa, thậm chí không phải lúc nào cũng công bằng: ?oCác nhà Slavơ chủ nghĩa có khả năng hiếm có là không nhận ra mình và không hiểu gì trong thực tế đương thời?. Dostoievski bảo vệ những người ?ophương Tây chủ nghĩa? đối lại với những người theo chủ nghĩa Slavơ. ?oDường như những người theo chủ nghĩa phương Tây không có cái nhạy cảm đó của tinh thần Nga và tính nhân dân, như ở những người Slavơ chủ nghĩa?? ?oChúng tôi chỉ muốn tuyên bố về một yếu tố có phần viển vông của chủ nghĩa Slavơ, yếu tố ấy đôi khi dẫn nó đến việc hoàn toàn không nhận ra mình và không hoà hợp hoàn toàn với thực tế. Cho nên trong mọi trường hợp chủ nghĩa thân phương Tây dù sao cũng thực tế hơn chủ nghĩa Slavơ, và dù có những sai lầm của mình, nó vẫn đi xa hơn, sự vận động dù sao vẫn nằm ở phía nó, trong khi chủ nghĩa Slavơ thường xuyên đứng yên một chỗ và thậm chí coi đó là danh dự lớn của mình. Chủ nghĩa thân phương Tây dũng cảm đặt cho mình vấn đề cuối cùng và giải quyết nó trong đau đớn, và, thông qua ý thức tự giác, dù sao vẫn quay lại mảnh đất dân tộc và công nhận sự liên kết với các yếu tố dân tộc và sự cứu vớt trong đất mẹ. Chúng tôi, về phía mình, tuyên bố như một sự thật, và tin tưởng vững chắc vào tính không thay đổi của nó, rằng trong bước ngoặt ngày nay, gần như là bước ngoặt toàn phần quay về cội nguồn, ý thức hoặc vô thức, thì ảnh hưởng của những người Slavơ chủ nghĩa tham dự vào quá ít, và thậm chí, có lẽ hoàn toàn không tham dự?. Dostoievski kính trọng những người thân phương Tây vì sự thử nghiệm của họ, vì ý thức phức tạp hơn, vì sự năng động của ý chí. Ông thấy phẫn nộ vì những người Slavơ chủ nghĩa đặt mình một cách quý tộc ra ngoài tiến trình sống nhức nhối, ra ngoài chuyển biến văn học và nhìn mọi sự từ trên cao. Đối với Dostoievski, ?ocác cậu bé Nga?, những kẻ vô thần, các nhà xã hội chủ nghĩa và những kẻ vô chính phủ - là hiện tượng của tinh thần Nga. Và nền văn học ?ophương Tây chủ nghĩa? của chúng ta cũng là hiện tượng của tinh thần Nga. Nó đứng sau chủ nghĩa hiện thực, sau chủ nghĩa hiện thực bi kịch của cuộc sống, đối lập với chủ nghĩa duy tâm của những người Slavơ chủ nghĩa. Dostoievski hiểu cái chuyển biến tinh thần được thực hiện ở Nga. Trong ý thức tiên tri của mình ông mở ra bản chất của chuyển biến đó và chỉ ra những ranh giới khủng khiếp mà nó sẽ tiến tới. Ông đứng trên giác độ thử nghiệm tinh thần, sự tất yếu phải có thử thách tinh thần. Còn những người Slavơ chủ nghĩa trong thời đại của ông, ở thế hệ thứ hai của mình, đã thôi hiểu bất kỳ sự chuyển động nào, họ sợ bất kỳ sự thử nghiệm nào. Đó hoàn toàn là các thái độ khác nhau đối với cuộc sống. ?oTính bản thổ? của Dostoievski sâu sắc hơn ?otính bản thổ? của những người Slavơ chủ nghĩa. Dostoievski nhìn thấy thổ nhưỡng Nga trong những vỉa tầng sâu xa nhất, những vỉa tầng chỉ phát lộ sau những cơn động đất và sụt lở. Đó không phải là thổ nhưỡng thông thường. Đó là chất thổ nhưỡng bản thể luận, sự nhận biết tinh thần dân tộc ở chiều sâu nhất của tồn tại.
    (còn tiếp)
  10. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Thái độ của Dostoievski đối với châu Âu thật đáng ngạc nhiên. Trong thái độ này đặc biệt thú vị là những lời của Versilov, qua đó Dostoievski đưa vào những suy nghĩ âu yếm nhất của mình về châu Âu. Ông đặt vào miệng Versilov nhiều ý nghĩ của mình. Con người Nga là con người nhân loại và người tự do nhất trên thế giới. ?oHọ (những người châu Âu) - không tự do, còn chúng ta tự do. Chỉ mình tôi ở châu Âu với nỗi buồn Nga của mình khi đó được tự do... Bất kỳ người Pháp nào cũng có thể phục vụ không chỉ nước Pháp của mình, mà thậm chí cả toàn nhân loại, chỉ duy nhất với điều kiện anh ta trở nên người Pháp hơn cả, cũng như đối với người Anh, người Đức. Chỉ có người Nga, thậm chí vào thời đại chúng ta, có nghĩa là còn sớm hơn rất nhiều, trước khi có sự tổng kết chung, là có được khả năng trở nên người Nga hơn bao giờ hết, chính vào lúc anh ta là người châu Âu nhất. Đó chính là khác biệt dân tộc căn bản nhất của chúng ta với tất cả, và về mặt này không có nước nào như chúng ta. Ở nước Pháp - tôi là người Pháp, với người Đức - tôi là người Đức, với người Hy Lạp cổ đại - tôi là người Hy Lạp, và như thế tôi là người Nga hơn cả, như thế, tôi là người Nga đích thực và phụng sự cao nhất cho nước Nga, bởi vì tôi phô bày tư tưởng chủ yếu của nó?. ?oĐối với người Nga, châu Âu cũng quý giá như là nước Nga: mỗi viên đá ở đó đáng yêu và thân thiết. Châu Âu cũng là Tổ quốc của chúng ta như nước Nga. Ôi, còn hơn thế. Không thể yêu nước Nga hơn là tôi yêu nó, nhưng tôi không bao giờ quở trách mình về việc Vơnidơ, Rôma, Pari, những kho báu khoa học và nghệ thuật của chúng, toàn bộ lịch sử của chúng - lại đáng yêu với tôi hơn là nước Nga. Ôi, đối với người Nga thật quý giá những viên đá xa lạ, cổ kính ấy, những điều kỳ diệu của thế giới cũ của Chúa ấy, những mảnh vỡ của các kỳ quan thiêng liêng ấy; và thậm chí điều đó đối với chúng ta quý báu hơn là đối với chính bản thân họ... Một mình nước Nga sống không phải chỉ cho mình, mà cho tư tưởng, và một sự thật trọng đại là: như thế đã gần một thế kỷ nước Nga tuyệt nhiên không sống cho mình, mà chỉ sống cho châu Âu?. Những lời như thế không một người theo chủ nghĩa Slavơ nào có thể nói ra được. Mô-tip đó được lặp lại cả ở Ivan Karamazov. ?oTôi muốn đến châu Âu; và quả là tôi biết mình chỉ đến một nghĩa địa, nhưng là nghĩa địa yêu quý nhất. Ở đó những người đã khuất yêu dấu đang yên nghỉ, mỗi phiến đá đứng bên họ sẽ kể về cuộc đời đã trôi qua thật nồng cháy, về niềm tin thật nhiệt thành vào chiến công của mình, vào chân lý của mình, vào cuộc đấu tranh và vào khoa học của mình, và tôi, đã biết từ trước, sẽ sụp xuống đất và hôn lên những phiến đá ấy và khóc với chúng ?" trong khi tin tưởng bằng cả trái tim rằng tất cả những thứ đó từ lâu đã là nghĩa địa và không thể nào khác được?. Điều đó cũng lặp lại trong ?oNhật ký nhà văn?: ?oChâu Âu - quả đó là một vật thiêng liêng và khủng khiếp, châu Âu. Ôi, các ngài có biết chăng, chính cái châu Âu, đất nước của ?onhững kỳ quan thiêng liêng? ấy, quý giá đến thế nào đối với chúng tôi, những người theo chủ nghĩa Slavơ mơ mộng, mà theo các ngài là những kẻ căm ghét châu Âu. Các ngài có biết ?onhững kỳ quan? ấy đối với chúng tôi thân thiết đến thế nào không, và chúng tôi yêu và tôn kính đến nhường nào, yêu và tôn kính hơn là anh em mình những chủng tộc vĩ đại sống ở trên đó, và tất cả những gì vĩ đại, vừa vĩ đại vừa tuyệt vời, mà họ đã làm nên. Các ngài có biết số phận của đất nước yêu quý và thân thuộc với chúng tôi ấy đã dằn vặt và làm chúng tôi xúc động đến rơi lệ và co thắt con tim đến thế nào không, những đám mây đen u ám ngày càng che khuất chân trời của nó kia đã làm chúng tôi lo sợ đến thế nào không? Không bao giờ các ngài, những người châu Âu và những người phương Tây, lại yêu châu Âu đến thế như chúng tôi, những kẻ theo chủ nghĩa Slavơ mộng mơ, mà theo các ngài là những kẻ thù truyền kiếp của nó?. Không một người Slavơ chủ nghĩa hay phương Tây chủ nghĩa nào lại phát biểu được như thế. Chỉ một mình K. Leonchev, người không theo chủ nghĩa Slavơ, cũng không theo chủ nghĩa phương Tây, mới có thể nói những lời như vậy về quá khứ của châu Âu. Những nhà tư tưởng tôn giáo Nga kiểu Dostoievski và K. Leonchev không phủ nhận nền văn hóa vĩ đại của Tây Âu. Họ tôn thờ nền văn hóa đó hơn cả những người châu Âu đương thời. Họ phủ nhận nền văn minh châu Âu hiện đại, tinh thần ?otư sản?, thị dân của nó, vạch trần trong nó sự phản bội những truyền thống vĩ đại và di huấn quá khứ của văn hóa châu Âu.
    Sự đối lập giữa nước Nga và châu Âu đối với nhiều nhà văn và nhà tư tưởng Nga chỉ là sự đối lập của hai tinh thần, hai kiểu văn hóa, chỉ là hình thức đấu tranh tinh thần với xu thế văn minh hiện đại đang khiến tinh thần lụi tàn. Chủ nghĩa Slavơ, chủ nghĩa phương Đông là một kiểu lệch lạc của ý thức. Hai tinh thần đấu tranh với nhau trong thế giới và tinh thần của văn minh tư sản bắt đầu chiến thắng do sự phản bội các cơ sở Ki tô giáo của văn hóa. Tinh thần duy vật chi phối tinh thần tôn giáo, sự gông xiềng vào các lợi ích trần thế che phủ hết nước trời. Xu hướng thế giới của văn minh hiện đại là thế. Lần đầu tiên nó được phát hiện rõ ràng trong các dân tộc châu Âu. Sự ?olạc hậu? của chúng ta đã cứu chúng ta. Và thế là xuất hiện sự cám dỗ nghĩ rằng xu hướng văn minh hiện đại này của thế giới không có quyền lực đối với nước Nga và dân tộc Nga, rằng chúng ta thuộc về tinh thần khác, rằng đó chỉ là hiện tượng của châu Âu, của các dân tộc châu Âu. Các khuynh hướng tôn giáo của tư tưởng Nga, của văn học Nga đã được tô vẽ trong màu sắc của chủ nghĩa Slavơ, chủ nghĩa phương Đông. Đó là màu sắc tự vệ. Nước Đức vào đầu thế kỷ XIX, vào thời kỳ cao trào sáng tạo vĩ đại của chủ nghĩa duy tâm Đức và phong trào lãng mạn chủ nghĩa, đã trải qua tâm trạng tương tự và ý thức tự ngã tương tự. Tinh thần duy tâm, tâm trạng lãng mạn chủ nghĩa, sự ưu thắng của các nhu cầu tinh thần tối cao đã được khẳng định, như tinh thần Đức, tâm trạng Đức, các nhu cầu của nước Đức, đối lập với xu hướng phi tinh thần của ?ophương Tây?, của Pháp và Anh. Điều đó song hành với sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ và căng thẳng của ý thức cứu thế Đức. Nhưng sau đó nước Đức đi theo con đường duy vật hóa và phản bội những di huấn tinh thần cao nhất của mình. Cuộc đấu tranh giữa hai tinh thần, hai kiểu văn hóa tôn giáo và phi tôn giáo của văn minh luôn luôn là cuộc đấu tranh nội tại của bản thân Tây Âu, nó được tiến hành trên mảnh đất châu Âu. Những người theo chủ nghĩa lãng mạn Pháp, những người theo chủ nghĩa tượng trưng Pháp, những người Công giáo Pháp thế kỷ XIX như Barbey d?TAurevilly, Villiers de l?TIsle-Adam, Huismans, L. Bloy, bằng toàn bộ con người mình và bằng cả số phận cuộc sống khổ ải của mình, đã chống lại tinh thần thống trị của thế kỷ, nghĩa là nền văn minh Pháp và châu Âu thế kỷ XIX, nền văn minh ấy làm tổn thương họ không kém các nhà Slavơ chủ nghĩa, Dostoievski, K. Leonchev. Và họ hướng về thời Trung cổ, như về Tổ quốc tinh thần của mình. Toàn bộ hiện tượng Nietzsche với mơ ước nhiệt thành của ông về nền văn hóa Dionisos, nền văn hóa bi kịch, là sự phản ứng nồng nhiệt và bệnh hoạn chống tinh thần văn minh phương Tây đang thắng thế. Đề tài đó là đề tài mang tính thế giới và nó khó mà được hiểu, như đề tài sự đối lập giữa nước Nga và châu Âu, giữa phương Đông và phương Tây. Đó là đề tài về sự đối lập của hai tinh thần, hai kiểu văn hóa ở bên trong cả châu Âu lẫn nước Nga, cả ở phương Tây cũng như phương Đông. Trong đề tài này, những người Nga đặc tuyển, các nhà tư tưởng và nhà văn vĩ đại nhất và độc đáo nhất của chúng ta, đã được ban cho một điều gì đó để cảm nhận sâu sắc hơn những người phương Tây, những người mang tính cách gắn bó hơn với lịch sử văn hóa của mình. Thậm chí Herzen ở đây cũng cảm thấy điều gì đó sắc sảo hơn là những người châu Âu những năm 40 cảm nhận. Nhưng từ đây cũng không thể đưa ra kết luận, rằng ở nước Nga cái xu thế thế giới của văn minh hiện đại đó, cái tinh thần phi tôn giáo đó là không thể thắng thế, rằng tinh thần ở nước ta sẽ không bị suy thoái. Những người macxit đã đến nước Nga và đã đạt thành quả. Và ở nước Nga diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai tinh thần, hai kiểu văn hóa, hay chính xác hơn - giữa tinh thần với sự suy sút và lụi tàn của tinh thần, giữa văn hóa chân chính với văn minh. Và ở nước Nga có thể không phải tinh thần, không phải văn hóa sẽ thống trị. Tôi không chỉ xích gần, mà còn đồng nhất tinh thần với văn hóa, bởi vì văn hóa luôn là tinh thần trong bản chất của mình, chỉ có văn minh mới không là tinh thần, văn hóa luôn luôn gắn liền với truyền thống thiêng liêng, với việc tôn thờ tổ tiên. Dostoievski cảm nhận tốt hơn tất cả, sâu sắc hơn tất cả tính hai mặt của tương lai, sự lớn mạnh trong đó tinh thần phản Ki tô. Ông phát hiện sự chuyển biến tinh thần đó ở nước Nga, trước hết là ở nước Nga. Còn K. Leonchev vào giai đoạn cuối của cuộc đời đã thất vọng về việc nước Nga sẽ còn phát lộ một kiểu văn hóa hoàng kim mới, đối lập với nền văn minh châu Âu suy đồi, giống những nền văn hóa huy hoàng đã từng có của châu Âu. Ông đi đến tuyệt vọng, khi nhìn thấy ở Nga sự chiến thắng của quá trình cào bằng thế giới mà ông thù ghét, và ông đã nói những lời khủng khiếp, rằng nước Nga, có lẽ, được tiền định cho một sứ mệnh tôn giáo duy nhất - sinh ra từ trong lòng nó kẻ phản Chúa. Như vậy ở nước ta tư tưởng của chủ nghĩa dân túy tôn giáo đã tự phân hóa, nó bị bước tiến của lịch sử Nga giáng cho những đòn chí mạng. Và số phận của tư tưởng cứu thế Nga trở thành bi kịch.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này