1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm hướng thiện

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi minusa, 13/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Tâm hướng thiện

    Tu theo Phật là phải tâm hướng thiện , tuy nhiên trong cuộc sống đầy phức tạp , không thể hoàn cảnh nào cũng dùng tới thiện tâm được , nếu dùng không đúng chỗ rất có thể ta sẽ bị xâm phạm , tôi thấy người theo đạo Phật chủ chương bất bạo động , điều này nhiều khi mang lại những hậu quả nặng nề một cách vô lý , trước đây tôi đã đọc ở đâu đó một câu chuyện , cách đây nhiều thế kỷ , khi quân hồi giáo kéo đến một ngôi chùa , đúng lúc các tăng ni đang giờ tụng kinh , mọi người đều biết nguy hiểm đang đến , nhưng đều cho là do nghiệp chướng dẫn dắt nên cứ ngồi yên như không , kết quả là tất cả đều bị giết , tính bất bạo động này đã khiến cho đạo Phật bị đạo hồi lấn át và xoá sổ ở nhiều nơi , như Indonexia , Apganistan . Trở lại việc dụng tâm hướng thiện trong cuộc sống hàng ngày , phải sử dụng nó như thế nào mới là đúng cách , bác nào đang tu Phật vào thảo luận cho anh em được sáng mắt .
  2. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Trong tu hành phật giáo, mục tiêu giải thoát khỏi vòng sinh tử là đích cao nhất của người tu tập. Muốn đạt được điều đó người tu hành phải phát khởi được bồ đề tâm, thực hành đầy đủ 6 ba la mật: Bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, trì giới, thiền định và trí huệ.
    Các vị tu tập càng cao thì sức mạnh tinh thần và lòng từ bi càng đáng nể.
    Ngài Long Thọ sẵn sàng hiến tặng cả đầu mình cho con trai vua Surabhibhadra. Bồ đề tâm phát khởi không quan tâm đến cả tính mạng của mình là một trong những điều tiên quyết để tu tập đạt giác ngộ. Tất nhiên những người sẵn sàng bố thí siêu việt như thế là những người đã đạt được một trong các địa của bồ tát.
    Đối với chúng ta mà nói, việc sống thiện tâm trong cuộc sống này là quá khó, nhiều khi là không thể. Bởi việc tu hành và cuộc sống ví như 2 con ngựa chạy ngược chiều nhau. Làm sao cưỡi nổi cả 2 con được?
    Có điều nếu đã từng quán sát về sự vô thường của sinh tử, người theo phật giáo sẽ thấy cái chết cũng không có gì đáng sợ lắm. Thành ra nhiều lúc gặp những tình huống khó khăn, tự nhủ với lòng mình: Cùng lắm là chết là cùng chứ gì, thẳng thắn đối mặt với nó với 1 cái tâm buông xả, thế mà mọi việc cứ kì lạ được giải quyết...
    Quan trọng là người tu tập xác định cái gì là quan trọng với họ hơn: Đường tu hay đường đời. Nếu đường đời là quang trọng, duy trì các việc tu tập ở mức hợp lý, gieo duyên lành là được rồi
    Còn nếu xác định tu hành là quan trọng, thì sự thực hành nghiêm túc 6 ba la mật là bắt buộc, không thể có ngoại lệ... Lúc đó việc bản thân bị xâm phạm lợi ích không phải là vấn đề đáng kể gì cả. Việc diệt bản ngã, phát triển bồ đề tâm quan trọng hơn nhiều... Một vài sự thiệt thòi trong cuộc sống đời thường đôi khi là những liều thuốc tốt chữa lành nhiều vết thương cho những người khác, vào đúng thời điểm...
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bạn nhận xét rất đúng !
    Bác hãy vào những ngôi chùa. Tượng đầu tiên bác gặp là tượng nào, có phải là cái ông Hung-Thần-Le-Lưỡi chân đạp trên con quỷ ? Đó chính là hoá thân của...Quán Thế Âm Bồ Tát đó. Điều đó mang ý nghĩa là chúng ta phải vừa hiền vừa dũng mãnh với điều xấu.
    Nhiều chùa có tượng Long Thần Hộ Pháp, điều đó nhắc nhở chúng ta ko rõ ràng hay sao ? Chúng ta ko vác súng đi đánh ai cả, nhưng nếu ai xâm phạm và gây hại, thì trí tuệ và sự dũng mãnh là rất cần thiết.
    Bi - Trí - Dũng, Học - hành - hoằng - hộ. Đó ko phải là những gì đáng trân trọng. Chỉ có điều ngày nay ng học Pháp có nhiều mà có mấy ng hộ đc Pháp !
    Phật giáo chúng ta bị tiêm nhiễm cái chữ KHÔNG của Bắc tông, nên nhớ phương Bắc lúc nào cũng đô hộ chúng ta, họ dạy chúng ta trở thành như nhược ko phải là vô ích ! Lúc nào cũng không, giặc vào nhà cũng ko, rồi chúng ta chiếm và giết ng thân, vợ con chúng ta thì trách nhiệm này rõ ràng là CÓ của chúng ta !
    Nếu chúng ta buông cuôi thì ko có Thần Thánh nào giúp, Phật pháp sẽ dần tiêu vong. Nếu chúng ta vững vàng thì chắc chắc sẽ có sự hỗ trợ.
  4. liuhoasin

    liuhoasin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ồ, việc này thì liên quan gì đến Bắc tông nhỉ ?
    Phật giáo từ Ấn Độ truyền wa TQ. khi Hồi giáo tấn công Ấn Độ thì phật giáo bị tiêu diệt, còn phật giáo TQ thi2 tự mình thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới ( tiêu biểu là các nhà sư đều luyên võ và tạo nên một hình ảnh thiếu lâm tự nổi tiếng)
    Bác Nhân có lẽ đã wa nhập tâm những lời dạy đức Đạt ma nên
    " Bạn của của ngài là bạn của con
    Kẻ thù của ngài là kẻ thù của con .
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bạn có phần đúng khi bảo rằng tôi thần tượng Dalai Lama. Nhưng hãy nhìn lại lịch sữ và ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu những gì tôi nói. Hơn nữa, tôi ko những là dân Việt NAM mà còn là dân Miền NAM. Tôi thấm thía thế nào là Bắc trị lắm lắm !
    Lịch sữ Phật giáo ko dám ghi lại rằng những cái "nghĩa không" đc hiểu theo cách thụ động lại đc truyền bá rất rộng rãi có mục đích gì.
    Hãy hình dung bạn to khoẻ hơn tôi, bạn ăn hiếp tôi rồi dạy tôi rằng "mọi chuyện là không, ko tao mà cũng ko mày, thì làm gì có chuyện tao đánh mày mà la làng, hơn nữa, chấp nhận cái không ấy là thời thượng, là mốt hiện nay, mày phải im lặng mà mĩm cười con ạ !"
  6. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Mình không nghĩ như thế
    Trước khi đạt được sự giải thoát hoàn hảo, nếu bạn tu theo tiểu thừa, bạn cần kiểm soát tâm của mình hơn là phóng chiếu ra ngoại cảnh bên ngoài như thế. Còn nếu bạn tu theo đại thừa hoặc kim cang thừa, bạn không nên phát khởi 1 hành động hay 1 ý niệm đại loại như " mọi chuyện là ko, ko tao ko mày..." hay suy nghĩ 1 điều gì đó mang màu sắc có bản ngã cá nhân trong đó. Người tu tập cố gắng suy nghĩ ở góc độ tốt cho người đối diện, phát tâm từ bi: Nếu mày đánh tao mà mày được cảm hóa hoặc tốt cho mày thì cho mày đánh. Nếu tao phải đánh mày để tốt cho mày thì tao cũng sẽ sẵn sàng đánh. Khi tâm của mình hoàn toàn vì người khác mà làm điều mình nghĩ là tốt cho họ, thì đó là đang thực hành bồ đề tâm hạnh..
    Trước khi hiểu được nghĩa của "không" chúng ta phải tập tích "có" một cách liên tục, bền bỉ không ngại khó ngại khổ. Thì khi cơ duyên đến, cái chữ "không" kia mới thực sự hiển lộ là nó. Không phải đùng 1 cái có thể ngộ ra đơn giản 1 từ "không" được...
  7. trai-ban

    trai-ban Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    đồng ý: từ - bi - trí - dũng
    phật có đủ
    không tham sân si, bình thường thì từ bi hỷ xả nhưng khi cần phép phật cao siêu rất nhiệm mầu đến ma vương còn sợ mà
    chỉ có người trần hiểu sai thôi
  8. NGUYENVBANG

    NGUYENVBANG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Em giả sử bác Nhân có một trang trại trại, bác là người chăm chỉ cần mẫn, tất nhiên để làm cho trang trại tốt đẹp, ngoài những việc thông thường bác còn phải lo lợn rừng vào, trâu bò họ thả rông, trộm cắp, kẻ ghen ăn tức ở, lo tiêu thụ sản phẩm, lo thuế má, mất mùa v.v và v.v. Nhưng bác lại có giấy báo học đại học, nếu cứ vướng bận trang trại thì không thể đi học được. Nếu bác là người quyết tâm bỏ trang trại đi học thi bác sẽ học được nhiều hơn, cuộc đời bác sẽ sang trang mới. Có thể sau này bác không làm trang trại nữa mà làm viềc trí óc, có thu nhập và cuộc sống khác hẳn. Nhưng không phải ai cũng dám bỏ một trang trại như thé. Cần hiểu chữ không theo hướng này. Không không có nghĩa là bỏ hết để hoàn toàn không mà là bỏ cái cũ, vặt vãnh để học và làm cái lớn hơn. Nếu không để mà không thì có một ít còn tốt hơn. Tôi cho là khi thuyết giảng, các vị thường tùy hiểu biết và căn cơ của người nghe,để người nghe tu tập dần, khi đã buông bỏ được thì người tu tập sẽ hiểu đến vấn đề khác. Cái chính là chúng ta hiểu sai giống như câu: "rắn là một loài bò, rắn là một loài bò...... sát không chân, sát không chân " vậy.
    Phật giáo nước ta tuy được du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc nhưng theo em biết thì chưa có một trào lưu lớn của các phật tử ủng hộ việc xâm lược của ngoại bang. Trái lại thời Lý, phật giáo là quốc giáo nhưng ta còn kéo quân đánh sang Tàu mấy lần.
    Trong vấn đề nhìn nhận lịch sử, chúng ta cần có đánh giá khách quan. Nước ta bị tàu đô hộ hàng nghìn năm, bị bóc lột thậm tệ, ngoài của cải ra, tất cả những người giỏi như dạng thần đồng, thầy thuốc, thợ thủ công... đều bị bắt về kinh đô. Vì vậy rất dễ hiểu tại sao bây giờ các bài thuốc đông y của các dân tộc thiểu số truyền được đến ngày nay được ưa chuộng. Ngoại trừ trường hợp trong dân gian đồn rằng, khi tàu xâm chiếm ta, chúng giết hết đàn ông, chỉ để lại đàn bà để đồng hóa, còn thì em chưa đọc được tài liệu nào nói tàu dùng chính sách diệt chủng mà là đưa người sang ở lẫn với dân ta để đồng hóa, tiêu biểu là dân mà sử cũ gọi là dân Mã lưu(do Mã Viên lưu lại) nhưng lại bị dân ta đồng hóa mất. Trong khi đó trong quá trình mở mang vào phương Nam, cha ông ta đã tiêu diệt gần hết một dân tộc. Cái nghiệp này hiển nhiên chúng ta phải gánh, nên chúng ta vất vả hiện nay chỉ là chuyện nhỏ. Việc chúng ta phải làm hiện nay là hồi hướng công đức, trả hết các nghiệp cũ, dân ta chỉ cần có ý chí bằng 10% dân Do Thái thì không có nước nào dám nhòm ngó. nếu như hiện nay, trên thì lo quyền chức tham nhũng, dưới thì ngập trong rượu chè cờ bạc và các thú vui vớ vẩn thì ta còn nước mới là chuyện lạ, chứ nói gì đến mấy hòn đảo con con hay mấy vũng nước ngoài xa. Tôi cho là chúng không những lấy đảo mà còn lấy hết biển, ta phải đi nhờ Lào và Căm pu chía thì may ra dân ta trên dưới mới tỉnh ra được. Nếu chúng ta không bị dồn vào chỗ chết thì chúng ta sẽ không sống được
    Nói về sự từ bi của các đức Phật. Để bảo vệ chúng sinh và chính bản thân, các đức Phật cũng phải chiến đấu thật sự với phái tà. So sánh các cuộc chiến này với Tây du ký ví như đại chiến thế giới với cuộc chiến của trẻ em đường phố, hay như phim bát tiên của Trung quốc gần đây mà Ngọc đế thay Thiên đế (hoặc ngược lại, do tôi không nhớ) chỉ là cuộc chiến khu vực mà thôi. Vậy có thể nói từ bi phải hiểu trên nghĩa rộng lớn là hướng tới lựa chọn cái tốt hơn. Ai chọn được cái tốt hơn thì đấy là từ bi. Ta thường bị cái ví dụ cụ thể nhưng lại không hiểu rõ bản chất vấn đề, cho từ bi như cục đất ai muốn là gì thì làm, đó có khi lại là tội ác (chỉ là có khi thôi). Đây chính là điểm yêu cầu ta luôn tỉnh thức để hiểu và giải quyết vấn đề.
    Em đọc ít sách nên tự nghĩ là ít bị chấp vào giáo điều, nhưng rất có thể là mạo phạm, xin các bác bỏ quá cho! Rất mong cả dân tộc ta cùng nhau tu tập!
  9. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Cháu cũng mong có nhiều người cùng suy nghĩ với chú.
  10. liuhoasin

    liuhoasin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bác Nhân và NVB hãy bình tĩnh, và quay đầu là bờ, không nên lạc bước.
    Vấn đề mà chủ topic đưa ra bàn luận là:
    Ai cũng đồng ý là Phật giáo là một tôn giáo bất bạo động và từ bi. Chính vì làm theo tôn chỉ này, mà đôi khi họ đã bị lấn át bởi các tôn giáo khác. Trong lich sử, Khi người Hồi giáo tấn công vào Ấn Độ, Các vị sư bị giết và chùa chiền điều bị đốt phá. Và cũng chính vì theo tôn chỉ bất bạo động mà họ đã không thể bảo vệ được mình. Dẫn đến việc phật giáo gần như biến mất khỏi Ấn Độ.
    Những người có tâm hướng thiện như vậy lại bị tiêu diệt. Đây là vấn đề rất nan giải cho những người theo đạo như chúng ta. Cũng như một câu nói của Jesus mà đến nay vẫn còn gây nhiều bàn cãi " Ai tát một bên má của con, con hãy khuyến mãi cho họ má còn lại"
    Tóm lại=>Muốn tự bảo vệ mình thì phải ác, mà ác thì không thể thành Phật. Vậy làm cách nào vừa ác mà vừa thành Phật ?

Chia sẻ trang này