1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học cho tuổi vị thành niên

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 03/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tâm lý học cho tuổi vị thành niên

    Những xu hướng trên con đường trưởng thành cá nhân


    Mặc dù sự phát triển của trẻ em là theo các cách thức khác nhau trong những nền văn hoá xã hội khác nhau, vẫn có những khuynh hướng đặc thù nhất định trong sự phát triển trong bất cứ XH nào - dù đó là XH nguyên thuỷ hay XH phát triển. Những xu hướng này là cơ bản hướng tới tự lập và đóng góp cho XH như một thành viên của XH thống nhất. Sau đây là một số xu hướng đó

    1. Từ phụ thuộc tới tự lập

    Một trong quá trình rõ ràng hướng đến sự trưởng thành là sự biến đổi phụ thuộc trong giai đoạn bào thai, sơ sinh, thiếu niên tới sự độc lập vào thời thanh niên. Kiên trì với sự phát triển tới độc lập và tự lực là một ý thức rõ ràng của cá tính và đòi hỏi thông tin, năng lực và các giá trị. Trong XH của chúng ta (nước Mỹ: Chú thích của tôi) nó bao gồm sự giải phóng hoàn toàn khỏi gia đình và những nhóm XH để trở thành một cá nhân với đầy đủ quyền của bản thân.

    2. Thoả mãn với thực tại (tự chủ)

    Freud đưa ra pleasure principle - khuynh hướng tìm kiếm sự thoải mái và tránh những đau đớn hay những bất lợi - đó là phương pháp cơ bản trong việc điều khiển những hành vi bản năng.
    Tuy nhiên, ông ta đã nghĩ là nguyên lý này nên được kết hợp với nguyên lý thực tế - sự thực tế mà chúng ta phải học để lĩnh hội và đối mặt nếu chúng ta muốn thoả mãn các nhu cầu. Cần phân biệt giữa tưởng tượng với thực tế, kiểm soát tham vọng và bốc đồng, kìm chế những sự thoả mãn trung gian để đạt tới những mục tiêu lâu dài, và học cách đương đầu với những đau đớn bất công, thất vọng và những dao động của cuộc sống.

    3. Sự thiếu tri thức tới kiến thức

    Trẻ sơ sinh hoàn toàn thiếu tri thức, nhưng đã bắt đầu nhanh chóng thu thập kiến thức về bản thân và môi trường xung quanh. Cùng với thời gian, nhưng thông tin được tổ chức thành một hình mẫu mạch lạc bao gồm những giả thiết liên quan đến thực tế, cơ hội và những giá trị được cung cấp cho cá nhân với một hệ thống tham khảo tương đối bền vững để hướng dẫn những hành vi của anh ta. Nếu hệ thống tham khảo này muốn được coi là đầy đủ, nó phải được thực tế hoá, được liên kết với những loại vấn đề mà cá nhân phải giải quyết, và là một giá trị để cá nhân tin cậy. Cũng vậy, nó phải linh hoạt để sửa đổi cho thích ứng với trải nghiêm mới.

    4. Từ thiếu năng lực tới năng lực

    Toàn bộ thời kỳ từ sơ sinh tới thời thanh niên được hướng tới việc làm chủ tinh thần, cảm xúc, XH và các năng lực cơ bản khác cho giai đoạn trưởng thành. Cá nhân cần những kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định, học cách làm chủ những xúc cảm của anh ta và sử dụng chúng để làm cuộc sống thêm phong phú, học cách ứng xử với cá nhân khác để xây dựng những mối quan hệ thân thiện. Ở đây cũng bao gồm việc chuẩn bị cho ********, hôn nhân, nghề nghiệp, làm cha mẹ và những vấn đề gặp phải khác trong cuộc sống trưởng thành.

    5. Từ ít quan tâm đến ******** đến thích ********

    Những thể hiện đầu tiên về giới tính, tương đối từ từ và phổ biến, được tìm thấy trong lứa tuổi sớm; thậm chí trẻ sơ sinh có thể cảm thấy khoái cảm với một số kích thích ********. Thời thơ ấu cũng thường có mức độ cao của sự liên hệ tính dục. Với việc dậy thì sớm, sự khác nhau của việc thích ******** gia tăng nhanh chóng, thông thường thậm chí thành việc sống kiểu như vợ chồng. Ở đây, cần chú ý là sự trưởng thành tính dục liên quan đến sự trưởng thành trong các lĩnh vực khác của đời sống. Vì tính dục luôn thay đổi, nên hành vi tính dục trưởng thành bao gồm việc khả năng thiết lập mối quan hệ thân thiết và thoải mái giứa các cá nhân.

    6. Thiếu ý thức vế luân lý tới đạo đức

    Trẻ mới sinh hoàn toàn thiếu ý thức về luân lý - trong cái nghĩa là nó không có khái niệm " Đúng", "Sai". Rất nhanh sau, nó học được hành vi được chấp nhận là hành vi " Đúng". Hành vi không được chấp nhận là "Sai". Dần dần, nó hình thành hình mẫu bao gồm các giá trị hoạt động như là người hướng dẫn bên trong kiểm soát hành vi - mà chúng ta thường được biết đến như là cái "siêu tôi". Ban đầu, nó chấp nhận các giá trị này một cách mù quáng. Nhưng cùng với sự truởng thành, nó sẽ biết đánh giá chúng, và hình thành những giá trị riêng của chúng.

    7- Lấy mình làm trung tâm tới lấy người khác làm trung tâm

    Trẻ sơ sinh tuyệt đối quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của nó, nhưng với thời gian, nó sẽ mở rộng sự hiểu biết, quan tâm đến nhu cầu của người khác. Nó bao gồm khả năng ban tặng tình yêu trong một gia đình, và coi cộng đồng và XH như một tổng thể.

    Nguồn:
    Abnormal Psychology and Mordern Life của James C.Coleman
    Lược dịch : dumb
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Có một điểm ở trẻ nhỏ rất quan trọng mà người lớn không hiểu được, cho là vớ vẩn mà không biết rằng mất đi nó cũng là điều đáng tiếc. Đấy là ham muốn tìm hiểu, khám phá. Trẻ em thường thích thú với những hiện tượng kì lạ dù là nhỏ nhất. Đôi khi chúng hỏi ta :"tại sao quyển sách trên bàn không thể rơi xuống đất". Ta trả lời rằng do có sức cản của cái bàn mà không biết rằng đó là một câu trả lời bô trách nhiệm vì nó chả giải thích được một hiện tượng gì cả (chỉ là nêu hiện tượng ở mức độ chặt chẽ hơn thôi). Bản thân những đứa bé chắc chắn sẽ không hài lòng vơíi câu trả lời đó à chúng sẽ lại tự thắc mắc xem "thế cái bàn thì có tác dụng gì mà lại như thế?" .
    Các bạn có biết rằng chính những người bị coi là cló đầu óc khác thường, những người mang những thắc mắc nhỏ nhặt tưởng như ngớ ngẩn và ngây ngô đó đến khi trưởng thành mới chính là những nhà khoa học không? Bởi vì chỉ có những thắc mắc vụn vặt nhất, sự ham muốn tìm hiểu sâu sắc bản chất của từng vấn đề mới làm cho công việc nghiên cứu khoa học tồn tại. Sự phát triển thần kinh của hầu hết con người sẽ đều đi đến một hướng suy nghĩ xem thường nhưng câu hỏi nhỏ và cho rằng nó là đương nhiên, chỉ có một số ít trong số đó giữ lại nhưng suy nghĩ ngây ngô đó đến khi bộ não của họ đủ khả năng tư duy để làm sáng tỏ nó một cách tự lập chứ không phải chỉ đơn giản là các thắc mắc nối tiếp không có lời giải.
    Vậy câu hỏi là liệu những người như thế có phải điên, hay tiện nói luôn: các bạn biết nhiều giai thoại về các nhà bác học mắc một số chứng đãng trí hay thậm chí là dở hơi, họ có vấn đề về thần kinh hay không?
  3. bebu10783

    bebu10783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    Trẻ em như tở giấy trắng. Để trở thành 1 đứa trẻ tốt hay xấu đều do ảnh hưởng , từ sự giáo dục , môi trường , ảnh hưởng tới nhận thức của đứa trẻ.
    Theo nguyên tắc thông thường, 1 đứa trẻ sinh ra trong 1 gia đình tốt, chịu sự giáo dục tốt, thường thì đứa bé đó sẽ có xu hướng phát triển tốt. Và ngược lại.

Chia sẻ trang này