1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý học là gì?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi riskii, 03/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. riskii

    riskii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Tâm Lý học là gì?

    Để thuận tiện cho việc bàn bạc phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới, iem nghĩ là chúng ta nên bàn bạc xem tâm lý học thực chất là nó là cái gì. Ai cũng hiểu đó là khoa học về tâm lý nhưng thế thì thường quá. Mọi người ai có cao kiến gì không?

    Chú thích: iem nghe người ta nói cái câu: hiểu và hành động gì đó cũng hay, có hiểu đúng mới hành động đúng được, phải không cả nhà
  2. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Tâm lí là lí về tâm. Vậy tâm là gì? Tâm là tất cả, là duyên khởi của vạn vật.
  3. sonca7

    sonca7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    Có phải là đoán được diễn biến tân trạng củ con người trong hoàn cảnh nào đó ko nhể!
  4. Mjnicklove

    Mjnicklove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    1
    Có nhiều quan điểm về tâm lý học , như tâm lý học hành vi của J.oatson , hay phân tâm học của Sprowt , tâm lý học cấu trúc của Gestalt , Tâm lý học nhân văn , TLH nhận thức , TLH liên tưởng , Tâm lý học hoạt động......Nói chung là rất nhiều ...
    Có rất nhiều cách định nghĩa về tâm lý học ... Sau đây là 1 định nghĩa rất phổ biến : Tâm lý học là môn học nghiên cứ về những hiện tưọng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người , gắn liền và điều hành mọi hành động , hoạt động của con người...
    Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh , vận hành và phát triển của hiện tượng tâm lý trong cuộc sống đa dạng diễn ra hàng ngày,,,
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Chí lý Chí lí ... Chào các Bạn .
    Tâm lí là gì?
    1 câu hỏi đơn giãn; nhưng thực ra k0 giãn(g) đơn tí nào . Tâm (f) là Tim . Tâm lí là cái lý của con Tim .
    1 cách giãi thích & tiếp cận v/đ theo quan điễm của Tây phương & nối dài các sách giáo khoa Tâm lý học của VN, các bạn có thể vào Box Học thuật tại địa chỉ sau:
    http://www.ttvnol.com/hocthuat/324918/trang-7.ttvn
    & phần kết :
    http://www.ttvnol.com/hocthuat/324918/trang-9.ttvn
    Nêu có rãnh rỗi HL sẽ trình bày cách giãi thích & tiếp cận v/đ theo quan điễm Đông phương .
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 04/03/2005
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nhất trí với cách định ngjĩa này! Tâm lí học nghiên cứu về tất cả những diễn biến trong các trạng thái thần kinh của con người.
  7. oh_yeah_20andlife

    oh_yeah_20andlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    MJnicklove nói đúng nhất .Song những định nghĩa có cách hiểu trừu tượng khác nhau.Nhưng hiện nay người ta vẫn thiên về tâm lý đời sống hàng ngày hơn.Ví dụ Bạn Mjnicklove rất tâm lý .....
  8. Candi

    Candi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Trong đời sống hàng ngày , chúng ta thường gặp những lời nhận xét như : chị này tâm lý lắm , anh kia không tâm lý tí nào ... chữ "tâm lý " dùng ở đây có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp , để chỉ thái độ , cách cư xử ...của con người .Để hiểu chính xác và khoa học tâm lý là gì , từng hiện tượng tâm lý nảy sinh và phát triển ra sao , vận hành theo quy luật nào ...loài người đã phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu , thể nghiệm , đã chứng kiến rất nhiều cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng khác nhau .
    Một định nghĩa về tâm lý con người :
    Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan , có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết , được nảy sinh bằng những hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội , lịch sử .
    Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về lịch sử tâm lý học .
    Sơ lược lịch sử tâm lý học
    Từ xa xưa , chỉ bằng quan sát và tự thể nghiệm , con người đã có biết bao nhận xét tinh vi , sâu sắc về hiện tượng tâm lý . Tất nhiên những cách lý giải , mô tả lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm chủ nghĩa . Trong lịch sử hình thành những quan niệm về hiện tượng tâm lý cũng như về đối tượng của tâm lý học , luôn luôn bị những triết học khác nhau chi phối . Những khái niệm tâm , thiện , ác , linh hồn ...được chủ nghĩa duy tâm gán cho tâm lý vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn được nhiều người thừa nhận . Những quan niệm này mang tính chất thần bí , không khoa học .
    Tác phẩm : " Bàn về linh hồn " của Aristot được coi là tác phẩm đầu tiên bàn về tâm lý học . Song trong thời kỳ này , khoa học tự nhiên và triết học duy vật còn thô sơ nên con người chưa giải thích được những hiện tượng tâm lý phức tạp như ý thức , tính cách , tư duy ...
    Từ thế kỷ XVII , các khoa học tự nhiên ( cơ học , hình học , hoá học , sinh lý học ...) phát triển mạnh .Những quan sát của các khoa học này đã chỉ ra mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý & môi trường bên ngoài . Song ở thế kỷ XVII , XVIII , các quan điểm cơ giới trong khoa học rất thịnh hành và ảnh hưởng lớn đến cách xem xét các hiện tượng của thế giới , trong đó có hiện tượng tâm lý . Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nảy sinh trong thời kỳ này , như khái niệm về phản xạ , về "lý tính tối cao " , về tâm lý học kinh nghiệm ,về sự nảy sinh hiện tượng tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất ...
    Đến thế kỷ XIX , thuyết tiến hoá sinh vật của Darwin ra đời , đã góp phần giải thích nguyên nhân nảy sinh , phát triển hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao , kể cả hành vi bản năng .Sự phát triển của sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não đã chứng minh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và hoạt động của não và của toàn cơ thể . Khoa học tự nhiên phát triển đã góp phần tích cực vào sự hình thành và phát triển các khoa học về tinh thần . Dựa vào các khoa học đó , người ta đi sâu nghiên cứu tâm lý động vật , tâm lý trẻ em , tâm lý người chậm phát triển trí tuệ ...
    Cuối thế kỷ XIX , tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng với tính cách là một khoa học thực nghiệm , mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý . Năm 1879 , Wundt ( nhà tâm lý học duy tâm Đức ) đã lập ra phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới ( tại Leipzig ) . Sau đó nhiều nước khác như Nga , Anh , Mỹ , Pháp ... cũng lập ra nhiều phòng thí nghiệm tâm lý và xây dựng các khoa tâm lý học độc lập tại các trường đại học .
    Cuộc khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học truyền thống đầu thế kỷ XX đã làm nảy sinh nhiều trường phái tâm lý học . Có trường phái dùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý người , như tâm lý học hành vi của Watson ( 1878 -1958 ) và một số người khác . Họ cho rằng hành vi là vấn đề duy nhất , thực tế nhất . Họ coi hoạt động của người cũng giống như của động vật . Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp ( như tư duy , tư tưởng , tình cảm ...) đều là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng với những kích thích từ bên ngoài tác động vào . Nhiệm vụ của thuyết hành vi là xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng ( S-R ) .
    Tâm lý học Gestalt do Maxwertheimer và những người khác đề xướng đã cho rằng , ý thức con người mang tính hoàn chỉnh , không thể phân chia được . Tâm lý , ý thức như là một cấu trúc trọn vẹn , được hình thành từ sự biến động của "sự phân phối lực từ trường ".
    Trường phái phân tâm học của Sigmund Freud ( 1856-1939 ) dựa trên quan điểm duy tâm , đã quy tâm lý vào bản năng vô thức . Freud chia tâm lý thành ba phần : Cái Ấy ( là vô thức , gồm những bản năng ) là phần quan trọng nhất , thực chất nhất của tâm lý ; Cái Tôi , là các hoạt động nhằm thoả mãn các bản năng vô thức . Cái Siêu Tôi hay là cái tôi lý tưởng , là sự ràng buộc của xã hội , của đạo đức ... Cái siêu tôi ngăn chặn , chèn ép cái tôi và cái ấy , tạo nên sự kiểm duyệt . Những bản năng bị dồn nén , sinh ra năng lượng điều khiển hành vi hoặc sinh ra bệnh tâm thần , sinh ra những mặc cảm tâm lý ...
    Còn nhiều trường phái tâm lý học khác hình thành trên cơ sở biến tướng của các trường phái duy tâm chủ quan , duy tâm khách quan hoặc duy vật máy móc , siêu hình ... Các trường phái này hoặc là không thấy hết cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý hoặc là không xét đến bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người ...
    Triết học Mác- Lênin đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý học . Lý luận phản ánh của các ông đã vạch ra nguồn gốc , bản chất của tâm lý , ý thức con người đồng thời chỉ ra đối tượng , nhiệm vụ và phương pháp của tâm lý học khoa học . Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định tâm lý là chức năng của não và phải nghiên cứu tâm lý con người trên quan điểm xã hội - lịch sử .
    Cùng với sự phát triển của các khoa học khác , tâm lý học ngày nay đã lớn mạnh cả về lý thuyết lẩn thực hành . Nhiều chuyên ngành tâm lý học mới ra đời ( như tâm lý học lao động , tâm lý học thể thao , tâm lý học y học , tâm lý học thương nghiệp ...), một mặt nhằm phục vụ từng lãnh vực hoạt động cụ thể của con người , mặt khác giúp con người tiếp cận với bản chất đích thực của hiện tượng tâm lý nói chung và của tâm lý con người nói riêng tốt hơn . Có rất nhiều khoa học nghiên cứu hiện tượng tâm lý và gắn bó chặt chẽ với tâm lý học ; bản thân các ngành của tâm lý học cũng gắn bó chặt chẽ với nhau , nhằm làm cho việc nghiên cứu hiện tượng tâm lý ngày càng đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hơn .
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng diễn đàn Tâm lý học!
    Xin gửi mấy định nghĩa ... bằng tiếng Anh (xin lỗi bạn nào không biết tiếng Anh nhé!)
    1) (from dictionary.com)
    1- The science that deals with mental processes and behavior.
    2- The emotional and behavioral characteristics of an individual, group, or activity: the psychology of war.
    3- Subtle tactical action or argument used to manipulate or influence another: He used poor psychology on his employer when trying to make the point.
    4- Philosophy. The branch of metaphysics that studies the soul, the mind, and the relationship of life and mind to the functions of the body
    2)
    (from Oxford ALD)
    1 the scientific study of the mind and how it influences behaviour: social / educational / child psychology
    2 [sing.] the kind of mind that sb has that makes them think or behave in a particular way: the psychology of small boys
    3 [sing.] how the mind influences behaviour in a particular area of life: the psychology of interpersonal relationships
    Và hai trang web này:
    http://www.apa.org/
    http://www.psychology.org
    /

Chia sẻ trang này