1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý chiến và gián điệp trong kháng chiến chống Nguyên Mông - Đổi tên "Mình cần các thông tin về Đ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi kotus, 24/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên.
    Lúc đầu, thuỷ quân Trần do Nguyễn Khoái chỉ huy đã thúc đội tiên phong do Trần Quốc Toản dẫn đầu tiến lên khiêu chiến. Tướng giặc ỷ thế giặc mạnh, coi thường tướng quân miêng còn hơi sữa của nhà Trần (nhà Trần hết người rồi mới đem trẻ con ra cự giặc). Rồi các chiên thuyền của Hoài Văn Hầu khiếu chiến rồi bỏ chạy, quân Nguyên đuổi theo đến đoạn Vĩnh Hưng, Vĩnh Tuy ngày nay, gặp đúng quân của Nguyễn Khoái phục kích, thuỷ bộ phối hợp đánh cho quân Nguyên tơi tả. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành.
    Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay). Trần Quốc Toản thúc đám quân trẻ con đuổi theo, giặc Nguyên đông quá, đánh mãi không xuể, dần dần đuối sức nên đã hy sinh trong trùng trùng điệp điệp quân giặc.
    Trần Quang Khải cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hóa báo tin. Trong vòng hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân nhà Trần trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp và đuổi được Thoát Hoan về Trung Quốc.
    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 này, quân dân Đại Việt đã đoàn kết 1 lòng, "phụ tử chi binh" đại phá được 50 vạn đại quân nguyên mông hung bạo ra khỏi bờ cõi. Lập đại công lớn trong cuộc kháng chiến lần này do Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải dưới sự thống lĩnh của quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn. Ngoài ra còn phải nói tới sự đoàn kết giữa 2 vương (Chiêu Minh Vương và Hưng Đạo Vương)
    z . ," 京
    奪 S 章 T 渡
    "' f 鹹 子 -o
    太 平 o S S>
    萬 古 此 Y 山
    Tòng Giá Hoàn Kinh
    Đoạt sáo Chương Dương độ
    Cầm Hồ Hàm Tử quan
    Thái bình nghi nỗ lực
    Vạn cổ thử giang san
  2. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Bác này viết thế lại sai rồi. Giặc Nguyên lần 1 là tiện thì đánh Việt Nam, số lượng còn ít, tìm hiểu về Việt Nam chưa kỹ (lần 2 thì phái gián điệp xuống Việt Nam rất nhiều) nên thực tế là yếu hơn, nhưng nhà Trần bấy giờ không chuẩn bị kỹ nên chay suốt. Chiến tranh lần 2 là cuộc chiến nhà Nguyên chuẩn bị rất kỹ để đánh Việt Nam, những gì hay ho nhất. hùng tráng nhất mà chúng ta kể về chiến tranh chống quân Nguyên đều nằm ở lần thứ 2 này.
    Còn về Phụ Trần thì ngay từ cuộc kháng chiến lần một đã là một phần quan trọng trong các quyết định bí mật của nhà vua rồi: "Tháng 12, ngày 12 (1257), tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.
    Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại767 để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:
    "Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!".
    Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô768 . Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.
    Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc . Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó.
    " (Đại Việt Sử Ký Bản kỷ quyển 5)
    . Sau cuộc kháng chiến thứ nhất , tháng 6 năm 1259 có cải cách về quân sự, Lê Phụ Trần được giao làm Thuỷ Quân Đại Tướng Quân .
  3. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Hình như Lê Tần đựoc vua ban quốc tính Lê Phụ Trần, được ban Lọng xanh ngựa trắng và phong làm ngự sử đại phu, lúc đó mới được bàn chuyện cơ mật.
  4. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Mấy cái này toàn bốc phét hết. ĐVSKTT chẳng chép 1 tí gì về trận Chương Dương - Thăng Long. Ngay cả ngày tháng khôi phục được kinh thành còn chẳng có.
  6. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Năm đó khôi phục được kinh thành Thăng Long nhưng lúc quân Trần vào takover thì chỉ còn là toà thành trống rỗng, lâu đài, cung điện nguy nga bị quân Nguyên mông tàn phá hết cả. Đã thế năm đó còn bị lụt nên Vua Nhân tông cứ ở Thiên Trường, mãi sau này mới lên kinh. Ở Thăng Long chưa đầy 2 năm lại bị đánh tiếp, tuỳ tùng lại bỏ Thăng Long mà về quê. Thật là:
    Xã tắc lưỡng phen lao dịch mã
    Giang san vạn cổ điện kim âu.
    (Xã tắc bao phen chồn ngựa đá
    Non sông một thủa vững âu vàng)
  7. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Lôi lên cái rồi đi ngủ nào.
    Dạo này bận kiếm cơm không chắt lọc lịch sử tiếp được, lôi lên để bác nào bốc phét thì bốc phét đi để em lấy ít tư liệu, cuối đời có cái để viết truyện dã sử Việt Nam nào . Truyện này sẽ pha giữa phản gián, kiếm hiệp, pha chút lãng mãn, thể hiện được tinh thần yêu nước kiểu Việt Nam trước hiểm hoạ diệt vong của đất nước .....Em đã hình dung ra một cốt truyện rồi nhưng để đó đã vì chưa đủ tư liệu và cũng chưa ... đến cuối đời . Bây giờ mọi người góp ý thoải mái, cố gắng sau này có phim phim dã sử Việt Nam mà xem
  8. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Vỹ là gián điệp nằm vùng (nghe nói thế). Ông này sống ở kinh đô của nhà Nguyên, sau đó theo Thoát Hoan đánh Đại Việt, theo truyện Thăng Long nổi giận thì vị này đi theo Thoát Hoan và dò xét ra có 1 thằng A Lý Hải Nha đi theo Thoát Hoan sang Việt Nam (trước đó tuyên chiếu ở kinh đô nhà Nguyên thì A Lý Hải Nha ở lại Tầu đốc thúc công việc hậu cần ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, chỉ để Thoát Hoan và Lý Hằng vào nước ta, nhưng tin của Đỗ Vỹ cho thấy A Lý Hải Nha cũng đã xâm lược)
    1 giả thuyết khác về Đỗ Vỹ: Thoát Hoan cho chém đầu 1 tên nào đó tên là Đỗ Vỹ có hành vi nghe lén để lung lạc lòng quân Đại Việt, cũng để nâng cao sĩ khí quân Mông, còn sự thật lịch sử thế nào thì chịu.
    Trong chiến tranh với Nguyên có 1 quan nhà Mông đi vào nghe ngóng tình hình giặc và gặp hẳn chú Ô Mã Nhi, sau chú Ô Mã Nhi bảo nước Đại Việt còn người này chưa dễ đánh được. Vị này ko phải tên là Đoàn Nhữ Hải.
  9. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Sử chép sai. Theo như gia phả họ nhà Trần của Hưng Nghiễn Vương Trần Quốc Tảng sau này vì xui cha lên làm vua mà bị từ đẩy ra vùng Cửa Ông anh giữ và đc làm đền thờ ở đây thì Trần Quốc Toản hoàn toan ko hi sinh trong trận chiến lần thứ hai (đấy là theo em đọc sách của ông Yên Tử cư sĩ). Về điểm này Đại Việt sử kí toàn thư chép sai, nên xem lại trong Đại Việt Sử Ký.
    Cũng theo Yên Tử cư sĩ, về một khía cạnh khác, Phụ quốc Thái Úy Tô Hiến Thành dù có nhiều công nhưng cuối đời đưa Long Trát lên thay Long Xưởng => mưu đồ của ông này là đưa 1 ông vua mới 3 tuổi lên để ông í làm phụ quốc, Long Xưởng đã sinh ra vào thời cực thịnh của đất nước, làm thái tử trong khi nhà Tống phải sắc phong cho Đại Việt là An Nam quốc vương (trước đó là Giao Chỉ quận vương), vua Anh Tông đã mấy lần duyệt binh ở Đồ Sơn và phía bắc để cho nhà Tống thấy quân của nhà Lý cực mạnh, có thể đánh lên Tống bất cứ lúc nào, cho nên có 1 lần vô cùng hi hữu trong lịch sử sứ nhà Mông Cổ và sứ nhà Tống cùng đến Thăng Long. Sứ nhà Mông Cổ - một nước lúc đó đang nổi lên, sẵn sàng đập tan nhà Kim rồi tràn xuống trung nguyên - sang nước ta có lẽ bảo nước ta cùng với họ làm 2 gọng kìm kẹp chặt lấy nhà Nam Tống vốn cực yếu sau khi mất Biện Kinh, lại giết mất tướng Nhạc Phi, còn sứ Tống sang chắc là để khuyên mình ko đánh lên. Việc ông Tô đưa Long Trát- 1 đứa ngù ngờ 3 tuổi sau này lớn lên chỉ biết hưởng lạc đã làm nguyên khí đất nước hao tổn, khởi đầu cho giai đoạn đi xuống mà nhà Lý phải rơi vào tay nhà Trần, thực là thấy vị này có điều cần nghi ngờ, ko hẳn là 1 ông quan chói sáng 1 thời.
  10. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Cám ơn bác này nhá, coi như bác đã mở đường sống cho Đỗ Vĩ rồi. Trước em thì em cứ tưởng tượng Đỗ Vĩ gục trên lưng ngựa, con ngựa lần về đường cũ, dọc theo một bờ đê có hoa cải vàng rực, về với một người con gái đang chờ .... Thế theo bác ta nên làm gì với chàng Đỗ Vĩ này nhỉ
    Mà truyện Thăng Long nổi giận có 26 chương cũng dễ đọc nhỉ, để em ngâm cứu cái.

Chia sẻ trang này