1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lí học phân tích của Carl Gustav Jung

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hoaxuandatviet, 05/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaxuandatviet

    hoaxuandatviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Tâm lí học phân tích của Carl Gustav Jung

    Quả thật khó khi nhập đề viết về một tác giả mà mình đã dày công nghiên cứu và cũng sưu tập được khá đủ tài liệu. Thôi thì mượn câu nói của Jung, được làm lời đề tựa cho site www.cgjungpage.org như là lời mở đầu cho bài viết này vậy:
    "Chân lí vĩnh cửu cần một ngôn ngữ nhân bản có thể biến đổi được với tinh thần của mọi thời đại".
    Carl Gustav Jung sinh ngày 26/7/1875 và mất ngày 6/6/1961, sống trọn cuộc đời mình tại Thuỵ Sĩ. Ông là một con người bị từ chối, hay nói đúng hơn là lãng quên bởi thế giới, nhưng chính ông lại chính là người "chống lại sự duy lí của thế giới và giúp con người tái chiếm tâm hồn mình".
    Cả thế kỉ XX đi qua trong khói lửa của chiến tranh và những biến động khoa học không ngừng nghỉ. Dường như mọi thứ có vẻ tốt đẹp và niềm tin vào thế kỉ XXI hoà bình hơn đã sớm tàn lụi tắt ngay sau vụ 11/9 và cuộc chiến chống Taliban và Iraq của Mỹ. Con người ngày nay, nói theo Jung, trong một tập sách năm 1933: Con người hiện đại đi tìm tâm hồn (Modern man in search of a soul), đang mất dần đi ý nghĩa của mình và họ tìm cách cảm nhận nó qua sự tôn thờ chủ nghĩa duy lí, thành quả khoa học, và tất nhiên là chiến tranh. Chúng ta có thể nói tới một chủ nghĩa chiến tranh warrism không kém gì chủ nghĩa khủng bố terrorism.
    Tại sao lại như vậy. Đó là câu hỏi mà các nhà tâm lí học phân tích ngày nay, hay gọi theo ngôn từ khoa học là các Jungian analyst, đang tìm cách kế tục và giải thích.
    Nhưng trước khi nói về cái mục đích "sâu xa" này của tâm lí học phân tích của Jung, tôi xin phác hoạ đôi nét về những khái niệm chính trong học thuyết của ông để bạn đọc rộng đường tham khảo và đối chiếu với phân tâm học của Freud.
    1/ Năng lượng tâm thần (psychic energy): Jung còn gọi nó bằng cái tên là libido, nhưng trả nó về nguyên nghĩa latin của nó là "khát vọng, ham muốn", và cho rằng libido trung tính, có thể chuyển hoá từ dạng dinh dưỡng sang dạng sinh dục... Điều này thật đơn giản: có khái niệm năng lượng (vật lí) gồm cơ năng, điện năng, quang năng... nhưng chúng ta không thể quy chúng về một loại cụ thể, chúng ta phải đưa ra một khái niệm nói chung là năng lượng. Khái niệm năng lượng tâm thần của Jung chính là bắt nguồn từ tiền đề vật lí này.
    2/ Cấu trúc của tâm thần (psyche): toàn bộ hoạt động tâm lí của con người được gọi là tâm thần.
    Tâm thần được kết cấu gồm: ý thức, vô thức cá nhân, vô thức tập thể.
    Điểm khác biệt căn bản của Jung với Freud là ở chỗ ông không coi vô thức là một sản phẩm bị dồn nén của ý thức mà ngược lại, coi ý thức được bắt nguồn từ vô thức, và là bông hoa nhỏ giữa lòng một đại dương lớn, rất mong manh và dễ vỡ.
    Vô thức gồm có vô thức cá nhân: Những gì không thích ứng với ý thức và bị dồn nén trở thành vô thức cá nhân (các tổ hợp - complex).
    Vô thức tập thể: Khái niệm căn bản và tranh cãi nhiều nhất của Jung. Vô thức tập thể là cái tâm thần chung của nhân loại mà chúng ta cùng chia sẽ, ở đó chúng ta không còn là con người cá nhân mà là một con người chung, duy nhất, cùng chia sẻ những số phận như nhau.
    Vô thức tập thể được kết cấu từ những cổ mẫu (archetype)
    3/ Cá nhân hóa (individuation): Quá trình tách con người con người khỏi cái tâm thần tập thể chung và trở thành một cá nhân với đầy đủ năng lực, sự tự do của mình là hạt nhân trong phân tích tâm lí của Jung. Nó gồm quá trình sau: persona-shadow-anima/animus-self.
    Mục tiêu của cá nhân hoá là sự tổng hợp nên cái self (tôi sẽ trình bày sau), mà biểu tượng lớn nhất của nó hình ảnh Chúa, cụ thể hơn là Jesus, hay Phật. Nói đơn giản, không cần Jesus, chúng ta vẫn có chúa ở trong mình.
    Để tạm khép lại bài viết của mình, và sẽ trình bày và trao đổi kĩ lưỡng hơn với các bạn... xin được nhắc lại một câu nói của Jung, một tín đồ đạo Tin Lành: "Tôi không cần tin vào Chúa, tôi biết"
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn bác hoaxuandatviet đã có bài giới thiệu hay và cơ bản về C.Jung và học thuyết của ông. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy ý thức là bắt nguồn từ vô thức. Hình như ngay trong cuốn sách bác dịch, cũng không nói đến điều này.
    Bác có thể nói rõ hơn về điểm này được không.
    Thứ hai, về phần đầu trong bài của bác nói đến sự tìm kiếm tâm hồn và những liên quan đến những vấn đề hiện đại, quả thật là tôi cũng rất muốn nghe luôn. Nó có vẻ rất hay.
    Cảm ơn bác nhiều.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 14:40 ngày 05/07/2003
  3. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Chào Hoẫundatviet. Anh có thể xem topic Nguồn gốc của tình yêu và cho ý kiến không? Tôi nghĩ nó cũng có liên quan đến vấn đề ý thức xuất phát từ vô thức.

    Niềm tin cho tôi Sức mạnh

  4. hoaxuandatviet

    hoaxuandatviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn thiện ý của dumb khi đọc bài viết của mình. Mình sẽ trích những đoạn nói về ý thức trong Jung's Lexicon cũng như tập 18 của toàn tập của Jung để nói rõ hơn nguồn gốc vô thức của ý thức. Mình hi vọng là cậu hiểu được vấn đề này vì chính mình cũng phải trải qua nhiều năm để hiểu là "Jung đã thực sự nói gì", một công việc có thể nói là so hard.
    "Ý thức không tự xuất hiện, nó bắt nguồn từ những những lớp rất sâu không được biết đến. Ở thời thơ ấu, nó dần dần xuất hiện, và trong suốt cuộc đời nó dần dần tách khỏi cái bề sâu vô thức đó. Nó giống như một đứa trẻ đang sinh ra dần dần từ một chiếc tử cung nguyên thuỷ vô thức... Không chỉ bị ảnh hưởng mà nó còn tiếp tục xuất hiện từ vô thức dưới hình thức của vô vàn những ý tưởng tự phát, và những tia chớp của tư duy"
    (The psychology ò eastern me***ation, CW 11, par. 935)
    "Freud không những đã cho ý thức bắt nguồn từ những dữ liệu cảm giác, mà còn cho rằng vô thức bắt nguồn từ ý thức... Tôi sẽ nói ngược lại: những gì xuất hiện đầu tiên rõ ràng là vô thức và ý thức thực sự bắt nguồn từ vô thức. Ở buổi đầu thời thơ ấu, chúng ta vô thức, những chức năng quan trọng nhất mang tính bản năng là vô thức, và ý thức không gì hơn ngoài là một sản phẩm của vô thức" (The Tavistock Lectures)
    Cũng nói thêm với cậu một số điều khác về ý thức trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu vô thức.
    -Hướng của năng lượng tâm thần: nếu nó tập trung vào chủ thể ta gọi là sự hướng nội. Còn trong trường hợp nó tập trung vào khách thể, ta gọi là sự hướng ngoại.
    -Ý thức có bốn chức năng và chỉ bốn mà thôi:
    Tư duy (thinking), cảm xúc (feeling - xin lưu ý là khác với tình cảm affect). Tư duy cho một cái tên, còn cảm xúc cho biết giá trị đối với chủ thể của đối tượng đó. Đây là hai chức năng duy lí (rational). Nếu trong ý thức chúng ta mạnh về tư duy, thì tất yếu, để cân bằng lại hệ thống tâm thần, cảm xúc sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nổi bật nhất là những giấc mơ.
    Cảm giác (sensation): sự nhận thức thông qua các giác quan. Còn trực giác (intuition): sự nhận thức không thông qua các giác quan (nó chỉ ra những khả năng trong tương lai). Chúng ta ít thấy chức năng trực giác trong cuộc sống ngoài một số linh cảm nhất định, nhưng khi bước vào thị trường chứng khoán, đối mặt với những biến động thất thường, chúng ta sẽ thấy chức năng này hoạt động mạnh mẽ như thế nào.
    Sự kết hợp thái độ (attitude) và chức năng (function) tạo ra một típ người nhất định. Chẳng hạn, mình là người hướng nội, suy nghĩ và trực giác, còn cô gái yêu mình có thể là hướng ngoại, cảm xúc và cảm giác... Chúng có thể đo lường bằng test MBTI.
    Còn vấn đề ý nghĩa mà cậu nêu ra, mình muốn tóm tắt nói là Jung đã gặp những "bệnh nhân" là những người cảm thấy không thoả mãn với đời sống dù họ có một cuộc sống với rất nhiều thành quả và họ không phải là những người nhiễu tâm hay loạn tâm. Qua sự phân tích của Jung, ông nhận thấy "tôn giáo là một chức năng của tâm thần", nó nhằm giúp con người tách khỏi gia đình và gia nhập vào thế giới người lớn, thường bị thiếu hụt, đặc biệt vào thuở trung niên từ 36 đến 40 tuổi, con người thiếu hụt chức năng nó (tất nhiên là không chỉ có duy nhất sự thiếu hụt tôn giáo) và gây ra cái gọi là midlife-crisis (cuộc khủng hoảng thời trung niên) khi mà có sự chuyển trọng tâm từ một cuộc sống hướng ngoại nhằm xây dựng một cái tôi sang giai đoạn hướng nội, nhằm tạo dựng nên một cái bản ngã (self), và đó chính là ý nghĩa của cuộc sống của mỗi người chúng ta, bởi vì cuộc sống không gì hơn là ý nghĩa cuộc sống và chỉ cá nhân đó mới cảm nhận thấy (tính chất hiện sinh), giống như khi các cậu đọc một câu chuyện là các cậu đang tìm kiếm ý nghĩa của câu chuyện đó.
    Nói theo Jung thì "con người hiện đại không phải là kẻ chi phối số phận của mình và anh ta phải học cách tiếp cận và hiểu những vị thần thánh vô thức". Cậu thử nghĩ xem, chúng ta ngày nay mạnh mẽ hơn ngày xưa không. Chúng ta biết là mình sẽ chết, không có vị thần để sai khiến như sấm sét, mây mưa... nhưng con người nguyên thuỷ họ lại tin là họ bất tửi, và có thể điều khiển được các vị thần phục vụ cho họ (chúng ta trả vẩn thờ cúng tổ tiên đấy chứ mặc dù nói thật là chúng ta cũng không hiểu nhiều là tại sao lại phải làm thế đâu)...
    Tớ sẽ trình bày những điểm khác, khái niệm khác của Jung trong các bài viết sau.

  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bác hoaxuandatviet, tranh thủ ngồi buôn với bác một chút. Vốn dĩ em có đọc sách Freud nên cũng rất thích các vấn đề về tâm lý. Vì theo em nghĩ nếu đọc cái này thì sẽ có lợi cho mình về sau trong cách tư duy và quan niệm.
    Nay bác ko đến chơi thì thôi, bác mà đã đến thì anh em tiếp bác hết mình.
    Vì bạn dumb đã hỏi nên em xin nhắc bác nhớ trả lời bài trong topic Phân tâm học, trong đó có một bài chưa được trả lời. Quảng về đây thì ko hay lắm nên bác chịu khó sang đây trả lời nốt vậy.
    Bản thân em còn có nhiều câu hỏi về tâm lý, xin phép được hôm khác thỉnh giáo bác. Luôn tiện bác có thể cho anh em biết là bác làm ngành gì được ko ạ. Mà sách bác dịch tên là gì, tác giả là ai vậy(hỏi thế này hơi dốt.)
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  6. hoaxuandatviet

    hoaxuandatviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Cậu tìm cuốn Jung đã thực sự nói gì, NXB Văn hoá thông tin, 2002, đó là sách mình dịch để đọc (cũng sẽ biết tên mình luôn). Bản tiếng Anh của nó là "What Jung really said", xuất bản lần đầu ở London năm 1965, nếu ở nước ngoài thì cậu có thể đọc được nó. Đối với nhiều người mình tin là nó sẽ hữu ích, còn đối với mình quyển đấy cũng chỉ là gợi mở thôi, mình cũng sẽ in một cuốn dịch nữa trong năm nay, hay hơn nhiều, do chính Jung viết. Hi vọng là tháng 9 hay 10 sẽ xuất bản được.
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn anh hoaxuandatviet! Bài của anh post rất hay và chuẩn xác (theo tôi cảm nhận). Anh cứ post tiếp đi, tôi rất muốn học hỏi thêm về C.Jung.
    Anh yên tâm, tôi có khả năng hiểu được mà. Lúc nào rảnh, tôi sẽ trao đổi thêm với anh CHỈ để học hỏi là chính thôi. Tiện đây, tôi thấy về bốn cái chức năng anh nêu, tôi đã đọc trong cuốn sách về tâm lý học ( tôi quên tên ) của Đức Uy. Anh có thể cho tôi biết đấy là phân loại của chính C.Jung hay của ai khác không.
    Cảm ơn anh nhiều.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào dumb và hoaxuandatviet.
    Sau khi đọc xong hai bài của các bác, tôi xin phép trình bày tiếp về vấn đề vô thức và tiềm thức trên góc độ tâm lý giáo dục.
    Trong topic [topic]171013 [/topic] có một câu hỏi do bác quyzen được đặt ra mà tôi vẫn chưa trả lời được. Đó là chuyện một đứa bé học thế nào.
    Tôi xin trình bày quan điểm thế nào là học trước:?Học là quá trình thu và xử lý thông tin dựa trên vốn sinh học và vốn thu được?.
    Vậy trước khi có được vốn thu được thì trẻ em mới sinh có cái gì? Chính là vốn sinh học, vốn sinh học là gì? Chỉ có thể là vô thức. Vô thức ở đây là những gì ban đầu được được bộ gien người quy định và hình thành trong bộ não sinh học rồi
    Đã có một cuộc thí nghiệm cho thấy. Nếu những đứa trẻ bị kẹp mũi, thì những đứa trẻ TQ sẽ bí mật mở mồn ra thở trong khi những đứa trẻ Nauy sẽ khóc thét lên.
    Việc nói rằng vô thức hình thành từ ý thức hay ý thức hình thành từ vô thức là một quá trình hai chiều nhưng thống nhất mà thôi. Và nó tuỳ theo tuổi của mỗi người mà quá trình nào mạnh hơn thôi. Ví dụ sau một sự kiện nào đó tự dưng ta nhớ ra một điều mà tưởng chừng đã quên từ rất lâu rồi.
    Theo ý của tôi nếu chúng ta hiểu sâu hơn cơ chế vô thức biến thành ý thức thì sẽ đem lại ứng dụng mới. Trong đó có việc dạy trẻ từ khi trong thai, dạy trẻ nhiều ngoại ngữ?..
    Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh lại là cái vô thức của một đứa trẻ mới sinh chưa chắc là hoàn toàn giống cái vô thức của một người lớn.
    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng ngoài đảo xa, còn nghe tiếng ngân nga, giữa lòng ta bao lời ca quê nhà.
  9. hoaxuandatviet

    hoaxuandatviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Trả lời nhanh lưu thuỷ nhé: Trong cuốn Jung's Map of the Soul, M. Stein (chủ tịch Hội tâm lí học phân tích quốc tế) đã nói: những kết quả gần đây cho biết vô thức tập thể (dưới hình thức những cổ mẫu) đã được cấu trúc hoá trong não...

Chia sẻ trang này