1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 14/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Các Bác thử đoán xem Ng viết dự định LAN MAN về V/đề gì đây ?: Có Thưởng đấy; cho ~ ai rành về Tâm Lý !!!!
    :-bd\:D/[r2)][r2)]
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Thông qua :"Cao Xuân Huy lời thinh lặng" của Đỗ Lai Thúy (#)

    - Thử Ngẫm Lại đôi điều về tác phẫm GS Cao Xuân Huy

    Giáo sư Cao Xuân Huy (1900-1983)

    -Bao nhiêu nhà khoa học đã đổ công sức ra để tìm cách bắc một cây cầu quá hai miệng vực giữa vô cơ và hữu cơ mà không được. Còn Cao Xuân Huy thì cho rằng chất sống phát sinh từ chất vô cơ nhưng không phải do chất vô cơ sinh ra, mà là một khả năng có sẵn trong toàn thể, trong BẢN THỂ.

    Trong các học giả Việt Nam thế kỷ XX ít có khuôn mặt nào vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm như Cao Xuân Huy.

    Thời hiện tại của ông hội tụ cả sự xa vắng của quá khứ lẫn sự xa xăm của vị lai.
    Khuôn mặt chứa đựng thời gian mà vẫn nằm ngoài thời gian. Khuôn mặt thanh thản của người đã chạm vào vĩnh cửu. Nhà đạo học hiện đại.

    Cao Xuân Huy sinh ra trong một gia đình khoa bảng, gia đình học giả, ở xứ sở của những ông đồ Nghệ.
    Ông nội là Cao Xuân Dục, Thượng thư Bộ học và Tổng tài Quốc sử quán.
    Ông là người mê thích sách vở, sưu tầm, trước tác và lập nên thư viện Long Cương,
    một thư viện gia đình giàu sách nhất nước bay giờ.
    Bố là Cao Xuân Tiếu cũng tiếp bước theo cha trên con đường học quan và học thuật này.

    Ngay từ nhỏ, Cao Xuân Huy đã lạc vào xứ sở diệu kỳ của thư viện Long Cương.

    Ở đây, ông được tiếp xúc với trăm nhà, nghe được trăm tiếng. Việc đọc sách từ nhỏ và không chỉ đọc có một sách của Nho giáo đã sớm hình thành niềm say mê triết học và bộ óc độc lập của ông.

    Lớn lên học trường Pháp Việt, rồi Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Cao Xuân Huy lại mê triết Tây. Ông đọc nhiều triết gia phương Tây. Nhưng trước sau ông vẫn chỉ muốn dùng triết học phương Tây để soi sáng cho minh triết phương Đông.

    Các bài viết bằng tiếng Pháp ký tên Trường "Xuyên như Siêu hình học của Khổng Tử", "Lão giáo và tấn bi kịch của văn hóa Trung Hoa"... trên tờ Giáo dục tân san vào năm 1944 đã nói lên điều đó. Nhưng càng nghiên cứu triết Tây, càng áp dụng cái nhìn của nó vào triết Đông, Cao Xuân Huy càng thấy những hạn chế của triết học phương Tây đặc biệt là từ thời Descartes đền Husserl nhất là ờ vấn đề BẢN THỂ luận.

    Từ đó, ông muốn đi tìm một chủ thuyết của mình ngõ hầu có thể tổng hợp được văn hóa Đông Tây.

    Và con đường lập thuyết của Cao Xuân Huy xuất phát từ triết học phương Đông cổ đại để phê phán (theo nghĩa triết học) triết học phương Tây.

    Trị giả bất ngôn, ngôn giả bất tri (Lão Tử)

    Triết học phương Tây từ Descartes đã lờ đi vấn đề BẢN THỂ. Một phần vì đây là một vấn đề khó giải quyết. Phần khác người ta bị lôi kéo bởi một tính duy khoa học, duy lý và thực chứng. Nên "vật tự nó” được gác sang một bên bới sự "bất khả tri" của nó, người ta chỉ nghiên cứu cái "vật cho ta".

    Do không nghiên cứu gốc mà chỉ nghiên cứu ngọn, không nghiên cứu cái toàn thể mà chỉ nghiên cứu cái bộ phận nên triết học phương Tây từ đây, theo Cao Xuân Huy, mang tinh thần chủ biệt, dẫn đến sự bế tắc, mâu thuẫn trong việc giải quyết những phạm trù triết học cơ bản như ý thức, không gian, thời gian...'
    hoặc nói theo Cao Xuân Huy là sa vào cái bi kịch của sự đồng nhất hóa.

    Triết học phương Đông cổ đại, từ Kinh Dịch, tư tưởng Lão Trang, Phật giáo... đều theo tư tưởng chủ toàn.
    Tức phương thức xuất phát từ toàn thể để đi đến bộ phận nhưng toàn thể không phải là con số cộng giản đơn các bộ phận mà là một cái gì đó lớn hơn cái tổng này, vì thế mà đặc tính của một bộ phận bị quy định bởi quan hệ của nó với toàn thể đã đành, mà còn cả với các bộ phận khác.
    Các quan hệ đó, theo triết học Lão Trang, là cái sinh ra sự vật và làm cho sự vật vận động, thông suốt.
    Con đường đến với chu toàn luận của Cao Xuân Huy, theo tôi, cũng không phải chỉ hoàn toàn dựa trên cái triết học phương Đông.
    Phương Tây từ những thập niên đầu thế kỷ XX bằng con đường khoa học cũng đã tiến tới tư tưởng chủ toàn,
    đặc biệt là cấu trúc luận.
    Theo Cao Xuân Hạo, một nhà ngữ học cấu trúc tài ba của Việt Nam, trên hành trình lập thuyết của mình, ngoài đọc sách triết (dĩ nhiên!) Cao Xuân Huy thường đàm luận với anh về các khái niệm ngữ học như âm vị, tính quan yếu, tính đánh dấu... đặc biệt là khái niệm cấu trúc.
    Việc tham khảo cấu trúc luận từ phương diện ngữ học có thể làm rõ thêm những suy nghĩ của ông về tư tưởng chủ toàn, đặc biệt là về mô hình cấu trúc vũ trụ.

    Xây dựng được bức tranh vũ trụ đã là khó, mô tả được cấu trúc của vũ trụ đã là khó, nhưng tìm ra được quy luật vận hành của nó, nhất là cái làm cho cỗ máy khổng lồ này "chạy" được, lại càng khó hơn.

    Bởi vậy, không lạ gì khi Newton đã phải nhờ đến "cú hích khởi động của Thượng đế" để chuyển vận bánh xe vũ trụ.
    Còn các nhà thực chứng luận thì giữ thái độ bất khả tri.

    Tôi cho rằng, với tư tưởng chu toàn, Cao Xuân Huy đã giải quyết rất đẹp vấn đề đó bằng khái niệm BẢN THỂ.
    BẢN THỂ là cái toàn thể phổ biến, là cái chí nhất, cái một, còn vạn vật là cái toàn thể hữu hạn, cái chí đa, cái muôn.
    "Vạn vật đều là biểu hiện của BẢN THỂ, vạn vật có cấp bậc tổ chức cao thấp khác nhau, nhưng cái thể chất tối hậu, chung nhất của chúng là thể, vạn vật có thể chất chung, nhưng do sự dị biệt hóa của BẢN THỂ, mỗi loại có một bản chất cá biệt, không loại nào giống loại nào".
    Như vậy, chúng ta thấy sự vận hành của vạn vật trong vũ trụ là do sự dị hóa của BẢN THỂ, do sự đổi dụng giữa hai mặt của BẢN THỂ.
    BẢN THỂ biến hóa theo phương thức lưỡng phân đến vô cùng.

    Rồi khi mỗi sự vật cá biệt sống chết cái đợt sóng hữu hạn của nó thì lại quy về gốc, về một, về với BẢN THỂ phổ biến. Vũ trụ cứ mãi mãi biến diễn như vậy, đúng là máy huyền vi mở đóng khôn lường (Nguyễn Gia Thiều).

    BẢN THỂ là cái nền chung cho vạn vật, tức là cái nền chung cho cả chủ thể lẫn khách thể. Nhờ có cái chung cho cả hai đó nên con người mới tri giác được thế giới, mới hiểu được thế giới "ý thức và hiện thực phải có một cái gì là đồng thể thì ý thức mới có thể đem gắn những quy luật của mình vào hiện thực được. Đó là BẢN THỂ - cơ sở chung cho cả cái chủ quan lẫn cái khách quan".
    Bởi vậy, thế giới mới nhận thức được. Nếu tuyệt đối hóa một trong hai thứ, khách thể hoặc chủ thể thì sẽ lúng túng trước câu Huệ Tử hỏi Trang Tử khi ông này bảo đàn cá đang vui: "Ông không phải cá sao biết cá đang vui?".

    Cũng nhờ khái niệm BẢN THỂ mà Cao Xuân Huy giải quyết được vấn đề nguồn gốc của sự sống (và cùng với nó là nguồn gốc của ý thức).
    Trước đây, người ta cho rằng giữa vô cơ và hữu cơ, giữa thực vật và động vật, giữa khỉ và người có một sự khác biệt về chất, do một đột biến nào đó mà thành, và sự ngăn cách giữa chúng là một vực thẳm.
    Bao nhiêu nhà khoa học đã đổ công sức ra để tìm cách bắc một cây cầu qua hai miệng vực này mà không được
    Còn Cao Xuân Huy thì cho rằng chất sống phát sinh từ chất vô cơ nhưng không phải do chất vô cơ sinh ra, mà là một khả năng có sẵn trong toàn thể, trong BẢN THỂ.
    Ông viết: "Thực ra, nhìn theo quan điểm chủ toàn thể từ khoáng vật đến sinh vật không có một sự nhảy vọt, một sự biến chất nào cả, giữa khoáng vật và sinh vật không có sự di biệt về tính chất mà chỉ có sự di biệt về trình độ".

    Như vậy, vũ trụ là một thể thống nhất ngay từ đầu và trong BẢN THỂ của nó đã chứa sẵn cái mầm của sự sống. Và sự khác nhau của vạn vật là ở cái trình độ tổ chức của vật thể.
    Cuối cùng, chủ toàn luận còn khai mở một cái nhìn khác về BIỆN CHỨNG Lão Tử. Trước đây, quan điểm chủ biệt coi tư tưởng Lão Trang còn ở cấp độ BIỆN CHỨNG duy vật thô sơ. Nay đọc Cao Xuân Huy ta không chỉ không không thấy nó thô sơ, mà còn thay nó rất vi diệu và quan trọng hơn, nó có tính phổ quát. BIỆN CHỨNG Hegel muốn vươn lên trình độ phổ quát mà không được.
    Vì vậy, Karl Popper trong công trình What is Dialectic? (BIỆN CHỨNG là gì? l933) đã muốn thay thế nó bằng phương pháp thử và sai. Tôi nghĩ, BIỆN CHỨNG Lão Tử (nếu gọi là BIỆN CHỨNG?) nằm ngoài sự phê phán của Popper.

    Trước đây, đọc Cao Xuân Huy, tôi có điểm cấn cái với ông. Là một nhà đạo học, với quan niệm nhất nguyên về vũ trụ, ông đã phê phán lối tư duy biện biệt phân chia (một cách tuyệt đối) chủ thể, khách thể, tâm vật, duy tâm luận, duy vật luận...

    Vậy mà trong nghiên cứu về Lê Quý Đôn, ông đã nhọc lòng chứng minh họ Lê là nhà duy vật, người thiên về khẳng định cái hữu và cống hiến độc đáo của ông này là đã minh giải được mối quan hệ BIỆN CHỨNG giữa lý và khí, coi lý là quy luật vận hành của cái khí vật chất.

    Phải chăng Cao Xuân Huy tự mâu thuẫn với chính mình hay ông buộc phải chiều người?
    Nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu.
    Người đắc đạo cũng hành xử giống với người phàm tuy không mất vẻ tiên phong đạo cốt.
    Sống trong thế giới biện biệt thì cũng phải hành xử biện biệt, bởi lẽ mọi sự phân biệt chi là tương đối, giả tạm, chỉ có cái một mới là tuyệt đối vĩnh hằng.

    Đúng như một thiền sư đã từng nói: khi tôi chưa học thiền thì thấy núi là núi sông là sông, khi tôi đang học thiền thì thấy núi không là núi, sông không là sông, khi tôi đã ngộ thiền thì lại thấy nói là núi sông là sông.

    Đỗ Lai Thúy - Tạp chí Tia Sáng 4/2006
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Cỗ Ngữ, Cỗ mẫu (Archetype) Biểu Tượng , Meme (#Ký Niệm) "vô thức tập thể" VTTT & Tâm Lý học chiều sâu (Psychanalyse / Psychologie approfondie)
    [FONT=border=]C G. JUNG<FONT class=imageattach face=[/IMG]Carl Gustav Jung (1876-1961)[/FONT]
    C.G.Jung (1876-1961) sinh ra trong một gia đình mục sư gốc Đức đến lập nghiệp ở Thuỵ Sĩ gần hồ Constance.
    Từ rất sớm ông đã say mê khảo cổ học và cổ sinh học. Nhưng rồi ông theo học ngành y ở đại học Bále (1895-1900).
    Sau một thời gian thực tập, ông trình bày luận văn tiến sĩ y khoa năm 1902: “Góp phần nghiên cứu về tâm lí học và bệnh học đổi với những hiện tượng gọi là huyền bí”.

    Ông cũng nghiên cứu về thôi miên và các bệnh thần kinh tâm lí và về tâm lí học. Từ năm 1909 ông mở phòng tư vấn “tâm lí học phân tích” và dạy môn tâm thần học ở Đại học Zurich cho tới năm 1913.

    C. G. Jung và lý thuyết phân tích văn hóa.


    C.G.Jung làm quen với những công trình của S.Freud từ năm 1902. Nhiều bài viết của ông giai đoạn này đã trích dẫn Freud và cố gắng áp dụng tư tưởng của ông. Chính Freud cũng rất thích Jung nên khi thành lập Hội quốc tế phân tâm học, ông đã chỉ định Jung làm chủ tịch vô thời hạn. Freud hi vọng Jung trở thành người kế thừa mình. Nhưng năm 1912, khi Jung công bố tác phẩm “Những biến hóa và tượng trưng của libido”, thì quan hệ giữa ông và Freud sụp đổ bởi quan điểm của họ quá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Freud coi đó là sự phản bội của Jung đối với ông, nên không những chỉ tuyệt giao mà ông còn cấm Jung không được dùng thuật ngữ phân tâm học, vì thế Jung mới gọi học thuyết của mình là tâm lí học phân tích hoặc tâm lí học các chiều sâu.


    Các khoa học khác cũng lôi cuốn Jung rất nhiều: nhân học, tộc người học, sử học, cũng như các tôn giáo gây nhiều hứng thú đối với ông. Jung đi rất nhiều, tới nhiều nơi, bởi ông thích những gì cụ thể.
    Đất đai, thiên nhiên, cây cối và con người luôn có mặt trong các tác phẩm của ông. Ông đã từng đi thăm ấn Độ, Bắc Phi, Đông Phi, Mỹ Châu. Năm 1930, ông được cử làm chủ tịch danh dự Hội Y học Đức. Năm 1933, ông làm tổng biên tập tờ tạp chí tâm lí học. Năm 1939 ông lui về sống ẩn dật suốt thời gian chiến tranh. Năm 1948, ông thành lập Viện Jung ở Zurich. Năm 1957, Jung lập Hội tâm lí học phân tích Thụy Sĩ, rồi năm 1958 Hội quốc tế tâm lí học phân tích. Jung mất vào ngày 6 tháng 6 năm 1961 bên bờ hồ Zurich, để lại rất nhiều tác phẩm.

    Sự xung đột giữa Freud và Jung bắt đầu từ sự hiểu khác nhau khái niệm gốc của phân tâm học là libido.
    Nếu Freud coi libido chỉ là dục năng (xung năng tính dục) thuần túy, thì Jung coi đó là một thứ năng lượng sống.
    Từ cách hiểu rộng hơn và trừu tượng hơn này, Jung đã tách rời lâm sàng học và đưa phân tâm học đi theo một hướng khác, mang lại nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa.

    Trước hết, đó là sự phát hiện ra vô thức tập thể. Điều này khác với Freud chỉ chú trọng vào vô thức cá nhân.
    Vô thức tập thể, theo Jung, là kí ức của loài người, là kết quả của đời sống thị tộc. Vô thức tập thể tồn tại trong mọi người và mỗi người, là cơ sở của tâm trạng cá nhân và căn cước văn hóa tộc người. Vô thức tập thể được ngưng kết thành những cổ mẫu (archétype), tức những mô hình nhận thức và những hình tượng & Biểu tượng. Chúng được truyền từ thế hệ người này sang thế hệ người khác bằng con đường vô thức được Jung goị là di truyền văn hóa.

    Ngoài ra, Jung còn rất chú ý đến vấn đề cá nhân hóa.

    Đây là sự chống lại vô thức tập thể để khẳng định cái tôi của mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những đóng góp cá nhân, tạo nên phong cách cá nhân. Jung cũng phát hiện ra những kiểu tâm lí mà hai dạng cơ bản của nó là hướng nội và hướng ngoại. Sơ đồ này không chỉ thích hợp với tâm lí cá nhân mà còn đúng cả với tâm lí tộc người.


    Tóm lại, Jung đã cung cấp cho chúng ta những bộ (# Ý NIỆM/ khái niệm & FẠM TRÙ) - công cụ để phân tích những hiện tượng văn hoá, nghệ thuật, tâm lí. Về phía Jung, ông hướng sự quan tâm của mình vào vấn đề tương quan giữa tư duy và văn hóa, các con đường phát triển của văn hóa phương Tây và phương Đông, vai trò của di truyền sinh học và di truyền văn hóa trong đời sống các tộc người. Và, cuối cùng, là phân tích những hiện tượng bí ẩn trong văn hóa, làm sáng tỏ ý nghĩa của các huyền thoại, & Biểu tượng , giấc mơ, truyền thuyết, cổ tích và những huyền bí.

    Công trình Về quan hệ của tâm lí học phân tích đối với sáng tạo văn học nghệ thuật là bản báo cáo khoa học của Jung tại cuộc họp của Hội ngôn ngữ và văn học Đức vào tháng 5 năm 1922. Công trình này bao gồm được nhiều luận điểm cơ bản của tâm lí học phân tích và sự sáng tạo văn học nghệ thuật của ông.
    Từ chỗ phê phán các quan điểm của thầy mình là Freud, Jung đã trình bày quan điểm của mình một cách hết sức sáng:
    Hai kiểu tâm lí hướng nội và hướng ngoại tạo ra hai kiểu người sáng tạo, mặc cảm tự trị, vô thức tập thể, nhất là những phân tích tuyệt vời về siêu mẫu.
    Tuy nhiên, cả Freud lẫn Jung đều công khai thừa nhận việc áp dụng lí thuyết của mình vào nghiên cứu nghệ thuật còn có nhiều hạn chế.
    Ví như, theo Jung, cổ mẫu gieo vào ý thức của cả thiên tài, cả người bình thường, cả người đau bệnh thần kinh, vậy nên nó không thể trở thành tiêu chí để phân biệt đâu là mê sảng bệnh hoạn đâu là tưởng tượng thiên tài. “Bí mật của sáng tạo, giống như bí mật của tự do ý chí, - Jung viết trong bài báo Tâm lí và thơ (1930), - là một vấn đề siêu việt, không giải quyết được bằng tâm lí học.

    Con người sáng tạo là một câu đố, mà để giải đố người ta sẽ phải luôn luôn thử đi trên những con đường khác nhau và luôn luôn thất vọng”.

    Nhưng điều này không ngăn cản Jung một lần nữa rồi lại một lần nữa đi sâu vào nghiên cứu sáng tạo nghệ thuật.
    Sáng tác của Jung còn chưa được giới thiệu nhiều ở Việt Nam.
    Trước 1975, ở Sài Gòn có dịch cuốn Thăm dò tiềm thức và gần đây là Biện chứng của cái tôi và cái vô thức (trong Phân tâm học và văn hóa tâm linh Đỗ Lai Thúy biên soạn và giới thiệu, NXB VHTT - 2002).
    Bởi thế, việc vận dụng lí thuyết của Jung, đặc biệt là cổ mẫu, vào nghiên cứu văn học nghệ thuật Việt Nam còn chưa có, đúng hơn đã có ít nhiều trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực
    (Chuyên luận của Đỗ Lai Thúy, NXB VHTT, 1999) .


    Theo Đỗ lai Thúy
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Từ giáp cốt văn cho đến thẻ tre Quách Điếm - Ngân Tước sơn & Mã Vương Đôi: Cổ Ngữ & Cổ Thư Chử TQ (Hán):

    Cội nguồn và diễn biến của Chữ Hán

     
    [​IMG]_ [​IMG]__[​IMG]
    Chữ Hán là một trong các loại văn tự có thời gian sử dụng lâu đời nhất, không gian rộng nhất và số người đông nhất trên thế giới.
    Việc sáng chế và ứng dụng của Chữ Hán không những đã thúc đẩy nền văn hóa Trung Hoa phát triển mà còn có ảnh hưởng sâu xa tới sự phát triển của nền văn hóa thế giới.

    Tại các di chỉ Bán Pha...cách đây 6 nghìn năm đã phát hiện các phù hiệu khắc và gạch, cả thảy có hơn 50 loại.
    Chúng xếp thành thứ tự và có qui luật nhất định, mang đặc trưng chữ viết đơn giản. Các học giả cho rằng đây có thể là mầm mống của chữ Hán.

    Chữ Hán được hình thành một cách có hệ thống là vào đời Nhà Thương thế kỷ 16 trước công nguyên. Khảo cổ chứng thực trong thời kỳ đầu nhà Thương, nền văn minh Trung Quốc đã phát triển tới trình độ khá cao, một trong những đặc trưng chủ yếu là sự xuất hiện của chữ Giáp cốt. Chữ Giáp cốt là một loại chữ cổ xưa được khắc trên các mai rủa và xương thú.
    Trong thời nhà Thương, nhà vua trước khi làm bất cứ việc gì đều phải bói quẻ, Giáp cốt là công cụ dùng trong khi bói quẻ.

    Giáp Cốt trước khi sử dụng phải trải qua gia công.
    Trước hết lọc sạch miếng xương, mài cho bằng, sau đó dùng dao khắc các phù hiệu lồi lõm bên phía trong mai rùa hoặc mặt trái của xương thú. Những phù hiệu lồi lõm này được xếp theo tuần tự.
    Người bói hoặc thầy phù thủy viết tên mình và ngày giờ bói toán cũng như những điều muốn hỏi lên Giáp cốt, sau đó dùng lửa đốt những chỗ lồi lõm trên Giáp cốt. Những vết nứt từ chỗ lồi lõm này do chịu nhiệt gọi là “Triệu”.

    Thầy bói căn cứ theo hướng đi của vết nứt tiến hành phân tích và cho kết quả bói toán, đồng thời khắc những điều có hiệu nghiệm hay không lên giáp cốt.
    Sau khi hiệu nghiệm những giáp cốt này trở thành hồ sơ lưu trữ của nhà vua.
    Hiện nay các nhà khảo cổ cả thảy phát hiện hơn 160 nghìn mảnh giáp cốt.
    Trong đó có mảnh hoàn chỉnh, có mảnh vụn không có chữ nào.
    Theo thống kê, tổng số chữ trên các mảnh giáp cốt này lên tới hơn 4 nghìn, trong đó có khoảng 3 nghìn chữ đã được các học giả khảo chứng nghiên cứu, trong hơn 3 nghìn chữ này có hơn một nghìn chữ các học giả giải thích giống nhau. Số còn lại hoặc không giải thích được, hoặc có sự bất đồng nghiêm trọng trong các học giả.
    Mặc dù vậy, qua hơn một nghìn chữ này mọi người đã có thể hiểu được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa...của nhà Thương.
    Chữ Giáp cốt là một loại văn tự chín muồi và hệ thống, đặt nền tảng cho sự phát triển của chữ Hán sau này.
    Từ đó về sau chữ Hán lại trải qua các hình thức như Đồng Minh Văn, Tiểu Triện, Lệ, Khải...và sử dụng cho đến ngày nay.

    Quá trình diễn biến của chữ Hán là quá trình từng bước qui phạm và ổn định về hình chữ và thể chữ.

    Tiểu Triện khiến cho mỗi nét bút được cố định; Chữ Lệ hình thành một hệ thống viết mới, hình chữ dần dần trở nên hình chữ nhật; chữ Khải sau khi ra đời đã làm cho hình chữ và thể chữ của chữ Hán trở nên cố định: xác định nét bút cơ bản từ gạch, phẩy, dọc, móc...hình chữ được qui phạm một bước, số nét và tuần tự của mỗi chữ cũng được cố định. Hơn một nghìn năm qua, chữ Khải luôn là chữ tiêu chuẩn của chữ Hán.

    Chữ Hán là hệ thống văn tự biểu đát ý lấy chữ tượng hình làm nền tảng, lấy chữ tượng thanh làm chủ thể, tổng cộng có hơn 10 nghìn chữ, trong đó có khoảng 3 nghìn chữ thường dùng nhất.
    Hơn 3 nghìn chữ này có thể cấu thành vô số các cụm từ, qua đó cấu thành câu nói các loại.
    Sau khi Chữ Hán sản sinh đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nước xung quanh.

    Chữ viết của các nước Việt Nam, Nhật, Triều Tiên...đều được sáng tạo trên nền tảng của chữ Hán.

    Khám phá » Khảo cổ học

    Phát hiện văn tự cổ 4000 năm trước
    Cập nhật lúc 17h33' ngày 02/08/2010

    Vào ngày hôm qua, Bảo tàng Thủ đô của Trung Quốc đã cho trưng bày hơn 400 văn vật có giá trị lần đầu tiên được công bố. Đồng thời với việc trưng bày những hiện vật này, các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đã tuyên bố phát hiện ra loại văn tự cổ xuất hiện trước cả Giáp cốt văn đến 800 năm.

    [​IMG][​IMG]
    Mảnh gốm có dấu vết của loại văn tự cổ lần đầu tiên được trưng bày tại bảo tàng. (Ảnh: THX)_________ Những chữ viết cổ xuất hiện trên bình gốm. (Ảnh: Bjd.com.cn)

    Giáp cốt văn được coi là hình thái cổ xưa nhất của chữ Hán ra đời vào cuối thời kỳ nhà Thương (thế kỷ 16 - thế kỷ 11 TCN), cách ngày nay khoảng 3000 năm. Trước Giáp cốt văn, người ta chỉ tìm thấy những ký hiệu tượng hình tiền ký tự. Vì vậy loại chữ viết mới được phát hiện được cho là hình thái chuyển đổi từ hệ thống ký hiệu tượng hình sang chữ Giáp cốt văn ra đời vào thời kỳ cuối nhà Thương.
    Hệ thống chữ viết này được các nhà khảo cổ phát hiện trên một chiếc bình gốm dẹt khai quật được tại di chỉ Chùa Gốm (Đào Tự), thuộc huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào năm 1984.
    Cao Vỹ, người đã phát hiện ra hiện vật này kể lại, khi tìm thấy một chiếc bình dẹt bằng gốm đã bị vỡ nhiều chỗ tại hố khai quật, ông phát hiện ra trên bề mặt chiếc bình có dấu vết màu hồng. Rửa những lớp đất bám, người ta thấy đó là một chữ viết giống như chữ “Văn” trong Giáp cốt văn. Ở mặt bên kia có dấu vết một chữ màu hồng khác nhưng không ai đoán được đó là chữ gì.
    Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đều nhận định, tuy chỉ phát hiện có một vài chữ nhưng có khẳng định đây là hệ thống chữ viết khá hoàn thiện có mặt trước Giáp cốt văn, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

    Theo giải thích của các nhà khảo cổ, di chỉ Chùa Gốm vốn được khai quật để nghiên cứu văn hóa thời kỳ nhà Hạ (thế kỷ 20 - thế kỷ 16 TCN). Tuy nhiên, trong quá trình khai quật, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thời kỳ đầu và giữa của Chùa Gốm hoàn toàn không giống với những đặc trưng đã được biết đến của văn hóa thời nhà Hạ. Chỉ có thời kỳ cuối mới có phần tương đồng với văn hóa thời Hạ.

    Bình gốm mang các chữ viết của loại văn tự cổ chính là hiện vật tìm thấy ở thời kỳ cuối của Chùa Gốm. Từ đó có thể suy luận, hệ thống chữ viết này ra đời trước Giáp cốt văn ít nhất từ 700 – 800 năm.
    Sau đó, tại nhiều di chỉ khác, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy những chữ viết như vậy xuất hiện trên các hiện vật cùng một thời kỳ với hiện vật được tìm thấy ở di chỉ Chùa Gốm. Điều này đã chứng minh, đã có một hệ thống chữ viết tương đối hoàn thiện trước Giáp cốt văn.


    Theo Vietnamnet

    (Còn Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Chúc Mừng Năm Mới
    Năm Thìn Tản Mạn Chuyện Rồng
    Cứ mỗi năm hết, Tết lại đến, thì có một con vật cầm tinh mới được thay thế, năm 2011 là, năm Tân Mão , do con Mèo cầm tinh sẽ thay thế bởi con Rồng bắt đầu ngày thứ hai 23-01-2012
    Tân Mão đã qua, Nhâm Thìn đang đến. Mèo Tân Mão bàn giao cho Rồng Nhâm Thìn.
    Trong 12 con giáp chỉ có Rồng là con vật chưa ai thấy tận mắt bao giờ. Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây.
    Rồng, ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới.
    Cả phương Đông và phương Tây đều có BIỂU TƯỢNG rồng, song do đặc điểm của mỗi nền VĂN HÓA mà rồng phương Đông có những nét khác rồng phương Tây.
    Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường.
    Nguồn gốc và các truyền thuyết về rồng; ý nghĩa tượng trưng của BIỂU TƯỢNG rồng; Việc tìm hiểu những nét khác biệt của BIỂU TƯỢNG này ở phương Đông và phương Tây tuy có được nhắc đến trong một số nghiên cứu, nhưng chưa được làm rõ một cách hệ thống và toàn diện.
    Chính vì truyền thuyết cũng như hình tượng rồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nên có thể sử dụng nó như một cứ liệu để tìm hiểu về truyền thống VĂN HÓA phương Đông và phương Tây; cũng như sự khác biệt giữa hai nền VĂN HÓA.

    Các dân tộc phương Đông gắn bó với nền VĂN HÓA nông nghiệp, thì thường tạo hình rồng trông hiền hòa bởi HĐ ứng fó & tuy thuộc tự nhiên tạo nên tâm lý ứng xử với tự nhiên là tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó: Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Rồng Á châu được tôn thờ như thần vật
    Còn các dân tộc phương Tây gắn bó với nền VĂN HÓA(săn bắn/ bẫy thú) du mục lại tạo hình rồng hung dữ do HĐ ứng fó với ~ con động vật tự nhiên tạo nên tâm lý ứng xử độc tôn trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó Thi`:
    Rồng Tây phương bị coi là loài quái vật có hình tượng hung dữ nên các nước châu Âu coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

    Trong thái độ ứng xử với tự nhiên, người dân nông nghiệp phương Đông do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, dẫn đến coi trọng rồng, đề cao rồng; còn người dân (săn bắn/ bẫy thú) du mục phương Tây do cuộc sống nay đây mai đó, không cố định, có tham vọng chinh phục và chế ngự ~ con động vật tự nhiên đã dẫn đến tâm lý xem rồng là một BIỂU TƯỢNG cho những thế lực xấu xa cần được khuất phục.

    1. Tản mạn rồng Việt Nam (Gen & MEm Van Hóa : Dual ỉnheritance Theory: Thuyết Đồng Tiến Hóa Gen & MEm Van Hóa )
    Nói về nguồn gốc, “thủy tổ”, mỗi dân tộc thường có một truyền thuyết hay huyền thoại riêng.
    Thì dụ như người Nhật cho rằng họ là con cháu của Thái Dương Thần Nữ, còn dân Việt luôn tự hào là giòng dõi Con Rồng Cháu Tiên".
    Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” của người Việt. Hiện nay, hình tượng con rồng tuy không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Dọc dài lịch sử, con rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt Nam.
    Người Việt hãnh diện là “con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể: Lộc Tục, con vua Đế Minh, lên ngôi vua và lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua xưng hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, đẻ ra một cái bọc chứa một trăm quả trứng, nở ra một trăm người con. Ngày kia, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:Ta là dòng dõi Long Quân, tức là Vua Rồng. Còn khanh là dòng dõi thần tiên. Cả hai ăn ở lâu với nhau e rằng không ổn. Nay được một trăm đứa con, khanh hãy đưa năm mươi con lên núi, còn trẫm sẽ dẫn năm mươi đứa xuống biển.Từ truyền thuyết này mà người Việt Nam tự hào có “long phụ tiên mẫu”.
    Ðối với các vị có tuổi ưa chuộng thiên văn, địa lý, sơn thủy v.v... hay thích nghiên cứu Dịch Kinh, Bát Quái thì vận mạng của người dân Việt liên quan rất nhiều đến huyền thoại Rồng.

    Vào thời Ðông Hán, Phục Ba Tướng Quân Mã Viện sau khi đánh thắng được hai Bà Trưng, cũng đã phải dùng một cây cột bằng đồng cực lớn để đóng vào yếu huyệt giữa hai mắt Rồng, mục đích để yểm tuyệt không cho Rồng thiêng vùng vẫy. Tuy vậy, Mã Viện vẫn không yên tâm, sợ người Việt khi biết được sẽ nhổ cây trụ đồng phá thế yểm này, nên có khắc 6 chữ "Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" trên cột đồng, ngụ ý đe dọa nếu dân Việt để cột đồng bị đổ, nước Việt sẽ bị diệt vong. Vì vậy, người Việt lo sợ, ai đi qua cũng lấy đá lấp vào chân cột cho chắc khỏi đổ. Lâu dần, đá cao như núi che lấp cả đồng trụ nên không còn ai biết ở đâu nữa khiến sau này nhân tài nước Việt dù có muốn cột đồng để phá thế yểm cũng không biết đâu mà tìm.
    Tương truyền rằng thuở xưa, Cao Biền bên Tàu vì có công dẹp được quân Nam Chiếu nên được vua Tàu phong cho làn Thái Thú phương Nam.
    Cao Biền không những là một tướng tài mà còn là một nhà địa lý chuyên coi phong thủy rất giỏi. Khi trấn nhậm Nam Việt, họ Cao thường cưỡi diều giấy bay cao để có thể nhìn rõ các thế đất, mong tìm ra huyệt qúi. Một hôm, Cao Biền dùng diều bay tới vùng Thanh Hóa, chợt thấy một thế đất sơn thanh thủy tú hùng vĩ chưa từng thấy, từ trên cao nhìn xuống giống như hai con Rồng đang vờn một hạt châu. Sau nhiều lần tra cứu sách vở, họ Cao biết được đây là một thế đất đại qúi, đại phát độc nhất vô nhị được mệnh danh là "Lưỡng Long Tranh Châu", sẽ phát Ðế Vương quyền lực bao trùm khắp thiên hạ.
    Cao Biền tuy trong lòng rất muốn lấy hài cốt của ông cha mình táng vào huyệt đất này để con cháu ngày sau sẽ được làm vua, nhưng vì đường xá về Tàu xa xôi, vả lại họ Cao cũng biết rằng phúc đức nhà mình còn mỏng, không thể phát được tới mức tột đỉnh danh vọng đó, nên đã tìm cách yểm triệt thế đất "Lưỡng Long Tranh Châu" nhằm ngăn chận không cho Ðế Vương phát tại nước Nam khiến sau này người Việt có thể chinh phạt cả Trung Quốc.

    2)Rồng Trong Môi Trường K0 gian Địa Lý,:

    Có lẻ trên Thế giới, k0 có nơi nào có nhiều những địa danh mang tên Long như tại Việt Nam, & thật rất nhiều, kể không xiết.
    Người Á Ðông & đặc biệt là VN, tin rằng Rồng là một linh vật mỗi khi xuất hiện thường đưa đến điềm lành cho hạ giới nên hay được dùng để đặt cho tên người hay những địa danh.
    Thi sĩ Lê Đình Bảng viết: “Thật bất ngờ, địa danh mang tên rồng lâu đời nhất nước ta là thủ đô Hà Nội. Số là, xửa xưa, Hà Nội mang tên Long Đỗ, cái rốn, cái bụng con rồng.
    Mãi đến năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư vầ Hà Nội và đặt tên là Thăng Long, vì theo chuyện kể, nhà vua thấy vượng khí của mãnh đất mới này bay lên, nom cứ như là một bầy rồng múa lượn, quấn quýt.
    Cả đến cái truyền thuyết rùa vàng ngậm gươm báu dâng Vua Lê đặng trị quốc an dân sau này cũng mang ý nghĩa tương tự. Phía hữu ngạn Sông Hồng, có Long Biên; nội vi Hà Nội có Hàm Long.
    Đã có Thăng Long để rồng bay lên thì phải có bãi đáp Hạ Long để để rồng hạ cánh chứ. Vịnh Hạ Long, một quần thể đảo với hàng nghìn ngọn núi đá vôi xen lẫn núi đất mang nhiều hình thù, trông tựa nghìn con rồng chìm nổi rủ nhau bơi lội tắm mát ngoài khơi. Chính vì vẽ đẹp kì vĩ ấy, Hạ Long đã được UNESCO công nhận là một trong 360 di sản văn hóa thế giới (1994).
    Ngoài ra, về phía Đông Vịnh Hạ Long, còn thấy Bái Tử Long là đảo Phù Long (rồng nổi), tên cũ của đảo Cát Bà và ngoài khơi tỉnh Quãng Ninh là cụm đảo Bạch Long Vĩ, đặc biệt ở núi Long Tu có loài cỏ quý chữa bá bệnh, vốn được bảo quản để làm ngự y tiến vua. Càng xuôi vào phương Nam, càng thấy xuất hiện nhiều địa danh mang tên Rồng. Ở Nam Định có chợ Rồng nổi tiếng. Ở Thanh Hóa có núi Hàm Rồng hiên ngang bên bờ sông Mã. Ở Quãng Bình có núi Thanh Long, Long Tị, Phúc Long, nơi Đào Duy Từ (1572-1634) xây lũy Trường Dục và viết nên khúc ngân “Ngọa Long Cương Vãn” thác ngụ chí khí ẩn nhẫn chờ thời khi mở cõi ở đất phương Nam.
    “Chốn này thiên hạ đời dùng,
    ắt là cũng có Ngọa Long ra đòi.
    Chúa hay dùng đặng tôi tài,
    mừng xem bốn bể dưới trời đều yên”.
    Tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) có núi Rồng; ở Huế có núi Kim Long ( có chùa Thiên Mụ), một thắng cảnh tầm cỡ, đặc biệt phụ nữ rất đẹp,
    đến nỗi vua Tự Đức đã phải dan díu làm nên câu thơ tán dương:
    “Kim Long có gái mỹ miều.
    Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi”.

    Tại Việt Nam, những địa danh mang tên Long thật rất nhiều, kể không xiết. - Bắc Việt có vịnh Hạ Long với hàng ngàn hòn đảo xinh đẹp lớn nhỏ nổi tiếng như một kỳ quan thứ tám của thế giới. Về sự tích vịnh Hạ Long, tương truyền rằng vào thuở khai thiên lập địa có một đàn rồng trên trời khi bay qua vùng đất Lạc Việt, thấy một vịnh nước trong, cát trắng rất đẹp nên xuống tắm. Sau này, vì thấy cảnh trí hùng vĩ "sơn thanh thủy tú" nên đàn rồng đã chọn nơi đây làm chỗ trú ngụ. Truyền thuyết cho rằng các hải đảo ngày nay trong vịnh Hạ Long là những khúc lưng của đàn Rồng nổi lên trên mặt nước.
    Rất xa, ngoài khơi vịnh Bắc Việt, nằm giữa vịnh Hạ Long và đảo Hải Nam còn có một hòn đảo nhỏ nằm chơi vơi giữa biển khơi tên gọi là đảo Bạch Long Vĩ. Vì đảo nằm tại nơi hẻo lánh lại rất xa đất liền nên dù dân đi biển thâm niên cũng rất ít người biết đến.
    Ðảo trông như một hòn đá lớn trồi lên trên mặt biển nhưng lại có khá nhiều cây cối xanh tươi rậm rạp. Ðảo không có người ở, thỉnh thoảng chỉ có một vài thuyền ngư dân tấp vào tránh bão. Tuy không có nguồn lợi nào về kinh tế nhưng đảo Bạch Long Vĩ chiếm một vị trí quân sự rất quan trọng vì nằm giữa vịnh Bắc Việt, án ngữ đường hàng hải của tàu bè đi lại trên các trục vùng Ðông Nam Á.
    Nếu đặt mội giàn "radar" hải kiểm có tầm trung bình chừng 100 hải lý, không những có thể kiểm soát toàn vịnh Bắc Việt mà còn theo dõi được tầu bè qua lại trên các hải lộ quốc tế.
    Nghe nói hòn đảo này mang tên Bạch Long Vĩ vì các nhà phong thủy, địa lý thời xưa đồn rằng đây chính là khúc đuôi của một con Rồng Trắng khổng lồ nằm trong một thế đất tột qúi phát ra chân mạng đế vương gọi là "Lưỡng Long Tranh Châu".
    Ðầu của Bạch Long nghe đâu tựa vào vùng Thanh Hóa, Nghệ An, vùng núi Hồng Lĩnh. Vì vậy ở Thanh Hóa có một cây cầu gọi là cầu Hàm Rồng nối liền hai mỏm núi cheo leo hùng vĩ trông xuống sông Mã. Khúc mình của con Rồng Trắng này nằm chìm sâu dưới Biển Ðông, thỉnh thoảng có một vài vẩy rồng nhô lên khỏi mặt nước là các hải đảo Hòn Mật, Hòn Mê, Hòn Niếu ... ngoài khơi Sầm Sơn thuộc vịnh Bắc Việt. Nói về huyệt đại qúi, đại phát "Lưỡng Long Tranh Châu" này, trong dân gian cũng như những sách phong thủy đời xưa còn truyền tụng một câu sấm như sau:
    "Hồng Lĩnh sơn cao,
    Song Long (Ngư) hải khoát,
    Nhược trị minh thời,
    Nhân tài tú phát".
    Ðại ý của mấy câu thơ nói "vùng đất Thanh Nghệ có núi Hồng Lĩnh cao ngất tầng mây, ngoài biển rộng lại có các hải đảo cân xứng như cặp rồng nằm chầu, vì vậy, nếu gặp thời thịnh trị sẽ là nơi phát xuất lắm nhân tài.
    Quả thật, vùng này có lắm anh hùng hào kiệt và cũng là quê hương của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn đánh tan giặc Minh. Về văn học có cụ Nguyễn Du hiệu là Tố Như , tác giả áng thi văn bất hủ Kim Vân Kiều. Cụ Nguyễn Du sinh trưởng tại vùng núi Hồng Lĩnh nên còn có ngoại hiệu là "Hồng Sơn Liệp Hộ", có nghĩa là người thợ săn ở non Hồng. Ðể tỏ lòng trung thành vẫn luôn luôn nhớ tới nhà Lê dù lúc đó đã tới thời mạt vận, Tố Như tiên sinh gói ghém tâm sự u ẩn của mình vào hai câu thơ:
    "Ta có nỗi lòng khôn giải tỏ,
    Non Hồng ***g lộng, Quế Giang Sâu".
    Quế Giang là tên một con sông thuộc vùng Thanh Nghệ.

    Nói đúng ra, thế đất "Lưỡng Long Tranh Châu" này là nơi nẩy sinh ra loại người đặc biệt.
    Nếu gặp thời thái bình thịnh trị (minh thời) sẽ có nhân tài xuất hiện (nhân tài tú phát) làm cho nước giầu dân mạnh.
    Ngược lại nếu gặp thời thế nhiễu nhương thì sẽ có "qủi vương" vô cùng lưu manh, nham hiểm ra đời .
    Bàn thêm về các tên "Long", nếu miền Bắc và miền Trung có các địa danh hùng vĩ và nhiều truyền thuyết thì miền Nam Việt Nam cũng có những "Long" tuy hiền hòa nhưng nổi tiếng không kém.Bình Định có núi Hàm Long, Biên Hòa có núi Bửu Long, Long Ẩn; Hà Tiên có núi Dương Long.
    Đấy là chưa kể đến con sông Mêkông chảy qua 5 nước, khi vào Việt Nam, rẽ ra 9 cửa, gọi là Cửu Long Giang và khu vực vựa lúa của cả nước rộng hơn bốn triệu hecta là đồng bằng sông Cửu Long. Từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ta bắt gặp Long Khánh, Long Thành, Long Đất, Long Sơn, Long Điền, Long Giao (Đồng Nai- Bà Rịa-Vũng Tàu), Phước Long, Bình Long (Bình Phước);.

    Về sông nước miền Tây Nam bộ, chắc khó có thể quên được những thành phố xinh đẹp hiền hòa như Vĩnh Long nằm trên nhánh sông Cổ Chiên hoặc Long Xuyên, Long Ðiền, Long Kiến v.v... bên bờ sông Hậu. Ngoài các địa danh vừa kể, miền Nam còn có nhiều vùng đất mang tên Long khác như: Long An, Long Mỹ, Long Ðịnh, Long Bình, Long Khánh, Long Phú, An Long v.v... mà mỗi Long là 1 kỷ niệm mênh mang trong lòng người xa xứ. sẽ gặp Long An, Long Định (Tiền Giang), Long Hồ ( Vĩnh Long), Long Mỹ (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Long Phú (Sóc Trăng)… nếu phải liệt kê xã, ấp mang tên con rồng, e khó mà kể xiết. Và sẽ là một thiếu sót không tha được, nếu không nhắc đến cảng nhà Rồng lịch sử, nghe đâu có xuất xứ từ đời vua Gia Long thì phải?”. (x. BGCN, tháng 1.2012).

    Quen thuộc nhất có lẽ là sông Cửu Long, quanh co uấu khúc trong vùng đồng bằng như chín con Rồng ôm chặt mảnh đất phì nhiêu là vựa lúa của Việt Nam. Nếu ngồi trên phi cơ mà quan sát, sông Cửu Long trông thật giống chín con Rồng là chín nhánh sông đổ ra Biển Ðông. Chín đầu Rồng hay cửa sông này là Cửa Tiểu, Cửa Ðại, Cửa Ba Lại, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa Ðịnh An, Cửa Tranh Ðề, Cửa Cung Hầu và Cửa Bát Sắc.


    (Các Bác Có thể Lan man Fụ Tiếp nhé ......):-??:-??^:)^^:)^
    [r2)][r2)]
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    3)RỒNG TRONG MÔI TRƯỜNG THỜI GIAN/ LỊCH PHÁP & Thủy Văn

    Rồng thâm nhập vào đời sống con người qua hệ thống âm lịch, phân chia ngày, tháng, giờ giấc như; Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn.
    Năm Thìn, sao không là năm Long?
    Theo Học giả An Chi,
    http://www.petrotimes.vn/van-hoa-giai-tri/2012/01/nam-thin-sao-khong-la-nam-long
    Tháng Một 24, 2012 (Petrotimes), Thì:
    - Sở dĩ ta không gọi năm con Rồng là năm Long mà gọi là năm Thìn là vì ta đặt cách gọi này vào phạm vi của thập nhị địa chi:
    Tí, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Vị (Mùi), Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

    Thìn: Âm gốc Hán đọc là Thần, từ chỉ thời gian mở đầu buổi sáng của một ngày. Từ nghĩa đó, “thần” còn được chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Trong lịch PHƯƠNG ĐÔNG lấy chữ “thần” làm chi thứ năm trong 12 chi, đọc là Thìn (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn…).
    Trong một ngày thì từ 7 giờ đến 9 giờ là giờ Thìn.. Năm Thìn là năm ứng với con Rồng, còn chữ Thìn không có nghĩa là rồng, mà chữ rồng âm Hán Việt gọi là Long. Rồng là con vật tưởng tượng, hư cấu từ những hình tượng của những con vật có thực.
    Xem Wikipedia Canh Thìn
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Canh_Thìn
    Nhâm Thìn
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhâm_Thìn

    Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 23 tháng giêng năm 2012. Theo lịch Tam Tông Miếu, hết thời điểm giao thừa lúc không giờ thời khắc chuyển sang giờ Nhâm Tí, ngày Quý Mùi, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Thìn, sao Trương, Trực Phá, hành Mộc, Hỷ thần Đông Nam tài Thần Chánh Tây. Giờ Hoàng đạọ Mão, Tỵ, Tuất, Hợi.Giờ Hắc đạo Sửu, Thìn, Mùi, Dậu. Người Á Châu thường chọn giờ tốt, hướng tốt để xuất hành đầu năm.

    Trong thập nhị địa chi,Thìn đứng hàng thứ 5, lấy con rồng làm BIỂU TƯỢNG.

    Về hành tung, Rồng ẩn hiện vô chừng, như Khổng Tử nói về Lão Tử: "Lão Tử như một con Rồng, biến hiện bất thường, không thể nào mà lường được". Theo truyền thuyết, mỗi khi Rồng xuất hiện thường có những cụm mây dầy đặc bám theo, cũng như những thợ săn kinh nghiệm cho biết bỗng dưng rừng nổi gió ào ào thế nào cũng có cọp đâu đây. Vì vậy, người ta mới nói "vân tòng long, phong tòng hổ". Những đám mây dầy đặc thường mang theo những cơn mưa rất lớn mà dân quê thuở xưa gọi là "Rồng phun nước".

    Tố, lốc, vòi rồng Thủy Văn
    * Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.
    Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.

    * Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.
    Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Về định nghĩa chuyên ngành thì đây là hai hiện tượng khác nhau, nhưng khi thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hai hiện tượng này thường được thống kê đan xen lẫn lộn. Do vậy hai hiện tượng này tạm ghép thành một hiện tượng (tố lốc).
    Nhiều khi trong cơn giông gió còn có những cơn "trốt" là những luồng gió xoáy rất mạnh (tornado) trông như cái phễu từ mây đen xà xuống mặt đất cuốn bay nhà cửa, cây cối v.v... mà người ta thường gọi là "vòi Rồng". Hiện tượng "vòi Rồng" nảy sinh ra do hai luồng khí nóng và lạnh gặp nhau trên trời, đôi khi xảy ra cả ngoài biển khơi, hút cả nước biển cùng tôm
    cá liệng vào đất liền khiến nhiều người cho rằng trời mưa ra tôm cá.

    Vì những vòi Rồng phun nước này mà vào thời Pháp thuộc, dân chúng miền Nam Kỳ tự trị còn gọi Sở Cứu Hỏa hay Chữa Lửa là Sở Vòi Rồng, như trong bài ca hài hước "Tai Nạn Téléphone" của Trần Văn Trạch có câu "Alô, alô, ở đây là Sở Vòi Rồng, nhà anh có cháy nhà không?"
    Ở Việt Nam số liệu thống kê về vòi rồng rất ít, do vậy cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện tượng này chưa được xây dựng. Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên dân ta "tôn kính" gọi là "vòi rồng" (mà không gọi là vòi voi chẳng hạn), chứ thực tế không có con rồng nào cả).
    Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vòi rồng xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts). Rất thú vị là không phải chỉ có dân ta "tôn kính" gọi nó là vòi rồng mà cả ở Trung quốc người ta cũng gọi là vòi rồng (âm Hán-Việt là "lục long quyển").
    Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xoáy" (gió xoáy).

    Khủng khiếp hơn Tố là Vòi rồng. Một đám mây đen kịt đang trôi rất thấp, chợt từ chân mây thòi ra chiếc vòi đen khổng lồ từ từ hạ xuống mặt đất. Bụi, cát, đá bị cuốn lên nối với vòi mây, uốn éo, rít lên những tiếng ghê rợn. Đó là Vòi rồng.
    Vòi rồng là một xoáy khí nhỏ nhưng cực mạnh. Khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển ở dưới một khối không khí lạnh khô thì có khả năng làm xuất hiện những xoáy khí. Nếu xoáy khí này có áp suất trung tâm rất thấp nghĩa là vật chất trong tâm xoáy rất loãng thì không khí nóng, ẩm ở phía dưới bị hút lên tạo thành một cái vòi chuyển động xoáy rất mãnh liệt. Đó là nguyên nhân phát sinh vòi rồng. Vòi rồng nuốt chửng những vật nó gặp trên đường đi, cuốn chúng lên cao, mang đi xa rồi ném trả lại mặt đất ở rải rác các nơi. Vòi rồng là một luồng gió xoáy có sức phá hoại mãnh liệt. Tốc độ gió trong vòi rồng còn lớn hơn gió bão, có khi tới hàng trăm mét trong một giây. Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh, thế nhưng khí vòi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp.
    Vì vậy nguyên nhân vòi rồng con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.

    Ở nước ta, vòi rồng và tố thường xuất hiện vàc các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ vòi rồng, tố không những xảy ra trong các tháng mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4, tháng 5), mỗi khi có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới. Ở Nam Bộ số lần xảy ra vòi rồng ít hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ.


    [r2)]
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    [Vô], danh thiên Địa chi thủy, [Hữu], danh vạn vật chi mẫu (無名天地之始, 有名萬物之母).
    danh khả danh, phi thường danh [ 名 可 名 , 非 常 名 。]
    Đạo khả đạo phi thường đạo [道 可 道 ,非 常 道 。]

    (Lảo tử : Đạo Đức Kinh/ trình làng "nghịch nhĩ").

    Đại nghi đại ngộ, Tiểu nghi tiểu ngộ, Bất nghi bất ngộ
    大疑大悟, 小疑小悟, 不疑不悟
    Thiền sư Bạch Ẩn


    CON NGƯỜI tồn tại trong môi trường văn hoá. Môi trường ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian. Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hoá.
    Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hoá, sống trong văn hoá và chết đi trong thời gian văn hoá.
    Tất cả những cái ta đã biết liên quan đến con người thuộc về văn hoá, tất cả những gì chúng ta còn chưa biết liên quan đến con người cũng thuộc về văn hoá. Chính là theo nghĩa đó, Édouard Herriot (1872-1957) – nhà khoa học và chính khách, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp – đã nói câu bất hủ:
    Văn hoá là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả”
    (La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand on a tout appris).
    Tri'ch: http://vanhoahoc.edu.vn/






    TT VHH




    THử đi tìm 1 Cổ Mẫu (Archetype) về RỒNG trong VĂN HÓA & nghệ thuật: PHƯƠNG ĐÔNG & phương Tây.

    RỒNG, một BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên.
    Tuy nhiên, ở hai nền VĂN HÓA Đông và Tây, sự nhìn nhận về RỒNG lại được quyết định bởi bản chất và đặc thù của mỗi nền VĂN HÓA.
    Nếu phương Tây coi RỒNG là BIỂU TƯỢNG cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần phải chinh phục; thì ngược lại PHƯƠNG ĐÔNG lại xem RỒNG là BIỂU TƯỢNG cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng.
    RỒNG trong truyền thuyết, huyền thoại PHƯƠNG ĐÔNG thường được mô tả khác với RỒNG của phương Tây cả về dáng dấp và tính khí.
    Các dân tộc PHƯƠNG ĐÔNG gắn bó với nền VĂN HÓA nông nghiệp, thì thường tạo hình RỒNG trông hiền hòa bởi tâm lý ứng xử với tự nhiên là tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó;
    còn các dân tộc phương Tây gắn bó với nền VĂN HÓA(săn bắn/ bẫy thú) du mục, du canh lại tạo hình RỒNG hung dữ do HĐ ứng fó với~ con động vật tự nhiên tạo nên tâm lý ứng xử độc tôn trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.
    Trong thái độ ứng xử với tự nhiên, người dân nông nghiệp PHƯƠNG ĐÔNG do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, dẫn đến coi trọng RỒNG, đề cao RỒNG; còn người dân (săn bắn/ bẫy thú) du mục phương Tây do cuộc sống nay đây mai đó, không cố định, có tham vọng chinh phục và chế ngự ~ con động vật tự nhiên đã dẫn đến tâm lý xem RỒNG là một BIỂU TƯỢNG cho những thế lực xấu xa cần được khuất phục.
    Cũng cần phải thấy rằng đó là những nét khu biệt mang tính chất chung. Bởi lẽ, sự giao lưu VĂN HÓA giữa các quốc gia, khu vực, giữa PHƯƠNG ĐÔNG và phương Tây không thể không dẫn đến những ảnh hưởng về quan niệm cũng như cách tạo hình về hình tượng con RỒNG.
    Biểu tượng RỒNG là vật thay thế, là chiếc cầu nối để con người có thể nhận thức và khám phá thế giới.
    Để diễn đạt BIỂU TƯỢNG, con người đã chọn lọc các bộ phận của nhiều loại động vật xây dựng nên hình tượng RỒNG - một động vật huyền thoại bí ẩn, hay nói cách khác là con người thông qua nghệ thuật tạo hình để nói lên những ước muốn và khát vọng của mình.
    Với các dân tộc PHƯƠNG ĐÔNG, RỒNG là BIỂU TƯỢNG của sự cao quý tốt đẹp, thăng hoa và thịnh vượng, RỒNG xuất hiện là để thể hiện sự vươn tới cái đẹp chân - thiện - mỹ.
    Với các dân tộc phương Tây, RỒNG là BIỂU TƯỢNG của sự xấu xa, phá hoại,… tiêu diệt RỒNG có nghĩa là chiến thắng cái xấu, cái ác, cái tối tăm… qua đó biểu hiện một cách khác về vẻ đẹp của con người.
    Cả hai cách nhìn nhận về RỒNG của PHƯƠNG ĐÔNG cũng như phương Tây đều góp phần thúc đẩy xã hội, giúp con người nhận thức và khám phá thế giới.

    1. Sự NHÌN & CÃM NHẬN của PHƯƠNG ĐÔNG về RỒNG

    Ở PHƯƠNG ĐÔNG, RỒNG là BIỂU TƯỢNG của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống.
    Nguồn gốc sâu xa của BIỂU TƯỢNG này là do điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định.
    MÔI TRƯỜNG sống của các cộng đồng cư dân ở PHƯƠNG ĐÔNG là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong các lưu vực các con sông lớn.
    Yếu tố sông nước quan trọng với người PHƯƠNG ĐÔNG, vì vậy họ đã sáng tạo RỒNG với ý nghĩa đầu tiên là BIỂU TƯỢNG cho nước - sự phong đăng, mùa màng bội thu.

    Được xem là vua của tạo sinh động vật, nên dễ hiểu RỒNG là BIỂU TƯỢNG của điềm lành, sự may mắn và tốt đẹp đối với PHƯƠNG ĐÔNG. Trong truyền thuyết, thần thoại của PHƯƠNG ĐÔNG, dù cốt truyện có khác nhau nhưng RỒNG bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa là một BIỂU TƯỢNG cho sự cao quý tốt đẹp.
    Cả 2 mặt hoạt động có lợi cũng như phá hoại của nước đều được xem là do RỒNG thúc đẩy. Cũng chẳng có gì là lạ khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng xa xưa của PHƯƠNG ĐÔNG là những vị thần có liên quan đến nước. Mùa màng bội thu hay không là phụ thuộc vào yếu tố nước. Do đấy, thần nước cũng chính là thần RỒNG. Quan niệm của PHƯƠNG ĐÔNG về RỒNG trong buổi đầu là: Đấng tối cao của không khí/ Hơi thở mầu nhiệm của người toả khắp/ Điều khiển mây/ Chứa đựng khí ẩm ướt/ Làm mưa dịu mát trái đất. Theo Ernest Ingersoll: “Khái niệm nằm trong chữ “RỒNG” có từ lúc bắt đầu những suy nghĩ được ghi lại của con người về những điều bí ẩn của nhà tư tưởng và thế giới của anh ta. Nó gắn liền với những quyền lực và hành động của các vị thần đầu tiên, và giống như những quyền lực cùng hành động đó, nó mơ hồ, dễ thay đổi và mâu thuẫn trong các thuộc tính của nó, chỉ duy trì từ đầu đến cuối một đặc điểm có thể xác định - kết hợp với nước và kiểm soát nước”.
    Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc PHƯƠNG ĐÔNG, RỒNG dần được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại như BIỂU TƯỢNG nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,…
    Ở Trung Hoa xưa, người ta xem RỒNG là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển (có nghĩa là mọi hồ, mọi biển). Về khả năng của RỒNG, trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều truyền thuyết cho rằng RỒNG có khả năng hô gió gọi mưa, có thể đội sông lật bể, gọi mây che mặt trời.
    Đối với người Nhật, con RỒNG là chủ yếu trong những vật lý tưởng ở Nhật Bản.
    Đối với người Triều Tiên, RỒNG là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ. Nó là hiện thân của mọi sức di động, thay đổi và năng lực để tiến công. Về mùa xuân, nó bay lên trời, và về mùa thu nó náu mình dưới đáy nước sâu. Ngày xưa người Triều Tiên tin là các sông suối cũng như các đại dương bao quanh Triều Tiên là nơi ở của một con RỒNG, và người dân thường cứ đúng kỳ lại thờ cúng quyền lực này. Sự quan trọng của việc biểu lộ niềm tôn kính hình thức lớn đến thế với RỒNG là do RỒNG kiểm soát mưa và cần được người ta làm cho vui vẻ để cho mùa màng khỏi bị nguy hiểm vì mưa không đủ, hơn nữa nó có khả năng làm phiền nhiễu nhiều cho những người chèo thuyền và những thủy thủ ở biển khơi trừ khi nó được người ta làm cho dịu lòng một cách thích đáng. Do đó, không những các người dân nông thôn và người làm ruộng ở nông trại, mà cả chủ tàu bè muốn có thời tiết thuận lợi để đi xa, đều làm lễ cầu an; không những các chiến thuyền lớn, mà cả các thuyền chở hàng hóa, thuyền đánh cá, đò, phà,… đều mỗi loại làm một thứ lễ riêng để đảm bảo an toàn. Lễ đó được coi như một thứ cống nộp cho thần nước.
    Đối với người Hàn Quốc, RỒNG là BIỂU TƯỢNG của sức mạnh tâm linh, của may mắn, phước báu và kiết tường. Trong ngôi chùa ngoài chức năng bảo vệ ngôi tam bảo, nó còn đem lại sự bình yên, giàu có và thịnh vượng cho con người. Biểu hiện riêng của RỒNG Hàn Quốc là thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý.
    Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình hài một con RỒNG to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai.RỒNG là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: RỒNG đen lấy nước thì nắng/ RỒNG trắng lấy nước thì mưa…
    Đối với một số quốc gia PHƯƠNG ĐÔNG, RỒNG là BIỂU TƯỢNG cho nguồn gốc dân tộc.
    Người Việt xưa tự hào mình là “Con RỒNG cháu Tiên”. Tộc Hạ có tô tem RỒNG và cũng xưng là “Tộc RỒNG”.
    Bà mẹ thủy tổ của dân tộc Khơme là con gái vua huyền thoại Naga, một động vật huyền thoại có tính cách như RỒNG.
    Nữ thần Pônaga (còn gọi là Pô Nưga) là bà tổ của người dân Chămpa. Các vị thần nói trên vừa mang ý nghĩa BIỂU TƯỢNG của sông nước, vừa mang ý nghĩa phong đăng gắn với các nghi lễ nông nghiệp, vừa mang ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc.
    “Thế kỷ XV, vua Xêthathilat (Lao) cho dời kinh đô từ Luông Pha băng ra Viêng Chăn và đặt tên thủ đô là Xỉ Xattanahutta, có nghĩa là kinh đô của hàng triệu con RỒNG nhằm biểu dương sức mạnh của vương quốc.
    Trên đất nước Ấn Độ, con RỒNG huyền thoại gắn liền với việc cầu được mùa, lương thực dồi dào do nguồn nước đem lại. Nó được kết hợp bởi ba hình tượng, đó là rắn NAGA, thủy quái MAKAGA và con voi JALELHA. Con RỒNG Trung quốc thời cổ đại được tưởng tượng như con thú dữ, về sau lại được hư cấu thành con vật như loài bò sát và có nhiều nét tương tự như con RỒNG Việt Nam.
    RỒNG hiện lên là điềm báo đất nước sẽ có vị minh quân hay hiền nhân, hoặc tôn phong những triều đại tốt đẹp.
    Thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long để thể hiện khát vọng và tư thế vươn lên của một dân tộc.
    Đối với PHƯƠNG ĐÔNG, RỒNG được xem là con vật nằm trong cung hoàng đạo, trong số 12 con vật.
    RỒNG hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như trong múa, kịch; trang trí trên điêu khắc, kiến trúc… Múa RỒNG là một sinh hoạt VĂN HÓA truyền thống của PHƯƠNG ĐÔNG, nhất là ở các vùng nông nghiệp tRỒNG lúa nước.
    Hầu hết các quốc gia PHƯƠNG ĐÔNG đều có điệu múa RỒNG vào các ngày lễ Tết cổ truyền. RỒNG mang màu sắc rực rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biểu thị niềm vui sướng, hạnh phúc cho tất cả mọi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu…
    Ngày đầu năm mới ở Inđônêxia, một đoàn người trẻ tuổi đội lốt RỒNG bằng giấy nhảy múa trên đường, trong khi những người dân đổ dồn ra ở các cửa sổ dâng lên RỒNG những mớ rau cải xanh mà nó nhai ngốn trong niềm vui lớn của mọi người. Bộ phận người Inđônêxia ở Hà Lan vẫn duy trì nghi lễ hàng năm này trên các đường phố Amsterdam.
    Quan niệm RỒNG là cao quý, tốt đẹp đã dẫn đến ở PHƯƠNG ĐÔNG thời kỳ xa xưa có nơi người ta coi những xương hóa thạch từ lâu là bộ xương cũ kỹ của những con RỒNG và đã sử dụng chúng như một dược liệu để chữa bệnh.
    Cho đến ngày nay, theo thói quen khi nói về các quốc gia phát triển với ý nghĩa khen ngợi người ta vẫn sử dụng chữ “RỒNG”, chẳng hạn: Nhật Bản, Singapo, Đài Loan… được gọi là những con RỒNG châu Á, hàm ý chỉ về khả năng tiềm ẩn, sự vượt trội…
    Nhìn chung, RỒNG mang ý nghĩa tốt lành ở PHƯƠNG ĐÔNG, tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ
    . Chẳng hạn với người Nhật, RỒNG bên cạnh ý nghĩa nguồn nước, mùa màng phong đăng, thì còn là biểu hiện của cái xấu. Thần Fudô khuất phục một con RỒNG chính là đã thắng sự ngu dốt và tối tăm. Đó là biểu hiện về sự pha trộn, ảnh hưởng của BIỂU TƯỢNG RỒNG phương Tây với BIỂU TƯỢNG RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG.
    Về hình dạng, RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG là sự hỗn hợp của nhiều loài động vật khác nhau: đầu lạc đà, sừng của hươu, tai của bò, mắt của thỏ, mình rắn phủ đầy vẩy cá, vẩy theo hàng xương RỒNG cho tới quanh mồm, đuôi rắn tận cùng bằng vây sắc nhọn, chân phối hợp giữa chân hổ và gót móng chim ưng, phần phụ ở vai và háng như những tia lửa, hơi thở của RỒNG bao gồm mây và nước. Số móng của RỒNG bình thường có bốn hàng, riêng RỒNG của nhà vua thì có năm hàng.
    Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có sự sáng tạo riêng của mình trong đề tài RỒNG. Chẳng hạn, mô típ Cửu long của Trung Hoa là dựa theo truyền thuyết Chín RỒNG giỡn nước. Tương truyền, thời xa xưa việc làm mưa gió là do một con RỒNG điều khiển. Nhưng nó không có cách nào để làm cho nơi nơi đều mưa thuận gió hòa. RỒNG tâu với Ngọc Hoàng cử thêm mấy con RỒNG nữa để cùng nó điều khiển gió mưa. Ngọc Hoàng chuẩn tấu, sai tám con RỒNG nữa xuống hạ giới và phong cho con RỒNG ấy làm đầu đàn. Nhân dân khắp nơi vui mừng đón tiếp. Chín con RỒNG ăn uống thoả thích, say túy lúy, hăng hái làm gió mưa khiến khắp nơi lụt lội, nhấn chìm làng mạc. Rồi chín con RỒNG rủ nhau bay lên núi cao, rừng sâu ngủ một giấc dài. Khi nạn lụt qua đi, vào vụ mùa, người dân cầu có mưa thì chẳng được, kéo dài triền miên mấy tháng đại hạn không một giọt nước. Khi con RỒNG đầu đàn tỉnh giấc, nó cố sức gọi gió kêu mưa, còn tám con kia không con nào chịu hành động. Lụt lội, hạn hán làm cho nhân dân khắp nơi đau khổ, họ đồng thanh ta oán trời. Tiếng kêu của họ làm náo động cả Thiên đình. Ngọc Hoàng sai triệu chín con RỒNG về Thiên Đình, nhưng vẫn còn những con RỒNG đang chìm đắm trong giấc ngủ. Ngọc Hoàng tức giận truyền chỉ sai tám con RỒNG bay tám hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và cử con RỒNG đầu đàn ở chính giữa, kiểm soát tám hướng. Từ đó, trần gian tuần hoàn theo bốn mùa xuân hạ thu đông.
    Người Nhật Bản khi tạo hình RỒNG lại dựa theo quan niệm dân gian về các loại RỒNG. Họ cho rằng mỗi kỳ sinh nở con RỒNG cái đẻ ra chín con. RỒNG thứ nhất ưa ca hát và thích mọi âm thanh êm ái, do đó đỉnh các chuông Nhật Bản được đúc hình con vật này. RỒNG thứ hai thích âm thanh của nhạc cụ nên đàn koto hoặc đàn thụ cầm nằm ngang (horizontal harp) và trống suzumi - một thứ trống con gái đánh bằng ngón tay, được trang trí bằng hình con RỒNG này. RỒNG thứ ba ưa uống và thích mọi thứ rượu, vì thế nó được dùng tô điểm cho cốc chén. RỒNG thứ tư thích những chỗ cheo leo nguy hiểm, nên đầu hồi nhà, ngọn tháp, cùng các dầm mái chìa ra của đền chùa chạm hình tượng của nó. RỒNG thứ năm hay giết hại các sinh vật nên được dùng trang trí cho các thanh gươm. RỒNG thứ sáu ham học thích văn chương, hình nó dùng trang trí cho bìa sách. RỒNG thứ bảy nổi tiếng về thính tai, nghe được những âm thanh êm đềm của lá cây, nên tất cả những lá cây dùng để chữa bệnh được bỏ vào chai ngoài vỏ có vẽ hình RỒNG. RỒNG thứ tám ưa ngồi nên ghế thường chạm hình nó. RỒNG thứ chín ham mang vật nặng, vì thế thường được tạo hình ở chân bàn. Như vậy, vị trí tạo hình của các con RỒNG là do quan niệm của người Nhật Bản quy định.

    Hình tượng RỒNG của PHƯƠNG ĐÔNG thường được thể hiện kết hợp với một vật hình cầu, mà người ta thường gọi nó là viên ngọc quý của RỒNG, có khả năng điều khiển được nước triều, chứa đựng thực chất tinh thần hoặc nguyên lý của vũ trụ. Do đấy RỒNG luôn tìm kiếm viên ngọc đó. Người ta cho rằng, viên ngọc phát triển từ trạng thái hơi qua trạng thái nước kết tinh thành ngọc sáng chói vô cùng. Viên ngọc là đặc trưng của thần thánh, có thể thâu lượm được nhưng phải trải qua quá trình khổ hạnh hàng thế kỷ. Thông thường trong nghệ thuật tạo hình, viên ngọc được trình bày như một vật hình cầu lơ lửng ngay gần miệng RỒNG để diễn tả ý RỒNG nhả ngọc, RỒNG chầu ngọc, hay RỒNG tranh ngọc…
    Cũng có ý kiến nêu lên giả thiết đó là hình mặt trăng. Bởi, “Trăng và nước thường gắn chặt nhau trong các thần thoại, do đó trăng có quan hệ chặt chẽ với những tác động gây màu mỡ nói chung”.

    Trong biểu tượng & Chiết tự chử LOng ( Phồn thể) gồm chử Lập(: ) & Nguyệt (: Âm) + ảnh con thuồng luồng

    Nguyên nhân cơ bản khiến hình ảnh của RỒNG xuất hiện rộng rãi trong nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc PHƯƠNG ĐÔNG, đó là: sự diễn tả ý nghĩa của RỒNG đã mang lại lý do tinh thần cho người nghệ sĩ và sự khao khát được thể hiện vẻ đẹp của RỒNG. Tất cả các khả năng hoàn hảo đều được gán cho RỒNG. Người ta tin rằng nó có thể sống và vận động trong cả ba MÔI TRƯỜNG: nước, không khí và đất (theo sinh vật học thì chỉ có chuồn chuồn là Động vật có thể sống trong MÔI TRƯỜNG này mà thôi.
    Hơi thở của RỒNG bao gồm lửa và nước, nhưng thường được cải biến thành mây xoáy trôn ốc. Sự khôn ngoan của RỒNG và quyền lực của nó vượt trội tất cả những con vật khác. Do đó, trong trí tưởng tượng của con người PHƯƠNG ĐÔNG RỒNG có thể biến hóa vô cùng, nó có thể thu mình nhỏ lại như con tằm hoặc trải rộng che kín cả mặt đất. Đấy chính là cơ sở để người nghệ sĩ tạo hình cho RỒNG. Những đặc điểm như thân dài lượn sóng, cuộn theo hình mây xoáy trôn ốc, nửa hiện hình, nửa không đã khiến cho người nghệ sĩ PHƯƠNG ĐÔNG xưa khi xử lý hình tượng RỒNG luôn có ý thức về vẻ đẹp của đường nét và giá trị của mảng đặc - rỗng. Đây là cơ hội đặc biệt để tạo ra những hình tượng nghệ thuật đẹp. Do đấy, trong mỹ thuật truyền thống PHƯƠNG ĐÔNG, RỒNG được sử dụng như một họa tiết trang trí phổ biến, mang tính chủ đạo trên công trình điêu khắc, kiến trúc hay các đồ dùng sinh hoạt…
    Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, hình RỒNG có những sáng tạo riêng tùy theo tâm lý và VĂN HÓA của dân tộc.
    Các dị biệt về hình tượng RỒNG tạo thành 2 cấu trúc chính: RỒNG có thân bò sát như cá sấu, hay rắn…; hay RỒNG có thân thú như hổ, sói…
    Sự phân loại như vậy dựa theo cách thức xây dựng hình tượng RỒNG. Còn cách thức xây dựng hình tượng lại phụ thuộc vào yếu tố VĂN HÓA. Khi dấu ấn VĂN HÓA nông nghiệp mạnh mẽ thì phổ biến hình tượng RỒNG trong nghệ thuật tạo hình thường gắn với kiểu 1 RỒNG có thân bò sát, khi tính chất giai cấp phân hóa mạnh thì gắn với kiểu 2 RỒNG có thân thú.

    Điều này có nguyên do là yếu tố nước gắn với VĂN HÓA nông nghiệp, nên RỒNG thân bò sát phù hợp để diễn tả độ mềm mại, tính chất lượn sóng của nước, còn RỒNG thân thú lại biểu đạt được tính chất áp chế để đề cao uy quyền của giai cấp thống trị.
    Từ đầu thế kỷ XX, các dân tộc PHƯƠNG ĐÔNG không còn quá chú trọng vào việc xây dựng hình tượng RỒNG trong nghệ thuật tạo hình. Nhưng dù vậy BIỂU TƯỢNG RỒNG vẫn nằm sâu trong tiềm thức người PHƯƠNG ĐÔNG. RỒNG vẫn là đề tài nghiên cứu thú vị.
    Ở khía cạnh nào đó, RỒNG vẫn là sự kích thích trí tưởng tượng đem lại tinh thần và cảm hứng cho con người.

    2. Sự NHÌN & CÃM NHẬN của phương Tây về RỒNG
    Trong khi PHƯƠNG ĐÔNG do tính chất VĂN HÓA nông nghiệp mà xem RỒNG là chủ nguồn nước, canh giữ các suối, sông, biển, hồ; rồi sau này trở thành ý nghĩa nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa vương quyền, ý nghĩa tượng trưng cho những gì cao quý tốt đẹp nhất trong đời sống con người;
    thì ở phương Tây, nơi mà người ta không quan tâm lắm tới việc có đủ nước mưa hay không cho vườn tược và đồng cỏ của mình, RỒNG lại mang ý nghĩa ngược lại, đó là sự phá hủy, độc ác và xấu xa.
    Trong VĂN HÓA phương Tây, RỒNG được trình bày như thần linh của độc ác và phản Chúa trong đạo cơ đốc giáo.

    Nhìn sang phương Tây, con RỒNG lại tượng trưng cho sức mạnh của ma quỷ luôn quấy phá loài người.
    Theo thần thoại Pháp nó là con quỷ có 100 đầu RỒNG, trông coi vườn táo có quả bằng vàng của Chúa Trời.
    Con RỒNG trong thần thoại Hy Lạp là một con vật to lớn thường ẩn nấp trong các hang động chứ không bay lên trời như các con RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG.

    Vết tích cổ xưa nhất về RỒNG ở phương Tây nằm trong truyền thuyết Hy Lạp nói về Cadmus. Khi di dân đi khai khẩn, Cadmus được một con bò thần dẫn tới một địa điểm ở Boeotia. Khi ông ta phái người của mình đi lấy nước ở một con suối, tất cả mọi người bị một con RỒNG canh giữ ngọn suối giết chết. Sau đó, Cadmus đã giết chết con RỒNG, nhổ răng của RỒNG và gieo xuống mảnh đất. Một toán người có vũ trang mọc ra từ mỗi chiếc răng được gieo.
    Họ đánh và giết lẫn nhau cho đến khi chỉ còn năm người sống sót. Những người này giúp Cadmus xây dựng một tòa thành. Cuối cùng, tòa thành đó phát triển thành thị trấn Thebes. Năm người kia trở thành tổ tiên của tầng lớp quí tộc thành Thebes. Trong số đó có một người, mệnh danh là “con trai của rắn”, tên là Echion, cưới con gái của Cadmus làm vợ.
    Sau nhiều vụ rối loạn, vua Cadmus rút về Illyria, ở đó ông cùng vợ là Barmonia biến thành rắn, về sau chết đã được các thần đem lên cõi cực lạc.

    Nhìn chung, huyền thoại về RỒNG của Hy Lạp là mẫu hình chung cho các câu chuyện về RỒNG của phương Tây. Thần thoại Hy Lạp mô tả RỒNG dưới nhiều dạng: có con RỒNG bảy đầu, có con RỒNG chín đầu chuyên ăn thịt con gái đẹp, có con trăm đầu mắt trợn trừng… Các chuyện kể về RỒNG hòa lẫn với những chuyện về người khổng lồ và quái vật.

    Các tích truyện về RỒNG phương Tây đều có một mô típ như sau: RỒNG có nhiều đầu, chuyên gieo giắc tai họa, chỗ ở trong hang, RỒNG bị chặt đầu, người anh hùng giết RỒNG để cứu cả một dân tộc hay nàng công chúa. Nhiều dân tộc châu Âu đều có tích truyện tương tự. Cổ nhất là tích tế sinh RỒNG có nội dung na ná như ở Hy Lạp. Trung tâm của tích truyện là: một tráng sĩ phát hiện có một cô gái đẹp (hay một nàng công chúa) sắp bị tế sinh cho RỒNG, chàng trai bèn giết con quái vật, chặt đầu nó, cắt lấy lưỡi rồi ra đi sau khi đã nói cho cô gái biết rằng chàng còn phải đi chu du khắp thiên hạ trước khi cưới nàng làm vợ. Qua nhiều năm xa cách, người tráng sĩ này trở về giữa lúc nàng công chúa này sắp bị gả cho một kẻ xấu, bởi lẽ tên này đã nhận rằng chính hắn là người đã giết được RỒNG.

    Người anh hùng đã chứng tỏ cho mọi người biết mình là ai bằng cách đưa lưỡi RỒNG ra và lắp từng lưỡi khớp với đầu RỒNG rồi kết hôn với công chúa. Từ truyền thuyết này đã tạo nên một tâm lý đối với người đàn ông phương Tây: tất cả các điều khủng khiếp trong cuộc đời được xem là những con RỒNG cần phải chiến thắng, nàng công chúa đang chờ mong thấy anh ta đẹp đẽ và quả cảm.
    Trong truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp, RỒNG còn là kẻ canh giữ Bộ lông Cừu Vàng và Khu vườn của các nàng Hespesride. Mô típ truyện này cũng rất phổ biến ở phương Tây và ngày nay vẫn được nhắc lại trong các bộ phim thần thoại về chủ đề đi tìm kho báu. Sự chiến thắng RỒNG mang ý nghĩa chinh phục một thế lực đen tối để mang lại nguồn của cải dồi dào.

    Như vậy, nét nổi bật của RỒNG trong thần thoại phương Tây không phải là BIỂU TƯỢNG của điềm lành, chẳng dính dáng gì đến mưa cũng như sự sinh sản của đất đai. Song các câu chuyện về RỒNG vẫn thực sự hấp dẫn qua các cuộc phiêu lưu của những vị anh hùng để chinh phục con quái vật. Ý nghĩa ẩn đằng sau tích các truyện về RỒNG của phương Tây là coi RỒNG như hiện thân của sự xấu xa, độc ác, cần bị trừng phạt…; đối lập với RỒNG là nhân vật chính: các anh hùng địa phương, những người đã lừng danh trong nhiều huyền tích và thần thoại khác. Chuyện tiêu diệt RỒNG đã thêm vào kho công tích của các nhân vật này nhằm đẩy tầm thước anh hùng của họ lên cao nữa. “Nổi tiếng nhất trong những nhân vật hạ sát RỒNG có Persée, Mardouk, Hercule, Apollon, Sieg Fried, Saint Michel, Beowulf, Arthur và Tristan.

    Trong tư duy người phương Tây, RỒNG mang dáng dấp kinh sợ, dọa nạt con người. Nó có thể phun ra lửa và phá hủy tất cả. Sức mạnh của RỒNG ở trong miệng và đuôi của nó. Các câu chuyện về RỒNG bay trên không lúc đêm và có khả năng khạc ra lửa rất phổ biến ở Na Uy, Đan Mạch, cũng như vương quốc Anh. Công trình của Ernest Ingersoll cung cấp cho ta một ví dụ về hình ảnh và quan niệm của người phương Tây về RỒNG với ý nghĩa lửa - sự hủy diệt qua câu chuyện thượng đế huấn thị anh chàng Job buồn phiền.
    Khi đạo Kitô ra đời, trong huyền thoại cơ đốc giáo, RỒNG phương Tây trở thành hiện thân của quỷ dữ hoặc là đầy tớ của quỷ dữ. Các đầu RỒNG bị đập vỡ, các con rắn bị tiêu diệt là hình ảnh vĩnh cửu về cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác trong quan niệm phương Tây. M.Drake nêu lên trong cuốn sách Các thánh và các biểu hiện của họ: “các con RỒNG xuất hiện ba mươi lăm lần gắn liền với ba mươi vị tử vì đạo và những người khác. Ngoài các tranh hình rất nổi tiếng về thánh Misen hay thánh Georges diệt RỒNG. Trong sách vở Thiên Chúa Giáo có kể truyện Saint George giết RỒNG. Ðại khái thời xưa tại một vùng kia, có một con RỒNG rất dữ tợn, chuyên bắt người ăn thịt nên dân chúng đều ngán sợ nhưng không làm sao trừ khử được. May sao, có một tín đồ Thiên Chúa Giáo tên là George đã nhân danh Thiên Chúa giết được con quái vật, trừ hại cho dân lành. Ông này sau được tôn thành thánh. Vì cảm tạ ân đức của Saint George, sau này dân chúng trong vùng đều trở thành tín đồ đạo Thiên Chúa. chính Đức Kitô đôi lúc cũng thường được biểu hiện chân dẫm xéo xác con RỒNG.
    Sự khuất phục RỒNG của các vị thánh trở thành BIỂU TƯỢNG chiến thắng của cái thiện.

    Theo tự điển Larousse, RỒNG là một con vật hoang đường, hình rắn nhưng lại có cánh và có đuôi. Nó có hình dáng của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh,con người ít đặt chân đến.
    Hình tượng RỒNG phương Tây trong nghệ thuật tạo hình thời Trung cổ được thể hiện có cánh hoặc không có cánh, thân phủ đầy vẩy, trên lưng có gai nhọn, dáng tựa như một con cá sấu. Đến thời kỳ Phục hưng, trong một bức họa của Léonard de Vinci, RỒNG lại được mô tả như một con thú có thân hình của sói, miệng nhe nanh đe dọa, các lông trên thân khá dài hướng về phía sau.
    Đối với họa sĩ phương Tây, RỒNG được vẽ ra trên tinh thần tạo một hình tượng mang dáng vẻ hung dữ và ác độc, là mối đe dọa đối với con người. Cách tạo hình RỒNG phương Tây đối lập với hình RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG, một bên là hình ảnh tượng trưng cho sự xấu xa, ác độc, một bên là hình ảnh tượng trưng cho sự cao quý tốt đẹp.
    Từ những điều đã trình bày, ta có thể nhận thấy những khác biệt về quan niệm và cách tạo hình RỒNG của PHƯƠNG ĐÔNG và phương Tây.

    [r2)][r2)]
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    3. Sự NHÌN & CÃM NHẬN Hình tượng con RỒNG Việt Nam
    Con RỒNG là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong VĂN HÓA, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là BIỂU TƯỢNG linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con RỒNG cháu tiên của người Việt.
    Tuy Vậy, Trong cái nhìn và quan niệm của VĂN HÓA DÂN GIAN Việt Nam, RỒNG vừa mang màu sắc kỳ bí của huyền thoại vừa lại toát ra tính đậm đà của hiện thực, đôi lúc pha trộn sự bíếm họa, bông đùa ví von của dân gian.
    Có “RỒNG bay phượng múa”, “RỒNG đến nhà tôm”, “song LONG chầu ngọc”; đồng thời cũng có “gan RỒNG, mỡ phượng” và “vẽ RỒNG vẽ rắn”.


    RỒNG là hình ảnh mà các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển.
    Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm RỒNG trên đùi của các vua.
    RỒNG là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ RỒNG, mình RỒNG). RỒNG là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "LONG, lân, quy, phụng". Vì thế, hình tượng con RỒNG Việt Nam tương phản với hình tượng con RỒNG độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.

    Hình tượng RỒNG đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy.
    Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con RỒNG Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "RỒNG bay lên" Thăng LONG tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. RỒNG thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân tRỒNG lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. RỒNG thời Lý là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân RỒNG uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình "Omega", mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi. RỒNG có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu RỒNG ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào RỒNG có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán RỒNG có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa.
    Trên trán RỒNG có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa.

    Hình tượng con RỒNG thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. RỒNG thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu RỒNG uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân RỒNG tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi RỒNG có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vẩy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.
    RỒNG thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. RỒNG không nhất thiết là một con vật mình dài rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu RỒNG to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân RỒNG lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. RỒNG thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều RỒNG đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), qui (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).
    RỒNG thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình RỒNG mẹ có bầy RỒNG con quây quần, RỒNG đuổi bắt mồi, RỒNG trong cảnh lứa đôi.
    Con RỒNG thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. RỒNG được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai RỒNG chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình RỒNG không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu RỒNG to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt RỒNG lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng RỒNG có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu RỒNG uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng RỒNG dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.
    Hiện nay hình tượng con RỒNG tuy không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật...
    Trong mọi thời điểm nào, con RỒNG vẫn là một phần trong cuộc sống VĂN HÓA của người Việt.
    [r2)][r2)]
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    3.1 ƯỚC MƠ THÀNH RỒNG (Hoài LONG)
    Người xưa nói rằng, cá chép vượt qua được LONG môn là sẽ hóa RỒNG. Hóa RỒNG là ước mơ lớn nhất của cá chép. Tuy nhiên con rắn hoang tưởng cũng mơ ước thành RỒNG. Con RỒNG bay lượn trên trời. Con rắn chỉ uốn éo thân mình dưới đất mà phóng tới. RỒNG và rắn hoàn toàn khác nhau.Trong VH dân gian VN cõn có 1 loài RỒNG chỉ sống trong đất đó là con RỒNG của trạng Quỳnh
    http://vanchuongplusvn.blogspot.com.au/2012/01/ao-dien-nha-van-o-minh-tuan-ca-chep.html
    http://www.viet-studies.info/DoMinhTuan_GiaiMaTrangQuynh.htm

    Ước mơ hóa thành RỒNG là ước mơ chính đáng. Người có thực học, mong hóa RỒNG trí tuệ, học cao lên hơn nữa để có tiến sĩ, giáo sư thì thật đáng trân trọng. Thế nhưng, có người muốn có học vị thơm tho mà không chịu nghiên cứu, không chịu vượt qua ba bậc như cá chép. Họ chỉ lo lượn như Cá trong nước…sao chép bậy bạ công trình của người khác, rồi chạy tiền bạc vớ vẩn để được công nhận. Đó là RỒNG dỏm (sao lại quá giống con RỒNG của trạng Quỳnh), còn tệ hơn cá chép thật.

    Có những ông RỒNG hóa thành chú rắn. Ông RỒNG điện lực đầu tư ngoài giá thú, lỗ nặng. Ông RỒNG Vinashin trả nợ ná thở. Ông RỒNG cảng biển phát triển tứ giăng, đến nỗi năm khi mười họa mới có một chiếc tàu nhỡ tới ăn hàng. Một ông RỒNG cảng biển tuy tên là mây gió, nhưng không thể nương mây cưỡi gió mà bay, đến nỗi phải trả nợ hàng tháng muốn khùng! Ông RỒNG cầu đường vừa làm vừa câu rê. Làm RỒNG như vậy thà làm cà chép sướng hơn.
    Năm kia một tỉnh phía Nam (Tiền Giang) tổ chức lễ hội trái cây, mời mấy chục họa sĩ trang trí một con RỒNG dài sơ sơ 2 cây số trên đường phố. Kinh phí làm RỒNG hết trên 2 tỉ đồng. Lễ hội xong, con RỒNG mắc bệnh tay chân miệng, lở lói tùm lum, lại cản trở giao thông.
    Ban tổ chức bèn rao bán LONG thể với giá 60 triệu đồng. Con RỒNG hình thức chủ nghĩa ấy xin lấy mà làm răn cho đời sau. (Đồ Bì, Tuổi Trẻ Cười).

    Về kinh tế, Việt Nam hơn hẳn các nước như Thái lan, Malaysia, Indonesia, Singgapore và Hàn quốc từ 40 năm về trước. Bây giờ Việt Nam vẫn là nước nghèo còn họ đã trở thành những con RỒNG Á châu. Việt Nam cũng muốn vươn mình trở thành RỒNG. Không biết đến bao giờ!!!
    Nhật Bản và Hàn Quốc là hai con RỒNG bóng đá ở khu vực Đông Bắc Á. Khu vực Đông Nam Á thật sự chưa có con RỒNG bóng đá nào ra hồn ra vía, kể cả con RỒNG Việt Nam. Thoát thai từ một nền bóng đá bao cấp, các đội tuyển quốc gia Việt Nam vẫn chưa có kỷ luật chiến thuật và kỹ năng chiến lược…

    [r2)][r2)]
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46

Chia sẻ trang này