1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý & Chiến thuật tennis - WINNING UGLY (sự chiến thắng của cái xấu)

Chủ đề trong 'Tennis' bởi 223168new, 30/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pigbirdcaptain

    pigbirdcaptain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Hay quá chắc phải search quyển này về đọc thôi!
  2. zlite

    zlite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Là người chứng kiến ý định dịch và Post bài từ ngay từ ban đầu nhưng quả thật không ngờ với thời gian quá ngắn ngủi mà 223168new đạt được hiệu quả đến như vậy. Xét trên mức độ cải thiện phong độ là tuyệt .
    ------
    Cái món này áp dụng cho trường hợp ít có khả năng thăng tiến về mặt chuyên môn. Đánh mãi chỉ đến thế, học thêm cũng đến thế. Xoay ra đào sâu về " thắng xấu" . Chả xấu.
  3. 223168new

    223168new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Mãi mới bố trí được thời gian để dịch và post tiếp cho anh chị em tham khảo đây. Enjoy!!!
    5- Những thời điểm có thể tạo ra lợi thế trong trận đấu
    Với một số dân chuyên nghiệp (những người ít kiếm được tiền) và phần lớn người chơi tennis giải trí, chỉ có 2 loại điểm đó là điểm lợi (ad points) và các điểm còn lại. Nhầm!!! Tôi thì lại coi những điểm mà sẽ dẫn tôi hoặc đối thủ có được lợi điểm là những khoảnh khắc quan trọng bởi vì nó mạng đến phần thưởng lớn, đó chính là cơ hội để chiến thắng trận đấu hay để chuyển đổi một trận đấu. Tôi gọi tất cả những điểm trước khi có được lợi điểm là những điểm set-up point (điểm tạo dựng cơ hội). Ví dụ như những điểm 0-30; 30-0; 15-30; 30-15; 30-30, và deuce đều là những điểm set-up point cho cả 2 bên.
    Khi tôi gặp những điểm đó trong trận đấu, chuông cảnh báo trong tôi sẽ reo lên, đặc biệt ở 30-30 (hay deuce) khi cả 2 bên đều có cơ hội để tạo set-up và giành được lợi điểm (ad point). Những điểm này sẽ quyết định ai sẽ có cơ hội mang tiền về. Và nếu 1 set hay 1 trận đấu được kết thúc sau điểm đó thì điểm set-up point đó sẽ có giá trị vô cùng (Super set-up point).
    Khi đang 30-30 hay deuce, nếu tôi đang thắng trong set-up point đó thì tôi chỉ cách chiến thắng game đó có 1 điểm. Nếu tôi đang dẫn 30-15 rồi lại ăn được set-up point để nâng lên 40-15 thì tôi chỉ cách chiến thắng 1 điểm còn đối thủ cách những 3 điểm. về mặt tâm lý thì tôi sẽ có lợi thê srất lớn nếu ăn được set-up point. Chiến thắng set-up point sẽ cho tôi cơ hội tiếp tục trong lợi thế lớn về tinh thần cả khi giao bóng hay trả giao bóng. Với trình độ CLB, nhiều khi chiến thắng được set-up point từ 30-30 để cho đối thủ phải giao bóng tại điểm lợi ngoài (ad-out) là tất cả những gì bạn phải làm, bởi đối thủ nhiều khi run quá, đánh double fault và dâng chiến thắng luôn cho bạn.
    Tôi biết khi tôi cố gắng có nhiều cơ hội có điểm lợi thế (và giảm thiểu cơ hội này cho đối thủ) thì nhiều khả năng tôi sẽ chiến thắng trong trận đó. Và điểm set-up point chính là điểm tạo dựng ra các cơ hội đó. Trong tennis bạn sẽ không thể chiến thắng nếu không biết cách tận dung và chuyển đổi các cơ hội. Việc tôi giải thích về set-uppoint này rất quan trọng vì ở cấp CLB (không phải chuyên nghiệp), đối thủ của bạn thường không để ý về sức nặng của các điểm set-up point. Họ thường chơi các điểm đó với sự tập trung suy nghĩ một cách bình thường như mọi điểm khác. 30-15 họ không quan tâm, 30-30 họ cũng chả để ý, họ chỉ tỉnh dậy khi nghe có lợi điểm, chứu không phải khi nghe điểm ngay trước lợi điểm, đó là điểm set-up point.
    Tóm lại hy vọng bây giờ bạn sẽ giữ cho đầu óc tập trung, cơ thể chuẩn bị và kế hoạch của bạn đã sẵn sàng. Lúc đó chắc chắn bạn sẽ bắt được những con mồi sơ ý.
    Nhiều khi đang dẫn 40-0 bạn thường có xu hướng đánh những cú sấm sét hay đánh cho hoành tráng, thậm chí cố đánh 1 cú ace mà thường chỉ gặp 1 năm 1 lần. nếu bạn trả serve bạn nhiều khi muốn trả 1 cú ngoạn mục. Bạn nên dừng ngay việc đó lại nếu đang ở 30-30 hay deuce. Hãy để kệ cho đối thủ của bạn đánh kiểu hoành tráng, nếu hắn ta đang dẫn 30-0. Hắn ta bất cẩn vì nghĩ khoảng cách đã an toàn. Hãy tập trung, chú ý. Bạn đừng bao giờ serve double fault hay trả serve vào lưới trong điểm set-up point. Hãy đánh serve 1 vào sân hay trả bóng nhẹ nhàng.
    Khi đang cố ghi điểm, hãy chú ý, đừng có hào nhoáng hay thích hoành tráng, không được mắc một lỗi ngu ngốc nào cả. Điều ngạc nhiên là rất nhiều người chơi tennis giải trí hay thích đánh một cú ?ohoành tráng để đời? khi đang đánh bóng qua lại trong khi chưa bên nào có được lợi thế cả. Mạc dù điều này cũng có thể chấp nhận được khi bạn đang dẫn điểm cách xa, tuy nhiên tôi rất ghét làm điều đó. Tuy nhiên điều nay cũng không phải khuyến khích bạn chơi thứ tennis quá thận trọng, nó chỉ khuyến khích bạn kiểm sóat cú đánh của mình, tránh đánh những quả rủi ro, ít có cơ hội thành công vào những thời điểm nhạy cảm của trận đấu.
    Tương tự như điểm set-up POINT, còn có những set-up GAME. Đặc biệt những gama tại tỷ số 4-4 hay 5-5, khi cả 2 bên đều có cơ hội tiến lên để kết thúc rơ đấu đó, giá trị của nó rất lơn. Nếu bạn đang serve tai 4-4 hay 5-5, đối thủ của bạn sẽ có sức ép là nếu anh ta sau đó không serve tốt trong lượt của mình thì sẽ thua. Sức ép phải serve tốt để tiếp tục trận đấu thường là khá lớn cho giới tennis không chuyên. Ngay cả giới chuyên nghiệp, trong trận chung kết 1992 Wimbledon giữa Goran Ivanisevic và Agassy, khi Agasy dẫn 5-4 và đến lượt Ivanisevic phải serve để tồn tại. Ivanisevic biết mình phải serve tốt để giữ trận đấu lại, áp lực dâng cao dần. Mạc dù Ivanisevic biết rằng mình đã có 200 cú ace trong cả giải đấu đó và đã có 37 cú ace đến thời điểm đó trong trận chung kết đó, Ivanisevic đã serve cả bốn cú double fault. Vào điểm trận, Ivanisevic thậm chí có 1st serve thấp hơn 18 inches và rúc vào dưới lưới. Đấy là ví dụ về áp lực khi phải hold serve và đấy chính là áp lực bạn muốn dồn lên đối thủ khi bạn đã chiến thắng set-up game trước đó. Sau trận đấu Ivanisevic nói với báo chí là lúc đó lần đầu tiên tôi cứ nghĩ vẩn vơ. Thay vì nghĩ về kế hoạch của tôi trước khi tung bóng lên thì tôi lại nghĩ về kế hoạch khi bóng đã được tung lơ lửng trên đầu. Còn Agassy sau trận thì nói, tôi muốn gìm trận đấu thật chắc chắn để bắt Ivanisevic phải nghĩ về việc bắt buộc phải hold serve thành công để giữ trận đấu. Agassy biết điều đó nên anh ta đã chơi set-up game rất cẩn trọng khi đang 4-4. Agassy đã chơi rất chắc chắn, hiệu quả, ổn định và đầy khôn khéo. Không hề có một cú quả nào với rủi ro không cần thiết được đánh ra. Đó là một ví dụ cổ điển về sự am tường các cơ chế của tình huống. Dưới mái tóc dài nhuộm màu của Agassy là một bộ óc thông minh của một Giáo sư Tennis. Bạn có thể làm tương tự nếu bạn chơi tập trung.
    Với kinh nghiệm bản thân, trong những thời điểm nhạy cảm của trận đấu tôi cứ xiết dần, xiết dần đối thủ lại. Không có hào nhoáng gì, chỉ là giữ áp lực thật đều. Không đánh quá mạnh, không mất kiên nhẫn, đừng cố làm gì vô nghĩa, chỉ tiếp tục xiết chặt đối thủ. Tôi sẽ làm cho các đối thủ phạm lỗi, mất bình tĩnh hay bắt đối thủ đánh những cú khó. Với tennis không chuyên thường set-up point và set-up game được chơi rất lơi lỏng, không chú ý.

    Lưu ý về những game ấn định. Ví dụ như bạn đã thắng set đầu tiên và thắng thêm game đầu tiên của set 2, game sau này sẽ là game ấn định và rất quan trọng. Hãy cẩn trọng với ?ocon gấu bị thương?. Gấu bị thương thường rất nguy hiểm. Bạn đã thắng set đầu và bây giờ đối thủ đang rất tập trung và có ý chí cao. Hãy cũng cố gắng tập trung để đóng hết mọi cánh cửa đến cơ hợi cho đối thủ. Thường nhiều đối thủ sẽ tập trung lúc ban đầu của set 2 và nếu họ chiến thắng sơm họ sẽ rất sung và hy vọng trở lại, tuy nhiên nếu họ bị thua tiếp thì sẽ lại rất thất vọng và muốn buông trôi. Thâm chí một số chuyên nghiệp cũng như vậy, ví dụ như Ivan Lendl đã từng bị la ó vì thỉnh thoảng buông luôn trận đấu ngay đầu set thứ 2. Ivan Lendl có thể vào một thời điểm nào đó trong trận nói?hôm nay không phải ngày của tôi? và ném khăn trắng luôn. Ivanisevic cũng thỉnh thoảng. Về mặt tinh thần Ivanisevic không lì lợn lắm, anh ta rất hay bị khó chịu bởi lỗi trọng tài, hay một thứ gì tương tự và thỉnh thỏang quyết định nghỉ thi đấu luôn.

    6- Cách tiếp tục lợi thế dẫn điểm và cách ngăn không cho trận đấu trượt dài
    Giữ lợi thế dẫn điểm sau khi bạn đã break serve đối thủ không hề dễ dàng. Giành lấy lợi thế lúc đầu còn dễ hơn giữ được lợi thế. Chúng ta thường có trạng thái thỏa mãn sau khi đã đạt được gì đó như break được serve, thắng trong 1 set?Tuy nhiên đây là thời điểm nhạy cảm và cần pohải tập trung. Lúc này bạn nên chơi thứ tennis chắc chắn, cẩn trọng, hiệu quả, không được mắc lỗi, không unforced errors, không đánh những cú ngu ngốc, hãy xiết chặt đối thủ từ từ. Tôi muốn đối thủ phải tăng độ khó khi đánh sang tôi.
    Michael Chang và Emilio Sanchez là những chuyên gia về vụ này. Một khi họ đã có được lợi thế dẫn điểm, họ rất mạnh về tinh thần khi dẫn. và cũng rất khó khăn để lấy lại điểm dẫn từ tay họ vì họ không bao giờ cho bạn một điểm dễ dàng nào cả.
    Cách của tôi là D.R.M (don?Tt rush me), đừng có vội. Nhiều khi đang dẫn điểm chúng ta có xu hướng tận dụng thời gian để đánh thật nhanh. Đừng có chạy vội về vạch cuối sân để vội vàng bắt đầu, hãy nghĩ một chút là bạn sẽ làm gì tiếp theo, đừng làm chậm quy trình lại nhưng cũng đừng đẩy nhanh nó lên.
    Khi tôi thấy trận đấu có vẻ đang bị trượt dài khỏi tay tôi tôi muốn làm một số thay đổi cả về chiến thuật, tâm lý và cả thể xác. Lúc đó tôi sẽ tự hỏi : ?o Ai đang làm gì với ai?. Nếu tôi có thể tra lời chính xác thì tôi sẽ biết cách để thay đổi hợp lý. Tôi sẽ tự hỏi ?oLiệu tôi có tuân thủ chiến thuật của mình không?? nếu câu trả lời là CÓ thì tiếp theo sẽ là ?oĐối phương đã làm gì để chiến thắng chiến thuật của tôi?. Còn nếu câu trả lời là KHÔNG thì tôi phải sóat xét lại để tiếp tuc thực hiện kế hoạch của mình. Rất nhiều người từ bỉ kế hoạch của mình quá sớm. Tôi có thể làm 1 số động tác như buộclại dây giày, trao đổi với trọng tài chính, tung bóng nhiều lần trước khi serve? Những việc này sẽ làm giảm hưng phấn và nhịp độ của đối thủ. Có một số đối thủ khi bị phá vỡ nhịp điệu thi đấu sẽ mắc lỗi.
    Khi tôi bị dẫn sâu và tôi muốn thay đổi, tôi sẽ đến túi đồ của mình và thay một chiêc áo mới, hay thay đôi tất mới? Thay đổi 1 tý sẽ làm bạn cảm thấy như một khởi đầu mới, bắt đầu lại từ đầu. Thậm chí tôi còn mang theo trong vài năm 1 đôi giày cũ đã lên bục nhận giải nhiều lần với tôi trong túi. Lúc lâm nguy tôi dừng lại và thay đôi đó vài coi như một liệu pháp tâm lý.
  4. red_shorts

    red_shorts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    VOTE cho bác số lo mọ thức đêm để dịch bài cho anh em
    Chúc bác sớm hoàn thành.
  5. hieunthn

    hieunthn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0

    "Tài thật ! Tài thật ! Tài đến thế là cùng ! Tiên sư anh Tào Tháo."
    Dưng mà em nói khí không phải chứ bác bót bài cứ như bị viêm đường tiết niệu ý ạ...
    À! Mà bác là chỗ thân quen của ông Lang...? hay hôm nào em bố trí đưa bác lên trại Lộc Hà hỏi thăm sức khoẻ nhân tiện xin ông ấy ít thuốc luôn...?
    Tiện đây, em mới đao được mấy trang sách có hình minh hoạ các bài tập thể hình dành cho talit mà ếch pót lên đây được. Ức chế !!!
    Bác nào có nhu cầu vừa đánh talit hay vừa có thân hình nực nưỡng như Phạm Văn Mách thì sang nhà ông Rulo mà lấy nhé?!
    Cheer!!!!
  6. donhumai

    donhumai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thx anh Hùng.
    Rất tâm đắc với Setup-point va setup-game.
    Có lẽ từ giờ trở đi trước khi vào trận phải hỏi đối thủ là đã đọc quyển này hay chưa
  7. truong7888

    truong7888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2006
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0

    Rất tâm đắc với Setup-point va setup-game.
    Có lẽ từ giờ trở đi trước khi vào trận phải hỏi đối thủ là đã đọc quyển này hay chưa[xx(]
    [/quote]
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Hay !
    Vote cho ông Hùng số 5*
    @All : Đừng lo đối thủ đã đọc quyển này chưa ! Vì có cả quyển Anti-Winnig Ugly mà


    Đi học : Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu !
    Thế là đúp chứ có đêk gì đâu !

  8. ketrungthanh

    ketrungthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Sách hay quá, đúng là chuyên gia tâm lý. Có thể áp dụng cả sang các môn khác. Gặp cao thủ món này mà những người tâm lý yếu thì trình độ kỹ thuật và thể lực có nhỉnh hơn vẫn nắm chắc 80% là thua.
    Cám ơn dịch giả, dịch hay thế mà không in sách xuất bản rộng rãi?
  9. bocuamoc

    bocuamoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Hay hay quá, tiếp đi bác ơi!!!
  10. Nightduke

    Nightduke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi cái: em tâm lý không ổn định, nhất là lúc đang dẫn điểm và cần phải kết thúc set hoặc là match là đánh loạn cào cào lên cả. Rất nhiều lần dẫn đến 5-2 hoặc 5-3 mà toàn thua ngược vì không kết thúc được. Có lần em dẫn 5-1, 40-0 mà vẫn thua lại 5-7 thế mới chán. Có cách nào khắc phục được chuyện này không ạ?

Chia sẻ trang này