1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 14/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46

    Và Sau đây là 1 số bình luận :

    * Năm Thìn kể chuyện cá chép hóa rồng
    Xem thêm: http://www.trandangkhoa.com/nam-thin-ca-chep-hoa-rong/

    (Phóng tác bởi diễn giả Trần Đăng Khoa - dựa trên truyền thuyết nổi tiếng “Vượt Vũ Môn, cá chép hóa rồng”)
    Xem thêm: http://www.trandangkhoa.com/nam-thin-ca-chep-hoa-rong/#ixzz1sAtVX4p8


    * Ông chủ Sơn Hà, thần đồng âm nhạc dạy cách "hoá rồng"
    09/01/2012 | Giáo dục

    http://vtc.vn/538-317327/giao-duc/ong-chu-son-ha-than-dong-am-nhac-day-cach-hoa-rong.htm

    * Xem thêm:
    Chỉ số AQ và sức chịu đựng vượt khó khăn

    http://www9.ttvnol.com/forum/TamLy/495221.ttvn

    [r2)][r2)]
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Hóa Rồng nhưng là Rồng gì đây ????.... tưởng Củng là 1 câu chuyện cần nên thảo luận !!!!
    Nhân Bác Tran_Thang tặng 1 bài viết, Rồng Đợi buộc fải Rời Động đi tìm nơi khác

    Để dáp, Mến tặng Bác 2 câu chuyện sau đây :
    1-- Lá thư Rồng Đất gửi Rồng Mây :
    RỒNG MÂY thân mến!
    Tớ rất cảm động khi nhận được thư của cậu. Tuy nhiều người vẫn đồn là chúng ta có họ hàng với nhau, nhưng do sự quá khác biệt về hình tượng, hoàn cảnh sống và tài sản, tớ chưa khi nào nghĩ sẽ đến gặp cậu để làm quen. Nào ngờ...
    Tớ phải nói ngay rằng tớ đọc rất kỹ thư cậu và suy nghĩ rất lâu. Đầu tiên do RỒNG DẤT (giun/ Trùn) không phải hoa hậu, không phải ca sĩ, càng không phải diễn viên điện ảnh, nên rất ít nhận được thư. Tiếp theo, vấn đề cậu đặt ra trong thư quá lớn, quá bất ngờ và đột ngột, khiến tớ phải cân nhắc thật kỹ trước khi hồi âm. Cậu viết rằng tớ hãy rời bỏ mặt đất, và lên làm RỒNG MÂY cùng với cậu. Cậu đưa ra những lý do xác đáng và hấp dẫn quá!
    Minh họa: DAD
    Về xác đáng thì khỏi phải nói, chúng ta có bà con với nhau. Tuy chênh nhau về tầm vóc, về độ dài ngắn, về màu sắc khi tớ chủ yếu đen hay nâu thì cậu rực rỡ đỏ, xanh, tím thậm chí vàng hoặc bạc. Nhưng cơ bản, hai đứa đôi khi cũng uốn lượn và cũng loằng ngoằng tương tự mà thôi.
    Trong nghệ thuật, nếu tớ không nhầm, thiếu gì các họa sĩ, các nhà điêu khắc hay kiến trúc muốn tạo hình RỒNG MÂY phải nhìn tới RỒNG DẤT (giun/ Trùn). Thậm chí từ RỒNG DẤT (giun/ Trùn) mà vẽ thêm ra. Bởi một lý do đơn giản là lấy đâu RỒNG MÂY để họ nhìn? Muốn coi RỒNG DẤT (giun/ Trùn) thì chỉ việc vác cuốc ra đồng, cuốc vài nhát chứ muốn chiêm ngưỡng RỒNG MÂY nhiều kẻ cả đời chưa hề thấy tận mắt. Do đó, việc tớ có quyền đến gần cậu, thậm chí đại diện cho cậu cũng rất tự nhiên.
    Sau đấy là những lý do vật chất. Cậu trình bày rất chi tiết trong thư, nếu tớ hóa RỒNG MÂY, tớ sẽ có nhiều cái lợi.
    Được ăn ngon, được mặc đẹp, được ở những ngôi nhà trên mây chứ không ở dưới đất, và tất nhiên không khi nào phải làm mồi câu cá.
    Chưa có kẻ nào trên đời liều lĩnh lấy RỒNG MÂY mắc vào lưỡi câu. Tớ công nhận cậu là người trí thức, cho nên cậu không ỷ vào vật chất.
    Cậu nêu rõ, cũng trong thư, nếu tớ hóa RỒNG MÂY, tớ sẽ được cái quý nhất là sự kính trọng, nhiều khi đến mức thành kính và sợ hãi của loài người.
    RỒNG MÂY thân mến!
    Buông lá thư xuống tớ day dứt vô cùng. Rõ ràng là một tương lai xán lạn đang mở ra trước mắt tớ, nếu như tớ chui lên và bay cao cùng cậu.
    Nhưng sau khi suy tính và trằn trọc một cách nghiêm túc, tớ thấy mình chưa thể nhận lời cậu được.
    Đầu tiên, bởi cậu là RỒNG MÂY còn tớ là RỒNG DẤT (giun/ Trùn). Dù có chút họ hàng nhưng tớ thấy mình chẳng nên lạm dụng chuyện ấy. Ở trên mây chắc cậu cũng biết, sự lạm dụng các mối quan hệ thân quen, sự tạo điều kiện cho con cháu họ hàng một cách vô nguyên tắc hiện nay thì gây tai hại tới mức nào, tớ không thể vẫn biết mà nhắm mắt làm theo.
    Tiếp nữa, tớ lên với cậu để làm gì? Tớ cho rằng điều cơ bản nhất của mỗi con người là lao động. Ở dưới đất, tớ đào hang, tớ khai thông nước và không khí cho cây tRỒNG MÂY, giúp anh giúp chị nông dân tRỒNG MÂY rau cấy lúa một cách thiết thực.
    Còn lên mây tớ làm gì? Ngay cả cậu, RỒNG MÂY ạ, tớ cũng xin hỏi nghiêm túc là cậu làm gì?
    Tớ chưa từng thấy cậu tham gia vào bất cứ công việc cụ thể nào, mà chỉ uốn éo, bay lượn, thấp thoáng trên bầu trời mà cũng là bầu trời trong tranh, chứ khi bầu trời thật có mây đen hoặc sấm chớp chả thấy cậu bao giờ.
    Tiếp nữa, lên với cậu tớ lấy đâu ra quần áo đẹp? Cậu suốt ngày gấm vóc, lụa là hoặc được thêu trên gấm vóc lụa là.
    Còn tớ suốt năm cởi trần, người đầy mồ hôi, da bóng lên vì mưa nắng. Chưa có ai thêu tớ lên áo hay chăn, màn, và kẻ vẽ tớ duy nhất đến lúc này mới có Trạng Quỳnh mà thôi, mà lại vẽ một lúc tới mười con.
    Nhưng điều quan trọng khiến tớ suy nghĩ, RỒNG MÂY ạ, là đến với cậu tớ chả có bạn bè. Ở dưới mặt đất, RỒNG DẤT (giun/ Trùn) có dế, có ve sầu, có sâu, có rất nhiều côn trùng thân mật, đêm ngày vui vẻ hát rộn bài ca bất tận thì ở trên trời RỒNG MÂY chơi với ai?
    Có khi nào thấy chim bay với RỒNG MÂY đâu?
    Ngay cả quạ hay diều hâu cũng thấy RỒNG MÂY là chuồn thẳng. Cậu đẹp đẽ, cậu oai hùng nhưng cậu cô đơn.
    Cuối cùng là lòng tôn kính. Đúng là người ta hay đưa cậu vào đền thờ, vào lễ hội, là những nơi chẳng khi nào có ai nghĩ tới tớ, nhưng khi người ta muốn một việc gì cụ thể, như làm thức ăn cho gà, cho cá, làm thuốc cho người hoặc làm cho ruộng đồng tươi tốt thì lại nhớ tới RỒNG DẤT (giun/ Trùn).
    Chả ai vời tới RỒNG MÂY trong những việc nhỏ nhoi, nhưng cuộc sống lại là muôn ngàn thứ nhỏ nhoi cộng lại.
    Tóm lại, xét về đủ mọi phương diện, tớ thấy tốt nhất cho hai ta và cho xã hội là RỒNG MÂY cứ ở chỗ RỒNG MÂY, RỒNG DẤT (giun/ Trùn) cứ ở chỗ RỒNG DẤT (giun/ Trùn), như thế mới bảo đảm một sự công bằng và một MÔI TRƯỜNG lành mạnh. Nếu kẻ này cứ mơ ước vị trí của kẻ kia, vị tất đã hay.
    Tớ biết đọc tới đây, có thể cậu hết sức ngạc nhiên, pha bực mình và tức giận. Bởi thiếu gì những đứa chẳng có một chút độ dài, hoặc chẳng có một chút học thức và đạo đức cũng cứ mơ hóa RỒNG MÂY hoặc chí ít, được làm bạn với RỒNG MÂY.
    Đừng nói tới cá chép, có khi cả dê và cừu cũng tưởng mình làm RỒNG MÂY được tất. Lũ ấy suốt ngày nịnh nọt cậu, vây quanh cậu còn chưa xong, đằng này một gã RỒNG DẤT (giun/ Trùn) vớ vẩn như tớ có cơ hội lại chả biết lợi dụng. Nhưng thôi, cậu tha cho tớ. Tớ không cho phép mình để tâm trí ở mây trời. Tớ cần mặt đất và mặt đất cần tớ. Tớ nghĩ cậu cần xuống chứ chả phải tớ cần lên. Chào cậu, chúc cậu một năm mới khang trang và thịnh vượng. Chúc cho tình bạn của hai đứa mình bền lâu. Hẹn gặp lại!
    Thân mến.

    Dương Thế GIUN
    Trần Gian Tru`n

    fóng tác theo Lê Hoàng

    2-- câu chuyện RỒNG đá

  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Hóa Rồng nhưng là Rồng gì đây ????.... tưởng Củng là 1 câu chuyện cần nên thảo luận !!!!
    Nhân Bác Tran_Thang tặng 1 bài viết, Rồng Đợi buộc fải Rời Động đi tìm nơi khác

    Để dáp, Mến tặng Bác 2 câu chuyện sau đây :
    1-- Lá thư Rồng Đất gửi Rồng Mây :
    RỒNG MÂY thân mến!
    Tớ rất cảm động khi nhận được thư của cậu. Tuy nhiều người vẫn đồn là chúng ta có họ hàng với nhau, nhưng do sự quá khác biệt về hình tượng, hoàn cảnh sống và tài sản, tớ chưa khi nào nghĩ sẽ đến gặp cậu để làm quen. Nào ngờ...
    Tớ phải nói ngay rằng tớ đọc rất kỹ thư cậu và suy nghĩ rất lâu. Đầu tiên do RỒNG DẤT (giun/ Trùn) không phải hoa hậu, không phải ca sĩ, càng không phải diễn viên điện ảnh, nên rất ít nhận được thư. Tiếp theo, vấn đề cậu đặt ra trong thư quá lớn, quá bất ngờ và đột ngột, khiến tớ phải cân nhắc thật kỹ trước khi hồi âm. Cậu viết rằng tớ hãy rời bỏ mặt đất, và lên làm RỒNG MÂY cùng với cậu. Cậu đưa ra những lý do xác đáng và hấp dẫn quá!
    Minh họa: DAD
    Về xác đáng thì khỏi phải nói, chúng ta có bà con với nhau. Tuy chênh nhau về tầm vóc, về độ dài ngắn, về màu sắc khi tớ chủ yếu đen hay nâu thì cậu rực rỡ đỏ, xanh, tím thậm chí vàng hoặc bạc. Nhưng cơ bản, hai đứa đôi khi cũng uốn lượn và cũng loằng ngoằng tương tự mà thôi.
    Trong nghệ thuật, nếu tớ không nhầm, thiếu gì các họa sĩ, các nhà điêu khắc hay kiến trúc muốn tạo hình RỒNG MÂY phải nhìn tới RỒNG DẤT (giun/ Trùn). Thậm chí từ RỒNG DẤT (giun/ Trùn) mà vẽ thêm ra. Bởi một lý do đơn giản là lấy đâu RỒNG MÂY để họ nhìn? Muốn coi RỒNG DẤT (giun/ Trùn) thì chỉ việc vác cuốc ra đồng, cuốc vài nhát chứ muốn chiêm ngưỡng RỒNG MÂY nhiều kẻ cả đời chưa hề thấy tận mắt. Do đó, việc tớ có quyền đến gần cậu, thậm chí đại diện cho cậu cũng rất tự nhiên.
    Sau đấy là những lý do vật chất. Cậu trình bày rất chi tiết trong thư, nếu tớ hóa RỒNG MÂY, tớ sẽ có nhiều cái lợi.
    Được ăn ngon, được mặc đẹp, được ở những ngôi nhà trên mây chứ không ở dưới đất, và tất nhiên không khi nào phải làm mồi câu cá.
    Chưa có kẻ nào trên đời liều lĩnh lấy RỒNG MÂY mắc vào lưỡi câu. Tớ công nhận cậu là người trí thức, cho nên cậu không ỷ vào vật chất.
    Cậu nêu rõ, cũng trong thư, nếu tớ hóa RỒNG MÂY, tớ sẽ được cái quý nhất là sự kính trọng, nhiều khi đến mức thành kính và sợ hãi của loài người.
    RỒNG MÂY thân mến!
    Buông lá thư xuống tớ day dứt vô cùng. Rõ ràng là một tương lai xán lạn đang mở ra trước mắt tớ, nếu như tớ chui lên và bay cao cùng cậu.
    Nhưng sau khi suy tính và trằn trọc một cách nghiêm túc, tớ thấy mình chưa thể nhận lời cậu được.
    Đầu tiên, bởi cậu là RỒNG MÂY còn tớ là RỒNG DẤT (giun/ Trùn). Dù có chút họ hàng nhưng tớ thấy mình chẳng nên lạm dụng chuyện ấy. Ở trên mây chắc cậu cũng biết, sự lạm dụng các mối quan hệ thân quen, sự tạo điều kiện cho con cháu họ hàng một cách vô nguyên tắc hiện nay thì gây tai hại tới mức nào, tớ không thể vẫn biết mà nhắm mắt làm theo.
    Tiếp nữa, tớ lên với cậu để làm gì? Tớ cho rằng điều cơ bản nhất của mỗi con người là lao động. Ở dưới đất, tớ đào hang, tớ khai thông nước và không khí cho cây tRỒNG MÂY, giúp anh giúp chị nông dân tRỒNG MÂY rau cấy lúa một cách thiết thực.
    Còn lên mây tớ làm gì? Ngay cả cậu, RỒNG MÂY ạ, tớ cũng xin hỏi nghiêm túc là cậu làm gì?
    Tớ chưa từng thấy cậu tham gia vào bất cứ công việc cụ thể nào, mà chỉ uốn éo, bay lượn, thấp thoáng trên bầu trời mà cũng là bầu trời trong tranh, chứ khi bầu trời thật có mây đen hoặc sấm chớp chả thấy cậu bao giờ.
    Tiếp nữa, lên với cậu tớ lấy đâu ra quần áo đẹp? Cậu suốt ngày gấm vóc, lụa là hoặc được thêu trên gấm vóc lụa là.
    Còn tớ suốt năm cởi trần, người đầy mồ hôi, da bóng lên vì mưa nắng. Chưa có ai thêu tớ lên áo hay chăn, màn, và kẻ vẽ tớ duy nhất đến lúc này mới có Trạng Quỳnh mà thôi, mà lại vẽ một lúc tới mười con.
    Nhưng điều quan trọng khiến tớ suy nghĩ, RỒNG MÂY ạ, là đến với cậu tớ chả có bạn bè. Ở dưới mặt đất, RỒNG DẤT (giun/ Trùn) có dế, có ve sầu, có sâu, có rất nhiều côn trùng thân mật, đêm ngày vui vẻ hát rộn bài ca bất tận thì ở trên trời RỒNG MÂY chơi với ai?
    Có khi nào thấy chim bay với RỒNG MÂY đâu?
    Ngay cả quạ hay diều hâu cũng thấy RỒNG MÂY là chuồn thẳng. Cậu đẹp đẽ, cậu oai hùng nhưng cậu cô đơn.
    Cuối cùng là lòng tôn kính. Đúng là người ta hay đưa cậu vào đền thờ, vào lễ hội, là những nơi chẳng khi nào có ai nghĩ tới tớ, nhưng khi người ta muốn một việc gì cụ thể, như làm thức ăn cho gà, cho cá, làm thuốc cho người hoặc làm cho ruộng đồng tươi tốt thì lại nhớ tới RỒNG DẤT (giun/ Trùn).
    Chả ai vời tới RỒNG MÂY trong những việc nhỏ nhoi, nhưng cuộc sống lại là muôn ngàn thứ nhỏ nhoi cộng lại.
    Tóm lại, xét về đủ mọi phương diện, tớ thấy tốt nhất cho hai ta và cho xã hội là RỒNG MÂY cứ ở chỗ RỒNG MÂY, RỒNG DẤT (giun/ Trùn) cứ ở chỗ RỒNG DẤT (giun/ Trùn), như thế mới bảo đảm một sự công bằng và một MÔI TRƯỜNG lành mạnh. Nếu kẻ này cứ mơ ước vị trí của kẻ kia, vị tất đã hay.
    Tớ biết đọc tới đây, có thể cậu hết sức ngạc nhiên, pha bực mình và tức giận. Bởi thiếu gì những đứa chẳng có một chút độ dài, hoặc chẳng có một chút học thức và đạo đức cũng cứ mơ hóa RỒNG MÂY hoặc chí ít, được làm bạn với RỒNG MÂY.
    Đừng nói tới cá chép, có khi cả dê và cừu cũng tưởng mình làm RỒNG MÂY được tất. Lũ ấy suốt ngày nịnh nọt cậu, vây quanh cậu còn chưa xong, đằng này một gã RỒNG DẤT (giun/ Trùn) vớ vẩn như tớ có cơ hội lại chả biết lợi dụng. Nhưng thôi, cậu tha cho tớ. Tớ không cho phép mình để tâm trí ở mây trời. Tớ cần mặt đất và mặt đất cần tớ. Tớ nghĩ cậu cần xuống chứ chả phải tớ cần lên. Chào cậu, chúc cậu một năm mới khang trang và thịnh vượng. Chúc cho tình bạn của hai đứa mình bền lâu. Hẹn gặp lại!
    Thân mến.

    Dương Thế GIUN
    Trần Gian Tru`n

    fóng tác theo Lê Hoàng

    2-- câu chuyện RỒNG đá

  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    lại có sự cố Môi trường nhé. Định chỉnh sữa Bức thư Sao nó lại mất cái chức năng này nhỉ ???? !!!! [r37)][r37)]~X~X
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Tản Mạn về Thuật Ngữ & KN MÔI TRƯỜNG & VĂN HÓA

    TS. Bùi Quang Thắng (biên soạn)
    Trích từ cuốn: Bùi Quang Thắng (cb) 2008: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. - NXB Khoa học xã hội. 546tr.
    1. Khái niệm

    1.1. VĂN HOÁ

    Thuật ngữ VĂN HOÁ (Culture) là con người đặt ra sau này, khi ngôn ngữ đã phát triển tới một mức nào đó. Ví dụ ở Việt Nam và Nhật Bản từ VĂN HOÁ đều được lấy từ tiếng Hán và từ culture lại càng mới hơn.
    Cho đến nay, đã có tới hàng trăm định nghĩa khác nhau về VĂN HOÁ (định nghĩa theo triết học, định nghĩa theo dân tộc học, nhân học, tâm lý học và xã hội học…), điều đó có nghĩa rằng, xuất phát từ những thực tiễn khác nhau, tuỳ mục đích sử dụng khác nhau mà người ta đưa ra hoặc lựa chọn một định nghĩa nào đó để tiện cho diễn giải và thao tác.
    Ở đây, chúng ta đang bàn về mối quan hệ giữa VĂN HOÁ và MÔI TRƯỜNG nên tôi lựa chọn một khái niệm VĂN HOÁ theo quan điểm của nhân học.
    Khái niệm VĂN HOÁ của Tylor trong cuốn VĂN HOÁ nguyên thuỷ tuy ra đời cách đây đã lâu (1871), nhưng nó là một khái niệm mang tính kinh điển và vẫn hữu dụng trong nghiên cứu nhân học VĂN HOÁ nói chung và nhân học MÔI TRƯỜNG nói riêng: "Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau và những tập quán khác nhau mà con người hoạch đắc với tư cách là thành viên của xã hội"; hay như định nghĩa của Malinowski cũng vậy: “Văn hóa bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị".

    Như thế, tri thức và tư tưởng là những thành tố quan trọng bậc nhất của VĂN HOÁ.

    Các hành vi hay các khuôn mẫu ứng xử của con người - ở một phương diện nào đó - là bị chi phối (hệ quả) của tri thức/tư tưởng và là sự biểu thị (representation) những tri thức/tư tưởng đó. Nhờ đó, VĂN HOÁ đóng vai trò như là cách thức để người ta có thể giao tiếp với nhau và với thế giới xung quanh. Thế mà, tri thức/tư tưởng của con người ở mỗi một xã hội, mỗi một thời kỳ là không giống nhau, thậm chí có lúc có nơi bị coi là đối lập nhau (ví dụ: hệ tư tưởng vô thần và hệ tư tưởng hữu thần). Do đó, VĂN HOÁ tuỳ theo mỗi xã hội, tuỳ theo từng thời đại được biểu thị theo những cách rất khác nhau.
    Xin lấy một ví dụ: ở các xã hội nguyên thuỷ (bán khai), khi hạn hán người ta dùng những biện pháp ma thuật để cầu mưa (ví dụ trò pháo đất của Việt Nam) thì các hành vi ma thuật ấy là biểu thị VĂN HOÁ, bởi nó được kết tinh và là hệ quả trực tiếp của thế giới quan “vạn vật hữu linh” (animism); đến thời trung cổ, khi thế giới quan tôn giáo chiếm vị thế chủ đạo (độc thần luận - monotheism) thì người ta lại cầu mưa bằng những nghi lễ tôn giáo; còn trong xã hội công nghiệp hiện đại thì sao? với thế giới quan khoa học, với hệ thống tư tưởng thực nghiệm con người sử dụng khoa học - công nghệ để tác động vào giới tự nhiên, như bắn tên lửa gây mưa cho những vùng hạn hán… Có thể lấy nhiều ví dụ khác nữa như việc chữa bệnh…

    VĂN HOÁ, bên cạnh thành tố tư tưởng, còn bao gồm hàng loạt những hệ thống hành vi, ứng xử của con người đối với nhau và đối với tự nhiên (cách thức sản xuất, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật…). Những hệ thống ứng xử này là những tín hiệu mang tính biểu trưng. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào các hình thái biểu trưng này cũng giống nhau mà tuỳ theo hệ t­ tưởng về bản thể luận (ontology), vũ trụ luận (cosmology) của từng xã hội, từng thời kỳ mà cách thức BIỂU TƯỢNG hoá và ý nghĩa của các khuôn mẫu ứng xử ấy có sự khác nhau. Lấy ví dụ về phong tục tang lễ chẳng hạn: cùng là ứng xử với người thân trong gia đình đã chết thì người Ba Na ở Tây Nguyên có phong tục bỏ mả, còn người Việt thì lại có phong tục thờ cúng tổ tiên.

    Mặt khác, các hình thái BIỂU TƯỢNG còn phụ thuộc vào MÔI TRƯỜNG sống của từng xã hội, từng thời kỳ (có thể là chất liệu, có thể là cách thức hành động mà con người cần phải làm để thích nghi với MÔI TRƯỜNG sống). Vì thế mới có các nền VĂN HOÁ khác nhau như nền VĂN HOÁ du mục, nền VĂN HOÁ lúa nước, nền VĂN HOÁ sa mạc và nền VĂN HOÁ băng đảo…

    1.2. MÔI TRƯỜNG

    Đây cũng là một khái niệm trừu tượng mà con người (ở vào thời kỳ muộn, chứ không phải có ngay từ buổi bình minh của loài người) phải đưa vào trong ngôn ngữ của mình để tư duy và nhận thức. Một cách thông thường, MÔI TRƯỜNG (Umwelt - tiếng Đức) chỉ một thực tế khách quan tồn tại bên ngoài, bao quanh con người và nhờ vào đó mà con người tồn tại và phát triển được.
    Về khái niệm MÔI TRƯỜNG, T.Ingold - một nhà nhân học hiện đại người Mỹ - đã lưu ý như sau: MÔI TRƯỜNG là một thuật ngữ mang tính tương đối, tương đối ở khía cạnh nó là MÔI TRƯỜNG của ai. Vì thế, MÔI TRƯỜNG của tôi chỉ có ý nghĩa khi có quan hệ với tôi, và trong ý nghĩa này MÔI TRƯỜNG chỉ tồn tại và trải qua sự phát triển của tôi và xung quanh tôi. Và điều quan trọng hơn để giải thích tại sao thuật ngữ MÔI TRƯỜNG cũng mang tính tương đối là do: Cũng hệt như khái niệm VĂN HOÁ, nó bị phụ thuộc bởi tư tưởng về thế giới quan (đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc của một nền VĂN HOÁ) của xã hội con người đang hiểu và định nghĩa về nó. Thật vậy, khái niệm MÔI TRƯỜNG có thể là một sự kiến tạo mang tính VĂN HOÁ về tự nhiên, nhưng cũng có thể lại là sự áp đặt một lớp ý nghĩa nào đó của người trong cuộc lên trên một thực thể khách quan độc lập nào đó. Chẳng hạn: chúng ta quá quen với quan niệm về MÔI TRƯỜNG của khoa học duy lý phương Tây, cho rằng tất cả những gì tồn tại khách quan xung quanh ta, tác động đến sự sống và phát triển của ta đều là những thành tố của MÔI TRƯỜNG. MÔI TRƯỜNG đó được con người quan niệm như là khách thể, có thể cấu trúc hoá nó được và có thể tái tạo và kiến tạo được - đúng như cách làm của các nhà khoa học hoá học, sinh học hay vật lý học. Nhưng những con người ở những xã hội mà chúng ta thường gọi là dã man, bán khai hay nguyên thuỷ thì lại có những suy nghĩ khác về MÔI TRƯỜNG. Trong những xã hội như thế này, con người có một cách nhìn thế giới xung quanh họ hoàn toàn khác. Trường hợp những xã hội theo “vạn vật hữu linh” chẳng hạn, họ không hề quan niệm những gì xung quanh họ (cỏ cây, gỗ đá, ma quỷ, thần hay sấm chớp m­a giông là khác với họ. Tất cả đều có linh hồn và giữa chúng với con người có thể diễn ra quá trình giao tiếp. Họ sẽ giải thích những nguyên nhân gây ra một hiện tượng không hay nào đó của MÔI TRƯỜNG (hạn hán chẳng hạn) theo cách của họ chứ không phải theo sự đo đạc về khí quyển như các nhà khoa học của xã hội hiện đại của chúng ta. Chẳng hạn họ sẽ gán vào hiện tượng này một lớp ý nghĩa như: Long vương bị say rượu, quên đi tưới nước cho nhân gian, hay như ở ta có chuyện “con cóc là cậu ông trời”... Vì thế, sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi những ứng xử của con người ở xã hội này đối với thế giới xung quanh (mà ngày nay chúng ta gọi là những ứng xử với MÔI TRƯỜNG như săn thú, chặt cây, hay nhờ vả các ma, thần) như là họ ứng xử chính với những người đồng loại. Nói chung về nguyên tắc thì đây là những ứng xử “có đi có lại”. (Lấy ví dụ những lời cúng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hay những lời khấn hay nghi lễ khi họ giết súc vật, hay chặt cây rừng…).
    Do quan niệm về MÔI TRƯỜNG khác nhau nh­ vậy, nhận thức, thái độ và hành vi của những con người ở các nền VĂN HOÁ khác nhau đối với MÔI TRƯỜNG cũng khác nhau. Ví dụ về việc săn tuần lộc của T. Ingold.
    Khi đuổi theo tuần lộc, có một hiện tượng đáng chú ý: Khi một con biết được sự xuất hiện của bạn, nó làm động tác rất lạ là, thay vì chạy trốn nó đứng lại và quay đầu nhìn chăm chăm vào mặt bạn. Các nhà sinh học giải thích hiện tượng này như một sự thích nghi của tuần lộc trước những chú sói săn mồi. Khi con tuần lộc dừng lại, con sói đuổi theo nó cũng dừng lại theo, cả hai thở lấy hơi cho cuộc rượt đuổi quyết định cuối cùng. Và khi con tuần lộc chạy như bay, con sói cũng tăng tốc độ để chộp lấy con mồi. Do con tuần lộc là con vật chủ động phá thế bế tắc nên nó ngẩng cao đầu lên và thực tế một số con tuần lộc trưởng thành có thể chạy thoát những chú sói. Nhưng, mẹo giúp nó tránh được những con sói kể trên lại mang lại nhiều bất lợi khi chúng đối diện với người thợ săn được trang bị vũ khí, có thể bắn. Khi con vật quay đầu lại thì nó sẽ đem đến cho người thợ săn cơ hội tốt nhất để ngắm và bắn. Đối với con sói thì tuần lộc là loài dễ tìm vì chúng đi theo đàn nhưng lại khó có thể giết chúng một cách dễ dàng. Ngược lại, đối với con người thì tuần lộc là loại khó tìm nh­ng khi đã tìm thấy rồi thì các thợ săn không hề gặp khó khăn trong việc hạ gục chúng.
    Thợ săn bản địa người Cree ở vùng đông bắc Canada lại có cách giải thích khác về nguyên nhân tại sao những chú tuần lộc lại dễ dàng bị giết chết như vậy. Họ cho rằng bản thân các con vật tự nộp mình cho các thợ săn một cách có chủ định và có thiện ý hay thậm chí là yêu thương đối với người thợ săn. Thân xác của con tuần lộc không bị mang đi mà nó được “nhận” (bởi người thợ săn). Và chính trong thời khắc của sự đối mặt- khi con vật dừng lại và nhìn vào mắt người thợ săn - thì sự hiến tặng này được diễn ra. Giống như nhiều cư dân săn bắn khác trên thế giới, người Cree vẽ ra một sự tương đồng giữa việc rượt đuổi các con thú với sự hấp dẫn của các cô gái trẻ, và so sánh sự giết chóc với quan hệ ********. Theo nghĩa này sự giết chóc hiện hữu không như là một sự kết thúc của cuộc sống mà giống như một hành động có vai trò quan trọng trong sự tái sinh cuộc sống.

    2. Mối quan hệ giữa VĂN HOÁ và MÔI TRƯỜNG

    2.1. VĂN HOÁ được quy định bởi MÔI TRƯỜNG

    Các hình thái VĂN HOÁ đầu tiên của loài người liên quan đến nhu cầu căn bản nhất của con người: đó là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn họ phải ăn, ở và mặc. Đó cũng là những quan hệ đầu tiên của con người với MÔI TRƯỜNG. Những dấu ấn của mối quan hệ ấy trong buổi sơ khai của loài người vẫn còn được nhận thấy trong VĂN HOÁ ăn, ở và mặc của con người trong xã hội ngày nay: Nhà ở (nguyên liệu, kiểu dáng và kích thước) của người Eskimo chắc chắn khác với nhà ở của người Ai Cập hay người Việt Nam; Người Mông Cổ - với nền VĂN HOÁ du mục truyền thống - chắc chắn ăn thịt sẽ nhiều hơn người Việt Nam; hay tại sao c­ dân vùng sa mạc lại mặc màu trắng và trùm kín người như vậy… Tất cả những cái đó không thể có cách giải thích nào khác tốt hơn ngoài cách lý giải về sự tác động trực tiếp của MÔI TRƯỜNG tự nhiên ở từng nơi và con người phải thích nghi với những kiểu MÔI TRƯỜNG ấy để tồn tại và phát triển.
    Ngay cả những hình thái VĂN HOÁ cao cấp như nghệ thuật chẳng hạn, ngay buổi bình minh của loài người, chúng ta đã nhận thấy những dấu ấn mà MÔI TRƯỜNG tự nhiên tác động lên những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc (ví dụ những bài dân ca hay cách hát của người miền núi cao, hay miền đại dương như người Indonesia) hay tạo hình trong hang động (chắc chắn những hình vẽ trong hang động của các bộ tộc Á châu không thể có những chú tuần lộc như trong các hình vẽ của người Cree ở Canada được)...
    MÔI TRƯỜNG nào thì con người phải kiếm ăn theo cách tương ứng: Những cư dân tại các hòn đảo chắc chắn phải kiếm ăn bằng nghề săn bắt cá, cư dân trên các thảo nguyên phải biết chăn nuôi, du mục: những người sống bên những cánh rừng trên lục địa lại kiếm ăn bằng săn bắn, hái lượm… Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất này dần dần tạo thành những phương thức sản xuất nhất định, đến lượt nó phương thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là VĂN HOÁ của xã hội ấy. Có thể nói, hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt đống sống căn bản nhất của con người và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển VĂN HOÁ của từng xã hội. Như thế, có thể nói, tuy gián tiếp nh­ng ở đây cũng không phải ai khác mà chính là MÔI TRƯỜNG đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền VĂN HOÁ nói chung và một hình thái BIỂU TƯỢNG nào đó nói riêng. Có thể đưa ra đây một ví dụ như sau:
    Ngôi nhà cộng đồng - một biểu thị VĂN HOÁ - trong quá trình được BIỂU TƯỢNG hoá có bị chi phối bởi MÔI TRƯỜNG kiếm sống? Câu trả lời là có, nhưng gián tiếp. Ngôi nhà cộng đồng của người Ê Đê ở Tây Nguyên là biểu trưng của cái gì? Ngày nay, người ta - bằng dân tộc học so sánh - đã chứng minh được rằng: Người Ê Đê có cội nguồn từ các bộ tộc miền Nam Đảo (giống người Nam Đảo từ trường ca Đam San, đến ngôn ngữ đặc trưng là những phụ âm tắc và đặc biệt là nghi lễ chặt cây để làm chiếc ghế dài trong nhà rông giống hệt như nghi lễ chặt cây của người Nam Đảo khi họ tiến hành lấy cây để đẽo chiếc thuyền độc mộc để mang theo thuyền lớn). Mà người Nam Đảo thì sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển và săn bắt hải sản. Vì thế, chắc ngôi nhà rông của người Ê Đê là ẩn dụ về chiếc thuyền biển - về mặt VĂN HOÁ chắc chắn nó gợi nhớ được cội nguồn của họ.
    MÔI TRƯỜNG không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất của con người mà nó còn tác động đến tâm trí, tư tưởng và đời sống tinh thần của con người.
    Thuyết hồn linh thực sự là “triết học chung và hệ thống về thế giới tự nhiên” của con người cổ xưa (Tylor), là phương thức tư duy đặc thù của con người nguyên thuỷ: Họ không đối lập con người với hồn hay với các sinh loài khác, thậm chí ngay cả những vật thể tự nhiên như hòn đá cũng được họ xem nh­ là chính họ, tức tất cả ở thế giới này đều tuân theo luật tham dự (Law of Participation), đều có thể giao tiếp với nhau. Chính điều đó khiến họ ứng xử với chúng nh­ chính với đồng loại. Các nhà nhân học chỉ ra đặc tr­ng của phương thức tư duy và kiểu ứng xử này bằng các thuật ngữ liên nhân (Interperson) và tính liên chủ thể (Intersujectivity)
    Hay như C. Levi Strauss khi phân tích về thuyết vật tổ (Totemism) đã khẳng định rằng: Thờ vật tổ như là một dạng thức phân loại trong đó vật thể tự nhiên được dùng để biểu thị các đơn vị xã hội [sđd].

    2.2. VĂN HOÁ lại tác động trở lại đến MÔI TRƯỜNG

    Như vừa nói ở trên, MÔI TRƯỜNG tác động mạnh đến VĂN HOÁ (dù trực tiếp hay gián tiếp), đặc biệt nó góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển t­ tưởng và tâm trí của con người. Vậy, VĂN HOÁ có tác động trở lại đến MÔI TRƯỜNG không?

    Trên thế giới này có rất nhiều nền VĂN HOÁ khác nhau, nh­ng cũng có thể phân loại chúng thành hai loại chính. Hai loại VĂN HOÁ này thể hiện hai loại tâm trí người, chúng phụ thuộc hay bị chi phối bởi quyền lực của hai loại tư tưởng hay hai phương pháp nhận thức sau:
    Phương thức nhận thức 1: duy lý/nhân quả
    Phương thức nhận thức khác: trải nghiệm/tham dự
    - Gián cách
    - Tổngthể/không chia cách
    - Lập luận
    - Tính xúc cảm
    - Trừu tượng
    - Trực giác
    ở phương thức một, người ta thấy một sự định hướng mang tính chất nhân quả trong nhận thức thế giới. Loại này được biểu đạt hoàn hảo bởi các phạm trù, nguyên tắc và phương pháp luận của khoa học thực chứng và được biểu thị trong lập luận logic, lý trí. Loại này liên quan đến sự trung gian có khoảng cách và không có xúc cảm và nó là một sự khái quát về các sự kiện trong thế giới.
    Ngược lại, sự tham gia biểu thị một phương cách hợp nhất và đan quyện của việc trải nghiệm thực tại. Sự thể hiện rõ nhất cái này là tôn giáo. Một định h­ớng mang tính tôn giáo về thế giới ngụ ý một cảm giác của sự quan hệ và nối kết với các sự vật hiện tượng. Khi con người gắn kết với người khác và MÔI TRƯỜNG xung quanh một cái gì đó gần gũi, mang tính chia sẻ sẽ diễn ra. Nói cách khác, việc một cá nhân trải nghiệm cái gì đó cũng đều là một phần của một tổng thể lớn hơn. Sự tham gia đó gợi lên cảm giác cộng đồng và đồng cảm với người khác và thế giới.
    Hai loại VĂN HOÁ này dẫn tới những hành vi có những tác động đến MÔI TRƯỜNG rất khác nhau.
    Loại thứ nhất luôn đối lập tự nhiên và xã hội, coi con người là trung tâm và động cơ hành vi của con người trong mối quan hệ với MÔI TRƯỜNG là khai thác, tận dụng triệt để vì lợi ích của mình. Nạn tàn phá rừng và săn bắn động vật hoang dã ở nhiều nơi trên thế giới là một minh chứng.
    Loại thứ hai không đặt con người đối lập với thế giới, coi mọi vật ở thế giới này đều có tính người và tính xã hội. Nói như Ingold thì vũ trụ là một xã hội lớn, trong đó có tương tác giữa con người có cơ thể (như chúng ta) với con người không cơ thể. Tất cả đều có tính chủ thể. Nền VĂN HOÁ này không chỉ sản sinh ra những hành vi tôn trọng MÔI TRƯỜNG mà còn sản sinh ra những khối lượng kiến thức về MÔI TRƯỜNG rất đáng khâm phục.
    Nhiều học giả đã khẳng định khả năng nhận biết đặc biệt về động thực vật, các hiện tượng gió, ÁNH SÁNG, MÀU SẮC, n­ớc và không khí của thổ dân thuộc các bộ lạc cổ x­a mà người hiện đại chúng ta khó có thể theo kịp. Ví dụ, người Hanunoo có thể phân biệt được 75 loài chim, 12 loài rắn, hơn 60 loài cá; hoặc hầu hết đàn ông Negrito có thể liệt kê một cách dễ dàng tên và mô tả ít nhất 450 loài cây, 75 loài chim, hầu hết các loại côn trùng… Levi-Strauss đã đánh giá năng lực này như sau:
    "Sự tận dụng những sản vật tự nhiên có sẵn của người Hawaii bản địa hầu như đã hoàn thiện hơn rất nhiều so với thời đại thương mại hiện nay, thời đại chỉ biết khai thác không thương tiếc một vài thứ mang lại lợi nhuận và thường xuyên phá huỷ những gì còn lại".

    3.Thay kết luận

    Ở nước ta, đây là vấn đề không chỉ mang tính lý thuyết thuần tuý, mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức và tác động đến thực tiễn. Thực tiễn văn hóa - xã hội ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy, nhiều chính sách xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc ít người đã không phát huy được tác dụng, sở dĩ nh­ vậy là những người đề ra chính sách đã không thực sự “hiểu” được con người, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc, thậm chí lại lấy chính những tiêu chí về văn hóa - xã hội của người Việt để áp đặt vào cuộc sống của họ: Ví dụ, nhiều buôn làng ở Tây Nguyên được nhà n­ớc hỗ trợ để định c­, trồng lúa n­ớc hai vụ, đào giếng n­ớc, xây nhà văn hóa, ở theo lối nhà của người Việt, thậm chí, có nơi đồng bào còn thờ cúng tổ tiên nh­ người Việt v.v... Rõ ràng là, nếu có những nghiên cứu dân tộc học, nhân học theo cách “thâm nhập” và “hiểu” đồng bào các dân tộc thì chúng ta sẽ biết rằng, nhiều tộc người không phải du canh, du cư (như chúng ta thường diễn đạt), mà là chuyển canh theo cách hiểu khoa học của từ này: Họ có ý thức về địa lý, sở hữu và thổ nhưỡng của những khu đất mà họ canh tác; họ hiểu rằng khi nào thì phải chuyển địa điểm canh tác, khi nào thì những địa điểm đã được khai thác lại có thể canh tác trở lại được.

    Tương tự như vậy là những chính sách “Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, cái gọi là “đưa dân đồng bằng đi khai hoang làm kinh tế miền núi” để rồi dẫn đến nạn phá rừng…/.
    [r2)]
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Chúng ta hảy quay lại chuyện RỒNG theo Tâm lý học chiều sâu (C G Jung - Psychanalyse/ Psychologie approfondie) thông qua qua Bài viết của tác giả Ngô Hương Giang (Báo Điện tử Tổ Quôc/ Đời sống văn học):
    http://vanhocquenha.vn/vi-vn/113/49...nay-nhin-tu-ly-thuyet-va-ung-dung/108627.html
    phần
    >>
    Ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu
    Ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam
    “Văn hóa” là một thể phức tạp, “là một hệ chuẩn mực, mật mã, giá trị, biểu tượng. Con người -chính vì nó là người- không chỉ có một “thế giới thực” (monde réel) mà còn sáng tạo ra một “thế giới các biểu tượng” (mone de représentations) mô phỏng rồi lại dẫn dắt về hiện thực” [32].
    Định nghĩa về văn hóa có tới hàng trăm cách định nghĩa, cấu trúc về văn hóa có đến hàng chục cách phân chia. Vậy, giới hạn nào của văn hóa là điểm nhìn mà phân tâm học hướng tới? Xác lập vấn đề trên là một điều khó và có tính tương đối. Đứng trên bình diện văn hóa học, có thể phân chia cấu trúc văn hóa ra làm hai phần: văn hóa nhân văn và văn hóa ngoài nhân văn. Văn hóa nhân văn lấy con người làm đối tượng nghiên cứu và là tiêu điểm để phân tâm học hướng tới. Văn hóa ngoài nhân văn lấy cảnh quan (nhân tạo và phi nhân tạo) làm đối tượng tìm hiểu và là tiêu điểm để khảo cổ học, lịch sử học hướng tới. Cách phân chia này, ở một mặt nào đó chưa bao quát được tất cả những hằng số kết tạo nên văn hóa, nhưng về cơ bản là rõ ràng, có ranh giới và có điểm nhấn. Trong cấu trúc văn hóa nhân văn lại có thể chia thành những hằng số nhỏ hơn: văn hóa tâm linh, ngôn ngữ, tư duy dân tộc, tính cách dân tộc. Nhiệm vụ của phân tâm học khi đi vào văn hóa Việt Nam là phải mổ xẻ, phân tích và đưa ra những kết luận phù hợp về các hằng số thuộc văn hóa nhân văn này.

    Ở Việt Nam do đặc thù, nằm trong vùng ảnh hưởng của tư tưởng Á Đông, cho nên tôn giáo và tín ngưỡng tồn tại trong trạng thái hoà hợp, tôn trọng và tác động lẫn nhau. Vì vậy, nhiều nhà văn hóa khi áp dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường xem xét, nghiên cứu với cái nhìn qua lại giữa tôn giáo và tín ngưỡng trong một cái bọc chung là văn hóa tâm linh. Trong văn hóa tâm linh việc tìm hiểu mặc cảm Oedipe và biểu tượng tôn giáo, totem, có thể xem như đã mở ra cho con người cõi sâu thẳm tâm hồn, điều mà Jung cho là một dạng biểu hiện của Vô thức tập thể. A. Hesnard đặt câu hỏi: “Adam bị Eve xúi giục phạm tội và hai người bị Chúa Cha đầy ải, từ đấy họ biết xấu hổ vì thấy mình không có gì che thân. Thần thoại đó có ý nghĩa gì? Huyền tượng Thánh Nữ Đồng Trinh phải chăng có ý nghĩa gây một ấn tượng thanh khiết về vị thánh nữ, xoá bỏ hình ảnh nhục dục coi như một sự cấm đoán? Ông nghĩ đến những ý nghĩa của thần thoại Oedipe và mặc cảm “bị hoạn”. Nhà Phân tâm học Westerman - Holdstyn nghiên cứu mặc cảm Oedipe, cho rằng tôn giáo nào, nhất là tôn giáo cổ thời, cũng có tác dụng làm rung động sâu xa phần tiềm thức của con người. Qua những trạng thái xuất thần nhập hoá, tham thiền, con người muốn hoà mình với thiên nhiên. Con người phóng rọi những mê vọng của mình vào các đấng thần linh. Người ta phóng rọi những tâm trạng sâu xa thầm kín và gần thiên nhiên nhất. Bởi vậy, người nghiên cứu nghĩ rằng muốn hiểu người xưa có ý nghĩa sâu xa nhất về cuộc đời như thế nào phải tìm hiểu các thần linh và thần thoại của họ” [33]. Trong cuốn Thăm dò tiềm thức, chương nói về siêu tượng, Jung đã trình bày quan niệm của ông về biểu tượng tôn giáo. Siêu tượng, hay “vết tích bàn cổ”, hay “hình ảnh nguyên thuỷ” là “những cách biểu lộ nguồn sống của cái psyché (linh hồn)”. “Psyché là nền móng của tinh thần trong con người”. Theo ông, “siêu tượng không phải là hình ảnh hay ý tượng nhất định về thần thoại, về biểu tượng tôn giáo; nó là những khuynh hướng tạo ra thần thoại và biểu tượng tôn giáo”. Khuynh hướng đó ở “trong thế giới tiềm thức, thế giới của thực thể tâm thần, còn biểu tượng tôn giáo, biểu tượng giấc mơ và thần thoại là những sản phẩm của ý thức... Người ta không biết gì về nguồn gốc của siêu tượng, siêu tượng có thể biểu lộ vào bất cứ thời nào, bất cứ ở đâu trên khắp thế giới”.

    Cách nhìn của Jung làm thất vọng những học giả trung thành với thuyết của Freud, vì họ không muốn tìm sự giải thích ở ngoài con người. Trong túi khôn của văn hóa Việt Nam, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái nhạy cảm ******** sản sinh ra một trăm người con từ lâu trong tâm thức người Việt là huyền thoại đẹp, mở ra tục lệ thờ cúng tổ tiên và trở thành kiêu hãnh, ẩn vào vô thức với lòng tự nhủ “con rồng cháu tiên”.
    Và từ lâu, Rồng đã trở thành biểu tượng được đề cập nhiều trong lĩnh vực văn hóa. Các nhà nghiên cứu đã khai thác ở nhiều khía cạnh của siêu tượng ấy, tìm ra đặc thù biệt hóa. Rồng là con vật có tính tưởng tượng siêu hình của các dân tộc ở Á Đông. Vậy Totem rồng của người Việt liệu có phải là sản phẩm tất yếu của quá trình ảnh hưởng văn hóa hay nó là biểu trưng của tính cách Việt. Đề cập đến vấn đề này có thể có ý kiến cho là sáo ngữ, nhưng sẽ không phải là nói quá khi khẳng định điều trên.

    Thứ nhất, biểu tượng rồng xuất hiện ở Việt Nam gắn liền với huyền thoại về “bọc trăm trứng”, khẳng định nguồn gốc sáng rõ của nó, nó có cơ sở thực tiễn tưởng tượng mà không phải là sự giao thoa ngẫu nhiên.

    Thứ hai, thần thoại hay truyền thuyết bao giờ cũng là sản phẩm của tư duy thuần túy thuở dã man, tất yếu, nó phải biểu trưng cho một mong ước hay niềm kính phục nào đó, điều này được coi là công thức chung khi nhìn nhận về kho thần thoại trên thế giới. Và như vậy, rồng, ở một khía cạnh, có thể xem như là Totem của người Việt, cũng là lẽ hợp lý. N.I.Niculin là nhà Việt Nam học xuất sắc, ông đã áp dụng phân tâm học ở góc độ nhìn nhận những “cổ mẫu” để giải thích về biểu tượng rồng ở Việt Nam, một cách có lý.

    Trong tiểu luận Rồng Việt Nam và dòng sông Vonlga in trong Dòng chảy văn hóa Việt Nam, ông đã chỉ ra những cơ sở để khẳng định “rồng có thể coi là Totem của Việt Nam” phù hợp với tính cách riêng của người Việt Nam, không lẫn với các nước có biểu tượng Rồng. Dựa vào huyền thoại về lạc long quân in trong Lĩnh Nam chích quái và đặc điểm văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, Niculin cho rằng “rõ ràng ở đây có sự so sánh với với những nhân vật xuất hiện dưới dạng người …Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống của người Việt, hình tượng con Rồng - một con vật tưởng tượng- trở thành biểu tượng quan trọng nhất. Điều đó được xây dựng bởi một yếu tố có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với cuộc sống của người Việt: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, các sông hồ nói chung đã tạo nên cái nôi của nền văn hóa Việt. Chính người Việt từ xưa đã biết trồng lúa nước và đánh cá” [34]. Bằng việc thực nghiệm hệ thống sông ngòi chằng chịt, được coi là con đường thông thương chính một thời trong lịch sử kinh tế dân tộc, Niculin đi đến khẳng định: “hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng trong văn hóa Trung Hoa có nguồn gốc từ phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam và các quốc gia láng giềng” [35] và như vậy, Rồng được coi như một dạng Totem của người Việt là có cơ sở. Ông cho rằng điều này hợp lý, bởi vì: “con rồng của người Việt tượng trưng cho nước- thứ vô cùng quý giá đối với người nông dân, rồi, theo logic, nó trở thành biểu tượng của ấm no và hạnh phúc. Một cách tự nhiên, biểu tượng này thuộc về hoàng đế”, trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, “hình ảnh con Rồng cao quý có sự tương phản với con rắn thấp hèn”, như minh chứng về niềm tự hào trong tính cách người Việt- những con người tuy chịu nhiều đau khổ trong đời sống lam lũ, song lại có nguồn gốc cao quý từ “con rồng cháu lạc”.

    Chính điều này là điểm gánh, nâng đỡ tâm hồn người Việt trong gian khổ, vẫn đứng vững và sáng ngời tinh thần dân tộc, dù là “nghèo” nhưng “không hèn”, dù “đói” nhưng sống “sạch”, dù “rách” nhưng vẫn “thơm”. Đó là phẩm chất chung mang tính cộng đồng của người Việt. Những kết luận trên của Niculin không chỉ dựa vào tính cách và văn hóa người Việt để xây dựng thành lý thuyết về vật tổ của người Việt, để thuyết phục hơn, ông đã căn cứ vào thực nghiệm lịch sử để kết luận hợp lý: “Rồng trở thành biểu tượng của nhà vua. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi vào thế kỷ X, một trong các hoàng đế việt (Lê Long Đĩnh) lại có biệt danh là Ngọa Long,

    từ thế kỷ XI thủ đô của đất nước có tên là Thăng Long. Những địa danh Long và Rồng xuất hiện khắp Việt Nam…

    [những biểu tượng về tên địa danh] có toàn bộ các mối liên kết” [36]. Tích về Thăng Long vẫn còn như để làm rõ thêm ý kiến trên của Niculin. Thăng Long nghĩa là rồng bay, biểu trưng cho sự phồn hoa cho đất nước, dân tộc. Như vậy, việc sử dụng phân tâm học vào việc nghiên cứu hình ảnh rồng, với tư cách là siêu tượng, trên cơ sở ấy khái quát về tính cách của dân tộc Việt, ở khía cạnh nào đó có thể xem ứng dụng này của Niculin là thành công. Tiến sĩ H. R. Ferraye cho rằng, “nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam là tính cách không chối từ (non refus) của nó” [37]. Nghiên cứu về rồng cũng chính là nghiên cứu sâu về yếu tố “nước” (nước là môi trường sống của Rồng), ở một góc độ nào đó theo phân tâm học cũng có thể coi là một dạng cổ mẫu, bởi vì nó mang sức nặng tâm linh, tâm hồn và tính cách của cả nhân dân Việt Nam.

    Bằng việc nghiên cứu đặc trưng “nghiệm sinh và nội tâm hóa” (intériorité) của nước, Trần Quốc Vượng xem “nước có lòng đại lượng khoan dung (Générosité), biết gạn đục khơi trong giống như tính người Việt Nam” [38]. Chẳng vậy, giặc phương Bắc đô hộ hàng nghìn năm mà văn hóa của ta vẫn là văn hóa của dân tộc Việt, làm kẻ thù phải khóc đứng khóc ngồi, vì sự thất bại trong âm mưu đồng hóa của chúng. Việc coi nước như là một siêu tượng trong văn hóa Việt Nam, được Trần Quốc Vượng đưa ra vào năm 1987 trong Một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam: khả năng ứng biến.Với tiểu luận này, Trần Quốc Vượng áp dụng nhiều phương pháp nghiên vào cứu văn hóa Việt Nam, trong đó, có phân tâm học. Ông chứng minh thuyết phục về tính linh hoạt, ứng biến của nước cũng giống như tính cách của người Việt. Quan điểm của ông cũng giống như ý kiến của Niculin, khi cho rằng nước chính là biểu hiện của một dạng “cổ mẫu” hay “siêu tượng” của dân tộc Việt Nam. Ông tâm sự: “tôi nghĩ đến cái triết lý chuẩn mực sống của người trí thức thời Trần “hòa quang đồng trần” (hòa ánh sáng và bụi bặm). Sống ở đời, không thể không dính đến chút bụi trần, thì có sao đâu nếu nội lực vẫn thâm hậu và luôn phát sáng. Nghĩ về nước, tôi nghĩ đến hai triều đại quân chủ Việt Nam có gốc gác dân chài: triều Trần và triều Mạc. Cả hai đều có tư duy phóng khoáng, cởi mở, không câu nệ và bảo thủ, không độc đoán và hẹp hòi…Nó dung hòa hay thậm chí làm vật đối trọng của cái căn tính nông dân- địa chủ khá thâm căn cố đế của một nhà Lý ở Đình Bảng xứ Bắc, của một nhà Lê ở xứ Thanh” [39].
    Một điểm đặc biệt cần phải đề cập đến văn hóa Việt Nam, đó là tín ngưỡng dân gian, trong đó tín ngưỡng thờ mẫu được coi là nền tảng tinh thần của văn hóa Việt Nam. Với người Việt, mọi hành vi ứng xử với thiên nhiên, con người đều lấy tính cách hiền hòa, bao dung của người mẹ làm làm trung tâm của mọi nhận thức. Vì vậy, nói đến văn hóa Việt Nam là nhắc đến tín ngưỡng thờ mẫu, dù là ở đâu, bất cứ nơi nào trong cái nôi văn hóa cộng đồng, bên cạnh việc thờ thành hoàng làng với gốc đa, giếng nước, thường đi kèm với hệ thống miếu mạo thờ các đức Thánh mẫu. Ở Nam Định thì có đền thờ chúa Liễu Hạnh, ở Hà Tây có đền thờ bà chúa Kho, người Chăm thì thờ Poh Nagar, Sài gòn thì thờ bà chúa Ngọc, bà chúa Động…Nguyên nhân dẫn đến tín ngưỡng trên là do, người phụ nữ từ lâu đã gắn kết mình với việc sinh nở, mà nguồn gốc của các loài động vật đều sinh ra từ “Yoni” nên việc thờ mẫu hay thờ sinh thực khí âm (âm hộ) là hình thức quay trở về giấc mơ tập thể ngàn năm với ước muốn phồn thịnh. Nghiên cứu về văn hóa thờ mẫu dưới nhãn quan phân tâm học có đóng góp của Trần Quốc Vượng với tiểu luận Nguyên lý mẹ của nền văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm với Cơ sở văn hóa Việt Nam, Từ Chi với Tìm hiểu văn hóa và tộc người hay trước đó nữa là Phạm Quỳnh, và đặc biệt là hai học giả Pháp nghiên cứu về văn hóa Việt Nam là M. Durand và P. Huard với Về Việt Nam (Connaissance du Việt Nam)… Nhìn chung những công trình của các tác giả trên, tuy với hướng đi khác nhau, nhưng về đại thể đều nhấn mạnh đến thuộc tính sinh nở của người phụ nữ với triết lí “phồn thực” quen thuộc, từ đó quy định tính cách phụ nữ Việt Nam: “nhất vợ nhì trời”, “tháng chín thì quýt đỏ trôn/ tháng ba ngái mọc cái con tìm về”, “con dại cái mang”…Đặc biệt là lí giải của Trần Quốc Vượng với Nguyên lý mẹ của nền văn hóa Việt Nam, giải thích cặn kẽ tại sao nhân tố nữ giới có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Việt. Ông lục lại truyền thuyết Lạc long quân và Âu cơ để minh chứng, trong đó có đoạn ông lập luận, “ từ thế kỷ XV trở về trước, trong sử sách (Toàn thư Lĩnh Nam chích quái) khi ghi lại huyền thoại khởi nguyên luận đều chép đến cặp vợ chồng Âu Cơ- Lạc Long Quân: Mẹ Tiên Âu trách chồng mải rong chơi không chăm sóc con cái khiến con cái không biết mình có bố và quyết định chia đôi con cái: 50 theo bố xuống miền sông biển, 50 con theo mẹ lên vùng đồi núi. Sơn Tinh (Thánh Tản Viên- Ba Vì) ban đầu theo cha xuống biển sau vì nhớ mẹ lại ngược sông về non theo mẹ rồi cho đến hôm nay vẫn là vị thần Đệ nhất (Bách thần nguyên thủy) đứng đầu “tứ bất tử” của thần điện Việt- Mường” [40]. Các con của Âu Cơ sau thời gian dài chưa phân chia đôi ngả, ở một khía cạnh nào đó có thể lí giải bằng mặc cảm ấu thơ, việc gần mẹ là để thỏa mãn vô thức được bú, được ẵm trên đùi thỏa mãn khát dục ấu thời và đó cũng là khi Anima, Animus đang ở dạng nguyên hợp trong mỗi chất thể, chưa có sự phân định rõ ràng. Với Sơn Tinh, cái cảm giác nhớ mẹ có thể xem như là biểu hiện của mặc cảm Oedipe (Complexe d’Œdipe), là hình thức về với những giấc mơ ấu thời được ân ái, gần gũi cùng mẹ, là "hình thức thỏa mãn cơn khát dục vốn có mầm mống từ vô thức của hầu hết mọi bé trai".
    >>
    31] Nhiều tác giả (2000), Phân tâm học và văn học nghệ thuật, Sđd, tr. 71.
    [32] N.I.Niculin (2006), Dòng chảy văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin H, tr. 39.

    [33] Vũ Đình Lưu (1969), Áp dụng phân tâm học vào các ngành học vấn, Tổ hợp GIÓ xuất bản.

    [34] N.I.Niculin (2006), Dòng chảy văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin H, tr. 487.

    [35] N.I.Niculin (2006), Dòng chảy văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 488.

    [36] N.I.Niculin (2006), Dòng chảy văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 488.

    [37] Dẫn theo Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam- tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội.

    [38] Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam- tìm tòi và suy ngẫm, Sđd, tr. 36.

    [39] Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam- tìm tòi và suy ngẫm, Sđd, tr. 37.

    [40] Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam- tìm tòi và suy ngẫm, Sđd, tr. 468.

    [r32)]@}
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46

    Phụ chú :

    Các Phần Trong (#) là phụ chú của Ng Viết
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Nhân dịp sự kiện Thế vận hội Olympics London 2012 hoành tráng vừa Bế mạc; với ~ thông điệp chuyển tải qua Lể khai mạc & sau cùng trong Lể Bế mạc

    Tạm gác sang bên các câu chuyện RỒNg để dành bế mạc vào cuối năm Thìn.

    Chúng ta hảy cùng chung phân tích sự kiện & fong trào OLYMPICS này dưới lăng kính (hay góc nhìn) TLH. Nào Chúng ta hảy cùng nhìn lại những chặng đường thăng trầm các Thế vận hội Olympics

    OLYMPIC thời chiến tranh lạnh

    Christopher Hill*
    Olympic Helsinki 1952 là kỳ Thế vận hội đáng nhớ với sự tham gia lần đầu tiên của nhiều nước, trong đó có Liên Xô, CHND Trung Hoa, và cả Việt Nam.
    Sự tham gia của Liên Xô đánh dấu sự bắt đầu cuộc chạy đua trong lĩnh vực thể thao giữa các siêu cường của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

    Các chính khách nhìn chung thường thấu hiểu sức mạnh chính trị của thể thao và tìm cách khai thác nó khi có cơ hội. Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân danh quyền lợi quốc gia, các chính phủ đã có những động thái và hành xử lạ thường, đôi khi kỳ khôi một cách trẻ con. Các kỳ Olympic trong giai đoạn này là những ví dụ hoàn hảo cho sự lợi dụng thể thao vì mục đích chính trị.

    Tuy nhiên, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) về cơ bản luôn coi nhiệm vụ hàng đầu của mình là bảo tồn lý tưởng của thể thao, và cố gắng duy trì tư cách của IOC là một vị trọng tài tối cao trong thế giới thể thao. (Không một liên đoàn thể thao quốc tế nào được tham gia vào các bộ môn Olympic quốc tế mà không có sự cho phép từ IOC).
    Những người lãnh đạo hàng đầu của phong trào Olympic thường dễ hòa đồng với môi trường chính trị quốc tế.
    Từ xưa đến nay, họ thường là những nhân vật thượng lưu thông tuệ, và không thiếu các mối quan hệ quyền lực. Ở một số nước, đặc biệt là ở các nước phương Tây, các Ủy ban Olympic quốc gia tự coi mình như một chính phủ độc lập.

    Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tham gia phong trào Olympic vào năm 1952, tính cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô đã làm chính trị hóa các kỳ Thế vận hội. Sự quan tâm nồng nhiệt dành cho các bảng thành tích huy chương một phần vì sự hấp dẫn của các bộ môn thể thao, nhưng một phần khác cũng nhiều không kém chính là tâm lý ganh đua mà Chiến tranh Lạnh mang lại.
    Chính trong giai đoạn này, IOC đã phải trổ hết các kỹ năng trên chính trường quốc tế để giải quyết hai trường hợp nhức đầu.
    Một là vấn đề giữa Trung Quốc đại lục và Trung Quốc Đài Loan, hai là vấn đề giữa Tây Đức và Đông Đức.
    Khi đó, Đông Đức nỗ lực để Ủy ban Olympic quốc gia của họ được công nhận, coi đó là bước tiến cho sự công nhận tư cách của nhà nước Đông Đức.
    Ở hoàn cảnh ngược lại, Đài Loan sợ rằng nếu Ủy ban Olympic quốc gia của mình bị mất sự công nhận thì tính chính danh của nhà nước phía Trung Quốc đại lục sẽ tiến thêm được một bước.

    Vấn đề Đông – Tây Đức

    Sau sự ra đời của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) năm 1949, IOC đã chính thức công nhận tư cách Ủy ban Olympic quốc gia của Tây Đức vào năm 1951. Khi đó, đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về việc liệu có công nhận đồng thời cả Ủy ban Olympic của Đông Đức, dù khi ấy Đông Đức vẫn chưa phải là một nhà nước độc lập. Vấn đề cốt lõi là, Liên Xô mong muốn vệ tinh1 của mình được công nhận tư cách một Ủy ban Olympic quốc gia độc lập, trong khi các thành viên IOC lại cảm thấy rằng việc công nhận này sẽ tạo ra hai Ủy ban Olympic độc lập của cùng một quốc gia, và sẽ càng khiến nước Đức bị chia rẽ sâu sắc thêm.
    Các vận động viên Đông Đức và Tây Đức cùng hòa chung một đoàn đại diện cho nước Đức tại lễ khai mạc Olympic Melbourne (Úc) năm 1956
    Năm 1955, tức là một năm sau khi Liên Xô công nhận chủ quyền nhà nước độc lập của Đông Đức, Ủy ban Olympic Quốc gia Đông Đức đã được tạm thời công nhận, ‘với sự ngầm hiểu rằng sau khi nước Đức thống nhất, IOC sẽ chỉ công nhận một Ủy ban Olympic Đức có tư cách đại diện cho toàn bộ nước Đức’.
    Hai đoàn vận động viên Đức đã hòa thành một trong hai kỳ Olympic mùa đông và mùa hè năm 1956. Avery Brundage, Chủ tịch IOC phấn khởi phát biểu ‘Trong thế giới thể thao chúng ta đã làm được điều mà các nhà chính trị đến nay vẫn chưa làm được’. Đông Đức vẫn đề nghị được công nhận độc lập, mặc dù vẫn cam kết sẽ tiếp tục tham gia trong điều kiện hiện có nếu như đề nghị này không được chấp thuận. NATO thì muốn tiếp tục duy trì hình thức một đoàn vận động viên Olympic chung cho cả hai nước Đức, nhưng Tây Đức lại bắt đầu muốn được tham gia với tư cách riêng.

    Khi vấn đề này được thảo luận lần nữa vào năm 1965, IOC đã đi đến thống nhất theo quan điểm của số đông, rằng vì Đông Đức không còn chấp nhận tham gia vào một đoàn vận động viên thống nhất nên ‘Ủy ban Olympic Tây Đức sẽ đại diện cho nước Đức như cũ, còn Ủy ban Olympic Đông Đức sẽ được coi là đại diện đầy đủ cho vùng địa lý Đông Đức’. Việc dùng khái niệm ‘vùng địa lý’ – đôi khi còn được gọi theo cách khác là ‘lãnh thổ’ – đã khéo léo tránh được việc phải gọi một cái tên chính danh cho Đông Đức.
    Đây là lúc IOC nhận thức đầy đủ hơn về thực trạng tình hình chính trị. Trước kia, họ bị ảnh hưởng nhiều bởi lòng tin phổ biến khi ấy rằng nước Đức sẽ sớm thống nhất.
    Nhưng sau đó, Đông Đức đã dần khẳng định được vị thế riêng của mình, trong đó có cả sự đóng góp của các hoạt động thể thao.
    Bên cạnh đó, Chính phủ Tây Đức cuối cùng đã từ bỏ Học thuyết Hallstein, vốn có chủ trương không quan hệ với bất kỳ nước nào công nhận Đông Đức.
    Vì vậy, IOC cũng không còn tìm cách vận động cho một đoàn vận động viên Đức thống nhất tại các kỳ Olympic.

    (co`n tiếp)
    [r2)]:-ss
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp theo)

    VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC

    Ủy ban Olympic quốc gia của Trung Quốc đã được công nhận từ năm 1922. Nhưng sau cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng, ủy ban này đã chạy ra Đài Loan cùng Quốc dân Đảng vào năm 1951 và vẫn tiếp tục được công nhận.

    Trong khi đó, nước Mỹ, đồng minh của Đài Loan, và Liên Hợp Quốc khi ấy đã công nhận Đài Loan là ‘Trung Quốc’ và ủng hộ luận điệu của Đài Loan về chủ quyền đối với đại lục. Ở phía ngược lại, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận rằng nhà nước của Đảng Cộng sản đã kiểm soát đại lục, với tên gọi là ‘Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’ (CHND Trung Hoa).

    Vận động viên bơi lội Wu Chuanyu, đại diện đầu tiên của Trung Quốc tới thi đấu chính thức tại Olympic. Do được mời quá muộn (đêm trước lễ khai mạc) nên trong số 40 người được Trung Quốc cử đi, Wu Chuanyu là người duy nhất tới kịp để thi đấu tại Olympic Helsinki 1952.

    Năm 1952, cả Đài Loan lẫn Trung Quốc đại lục đều khẳng định sẽ cử các vận động viên đến tham dự Olympic Helsinki.
    Đa số các thành viên IOC bỏ phiếu tán thành việc mời cả hai, qua đó tự phá bỏ một điều luật của IOC rằng tất cả mọi đoàn vận động viên đều phải được cử đi bởi một Ủy ban Olympic quốc gia do IOC công nhận.
    Cuối cùng, chỉ có một vận động viên của Trung Quốc đại lục tới tranh tài chính thức tại Helsinki, còn Đài Loan không cử vận động viên nào nhằm phản đối quyết định của IOC cho phép Trung Quốc đại lục tham gia.

    Năm 1954, IOC chính thức công nhận Ủy ban Olympic quốc gia của Trung Quốc đại lục, nhưng mặt khác vẫn công nhận cả Ủy ban Olympic của Đài Loan. Vậy là Trung Quốc đại lục quyết định rút lui khỏi Olympic 1956 tổ chức tại Melbourne, nhằm phản đối IOC vẫn tiếp tục công nhận tư cách thành viên của Đài Loan.
    Không những thế, họ rút lui khỏi toàn bộ phong trào Olympic và các liên đoàn thể thao quốc tế khác vào năm 1958.
    Một thành viên Trung Quốc trong IOC từ chức với một lá thư kết tội Brundage là ‘tên đầy tớ trung thành của đế quốc Mỹ’.

    Dưới sức ép từ các thành viên IOC của các nước xã hội chủ nghĩa muốn Đài Loan bị bãi trừ và CHND Trung Hoa được tái nhập trở lại vào phong trào Olympic, năm 1959 IOC đã nhất trí rằng Ủy ban Olympic của Đài Loan sẽ không được tiếp tục mang danh Trung Quốc, với lý do ủy ban này không điều hành các hoạt động thể thao ở đại lục. IOC cũng tuyên bố rõ rằng nếu ủy ban này đăng ký lại với tên gọi khác thì đơn đăng ký sẽ được xét duyệt. Quyết định này đã gây ra sự hiểu lầm từ báo giới, cho rằng Đài Loan đã bị bãi trừ, và điều này khiến Mỹ phản ứng quyết liệt. Hệ quả là, IOC quyết định công nhận Ủy ban Olympic Đài Loan là Ủy ban Olympic của Cộng hòa Trung Quốc.

    Năm 1971, Liên Hợp Quốc công nhận tư cách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và bãi trừ Đài Loan. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc sau thủ thuật ngoại giao ‘bóng bàn’. IOC cũng ngay lập tức có động thái tương ứng.
    Năm 1971, IOC kết luận rằng CHND Trung Hoa sẽ được chào đón trở lại nếu tôn trọng các quy định Olympic.
    Tuy nhiên, IOC vẫn khẳng định rằng Đài Loan sẽ không bị bãi trừ.

    Tuy nhiên, khi CHND Trung Hoa đăng ký tái tham gia vào IOC, họ đặt điều kiện là Đài Loan phải bị bãi trừ. Chính phủ Canada, nước chủ nhà của Olympic 1976 tổ chức tại Montreal, càng ******** hình thêm kịch tính – vốn từ năm 1970 họ đã nhất trí với chủ trương một nước Trung Quốc, và công nhận CHND Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc – với quyết định không cho phép đoàn vận động viên Đài Loan nhập cảnh nếu cái tên ‘Trung Quốc’ vẫn xuất hiện trong tên gọi của họ. Một số thành viên IOC kêu gọi hủy kỳ Olympic lần này, nhưng cuối cùng IOC quyết định vẫn tiếp tục theo lịch trình. Chính phủ Canada duy trì quan điểm của mình bất chấp sự kinh ngạc của Mỹ cũng như sự phản đối rộng rãi trong phong trào Olympic. Cuối cùng, đoàn Đài Loan đã tự giải quyết bế tắc bằng cách đóng gói đồ đạc về nước đúng một ngày trước lễ khai mạc.

    Vụ rắc rối này đã khiến IOC phải tốn nhiều thời gian xử lý hơn so với lần tẩy chay đồng loạt từ các nước châu Phi sau khi IOC từ chối lên án Nam Phi vào dịp nước này tổ chức sự kiện quốc tế cho bộ môn bóng bầu dục. Mặc dù bóng bầu dục không được xếp vào trong số các bộ môn Olympic, các nước châu Phi vẫn cho rằng IOC đã lảng tránh trách nhiệm, và lẽ ra IOC phải lên tiếng với sức mạnh mang tính biểu tượng của mình.

    Những lùm xùm xoay quanh vấn đề Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng cuối cùng cả hai phía cũng đạt được thỏa hiệp nhất trí rằng Ủy ban Olympic của Trung Quốc đại lục sẽ có tên gọi là Ủy ban Olympic Trung Quốc, còn Ủy ban của Đài Loan có tên gọi là Ủy ban Olympic Trung Quốc Đài Bắc.

    ( co`n tiếp)
    [r2)]
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)
    OLYMPIC MOSCOW 1980

    Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đấu đá liên quan tới mâu thuẫn chủ quyền, Olympic còn được coi là sân khấu của chính trường quốc tế, khi hết bên này tới bên kia trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh vận động những cuộc tẩy chay nhằm vào nhau. Việc Mỹ tẩy chay Olympic Moscow năm 1980 (mặc dù Mỹ không trực tiếp sử dụng từ ‘tẩy chay’) có thể coi là nguyên nhân trực tiếp khiến Liên Xô trả đũa bằng việc tẩy chay Olympic Los Angeles năm 1984 (Liên Xô cũng không dùng từ ‘tẩy chay’, mà gọi là ‘không tham gia’).

    Tất cả bắt nguồn từ sự kiện cuối tháng 12, 1979, khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, và tới tháng 1 năm 1980, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cảnh báo rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi Olympic Moscow, dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 7. Tháng 2, Carter thông báo với ỦY BAN OLYMPIC MỸ (USOC) rằng ông ta dự kiến sẽ cho rút đoàn vận động viên Mỹ. USOC cuối cùng đã đồng ý, một phần vì truyền thống tôn trọng các chính sách đối ngoại từ Tổng thống Mỹ.

    Tuy nhiên, đã có rất nhiều sức ép tác động lên USOC từ các đảng phái chính trị lẫn Thượng viện, Hạ viện, cũng như từ Nhà Trắng.
    USOC đưa ra lý lẽ rằng ‘nếu cứ bị gián đoạn mỗi khi có sự vi phạm quyền con người, hay khi có những cuộc xâm lược trên thế giới, thì Thế vận hội chẳng thể nào được tổ chức trong vòng 25-30 năm qua’, nhưng lời phản biện này rơi vào vô vọng.

    USOC khó lòng cưỡng lại sự đe dọa từ Chính phủ Mỹ về việc cắt nguồn ngân sách. Tại cuộc họp mang tính quyết định do Phó Tổng thống Walter Mondale chủ trì, phe theo quan điểm tẩy chay đã dễ dàng thắng thế, với chênh lệch phiếu bầu là 1604 so với 797.

    Tinh thần ái quốc theo tâm lý số đông cũng gây ảnh hưởng nhất định. Bruce Jenner, cựu huy chương vàng bộ môn điền kinh mười môn, nhận được những lá thư từ những người đe dọa sẽ ngừng ăn đồ ăn sáng ngũ cốc hiệu Wheaties, thương hiệu mà hình ảnh anh này được dùng để quảng bá.
    Tổng thống Carter luôn tuyên bố rằng ông ta chủ trương việc tẩy chay nhằm bảo vệ quyền con người, luật pháp quốc tế, và an ninh cho nước Mỹ cùng các nước khác trong thế giới tự do. Ông nói rằng việc tẩy chay nằm không làm suy giảm sự tận tâm cống hiến của nước Mỹ đối với phong trào Olympic. Ông còn hô hào rằng thể thao nên được điều hành bởi các tổ chức tư nhân thay vì các chính phủ.

    Ở phía bên kia, Liên Xô lại đưa ra cách lý giải khác, cho rằng việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan không phải là nguyên nhân khiến Mỹ tẩy chay, mà nguyên nhân ‘thật sự’ là do Liên Xô là một nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời Carter muốn gây căng thẳng nhằm cứu vãn độ tín nhiệm đang xuống dốc của mình trong con mắt người dân Mỹ.

    Một tạp chí về trượt tuyết của Liên Xô ra ngày 20/1/1990 ghi lại những lời tuyên truyền trước đây của Liên Xô như sau:
    Chúng ta hiểu rõ vì sao tất cả những người bạn chân chính của thể thao và tinh thần Olympic đã dứt khoát phản đối những hành xử gây hấn từ những kẻ ủng hộ Chiến tranh Lạnh ở Mỹ, Anh, và một số nước đế quốc khác, những kẻ lợi dụng thể thao như một công cụ cho chính sách của họ và ngăn cản dịp giao lưu cho thanh niên trên toàn thế giới tại những sân vận động của Olympic Moscow…
    Chính sách đối ngoại của Liên Xô là rất rõ ràng đối với nhân dân toàn thế giới, dựa trên những quyền lợi cơ bản nhất của họ… và phụng sự như một nguồn cổ vũ đáng tin cậy cho mọi lực lượng đang nỗ lực vì hòa bình và ổn định. Cổ vũ chính nghĩa bảo vệ tình đoàn kết của phong trào Olympic, nỗ lực ngăn chặn sự can thiệp của chính trị đối với thể thao và sự tham dự của thanh niên trong dịp lễ tại Moscow – bất chấp những đe dọa, thủ đoạn vu cáo, và sức ép chính trị - đây chính là tinh thần của thế giới thể thao và công chúng của những quốc gia tham gia phong trào Olympic tại một Thế vận hội Olympic được tổ chức tại đất nước quê hương của chủ nghĩa xã hội.

    Sebastian Coe và Steve Ovett, hai vận động viên điền kinh người Anh đoạt huy chương vàng tại Olympic Moscow 1980. Đoàn vận động viên Anh đến tranh tài bất chấp ý muốn tẩy chay kỳ Thế vận hội lần này từ phía Chính phủ Anh. Vì vậy, họ thi đấu thuần túy dưới lá cờ Olympic, và bài hát chính thức của Olympic được cử lên thay cho quốc ca Anh mỗi khi có vận động viên của đoàn giành huy chương.
    Sau khi Moscow cảm thấy không thể làm tăng hơn được số quốc gia đến dự Thế vận hội của mình, họ bắt đầu thay đổi sắc thái ngôn ngữ tuyên truyền. Từ gay gắt chuyển sang vô tư như không có gì nghiêm trọng xảy ra. Họ úp mở đe dọa sẽ tẩy chay Olympic Los Angeles, và phê phán các chính trị gia Mỹ đã gây ra thất bại cho chính các vận động viên của mình.
    Cái tên Afghanistan hầu như không được nhắc đến, và chỉ xuất hiện trong lập luận quy kết rằng đây là sự biện hộ của Carter cho một kế hoạch mà ông ta đã xây dựng từ lâu.

    Trong Thế giới thứ Ba, các nước vệ tinh của các siêu cường thường đi theo đường lối của phe mình, trong khi những nước trung lập bị chia rẽ. Đa số các nước châu Mỹ Latinh đều tới tham dự Thế vận hội.

    (co`n tiếp)

Chia sẻ trang này