1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 14/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp theo)

    Chính phủ Mỹ tìm mọi cách thuyết phục các đồng minh cùng tham gia vào phong trào tẩy chay trong khi Tây Âu dao động. Tây Đức muốn giữ quan hệ hòa hiếu với Mỹ, nhưng lại e rằng việc tham gia tẩy chay sẽ làm hỏng tiến trình bình thường hóa quan hệ với Đông Âu, đặc biệt là Đông Đức. Đa số các Chính phủ Tây Âu không muốn tạo ra hình ảnh tiêu cực qua việc gây sức ép lên Ủy ban Olympic quốc gia của mình. Tuy nhiên, cuối cùng một số nước vẫn quyết định theo chân Mỹ, trong đó đáng kể có Tây Đức, Nhật Bản, và Anh – nhưng nước Anh lại gặp một tình huống kịch tính đặc biệt, khi Liên hiệp Olympic Anh quyết định không nghe lời chính phủ và vẫn cử đoàn vận động viên tới Moscow.

    Chính phủ Anh, dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Margaret Thatcher, đã rất nỗ lực để thực hiện chính sách của Mỹ, nhưng cuối cùng không thành công. Vấn đề này đã gây chia rẽ sâu sắc trong Quốc hội, công chúng cả nước Anh, và giới truyền thông.
    Bên ngoài Quốc hội, đã có những sức ép đối với Liên hiệp Olympic Anh, dù mức độ gay gắt ít hơn nhiều so với tình hình ở Mỹ.
    Tại Hạ viện Anh đã nổ ra những cuộc tranh cãi dài chưa từng có trong lĩnh vực thể thao, phản ánh sự chia rẽ trên toàn đất nước.
    Chính phủ Anh đã không thể hiện thái độ độc đoán và cứng nhắc như Mỹ, nhưng điều khiến công chúng bất mãn là luận điệu của chính phủ cho rằng các vận động viên đang hành xử vô trách nhiệm nếu như họ vẫn quyết định tới tham dự Thế vận hội. Đây được coi là luận điệu mang tính áp đặt, vì trong thực tế, ngoài lĩnh vực thể thao ra, quan hệ thương mại và các mối quan hệ chính thức khác của nước Anh vẫn được duy trì trạng thái bình thường.

    Cuối cùng, đã có 81 Ủy ban Olympic quốc gia của các nước trên thế giới đã tới tham dự Thế vận hội tại Moscow năm 1980, so với 88 tại Montreal (1976), 122 tại Munich (1972), và 113 tại Mexico City (1968).
    Kỳ Thế vận hội lần này đã bị chính trị hóa rõ rệt khi số lượng nhà báo phụ trách mảng chính trị có mặt đông hơn cả lượng nhà báo chuyên mục thể thao, và nhiều tờ báo đưa tin về sự kiện trên cả hai chuyên mục với góc nhìn rất khác nhau.

    Trong hồi ký của mình, Carter vẫn bảo vệ quan điểm của mình, nhưng cũng thừa nhận rằng: ‘Tôi biết quyết định của mình gây tranh cãi, nhưng vào thời kỳ đó tôi không hình dung được mức độ khó khăn của việc thực thi quyết định ấy, cũng như khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia khác cùng nhất trí với chúng ta’, và ‘Chúng ta quả là đã vất vả trong suốt quá trình đó; và người ta vẫn luôn nghi ngờ về kết quả đạt được. Đa số các Ủy ban Olympic của các nước là những cơ quan độc lập, và đều rất bất mãn mỗi khi chính phủ tìm cách can thiệp vào việc của họ’.

    (co`n tiếp)
    [r2)]
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp Theo)

    ĐẾN LƯỢT OLYMPIC LOS ANGELES 1984

    Olympic Los Angeles 1984 chắc chắn sẽ được nhớ đến như một cuộc đấu đá giữa các siêu cường: nếu không có sự tẩy chay từ Liên Xô thì chắc chắn nó đã không được công chúng quan tâm nhiều đến thế, tới mức trở thành một cơn sốt sô vanh ở nước Mỹ.

    Ngày 8/5/1984, Liên Xô tuyên bố dự định ‘không tham gia’ vào Thế vận hội tại Los Angeles, vốn dự kiến sẽ bắt đầu ngày 28/7. Có nhiều yếu tố phức tạp liên quan tới quyết định này, nhưng cách lý giải đơn giản nhất cho việc tẩy chay có lẽ cũng là lý giải chính xác nhất: ăn miếng trả miếng.

    Trang bìa tạp chí Time ngày 21/5/1984 với câu hỏi: vì sao người Soviet nói không
    [​IMG]Liên Xô tuyên bố dự định tẩy chay Thế vận hội 1984 không lâu trước khi hết hạn xác nhận tham gia, nhưng trước đó người ta đã ngờ vực rằng đoàn vận động viên của Liên Xô sẽ không có mặt sau những gì xảy ra vào năm 1980. Việc Liên Xô bắn hạ một máy bay chở khách của Hàn Quốc tại khu vực Kamchatka vào cuối tháng 8 năm 1983 đã gây phản ứng từ Mỹ, qua đó tạo thành một cái cớ cho việc không tham gia của Liên Xô. Sau vụ bắn hạ máy bay, bang California của Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án Liên Xô và đề xuất rằng các vận động viên Liên Xô bị cấm tới Los Angeles. Một số người còn thành lập cái gọi là Liên minh Cấm cửa Soviet, một tổ chức vốn chẳng mấy quan trọng, nhưng Liên Xô coi đây là bằng chứng về sự thù địch của Mỹ.

    Có bốn vấn đề chính khác [mà các bên liên quan không đạt được đồng thuận]:

    chi phí cho các vận động viên trong làng Olympic; Chính phủ Mỹ phải công nhận thẻ bài Olympic thay cho visa;
    Mỹ phải cho phép hãng hàng không Aeroflot đưa vận động viên tới Los Angeles;'
    Mỹ phải cho phép tàu thủy của Liên Xô đậu tại hải cảng Los Angeles
    . Bên cạnh đó là nghi vấn về tùy viên Olympic của Liên Xô gây ra nhiều ồn ào trong công chúng Mỹ, bị trầm trọng thêm bởi sai sót của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng ông này là người của KGB và từ chối cấp visa vào phút chót.

    IOC và Ủy ban Olympic Liên Xô đã cố hết sức trong các nỗ lực đối thoại, nhưng thông cáo chung của hai bên chỉ dừng lại ở những tuyên bố thể hiện niềm hi vọng theo tinh thần Olympic, còn các mục tiêu đạt được hay không là tùy vào sự chủ động nhất trí từ Chính phủ Mỹ. Khi thông báo không tham gia Thế vận hội, Liên Xô hi vọng rằng điều này không gây ra sự bất hòa không thể cứu vãn trong nội bộ phong trào Olympic, vì vậy họ tập trung vào phê phán vào Chính phủ Mỹ và sự đồng lõa với các phong trào chống Liên Xô bởi các phần tử thù địch ở Mỹ. Khối thân Liên Xô, ngoại trừ Rumani, nhanh chóng tuyên bố không tham gia Thế vận hội mặc dù dường như không có lời kêu gọi từ trước nào được phát động tới các nước vệ tinh cũng như các cơ quan thể thao ở Liên Xô. Bộ Ngoại giao Mỹ không có vẻ gì là ngạc nhiên trước vụ tẩy chay và ngay lập tức có phản ứng. Một người phát ngôn tuyên bố rằng Chính phủ Mỹ đã ‘làm tất cả’ để thỏa hiệp theo các yêu cầu của Liên Xô.

    (co`n tiếp)
    [r2)]
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)

    Trong khi IOC đã nỗ lực tối đa để hạn chế những tổn thất, Ủy ban tổ chức Thế vận hội của nước chủ nhà cũng không ngồi yên. Những cuộc gọi điện thoại thuyết phục gay cấn, kết hợp với những chuyến công cán sang các nước chủ chốt trong khối xã hội chủ nghĩa, như Rumani, Trung Quốc, Đông Đức, và Cuba, đã đem lại con số kỷ lục là 140 đoàn vận động viên tới tham dự 1 kỳ Thế vận hội. Có tất cả 17 nước tẩy chay Olympic Los Angeles, trong đó có 6 nước từng trong nhóm top 10 trên bảng huy chương tại Olympic Montreal: Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan, Bulgaria, Cuba, và Hungary.
    Mario Vazquez Raña (vị chủ tịch đầy quyền lực của Hiệp hội các Ủy ban Olympic Quốc gia) và Peter Ueberroth (chủ tịch Ủy ban Tổ chức Thế vận hội Los Angeles) đã trực tiếp đến Cuba, nơi cả hai người được tiếp đón trọng thị; nhưng chủ tịch Castro khẳng định sẽ không từ bỏ việc tẩy chay, bởi vì trong thời gian nước Mỹ tẩy chay thể thao Cuba hồi thập kỷ 1960, Cuba đã không được thi đấu với bất kỳ đối thủ nào trừ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, do đó ông cảm thấy có nghĩa vụ trung thành với Liên Xô.
    (# Còn VN thì khỏi nói !!! lúc này Mỹ & Các nước FT đang cấm vận VN & thành tích VN trong Fong trào này củng k0 khả quan & cầu thị mấy !!! ???''

    Thành tích Viet Nam tại các kỳ Thế vận hội

    VàngBạcĐồngTổng[​IMG] Athens 1896không tham dự[​IMG] Paris 1900không tham dự[​IMG] St. Louis 1904không tham dự[​IMG] Luân Đôn 1908không tham dự[​IMG] Stockholm 1912không tham dự[​IMG] Antwerp 1920không tham dự[​IMG] Paris 1924không tham dựAmsterdam 1928không tham dựLos Angeles 1932không tham dựBerlin 1936không tham dựLuân Đôn 1948không tham dựHelsinki 19524với tư cách Việt Nam[​IMG] (VIE)Melbourne 19566với tư cách Việt Nam [​IMG](VIE)Rome 1960?với tư cách Việt Nam[​IMG] (VIE)Tokyo 19645với tư cách Việt Nam [​IMG](VIE)Mexico City 1968?với tư cách Việt Nam [​IMG](VIE)Munich 1972?với tư cách Việt Nam[​IMG] (VIE)Montreal 1976không tham dựMoskva 198031[​IMG]0000Los Angeles 1984không tham dựSeoul 198810[​IMG]0000Barcelona 19927[​IMG]0000Atlanta 19966[​IMG]0000Sydney 20007[​IMG]0101Athens 200411[​IMG]0000Bắc Kinh 200821[​IMG]0101Tổng

    0202Vận động viên đạt huy chương

    Huy chương Bạc 2Trần Hiếu NgânSydney 2000TaekwondoNữ 57kg.Huy chương Bạc 2Hoàng Anh TuấnBắc Kinh 2008Cử tạNam 56kg.)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)

    Kể từ Thế vận hội Los Angeles, phong trào Olympic cũng giống như tình hình toàn cảnh chung của thế giới, đã bỏ lại Chiến tranh Lạnh ở phía sau, và nhìn chung người ta cho rằng những vụ tẩy chay chỉ có thể tồn tại trong quá khứ.

    Chúng chỉ còn là 1 trong những ví dụ cho sự lãng phí to lớn về thời gian và tâm sức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
    Cách hành xử của các chính phủ cho thấy thực chất họ cũng không mấy quan tâm tới NHỮNG GIÁ TRỊ lý tưởng mang tính BIỂU TƯỢNG của Olympic nói riêng và thể thao nói chung.

    * Christopher R. Hill là tác giả cuốn sách Chính trị Olympic.

    Thanh Xuân lược dịch theo History Today, các tiêu đề phụ do người dịch thêm vào
    http://www.historytoday.com/christopher-r-hill/cold-war-and-olympic-movement
    -------------------------------
    1 Đông Đức lúc này chưa được coi là 1 nhà nước có chủ quyền độc lập mà vẫn được coi là nằm trong lãnh thổ Soviet của Liên Xô.

    Rất tiếc là Tác giả k0 có đề cập VẤN ĐỀ Bán đảo Triều Tiên & 1 đôi lời cho VN.
    V/đ VN các bạn có thể tham khảo thêm theo các dòng link sau đây:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ủy_ban_Olympic_Quốc_tế
    http://www.bongrovietnam.com/forum/...viet-nam-lich-su-hinh-thanh-va-phat-tien.html
    http://www.voc.org.vn/Phong-Trao-Th...ic-Viet-Nam-35-Nam-Mot-Chang-Duong/782/cbo.vn

    [r2)]=D>
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tết Trung Thu sắp đến; định dạo fố 1 vòng mua vài cái bánh Trung Thu về, vừa nhâm nhi vừ gỏ bài.
    Đảo 1 vòng chợ , vào 1 vài cái tiệm thấy treo lủng lẳng ~ chiếc ***g đèn : Nào là Đèn Ông Sao, Cá Chép hóa Rồng, Ông Tiến sĩ giấy Vv...
    Môi trường Lể hội làm Ng Viết bâng khuâng nhớ lại ~ Bài hát : Chiếc đèn ông sao thuở thiếu thời khăn quàng đỏ: Chiếc đèn ông sao; sao 5 cánh tươi màu; Cán đây rất dài cán cao quá đầu...

    Nhưng rất đặc biệt là hình ảnh Ông Tiến sĩ giấy. & cũng thoảng đọc đâu đó trên mạng:
    http://www.baomoi.com/Ha-Noi-se-co-so-tien-si-dat-ky-luc-the-gioi/59/3221771.epi
    sau đó thấy tiếp bài nữa "Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy" :
    http://www.viet-studies.info/NguoiViet_TienSiHaNoi.htm
    http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1668/N7496/dao-tao-tien-si...-

    Nói đến Tiến sĩ; Ng viết lại chợt lan man ngẫm lại Anh Hai Lúa sưu tập đâu ra cái Bài Hịch Tiến sì đây:
    http://ttvnol.com/TamLy/p-22664629#post22664629

    chợt nhớ lại thuở thiếu thời Trung Học, chùm thơ của 2 Nhà thơ tự trào & tự thán; Đố các Bác là ai đấy ???
    (Còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Người thứ nhất là nhà thơ Nguyễn Khuyến - tác giả bài thơ "ông Nghè tháng tám". \:D/
    Người Việt chúng ta, ai đã từng trải qua thời học sinh phổ thông, đều đã được học bài thơ "Ông Nghè tháng tám" của Nguyễn Khuyến:

    Với chùm thơ : "Vịnh tiến sỹ giấy" I:

    Cũng cờ cũng biển cũng cân đai.
    Cũng gọi ông nghè có kém ai
    Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
    Nét son điểm rõ mặt văn khôi
    Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
    Cái giá khoa danh ấy mới hời.
    Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
    Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

    Nhà thơ Nguyễn Khuyến mượn hình ảnh ông Tiến sĩ, đồ chơi cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu để viết bài thơ trào phúng "Ông Nghè tháng tám" mang một nội dung, ý nghĩa về xã hội, thời cuộc lúc bấy giờ.
    [r2)]
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Năm Rồng đả qua, Năm Rắn đến Chúng ta sẻ tuần tự nói về rắn trứơc khi lan man về Nhà thơ Nguyễn Khuyến nhé !!! CÁc bác có đồng ý k0 nào ???
    Cheers !!! Vô...[r2)][r2)][r2)]
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Upload thu xem sao
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Phiên bản mới có khác k0 đây !!!!
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    1 lý do MT chủ đề này bị hãm k0 thể post trong 1 TG dài; luồn tư duy củng vì thế lắng đọng dần, tạm gác sang bên câu chuyện ông nghè giấy để post số v/đ nổi cộm hơn


    TPO -
    Trí tuệ con người chỉ có thể phát triển, khi môi trường cung cấp cho nó dưỡng chất cần thiết.

    Yếu tố nào quyết định trí thông minh?

    Với tư cách chuyên gia tâm lý lâm sàng, GS Eric Turkheimer (Đại học Virginia, thành phố Charlottesville, Mỹ) thường nghiên cứu những đối tượng lớn lên trong những điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ như mấy đứa con ông.
    Nhiều bệnh nhân của GS Turkheimer xuất thân từ những môi trường nghèo khổ và nhếch nhác.

    "Tôi có điều kiện quan sát, cái nghèo đã dập tắt trí thông minh của những con người xấu số thế nào. Một mặt muốn nghiên cứu tác động của gien di truyền, mặt khác – tác động của môi trường, các nhà khoa học thường tiến hành những nghiên cứu đối chứng với những cặp song sinh. Tuy nhiên thực tế các cặp song sinh là con các gia đình “dưới đáy xã hội” gần như không bao giờ được chọn làm đối tượng những chương trình nghiên cứu đó đã khiến GS Turkheimer nghi ngờ về tính khoa học của chúng. Lý do: stress, sự thiếu quan tâm và đối xử tồi tệ ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến phong độ trí tuệ con người.

    GS Turkheimer cùng các cộng sự của ông chính là nhóm các nhà khoa học đầu tiên đã bổ sung những thiếu sót này. Trong ba công trình, họ đã nghiên cứu trí thông minh của hàng trăm cặp song sinh Mỹ có xuất xứ từ những gia đình hạnh phúc, vật chất thừa thãi cũng như gia đình nghèo túng, đổ nát. Kết quả cho thấy: địa vị xã hội của trẻ càng cao, gien di truyền càng có ảnh hưởng lớn đến mức chênh lệch về mức độ trí thông minh. Ở những trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thiên hướng di truyền thực chất không phát huy tác dụng cải thiện trí thông minh.

    Dưỡng chất dành cho trí tuệ

    - Mọi chứng cứ đều cho thấy: trong những cặp song sinh gia đình nghèo khổ, chỉ số IQ (trí thông minh) được quy định gần như độc nhất bởi địa vị kinh tế-xã hội của chúng – GS Turkheimer lý giải. Trí tuệ con người chỉ có thể phát triển, khi môi trường cung cấp cho nó dưỡng chất cần thiết. GS Ulman Lindenberger (Viên Nghiên cứu về Giáo dục mang tên Max Planck ở Beclin) cũng đi đến kết luận tương tự. - Ảnh hưởng khác biệt của những nhân tố di truyền đối với trí tuệ phụ thuộc vào thực tế: liệu môi trường có cho phép con người phát triển tiềm năng di truyền sẵn có.

    Suốt thời gian dài chính các nhà khoa học nghiên cứu trí thông minh phủ nhận sự khẳng định trên. Họ đã đưa ra những trải nghiệm với những cặp song sinh lớn lên trong những gia đình nghèo thuộc tầng lớp trung lưu và gia đình khá giả thuộc tầng lớp thượng lưu và đi đến kết luận: năng lực trí tuệ của con người trước hết do vật liệu gien di truyền quyết định.

    Giờ đây các chuyên gia tâm lý, sinh lý học hệ thần kinh trung ương và các chuyên gia di truyền đưa ra bức tranh khác hoàn toàn. Những năng lực, mà chúng ta đặt tên là trí tuệ không bao giờ tồn tại vĩnh cửu và chứng tỏ hết sức linh hoạt. – Điều hiển nhiên là ở mức độ đáng kể, các tác động môi trường có thể làm biến đổi trí tuệ - giáo sư Tâm lý Mỹ, Richard Nisbett (Đại học Michigan) khẳng định.

    Vì thế gần đây người ta đã điều chỉnh tác động của yếu tố di truyền đối với trí thông minh xuống vị trí thấp hơn. Chỉ số 80% vai trò của gien di truyền trước đây đã bị coi là bất hợp lý. Nếu nhìn về khía cạnh những khác biệt xã hội, theo GS Nisbett, vai trò của gien di truyền có thể lên tới 50%. Phát hiện này có thể giúp các bậc cha mẹ - đối tượng đã đầu tư chọn trường tốt, ngày nghỉ đưa con đi học thêm cảm giác phấn khởi. – Chắc chắn các vị phụ huynh dạng này đã không lãng phí thời gian, tiền bạc những như lòng kiên nhẫn – GS Nisbett đánh giá.

    Thời nào cũng tìm thấy sự xác nhận quan điểm cho rằng, chỗ ở, tức khái niệm lớn hơn môi trường xã hội có ảnh hưởng đến não bộ lớn hơn gien di truyền. Tương tự dưới ảnh hưởng các chất độc hại, não bộ trẻ thơ cũng khổ sở vì lý do bạo lực tâm lý, tình trạng thiếu quan tâm chăm sóc cả về tình cảm và vật chất. Trạng thái stress duy trì thường xuyên làm thay đổi chức năng của các chất dẫn xuất thần kinh, kìm hãm sự tạo ra tế bào thần kinh mới và dẫn đến tình trạng teo nhỏ vùng hải mã. Kết quả trắc nghiệm trí nhớ của học sinh trung học là con cái các gia đinh nghèo thường xuyên bị stress thấp hơn 10% so với bạn cùng lớp được quan tâm chăm sóc chu đáo.

    IQ gia tăng nhờ trường học

    Chỉ số IQ gia tăng sau mỗi năm học ở trường. Thời chiến tranh Thế giới II, vì quân Đức chiếm đóng, trẻ Hà Lan đã chịu hậu quả nặng nề do tuổi đến trường muộn và thất học. – Chỉ số IQ trung bình của trẻ thế hệ xấu số thấp hơn 7 điểm so với trẻ cùng tuổi sau chiến tranh có điều kiện học hành bình thường – GS Nisbett dẫn giải. Khoảng cách trong sự tiếp cận giáo dục đặc biệt lớn đã và đang ngự trị tại Mỹ. Trong kỷ nguyên nô lệ xã hội Mỹ từng không cho phép dân gia đen đến trường và từ chối họ khả năng tiếp cận sách vở. Sau quyết định chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ (1865) hệ thống giáo dự phân biệt sắc tộc vẫn được duy trì. Suốt thời gian dài trẻ da đen buộc phải theo học những trường cách ly, với trang thiết bị tồi tàn. Vật nên không có gì ngạc nhiên, khi chúng bị thiếu hụt kiến thức – khi được nhận vào các trường công lập, nơi trước đó chỉ dành riêng cho trẻ da trắng.

    Trước đây trí thức da trắng Mỹ vẫn coi sự chênh lệch kết quả học tập giữa trẻ da trắng và trẻ da mầu như bằng chứng tất yếu của sự khác biệt di truyền. Tại sao tỷ lệ học sinh cá biệt lại cao như vậy trong trẻ da mầu? – GS Tâm lý Arthur Jensen (Đại học California ở Berkeley) từng đặt câu hỏi, thời những năm 60, thế kỷ trước. Vậy thì ai có thể nghi ngờ, khi khẳng định rằng, những thiếu hụt trí tuệ của người da đen được quy định bởi đặc biểm sắc tộc? Trong khi đã khá lâu, chính tại nước Đức, thí nghiệm tự nhiên đã chứng minh: mầu da không có mối liên quan gì đến trí thông minh. Chuyện xảy ra tại nước vùng lãnh thổ Tây Đức sau Chiến tranh Thế giới II. Một số lính Mỹ da đen có con với phụ nữ Đức, khi ấy chúng bị mang danh “con cái chế độ đô hộ”. Tuy nhiên – không giống ở Mỹ - xuất xứ sắc tộc không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của trẻ.

    Rèn luyện làm nên thiên tài

    Năm 1961, GS Klaus Eyferth (Viện nghiên cứu Tâm lý học Đức) đã phát hiện ra hiện tượng lý thú trong công trình nghiên cứu so sánh trí thông minh của trẻ thuộc các sắc tộc khác nhau. Nhà khoa học đã tiến hành trắc nghiệm trí thông minh với 264 trẻ lứa tuổi nhi đồng và trẻ vị thành niên (181 da mầu và 83 da trắng). Trẻ là con bố da trắng đạt kết quả trung bình 97 điểm, trong khi trẻ thuộc nhóm đối chứng – 96,5 điểm. Kết quả chứng tỏ: không hề tồn tại cái gọi là “tính đặc thù phát triển” được quy định bởi nguồn gốc sắc tộc. Cùng với thời gian, các nghiên cứu di truyền hiện đại đã chứng minh, tuyệt đối không có yếu tố sinh học quyết định trí thông minh tập hợp từ một hay một vài “gien thông minh”. Dường như chắc chắn sự bùng nổ của hàng trăm, nếu không nói hàng ngàn gien di truyền mới thực sự đóng vai trò quyết định năng lực trí tuệ của đối tượng.

    Vậy nên con người có thể tác động đến việc tận dụng thế nào tiềm năng di truyền, nhất là trong trường hợp sử dụng yếu tố kích thích tích cực. Với thí dụ các nghệ sĩ violon ở Beclin, nhà nghiên cứu Anders Ericsson đã chỉ ra tính chính xác của quan điểm cho rằng, không ai sinh ra đã là thiên tài. Không trường hợp nào chưa có 10 ngàn giờ luyện tập trở thành nghệ sĩ. Trái lại gần như tất cả nghệ sĩ trước 20 tuổi đã có trên 10 ngàn giờ khổ luyện đều được trao cây vĩ cầm thứ nhất trong dàn nhạc giao hưởng. Quy luật này không chỉ đúng với các tài năng âm nhạc, mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như cờ vua và toán học.

    Không ai nghi ngờ về vai trò của điều kiện kinh tế đối với năng lực phát triển trí tuệ. Theo các nghiên cứu của Mỹ, trẻ ba tuổi con cái những gia đình khá giả có cơ hội nghe khoảng 30 triệu từ, trong khi trẻ cùng lứa thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn chỉ nghe được khoảng 20 triệu từ. Vì lý do này vốn từ ngữ sử dụng tích cực thường nhật của chúng cũng khác nhau. Trong khi trẻ con nhà trung lưu sử dụng trên 1.100 từ, trẻ các gia đình nghèo – chỉ có 525. Cả hai thí dụ đều khẳng định một đặc điểm: năng lực trí tuệ con người là tấm gương phản chiếu xuất thân môi trường xã hội.

    - Chỉ số IQ thấp của trẻ dưới đáy xã hội có thể cải thiện, nếu xã hội đảm bảo những yếu tố kích thích trí tuệ thích hợp – GS Nisbett khẳng định. Với thí dụ trẻ xuất thân từ những gia đình đặc biệt nghèo túng và cha mẹ không có văn hóa, hai nhà khoa học Mỹ - GS Sharon Landesman Ramey và GS Craig Ramey (chuyên giam Tâm lý, Đại học Georgetown ở Washington) đã cho thấy, có thể thực hiện điều đó bằng cách nào. Được tham gia chương trình thực nghiệm, mỗi ngày trẻ có sáu giờ được chăm sóc chu đáo tại nhà trẻ đặc biệt, nơi trung bình mỗi cô bảo mẫu nuôi dạy ba cháu. Sau ba năm nghiên cứu so sánh được thực hiện. Kết quả: chỉ số IQ trung bình của những bé trai, bé gái này cao hơn 13 điểm so với đồng lứa không được chăm sóc theo cùng chế độ.
    http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/638523/Yeu-to-nao-quyet-dinh-tri-thong-minh-tpol.html
    Nguyễn Hanh
    Theo Tri Thức Trẻ

Chia sẻ trang này