1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý có thể thay đổi định mệnh không hay định mệnh quyết định tâm lý?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi trietgia2006, 03/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý có thể thay đổi định mệnh không hay định mệnh quyết định tâm lý?

    Vấn đề này đã được khởi xướng từ rất lâu; gây nên nhiều cuộc tranh cãi

    Nó không thuần tuý là vấn đề tâm lý mà còn liên quan nhiều đến vật lý; triết học ;sinh học..v.v.

    Về vấn đề này trong vật lý không thể không nhắc đến thuyết tất định của Laplace .Tuy nhiên tôi không đề cập đến vật lý học bây giờ.

    Trong những năm 1960 và đầu thập niên 70, ba nhà sinh vật học William Hamilton, George Williams và Robert Trivers đã đưa ra quan điểm mới (mới là vào lúc đó) về sự tiến hóa ,điều này có thể làm phức tạp thêm câu chuyện. Một trong những lý luận đó là có một loài tổ chức cao ;không phải chỉ có rừng rậm mà có ngay ở đây ;xã hội đó âm thầm cạnh tranh .Sự tiến hóa sẽ củng cố những đặc tính tốt và những đặc tính này giúp tổ tiên chúng ta nhiều gen hơn những người khác. Bộ não con người được tạo ra không phải để đối chọi với sư tử mà để đối chọi với những bộ não người khác !

    Thật kì lạ ;thành công của Darwin trong cái thế giới chó ăn chó đã nảy sinh nhiều tình cảm mạnh.Những tình cảm lãng mạn ,tình yêu dòng tộc ,hy sinh vì bạn bè và lòng thương tiếc đã nảy sinh nhu cầu cần những công cụ hữu dụng trong xã hội rừng rậm. Thậm chí lương tâm và cảm giác công bằng ngày nay cũng được xem là bắt nguồn từ gen.

    Đó là tin tốt. Tin xấu là sự thành kiến ;thường là vô thức, của chúng ta về bản thân, gia đình, bạn bè có thể làm giảm lòng vị tha và các phán quyết mang màu sắc : "Sự lừa dối và đạo đức giả là sản phẩm của con người trong việc thực hiện công việc hàng ngày của xã hội" Edward G.Wilson đã viết như vậy trong cuốn Xã hội sinh vật học (1975)

    Cuốn sách của Wilson ;mặc dù phần lớn nói về các động vật không mang tính người đã đưa ra nhiều lời tuyên bố mang lại cho ông biệt danh "nhà quyết định luận sinh học" và đe dọa xã hội. Trong khi ông đang phát biểu tại hội nghị khoa học; một người phản đối đã gọi ông là "đồ bỉ ổi" và nhổ nước bọt vào mặt ông!

    Nó đã không có tác dụng. Những học giả như Leda Cosmides; John Tooby và Steven Pinker (tác giả cuốn "Não hoạt động như thế nào") đã bắt đầu giải thích ngôn ngữ ,logic và sự cảm nhận của con người theo thuật ngữ của Darwin.

    Kỷ luật xuất hiện khi những kẻ xấu bắt đầu tự coi mình là những người cấp tiến, xâm hại hiện trạng tri thức . Nhà tâm lý học John Horgan đưa ra một cuốn sách đưa ra nhiều quan niệm mâu thuẫn với những quan niệm tiêu chuẩn của tâm lý học; trong đó có quan niệm của E.G.Wilson cuối cùng cũng được minh oan.
  2. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm "định mệnh" được khá nhiều người hiểu với những góc độ khác nhau
    Trước hết ta xem xét quan điểm của những người bác bỏ thuyết định mệnh:
    *Chủ nghĩa Freud : +Ngành tâm phân học cho rằng con người có thể quyết định được tương lai của mình thông qua việc nhận thức rõ về cái vô thức và điều khiển nó theo hướng có lợi nhất.
    +Freud cho rằng con người không thể làm chủ được mình để mặc dòng nước chảy theo những ham muốn ;sự tức giận ; lo âu... và tất cả những bi kịch tinh thần khác là do lý trí không biết cách đối xử với vô thức nên để nó điều khiển và gây hại cho cuộc đời mình.
    *Học thuyết siêu nhân của F.Nietzche: +Đề cao sức mạnh của ý chý cá nhân có thể làm thay đổi lịch sử. Nietzche quan niệm: "Một người lý tưởng là người khi bị định mệnh thử thách không những tỏ ra xuất chúng mà thời còn thích tìm những khó khăn và trở lực để đương đầu."
    +Học thuyết Niezche là một trong những thuyết được Hitle ưa thích ;thậm chí đến lúc gần thất bại đến nơi ;Hitle vẫn tin tưởng vào chiến thắng vẫn tin tưởng vào ý chí cá nhân.
    *Roger Bacon : Một triết gia; người có tư tưởng "đoạt trời" bằng cách đề cao sức mạnh của tri thức.
    *Phật giáo : Tuy Phật Giáo nhấn mạnh "Nhân - Duyên" nhưng Phật Giáo bác bỏ quan niệm về một định mệnh tuyệt đối. Rằng con người bằng Trí Huệ có thể chiến thắng thử thách và vượt được nỗi đau khổ của cuộc đời.
    Tôi sẽ đề cập về các quan niệm này sau và cả những quan điểm ủng hộ thuyết định mệnh ;nó sẽ làm bật ra cái cơ bản mà người ta cần hiểu !!! Rất mong được các bạn tham gia .
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Đoạn bôi vàng E.G.Wilson đúng ra là Edward O Wilson ông là 1 nhà côn trùng học chuyên về loài kiến;
    xem thêm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Edward_Osborne_Wilson
    ông cũng là tác giã 1 vài quyển sách rất hay trong đó có quyển:
    Sinh học Xã hội [Sociobiology] (1975) dịch như thế theo ng viết có lẻ chuẩn hơn là Xã hội sinh vật học (1975) và cũng là cha đẻ của thuyết này [Cùng với thuyết của 2 nhà Nobel Tinbergen & Fisher là 1 trong những hòn đá tảng của lý thuyết về TLH tiến hoá ]
    Còn 2 quyển nửa là :
    "Consilience: the unity of Knowledge" tạm dịch là "Đồng Hợp (hay Đồng thuận) : sự thống nhất trong tri thức"
    "The futủe ò Life" Tương lai của sự sống
    mà Ng viết có đọc qua
  4. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Những người chống lại thuyết định mệnh(tiếp)
    *Vladimir Ilyich Ulyanov: +Đứng đầu của những người đề cao sức mạnh của tập thể để thay đổi số phận loài người có thể là Ulyanov; dựa vào sức mạnh tập thể; quần chúng để dẫn loài người đến một xã hội tốt đẹp hơn; vào thời Liên Xô những năm thịnh trị ;xã hội khá yên bình ;ít xảy ra những cảnh trộm cướp; giết người; phạm pháp...
    +Tư tưởng nhiều người việc khó hóa dễ từ lâu đã được nhắc đến ; mà không chỉ trong công việc mà trong các khó khăn khác của đời sống cá nhân cũng cần có sự can thiệp giúp đỡ đúng mức của người khác! Ngày nay phương thức làm việc nhóm đã được các nhà quản lý nghiên cứu ;áp dụng!Liên hệ với các cá nhân khác có thể làm bật ra cho ta những cảm giác ;tri thức ;phát kiến mới và giải thoát ta khỏi sự thiên vị cá nhân !
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Những người ủng hộ và tin theo thuyết định mệnh:
    Các nhà khắc kỉ hoàng tộc (Mark Aurele; Epictete) :
    *Vua Aurele là nhà vua duy nhất vừa đồng thời là nhà triết học; ông đã cố hết sức để đem lại hạnh phúc cho mọi người nhưng những chuyện như thiên tai dịch bệnh vẫn cứ xảy ra ; nên ông vua này cho rằng có một định mệnh vượt quá tầm kiểm soát của con người mà con người có muốn thay đổi cũng không được
    Ngày nay tư tưởng của vua Aurele vẫn được tuyền trụng và có một số tư tưởng khá thực tế . "ngày nay tôi sẽ gặp những kể ích kỉ những kẻ đa ngôn và phản bội ;nhưng tôi sẽ không buồn vì tôi không thể tưởng tượng một thế giới vắng mặt những hạng đó
    *Epictete : Chính là người đề xướng câu nói nổi tiếng "ai gieo gió thì sẽ gặp bão" ;"chỉ có một cách duy nhất để tìm hạnh phúc là đừng quan tâm đến những việc nằm ngoài ý lực của ta"
  6. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Những người ủng hộ thuyết định mệnh(tiếp)

    Georg Wilhelm Friedrich Hegel : Hegel tin rằng "ý niệm tuyệt đối" chi phối tất cả; không gì có gì cưỡng lại được. Ta biết rằng giáo sư Hegel - với nền văn hóa Trung Hoa - tỏ ra rất kiêu ngạo ( Sau khi đọc Kinh Thư ;Luận Ngữ.... ông phát biểu rằng "Để giữ uy tín cho Khổng Tử tốt hơn hết là đừng dịch các tác phẩm của ông ra tiếng Đức làm gì!"); còn sau khi đọc xong "Kinh Dịch" ông phán một câu "Chúng ta được cái lợi gì khi nghiên cứu một mớ những cái đó?" Tuy vậy Hegel vẫn đồng nhất khái niệm "Đạo" (dịch ra tiếng anh là "The Way") với khái niệm "ý niệm tuyệt đối". Và "ý niệm tuyệt đối" sẽ dẫn thế giới đi đúng theo con đường của nó!
  7. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Những người có thiên hướng ủng hộ thuyết định mệnh:

    Các nhà tư tưởng Lão học :
    +Các bậc Minh Triết Lão học (Lão Tử ; Trang Tử...) đều phủ định một sự tự do hoàn toàn của con người; không chú tâm vào "tự do" mà một khái niệm căn bản hơn là "Tự Nhiên" hay tính "tự phát" ("Sponte sue" -tiếng Pháp); không chủ trương cải tạo hay đối đầu với tự nhiên ;các nhà tư tưởng Lão học khuyên ta trở về với bản tính chất phác và "đồng nhất" với Tự Nhiên
    +Trong thế giới quan của các bậc Minh Triết này; không có sự vật riêng lẻ; không thấy tính "cá thể" nào mà tất cả cùng tồn tại cùng vận động trong "dòng chảy lớn" duy nhất; mọi cố gắng đi ngược với dòng chảy này cũng như việc đắp đê một cách hậu đậu "Dòng chảy lớn" sẽ làm vỡ đê.
    => ta cũng bắt gặp ở đây một chủ nghĩa định mệnh triệt để !
  8. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm trung gian:
    "Cầu Chúa ban cho con một tâm hồn bình tĩnh để cảm nhận những tình thế không thể thay đổi được; một lòng dũng cảm để thay đổi những gì có thể thay đổi được và một tinh thần sáng suốt để phân biệt đâu là tình thế có thể thay đổi được và đâu là tình thế không thể thay đổi được
    *Khổng Tử: Tư tưởng của Khổng Tử khá nước đôi về chuyện này; ông tin vào Mệnh Trời; nhưng lại khuyên mọi người đừng quan tâm đến nó mà hãy tập trung vào học tập ;làm việc.
    Tư tưởng này để lại cho đời sau một kim chỉ nam trong vấn đề học tập và làm việc. J.Penny phát biểu "Dù có bị phá sản cho tới mức không còn tới một đồng tôi cũng không lo buồn ;cố gắng làm việc cho hết sức được đến đâu thì đến ;còn kết quả - phó cho vận mạng.
    *William James : Giáo sư tâm lý học đề ra một giải pháp rất uyển chuyển . Đầu tiên chấp nhận mọi sự thật ;sau đó mới quay lại "chi phối" lại nó .Kiểu như "Đỡ đòn rồi phản đòn"

Chia sẻ trang này