1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý chiến và gián điệp trong kháng chiến chống Nguyên Mông - Đổi tên "Mình cần các thông tin về Đ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi kotus, 24/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ặc, bác xem lại chứ Phạm Nhan chỉ quảng cáo là bản thân hắn bị chặt đầu này sẽ mọc đầu khác chứ ko phải toàn quân Mông đều thế cả. Dạo đó dân Vịt đã kinh qua trận chống Nguyên Mông lần thứ nhất mấy chục năm trước còn lạ quái gì đầu quân Mông có chặt được hay ko.
    Bác rảnh ghé qua đền thờ Đức Thánh Trần ở Hải Dương xem cái đền anh Phạm Nhan (tên thật là Nguyễn Bá Lĩnh, Phạm Nhan chỉ là nghệ danh) này, thấy bảo anh í chỉ là Tàu lai thôi, trót nổ quá lố làm Trần Hưng Đạo ngứa vẩy rút soạt trường kiếm đeo lưng cho 01 phát chứ ko cần phải bôi *** kiếc gì cả, mất vệ sinh lắm! Đầu tuy ko mọc lại nhưng được dựng đền thờ liền. Đền của anh í được thiết kế rất chu đáo để hễ ai lạy cụ Trần thì sẽ chổng mông vào mặt anh í.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Vụ An Tư Công chúa có được tính là "Tâm lý chiến và tình báo" không nhỉ?
  3. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    đó gọi là Mĩ nhân kế . An Tư có thể coi là 1 điệp viên xếp vào loại Tử gián - 9 phần chết, 1 phần sống.
    Số phận An Tư đến nay vẫn còn bí ẩn - k rõ tử tiết (dã sử) hay theo Thoát Hoan sang Tàu (Lê Tắc).
    Được mabun sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 25/06/2007
  4. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    he..he tư liêu ít thì làm sao dựng lại các vụ gián điệp đuợc, nhưng cóp nhặt trong sách sử cũng đuợc chút ít. Có ông Nguyễn Hồng Dương làm như vậy để viết ra cuốn "Tìm hiểu trận tuyến bí mật trong lịch sử VN" - NXB Công An Nhân dân , 1986
  5. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Đinh Hợi, Nguyễn Triết năm thứ 2 [2007], mùa hè, thắng 5 có động đất. Tháng 6, bàn luận về (nhà) Trần, không thống nhất, (bèn) đem Đại Việt Sử Ký (kotus) tra cứu. (kotus) Soạn xong bộ Bí Lục, gồm vài quyển, đem ra bàn luận (sau đây:)

    Trong kháng chiến chống quân Nguyên thì lần một là lần quân dân nhà Trần bị động nhất. Bấy giờ biên giới phía bắc của chúng ta đã đến Lạng Sơn, nhưng khi sứ Nguyên sang tới Quy Hóa (đất Phú Thọ) , chủ động là Hà Khuất mới biết, sai chạy trạm tâu vua. Tháng 8 năm 1257, khi sứ Nguyên sang nhà Trần bấy giờ mới nhận thấy có nguy cơ chiến trang. Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn. Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí. Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Một loạt sự kiện cho thấy tính chất bị động của nhà Trần. May nhờ thế giặc chưa to, vua Mèo bấy giờ chưa chống đối chính quyền, đưa quân đến giúp, nên giặc tan.
    Rút kinh nghiệm, ngay sau cuộc kháng chiến thứ nhất, trong năm 1258, nhà Trần bèn cho lập các đội do thám, chuyên làm nhiệm vụ bán sát theo dõi, nắm vững tình hình địch chủ động và từ xa, lấy tên là "cục tình báo". Cục này có số quân bằng 30 bộ, tương đương 2400 quân, tuyển các binh sỹ tinh thông võ nghệ và nhanh nhẹn. Nhà Trần lấy thủy quân làm trọng nên quân sỹ cục tình báo đều bơi lặn rất giỏi. Mùa hạ, tháng 6, năm 1259 sai Lê Phụ Trần thống lĩnh thủy quân và cục tình báo.
    Chú thích:
    +) Kháng chiến lần 2 mật độ do thám và thám tử dầy đặc, chuyên nghiệp hơn nên em cho là đã có một tổ chức chuyên do thám được đặt ra sau kháng chiến lần thứ nhất, tức là sau năm 1257. Năm 1259 đã có cải tổ về quan sự nên chắc là năm 1258 thành lập tổ chức này.
    +) Nhà Trần coi trọng thủy quân và chiến dịch do thám xuất hiện trong sử lần đầu sau năm 1258 là của thủy quân đến núi Ô lô (Quảng Đông) tháng 2 năm 1266, cho nên em cho là quân thám báo nằm dưới sự chỉ huy của thủy quân. Mà cầm đầu thủy quân là Lê Phụ Trần.
    +) Nhà Trần có sử dụng từ Cục, nên em gọi là Cục tình báo cho hay.
    +) Một đơn vị mới thành lập chắc số quân sẽ là 1 Quân => 30booj => 2400 quân.
    +) Đến Ngô Sỹ Liên còn suy luận như em thì tại sao em lại không suy luận nhỉ
    còn tiếp
    Được kotus sửa chữa / chuyển vào 01:11 ngày 26/06/2007
  6. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Bính Dần, năm 1266, nhà Nguyên bấy giờ sai sứ Nậu Nạt Đinh sang sứ nước ta. Lời lẽ trong thư gửi có vẻ rất mèm mỏng, tuy nhiên lại biện minh cho việc xâm lược bằng một cơ không xác đáng: "Trước kia, ta đã sai sứ sang thông hiếu, kẻ thừa hành u mê không cho sứ trở về do đó ta mới có việc dụng binh năm trước". Nhà Trần bấy giờ nhận thấy dã tâm của nhà Nguyên và cho rằng có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến xâm lược nữa của nhà Nguyên. Vua Trần lúc đó đã có một cuộc họp bí mật cùng các đại thần của mình bàn cách đối phó. Trong cuộc họp, một kế hoạch do thám được đặt ra.
    Theo kế hoạch thứ nhất, vua Trần sai Dương An Dưỡng và Vũ Hoàn sang Nguyên với cái cớ là sang đáp lễ, nhưng kỳ thực là để thực hiện 2 mật lệnh: dò xét tình hình cũng như tham vọng thực của nhà Nguyên ; mua chuộc một số quan lại của nhà Nguyên và cài cắm một số gián điệp vào trong nội bộ của nhà Nguyên. Đoàn đi sứ bấy giờ mang theo nhiều vàng bạc châu báu cùng gái đẹp, những cô gái đã được cục tình báo huấn luyện rất kỹ về kỹ thuật mua chuộc và khai thác thông tin. Đi cùng đoàn còn có một số sỹ quan cục tình báo. Cuối tháng 2, đoàn đi sứ xuất phát.
    Song song đó, kế hoạch thứ hai được tiến hành. Một đội biệt kích được thành lập với nhiệm vụ tiến hành thâm nhập sâu vào lòng địch, lập một trạm do thám tiền phương ngay sát nách địch (sau này, trong thời kỳ chống Mỹ quân đội của bác Hồ cũng tiến hành một kế hoạch tương tự trên đất Thái Lan nhằm thu thập các thông tin về B52 và các loại máy bay khác của Mỹ). Đầu tháng 2, 160 chiến sỹ cục tình báo được tập hợp, huấn luyện kỹ càng, đặc biệt các chiến sỹ này bắt buộc phải cắt bỏ các hình săm trên cơ thể và phải để tóc dài cho giống người Tàu. Cuối tháng 2, đội biệt kích bí mật xuất phát, nhằm thằng núi Ô Lôi (nay là dãy Thập Vạn Đại Sơn thuộc tình Quảng Đông) theo một đường sông được chọn sẵn từ trước (con đường này đã được nhà Trần chuẩn bị từ trước - tháng 7 năm 1263 Trần Thủ Độ đã bí mật khảo sát các con đường sông nối từ đất Việt sang Trung Quốc, sau đó đã chọn được một con sông chảy qua hai nước Việt Nam - Trung Quốc trên vùng đất Lạng Sơn).
    Cuộc chiến trang bí mật của nhà Trần chống lại quân Nguyên bước vào một giai đoạn mới.
    Còn tiếp
    Được kotus sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 27/06/2007
  7. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Cũng ko bịa hoàn toàn đâu, nhân vật Đỗ Vỹ này có thật đấy, trừ đoạn bôi vàng nói ông ấy là bạn của Trần Quốc Tảng thì chưa thấy nơi nào chép. Về Đõ Vỹ thì xem Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, phần quân Nguyên sang nước ta lần thứ hai, đoạn chép cánh quân của Thoát Hoan tiến theo ngả Lạng sơn và chiếm ải Khả Ly của nhà Trần ấy, cũng chỉ có 2 dòng thôi.
    Cũng có thể tham khảo thêm cuốn "Ba lần chống quân xâm lược Nguyên Mông" do Hà Văn Tấn chủ biên.
    Nói chung về hoạt động trinh sát và do thám thì Trần Quốc Tuấn đã kế thừa được rất nhiều từ kinh nghiệm của nhà Lý, mà cụ thể là Lý Thường Kiệt.
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Ờ phải. Tôi có nhầm lẫn. Đúng như bác nói. Ai Lao chứ không phải Chiêm Thành.
  9. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Bác này cũng hay đấy, chắc đọc Đại việt sử ký toàn thư nhiều quá nên bị ngộ mất rồi. Hic hic!!. Tướng quân Lê Tần (một tỳ tướng) theo vua Trần chạy giặc đến bên bờ sông Phú Lương. Tưởng qua sông rồi giắc không đuổi theo nữa, ai dè bọn chúng bắn tên dò đường, chỗ nào tên không nổi lên được thì thúc ngựa chạy qua. Lúc kỵ binh ào ào qua sông quân tướng nhà Trần chạy hết, Vua quay lại thấy mỗi Lê Tần tả xung hữu đột, nguời dính mấy mũi tên, máu me đầm đìa (may mà Lê Tần mặc 2 áo giáp), bỏ ngựa xuống thuyền (một tay chèo thuyền, một tay cầm cái thuyền nan làm mộc che tên bắn) mới đưa Vua về thiên mạc.
    Về sau Vua ban quốc tính đổi tên thành Lê Phụ Trần và gả Lý chiêu Hoàng cho Lê Tần.
    vào năm 1258, có 3 vạn kỵ binh Mông cổ đi vòng qua Đại Lý xuống phía Nam. Toàn Mông cổ xịn nên đi đến đâu quân Trần thua đến đó.
    2 lần sau tuy là Mông cổ nhưng toàn quân TQ, đông nhưng ô hợp các bác ạ. Đánh dễ hơn bọn lần I do Ngọt Lương Hợp Thai chỉ huy.
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đọc mấy quyển kiểu này phải cẩn thận. Có ông còn phân tích nổ trời trận Chương Dương-Thăng Long, bố trí lực lượng thế nào, diễn biến ra sao, chiến thuật chiến lược.... rốt cuộc 100% là phét hết.

Chia sẻ trang này