1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 14/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Trò chuyện với - Richard NISBETT, nhà nghiên cứu tâm lý học hàng đầu , chuyên gia tâm lý học xã hội, đại học Michigan ở Anh Arbor, Mỹ.

    * Trong cuốn sách mới xuất bản “Trí tuệ, hãy chọn IQ của mình”, giáo sư khẳng định, mọi người đều có thể lựa chọn IQ (chỉ số thông minh) của mình. Như vậy, phải chăng IQ không phụ thuộc vào gien di truyền?

    - Việc tin rằng, yếu tố di truyền là nhân tố chính tác động đến trí thông minh xuất phát từ sự lý giải không chính xác những nghiên cứu về các trường hợp song sinh.

    Có một số cặp song sinh được nuôi dưỡng riêng biệt rất giống nhau về phương diện IQ và nhiều đặc điểm khác. Người ta rút ra: Nếu chúng lớn lên trong môi trường khác nhau, nhưng IQ giống nhau, lý do đó bắt buộc mang tính di truyền thuần tuý.

    Thế nhưng thực tế phần lớn các cặp song sinh không lớn lên trong những môi trường khác biệt. Chúng thường sống cùng thành phố, được người thân nuôi dưỡng, đi học cùng một trường.


    - IQ của những đứa trẻ là con nuôi khác xa IQ của bố mẹ nuôi. Liệu thực tế đó có đủ thuyết phục để khẳng định, gien di truyền đóng vai trò quyết định đối với IQ của mỗi cá thể?

    - Đó là sai lầm thứ hai trong cách hiểu vấn đề. Cần phải nhớ rằng, phần lớn các gia đình nhận con nuôi có hoàn cảnh kinh tế rất khác so với số đông. Họ thường thuộc tầng lớp trung lưu và cao hơn, có điều kiện nuôi dưỡng rất tốt và có môi trường thích hợp cho sự phát triển tối đa trí tuệ. Giữa những gia đình này có nhiều điểm giống nhau hơn nhiều so với dân cư nói chung.

    Vậy nên nếu môi trường gần như y hệt, nhân tố duy nhất đến những khác biệt có thể là gien di truyền. Trái lại, nếu như chúng ta quan sát những tầng lớp thấp hơn ở Mỹ, nhân tố di truyền ở đó rất thấp, trong khi nhân tố môi trường rất cao, bởi những gia đình này không bảo đảm môi trường tốt, nơi trẻ có thể phát triển tiềm năng di truyền của mình.

    Sai lầm cuối cùng có nội dung: Hiệu ứng môi trường biến mất, khi con người trở thành “người lớn”. Điều đó xuất phát từ cách thức kiểm chứng IQ thiếu khách quan. Những cá nhân tham gia trắc nghiệm phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu. Kết quả, chúng ta nhận được nhân tố di truyền vống lên và nhân tố môi trường bị hạ thấp.

    - Như vậy gien di truyền không có ảnh hưởng gì?

    - Tất nhiên có thể nói, cha mẹ IQ cao có thiên hướng sinh con với IQ tương tự. Thế nhưng những nghiên cứu các gia đình nhận con nuôi lại cho thấy: Những gì các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu làm cho con cái của mình hiệu quả cao hơn nhiều so với những gì các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp thấp làm cho con cái.

    Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bố mẹ nuôi thuộc tầng lớp trung lưu và cao hơn có IQ trung bình cao hơn 15 điểm so với trẻ con cái tầng lớp thấp hơn, được bố mẹ đẻ nuôi dưỡng.

    Việc các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và cao hơn nhận con nuôi cũng có ý nghĩa đáng kể. Chỉ số chung IQ của những đứa trẻ này tăng tương ứng 8, 16 và 20 điểm so với đồng lứa sống trong những gia đình bệnh hoạn hoặc tan vỡ (bố mẹ mâu thuẫn, ly thân, ly dị...). Kết quả học tập của những đứa trẻ là con nuôi của những gia đình trung lưu cao hơn hẳn so với bạn bè là con cái gia đình tầng lớp dưới. Vậy nên, mọi tranh luận về thực tế này chỉ chứng tỏ tình trạng thiếu hụt kiến thức chung.

    - Theo giáo sư, cha mẹ có thể làm gì cho con cái?

    - Quan trọng nhất là trò chuyện với chúng, dạy chúng về cuộc sống, về thế giới tự nhiên, đặt cho con cái câu hỏi và đọc sách. Không nói chuyện với con cái là đặc điểm chung của những gia đình tầng lớp dưới. Họ sai khiến, nhưng khôn bao giờ trao đổi quan điểm. Việc khen trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

    Thực tế cho thấy, các gia đình trung lưu và cao hơn thường xuyên khen con cái nhiều hơn hẳn so với hành vi quát mắng, hạ nhục chúng vì những việc làm sai trái. Trong khi các gia đình tầng lớp hạ lưu tần suất khen và phạt hoặc xấp xỉ, hoặc phạt nhiều hơn. Cá biệt, các bà mẹ da mầu thuộc tầng lớp hạ lưu ở Mỹ phạt con hai lần nhiều hơn so với khen ngợi.

    Điều quan trọng là làm những gì, để khuyến khích trẻ lao động, khen ngợi nỗ lực đã phấn đấu vì công việc khó, không phải vì trí thông minh.

    * Giáo sư muốn nói, không nên khen trí thông minh?

    - Đúng vậy. Được khen thông minh, đứa trẻ sẽ chọn bài tập dễ, bởi nó sẽ sợ bị mất “danh tiếng” - nếu chọn bài khó.

    Lời khen vì hoàn thành bài tập khó, công việc nặng nhọc sẽ khuyến khích trẻ muốn chứng tỏ bản thân có thể thực hiện nhiều việc khác và sẵn sàng nhận bài tập khó hơn, công việc nặng nề hơn.

    Phương pháp dạy trẻ cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thầy giáo tồi lập tức chữ lỗi của học trò và trang bị ngay cho chúng công thức có sẵn. Thầy giáo giỏi ứng xử khác hẳn - biết trò làm sai, sẽ đặt câu hỏi: Con làm kiểu gì, mà ra đáp số này, thử làm cách khác xem sao? Đó là phương pháp khuyến khích độc lập suy nghĩ.

    - Giáo sư lý giải thế nào về thực tế: Cùng với thời gian, trong khi IQ của con cái gia đình khá giả liên tục gia tăng, IQ của con cái nhà nghèo ngày càng giảm?

    - Bởi trẻ thuộc tầng lớp cao suốt thời gian đó được kích thích trí tuệ phát triển thông qua việc tham gia đủ loại hoạt động ngoại khoá, thăm viếng các viện bảo tàng, đi đến nhà hát... trong khi trẻ thuộc tầng lớp thấp không có những yếu tố kích hoạt như vậy.

    Ngoài ra những đứa trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần thường có sức khoẻ tốt hơn và có IQ cao hơn, bởi chúng có cơ may lớn hơn đạt được tối đa những năng lực trí tuệ của mình. Tuy nhiên, đến mức độ nhất định, IQ bị chi phối bởi yếu tố di truyền.


    - Như vậy sẽ không bao giờ biến mất những khác biệt giữa các tầng lớp xã hội?

    - Không hẳn. Lý do: Những người thông minh và tháo vát hơn sẽ đạt được nhiều hơn trong cuộc sống và tự thăng tiến lên đẳng cấp cao hơn, có nghĩa họ sẽ có việc làm tốt hơn, có trình độ văn hoá cao hơn, họ sẽ nuôi dưỡng con cái tốt hơn, bởi họ sở hữu dự trữ gien di truyền cho phép vượt ra khỏi tầng lớp của mình.

    Cũng có thể giảm thiểu những khác biệt giai cấp bằng giải pháp khác, trên phạm vi vĩ mô. So với Mỹ, những khác biệt này ở châu Âu nhỏ hơn nhiều, bởi những bất công kinh tế nhỏ hơn. Nếu muốn dân nghèo thông minh hơn, chính quyền buộc phải cho phép và tạo điều kiện để họ làm giàu.

    - Trước mắt vẫn phải chấp nhận hố ngăn cách về IQ giữa người da trắng và da đen ở nước Mỹ?

    - Nhưng tương lai sẽ không còn hố ngăn cách đó. Mới cách đây 30 năm mức chênh lệch IQ giữa người da trắng và da đen ở Mỹ là 15 điểm, hiện đã rút xuống mức 9,5 điểm. Hiện IQ của người da đen thấp hơn da trắng ở mọi tầng lớp xã hội. Các bậc cha mẹ da đen thường là thế hệ đầu tiên của tầng lớp trung lưu và vẫn duy trì cách thức nuôi dạy con cái theo mô hình nhận được từ thế hệ trước, tức thuộc tầng lớp thấp hơn. Không phụ thuộc vào mầu da, trẻ được bố mẹ người da trắng nuôi dưỡng vẫn có IQ cao hơn 13 điểm so với trẻ do bố mẹ da đen nuôi dưỡng.

    * Mặc dù đời sống kinh tế thấp hơn, song trẻ châu Á đạt được số điểm cao hơn trong các trắc nghiệm IQ so với đồng lứa Mỹ và châu Âu. Giáo sư giải thích thế nào về hiện tượng thú vị này?

    - Văn hoá của người châu Á chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Khổng Tử. Đạo Khổng dạy: Trí thông minh và thành quả lao động của con người phụ thuộc phần lớn vào mức độ phấn đấu của mỗi cá nhân. Và cấu trúc gia đình phát triển dựa trên nguyên tắc này. Các bậc cha mẹ biết rằng, càng đòi hỏi con cái nhiều, lớn lên chúng sẽ càng thông minh; trong khi con cái biết lao động vất vả sẽ mang lại danh dự cho cha mẹ. Trẻ em Mỹ trái lại có thể tuyên bố: Con không thích học, đơn giản, vì con không thấy điều đó là cần thiết(!).

    * Giáo sư giải thích thế nào về thực tế: Người Do Thái giành hơn một phần ba tổng số giải Nobel, chiếm một phàn ba tổng số sinh viên và giảng viên tại các trường Đại học có uy tín tại Mỹ, nắm vai trò chi phối tại những bậc cao nhất trong nhiều lĩnh vực khoa học.?

    - Không loại trừ khả năng trên bình diện gien di truyền của người Do Thái tồn tại nhân tố nào đó mang lại cho họ ưu thế vượt trội so với các sắc tộc khác. Trong tất cả các nhóm sắc tộc, mà chúng tôi có số liệu trong tay, người Do Thái dòng Aszkenazi trung bình đạt 110-115 điểm trong các trắc nghiệm IQ. Song thực tế thành tựu của họ còn cao hơn nhiều so với khả năng trí tuệ của họ đạt được – theo cách tính số học.

    * Theo giáo sư, giai đoạn giáo dục nào đóng vai trò quan trọng nhất?

    - Một số nhà khoa học khẳng định rằng, đó là giai đoạn trể đến 3 – 4 tuổi. Tôi không nghĩ như vậy, bởi trí thông minh và những thành tựu trong khoa học có thể được hoàn thiện trong mọi lứa tuổi.

    Tại Mỹ, những chương trình can thiệp tại bậc học trung cấp dựa trên việc thuyết phục học sinh rằng, trí thông minh nằm dưới sự kiểm soát của chúng, rằng hoàn toàn có thể cải thiện hoặc làm giảm trí thông minh đang được triển khai đã mang lại kết quả rất khả quan.

    Chuyên giao giáo dục nổi tiếng Mỹ, Tiến sĩ Jaime Escalante đã làm việc tại một trường trung học dành cho học sinh nghèo Mỹ Latinh ở Los Angeles. Nhà khoa học đã đưa vào chương trình giảng dạy phương pháp mang tính sáng tạo về phép tính vi phân. Và các học sinh của ông đã đạt được điểm thi cuối khoá cao hơn hẳn học sinh các trường vốn có uy tín nhất thành phố.


    Theo Tri thức trẻ
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    DI TRUYỀN VÀ MÔI TRƯỜNG

    Di truyền và môi trường là hai yếu tố đồng tác động lên việc hình thành tính cách cá nhân.
    Di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định tính cách cá nhân. Yếu tố thứ hai là môi trường. Môi trường bao gồm chế độ dinh dưỡng, môi trường tâm lí của gia đình, sự giáo dục gia đình cũng như xã hội và môi trường xã hội.

    Để nghiên cứu tác động của môi trường lên việc hình thành tính cách cá nhân, các nhà tâm lí học đã nghiên cứu những cặp song sinh cùng trứng – có cùng một hệ thống gen di truyền - bị chia rẽ ngay từ khi mới chào đời. Theo Thomas Bouchard, một trong những ví dụ điển hình là cặp song sinh cùng trứng Oscar Stohr và Jack Yufe.

    Do hoàn cảnh gia đình, hai anh em này bị chia rẽ. Oscar trưởng thành ở nước Đức quốc xã, đã từng tham gia vào đội thanh niên Hitle. Ông là một người thuộc phái bảo thủ và theo đạo Thiên chúa giáo. Sau chiến tranh ông là đốc công ở một nhà máy thuộc Cộng hoà liên bang Đức. Jack được nuôi dạy như một người Do thái, lớn lên ở một nước thuộc vùng biển Caribê. Ông theo Do thái giáo, căm ghét Đức quốc xã. Ông là người theo phái tự do và chủ một cửa hàng.

    Giống như mọi cặp song sinh cùng trứng bị chia lìa khác, Oscar và Jack khác nhau trong một số lĩnh vực quan trọng. Một trong hai người tự tin và cởi mở hơn người kia. Nhưng đáng nói nhất lại là tất cả những cặp song sinh bị chia rẽ luôn bộc lộ những nét giống nhau đến kì lạ. Khi còn đi học, cả Oscar lẫn Jack đều giỏi thể thao và kém toán. Cả hai có cách đi đứng và nói năng giống nhau. Cả hai đều ân cần và đãng trí. Họ cùng thích những món ăn có gia vị và rượu ngọt, cùng thích quấn băng co dãn quanh cổ tay và cùng xả nước bồn cầu trước và sau khi sử dụng nó.

    Sự giống nhau của cặp song sinh bị chia rẽ này hiển nhiên là do di truyền quyết định. Sự khác nhau của họ là do môi trường nuôi dạy tạo ra. Tuy nhiên, sự đóng góp của di truyền và môi trường vào việc định hình tính cách không chỉ đơn thuần là phép cộng các tác động. Bản thân môi trường và di truyền cũng tác động lên nhau, làm biến đổi nhau.

    Theo Conrad Waddington, có một số nét tính cách chịu tác động lớn của gen di truyền. Đối với những tính cách này, môi trường không thể tác động để thay đổi. Ví dụ, dù là bình thường hay điếc bẩm sinh, trẻ 8 đến 10 tháng tuổi đều phát ra những âm thanh bập bẹ, không chuyển tải ý nghĩa. Nói cách khác, dù có được bao bọc hay không bởi môi trường âm thanh thì trẻ vẫn phát ra những âm thanh bập bẹ này.

    Bên cạnh đó, một số nét tính cách khác lại chịu tác động lớn của môi trường như trí tuệ, cá tính và khí chất. Theo Gottesman, đối với những tính cách này di truyền sẽ cung cấp tiềm năng nhưng mức độ phát triển lại phụ thuộc rất lớn vào sự thuận lợi của môi trường.

    Đôi khi chúng ta nghe thấy các bậc cha mẹ phàn nàn: “Cháu nó có thiếu thốn gì đâu. Chúng tôi lúc nào cũng để mắt đến cháu, cố gắng dạy cháu những điều hay lẽ phải…” Giả sử tất cả những điều này là sự thật thì tại sao với một môi trường như vậy trẻ em lại chưa ngoan? Câu trả lời là môi trường do các bậc cha mẹ này tạo ra chỉ là môi trường mà họ chia sẻ với con. Bên cạnh đó trẻ em còn có môi trường không chia sẻ của riêng mình. Đó có thể là nhóm bạn ở trong và ngoài trường học, công việc hoặc thú vui mà trẻ yêu thích, sự đối xử của những người xung quanh đối với trẻ...

    Theo các nhà tâm lí học Scarr và McCartney, sự đối xử của những người xung quanh đối với trẻ có tính liên đới: trẻ có thể được đối xử tốt hoặc xấu có thể do những ứng xử không đẹp của bản thân. Nhưng đôi khi những ứng xử này lại có những lí do ít phụ thuộc vào bản tính của trẻ như ngoại hình đẹp hay xấu xí, quan hệ và địa vị xã hội của bố mẹ, họ hàng… Ngoài ra, trẻ toàn quyền trong việc lựa chọn môi trường không chia sẻ này. Vì vây, có thể nói là trẻ tách từ môi trường vĩ mô của mình một môi trường vi mô phù hợp với thiên hướng bẩm sinh - một khoảng trời riêng cho bản thân. Những môi trường - khoảng trời riêng có thể tác động rất mạnh lên sự phát triển xã hội, cảm xúc, trí tuệ và năng lực trong tương lai của trẻ.

    Tương quan giữa tác động môi trường cùng chia sẻ với tác động môi trường riêng thay đổi trong suốt thời niên thiếu. Khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa thể tự mình đến nhà bạn để chơi, tự mình ra khỏi nhà thì tác động của môi trường do bố mẹ tạo ra cực kì quan trọng. Khi trẻ bắt đầu vào tiểu học, vai trò của môi trường riêng, không chia sẻ ngày càng lớn, ngày càng tác động mạnh lên sự hình thành tính cách và năng lực của trẻ. Trong khi đó, tác động do môi trường mà trẻ chia sẻ cùng bố mẹ ngày càng giảm.
    Tác động do cách đối xử của những người xung quanh sẽ tồn tại suốt cuộc đời.

    Để cho con cái phát triển tốt và toàn diện, ngoài môi trường mà bố mẹ tạo ra và chia sẻ với con, các bậc cha mẹ phải quan tâm để điều chỉnh môi trường riêng của trẻ. Công việc này phải bắt đầu ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Bố mẹ phải hướng dẫn, giúp hình thành những sở thích và cách ứng xử phù hợp cho con. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là con phải tự nguyện tiếp thu những cách ứng xử và tự do chọn sở thích.
    Mọi sự ép buộc chỉ dẫn đến việc khi đứa trẻ có cơ hội chọn lựa môi trường riêng không chia sẻ thì nó sẽ tìm cách giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc mà bố mẹ đặt ra. Nói cách khác, nó sẽ chọn một môi trường riêng khác hẳn, thậm chí trong những trường hợp cực đoan sẽ trái ngược hẳn với mong muốn của bố mẹ.

    NGUỒN : http://tamlyviet.edu.vn/
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là 1 Bài viết, ý kiến riêng của Tác giả Lê Quang Tiến
    (từng đoạt giải nhì Toán quốc tế năm 1975, tốt nghiệp ngành Toán, Đại học Tổng hợp Kishinhop (Liên Xô cũ), thành viên sáng lập FPT, hiện tại là phó chủ tịch HĐQT, phó TGĐ FPT.)
    usermanager109092343 Lê Quang Tiến FPT
    Câu chuyện VN:
    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ MỸ

    Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào gửi con xin học ở Việt Nam.

    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ THUỘC HAI YẾU TỐ: DI TRUYỀN VÀ MÔI TRƯỜNG.
    Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...

    Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

    Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.

    Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

    Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...

    THỰC RA LÀ THẾ NÀO?

    Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn VN có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

    Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

    Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

    Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình.
    Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

    Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân).
    Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

    Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...

    Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.

    Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

    Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

    - Các cháu có nguyện vọng gì?

    Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

    - Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

    Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

    Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

    - Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

    Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

    Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù.
    Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

    Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

    - Phải có đủ thành phần nam, nữ.

    - Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

    - Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

    - Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức".
    Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

    Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

    Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

    THẾ KHÁC NHAU CHỖ NÀO?

    Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

    Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu.
    Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...

    Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.

    Lê Quang Tiến
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Kiểm soát giận dữ kém – do tự nhiên hay hoàn cảnh MÔI TRƯỜNG

    Các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester đang nghiên cứu tại sao có những người vẫn giữ được bình tĩnh khi gặp những chuyện bực mình trong khi những người khác lại phản ứng hết sức gay gắt.

    Công trình gần đây sử dụng công nghệ chụp não mới đã phát hiện ra sự thay đổi trong hoạt động hóa thần kinh của bộ não có liên quan đến thói hung hăng bốc đồng (khi một người bất ngờ phản ứng mạnh bạo với những xung đột nhỏ). Hiện nay nhà tâm lý học Angela Rylands muốn sử dụng máy quét não hàng đầu thế giới HRRT PET của Đại học Manchester, đặt tại Trung tâm Chụp ảnh phân tử (WMIC) để tìm hiểu thêm.

    Angela nói: “Phương pháp quét X-quang positron đã tiết lộ sự thiếu hụt chuyến đổi thần kinh chất serotonin có thể khiến cho một số người có khuynh hướng cư xử lỗ mãng và những rối loạn kiểm soát sự bốc đồng. Tôi muốn tìm hiểu đến phạm vi của những hành vi như thế liên quan đến cấp độ phân tử và việc học hỏi từ MÔI TRƯỜNG xung quanh có vai trò đến mức độ nào.”

    Một trong những trường hợp nghiên cứu của Angela là một cựu vệ sĩ chuyên nghiệp 39 tuổi, hiện đã chuyển sang làm nhà quản lý bán lẻ Carl Hayes. Carl đang tham gia và công trình để tìm hiểu tại sao anh rất dễ mất bình tĩnh.

    Angela đang tìm kiếm những tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên, không sử dụng chất kích thích và cảm giác họ có tính hung hăng để chụp cắt lớp bộ não và mở rộng những hiểu biết của nhóm về tiến trình diễn ra của cơ chế gây mất bình tĩnh.
    Họ cũng thu những mẫu gien để điều tra sự đa hình thái (bộ phận đánh dấu gien khác nhau về dạng ở những người khác nhau), vì những công trình nghiên cứu trước đã hàm chỉ đến tính đa hình thái đặc biệt ở những hành vi hung hãn.

    Angela sau đó sẽ thực hiện những bản đánh giá tâm lý về những lần nổi nóng trước kia của đối tượng và tiến hành bài kiểm tra tâm lý thần kinh nhằm đánh giá khả năng hung hăng của họ.

    Angela nói tiếp: “Khu vực não trước vốn được biết là nơi liên quan đến những hành vi xã hội và cảm xúc, người bị tổn thương ở những phần này thường hung hăng và bốc đồng hơn. Chúng tôi muốn thấy liệu sự thiếu hụt hệ thống serotonin trong não có thể giải thích cho cấp độ mất bình tĩnh khác nhau ở người không bị tổn thương não hay không.
    Giả thiết đầu tiên của chúng tôi là khả năng mất bình tĩnh cao hơn sẽ xảy ra ở những người có hàm lượng serotonin não thấp hơn.
    Giả thiết thứ hai là sự kết hợp giữa di truyền và tuổi thơ bị bạo hành hoặc khắc nghiệt có thể dẫn đến hệ thống serotonin phát triển không bình thường.”

    “Những vùng chuyển tiếp thần kinh serotonin mà chúng tôi quan tâm nằm trong vùng não liên quan đến khả năng kiềm chế.
    Dĩ nhiên con người cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi của riêng mình nhưng có thể một số người gặp khó khăn trong việc kiềm chế bản thân vì sự điều tiết dị tật những cảm xúc tiêu cực hoặc các hành vi xã hội gây ra bởi hệ thống serotonin trong não.”

    “Mẫu gien chúng tôi thu được và những đánh giá của chúng tôi về sự tiếp xúc với bạo lực thời thơ ấu có thể tiết lộ những yếu tố ảnh hưởng bất lợi ảnh hưởng sự phát triển hệ serotonin và dẫn đến hệ này hoạt động khác thường ở người trưởng thành.”

    “Nếu chúng ta có thể đi đến căn nguyên của tính hung hăng – tự nhiên hay do dưỡng dục /nuôi dưỡng hay cả hai – điều đó có thể giúp chúng ta xác định được làm cách nào chúng ta phá vỡ vòng tuần hoàn của hành vi hung hãn và sau đó can thiệp vào khả năng kiểm soát giận dữ của những thế hệ tương lai.”

    Bà nói thêm: “Công trình này có thể ngăn chặn những thế hệ tương lai chịu đựng những hậu quả của thói hung hăng bốc đồng.”

    “Sự hung hăng xảy ra như một hệ quả của sự kiểm soát nghèo nàn và là gánh nặng của xã hội.
    Mỗi năm hơn nửa triệu người trên thế giới chết vì bạo lực liên cá nhân. Gánh nặng tài chính của những tội ác bạo lực cũng làm nghiêm trọng vấn đề này, làm tăng chi phí cho hệ thống tòa án, sự trừng trị những người xâm phạm và chăm lo cho các nạn nhân.
    Chi phí kinh tế xã hội và các vấn đề sức khỏe vẫn tiếp tục, hậu quả của những hành vi hung hãn.”

    “Nền tảng của thói hung hăng nên được xác định để cải thiện những biện pháp ngăn ngừa.”

    Những người tham gia vào dự án sẽ đến WMIC để qua một buổi chiếu, tiếp theo là chụp cắt lớp nếu phù hợp. Sau đó họ sẽ trải qua những đánh giá tâm lý về những lần gánh chịu thói hung hăng trước kia, và các bài kiểm tra tâm lý thần kinh nhằm đánh giá khả năng hung hãn của họ. Những tình nguyện viên sẽ được hoàn lại chi phí đi lại và cho thời gian kiểm tra.

    Tuệ Minh (Theo PhysOrg)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG

    MÔI TRƯỜNG xung quanh ta ảnh hưởng tới những hành vi và hành động của chúng ta cũng như sự tiến hóa của loài người kể từ buổi bình minh của thời đại.

    Cho dù là vì sự sợ hãi, sự cần thiết, hay những thách thức diễn ra do thiên nhiên như hạn hán, lụt lội, và nhiệt độ khắc nghiệt, chúng ta luôn luôn thích ứng được với những điều kiện MÔI TRƯỜNG khác nhau. Những con người đầu tiên khảo sát các kiểu thời tiết, gt, và xác định các loại đất màu mỡ với những nỗ lực nhằm cải thiện sự hiểu biết và mối quan hệ với thế giới tự niải thích các hành vi của động vậhiên. Bằng cách làm như thế, họ đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về MÔI TRƯỜNG, mà kết quả là xác định ra những hành vi thích hợp của con người, như dự trữ lương thực và nước, tìm kiếm nơi cư trú và vùng đất cao, trồng trọt và thu hoạch mùa màng.

    __ Con người bị đan xen vào hệ thống các MÔI TRƯỜNG và cũng tác động vào MÔI TRƯỜNG cũng như MÔI TRƯỜNG tác động con người. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, phần lớn xã hội con người về mặt bản chất đã tiến hóa từ những nhóm nhỏ các thị tộc du canh săn bắn-hái lượm tới các làng mạc và thành phố. Ở một số nơi trên thế giới ngày nay tồn tại bằng chứng về cách mà con người đã từng sống (Hình 1.1a và b). Ví dụ, dân tộc !Kung ở Sa mạc Kalahari vẫn còn sống theo kiểu du canh du cư. Tuy nhiên, chỉ riêng trong100 năm vừa qua, mối quan hệ của chúng ta với những loại MÔI TRƯỜNG khác nhau mà chúng ta cư ngụ đã trải qua những thay đổi triệt để hơn bao giờ hết. Có rất ít nơi chốn không cho thấy những dấu hiệu và bằng chứng về những dấu vết của con người nhằm bá chủ hành tinh này; dân số ngày càng tăng đã tạo ra những thành phố lớn nhất trong lịch sử con người, và nhiều thành phố nhỏ hiện nay có kích cỡ của những thành phố lớn nhất thời xưa. Ví dụ, dân số hiện tại của thành phố Bakersfield, bang California, chính xác bằng với dân số của thành phố Rome cổ đại (250.000). Chúng ta tiếp tục phát triển công nghệ làm cho lối sống ít vận động của con người phát triển, và sự quá tải dân số cùng với những mong mỏi cá nhân cao hơn đã làm tăng thời gian chúng ta ở với những người không phải là thành viên trong gia đình. Mặc dù những thay đổi này có lẽ dường như ôn hòa, song chúng ta đang nhìn thấy nhiều hành vi bạo lực hơn ở trường học, bệnh viện, và khu ở láng giềng. Nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới hoặc MÔI TRƯỜNG Tự-Nhiên (vật lý) hoặc MÔI TRƯỜNG xã hội của chúng ta, hay cả hai là nguyên nhân của những hành vi này.



    [​IMG]____[​IMG]
    P>
    (a)________(b)

    Hình 1.1a và b: Những nền văn minh đầu tiên của con người đã xem những sự mở rộng lãnh địa như nhà của họ. Đối với những người này, đất đai của tổ tiên quan trọng hơn những nơi ở chỉ cung cấp mái che. Trong nhiều ví dụ, những căn nhà ban đầu có thể di chuyển, như yurt (a) hay tạm thời, như igloo (b).

    __ Mối quan hệ mang tính BIỂU TƯỢNG của con người với MÔI TRƯỜNG khiến cho các nhà nghiên cứu đau đầu với câu hỏi vô thời hạn về việc cái nào đến trước: hành vi hay MÔI TRƯỜNG. Ví dụ sau đây minh họa cho mối quan hệ nhân-quả giữa con người và những gì xung quanh họ. Hãy tưởng tượng bạn đang nhai kẹo chewing gum khi bạn đang đi bộ trên đường. Bạn muốn nhổ nó đi nhưng bạn không nhìn thấy một cái thùng rác nào. Việc không có thùng rác trong MÔI TRƯỜNG khiến bạn phải nhổ miếng gum xuống đất – một hành động mang tính chất hành vi – và lúc này bạn đã tác động tới MÔI TRƯỜNG bằng cách xả rác. Bạn vô tình dẫm phải miếng gum và đem nó vào trong nhà của một người bạn. Người bạn phản ứng bằng sự phản đối bạn, vì thế bạn giận giữ và đi ra khỏi nhà người bạn.

    __ Như ví dụ đơn giản này minh họa, thật quan trọng để tránh dính dáng vào những hành vi có tính tiền định (nghĩa là hành động dựa trên khái niệm rằng những sự kiện hay hoàn cảnh đi trước quyết định mỗi một sự kiện theo sau). Chúng ta phải nhớ để tránh gán một hệ quả (kết quả) hoàn toàn cho một nguyên nhân riêng lẻ bởi vì những yếu tố xã hội và sinh học cũng tham gia vào hệ quả đó. Gary Evans đã chứng thực thêm Quan điểm/ Tiếpcận này khi ông kết nối những điều kiện MÔI TRƯỜNG với những biểu hiện xã hội mà ảnh hưởng lên các điều kiện xã hội, như trong ví dụ ở trang 5. Lĩnh vực tâm lý học MÔI TRƯỜNG là một chuyên ngành nghiên cứu dựa trên nhiều yếu tố và loại bỏ cách tiếp cận chỉ dựa trên một biến số riêng lẻ.

    Những Quan điểm/ Tiếpcận ảnh hưởng trong tâm lý

    Tâm lý học là một lĩnh vực có nhiều Quan điểm/ Tiếpcận ảnh hưởng khác nhau. Để hiểu được việc thực hành tâm lý học MÔI TRƯỜNG, người ta đầu tiên cần phải hiểu được những Quan điểm/ Tiếpcận tham khảo mà từ đó lĩnh vực này có được các thông tin của nó.

    Quan điểm/ Tiếpcận nhận thức khẳng định rằng sự nhận thức – quá trình mà một sinh vật đạt được kiến thức hay nhận thức về sự vật và hiện tượng trong MÔI TRƯỜNG của nó và sử dụng kiến thức đó cho sự hiểu biết và giải quyết vấn đề - phát triển như là kết quả của mối quan hệ mà sinh vật có được với MÔI TRƯỜNG của chúng. Nó bao gồm quá trình mà người ta dùng để suy nghĩ, quyết định và học hỏi. Ví dụ, có nhiều trẻ em biết cha mẹ nào sẽ có thể nói có hay nói không khi chúng yêu cầu điều gì đó và vì thế có thể hình dung ra cha mẹ nào thì chúng nên tiếp cận và hỏi xin.

    Quan điểm/ Tiếpcận sinh học thần kinh suy luận rằng những hành động của chúng ta được kiểm soát bằng mạch điện tử như là kết quả của hoạt động thần kinh và sinh học, và vì thế những hành vi của chúng ta bắt nguồn từ cả cấu trúc gen và những phản ứng sinh lý học đối với MÔI TRƯỜNG.
    Ví dụ, bởi vì những áp lực bên ngoài như tiếng ồn có thể kích thích sự tiết ra adrenaline, làm cho nhịp tim nhanh hơn và tăng huyết áp, người ta cần kiểm soát sự có mặt và mức độ của những áp lực này trong MÔI TRƯỜNG.


    Quan điểm/ Tiếpcận học tập và hành vi đề nghị rằng những hành vi tương lai của chúng ta được đọc ra bởi những gì mà chúng ta học từ những trải nghiệm trong quá khứ về niềm vui hay sự đau đớn. Ví dụ, bằng cách chạm vào một bếp lò đang cháy lửa và khám phá ra rằng lửa cháy = nóng = đau, chúng ta biết là phải tránh tiếp xúc với những bếp lò đang cháy.

    Quan điểm/ Tiếpcận VĂN HÓA xã hội khẳng định rằng những điều kiện xã hội, như địa vị, quy tắc về giới tính, và mong ước cá nhân, vận hành trong mối liên hệ với những nét đặc trưng VĂN HÓA, như tính cách sắc tộc, di sản VĂN HÓA, và truyền thống sinh ra những hành vi xác định.

    Quan điểm/ Tiếpcận nhân văn dựa trên những khái niệm về ý chí tự do (ý tưởng rằng chúng ta kiểm soát những điểm đến của riêng chúng ta) và mong ước cho sự tự thực hiện (ý tưởng rằng chúng ta mong muốn nhiều hơn sự sống còn cơ bản). Giả thuyết chính của nó là động cơ chủ yếu của mỗi cá nhân trong cuộc sống là đáp ứng đầy đủ tiềm năng của mình.

    Bởi vì không có một Quan điểm/ Tiếpcận nào là đúng hơn Quan điểm/ Tiếpcận nào, lĩnh vực tâm lý học MÔI TRƯỜNG có khuynh hướng hợp nhất chúng lại trong một phân tích tổng hòa.
    Hãy xem xét một viễn cảnh được mô tả trong Hình 1.2.

    Một người đàn ông đang làm việc trong một văn phòng bị cháy.
    Anh ta suy luận từ tiếng chuông báo cháy và mùi khói ngột ngạt rằng anh ta nên chạy tới cửa thoát hiểm. Đây là Quan điểm/ Tiếpcận nhận thức. Trong khi đó, hình ảnh, mùi, và hương vị của khói làm cho cơ thể của anh tiết ra các hóa chất, khởi động phản xạ sống còn. Đây là *Quan điểm/ Tiếpcận sinh học thần kinh.
    Khi anh ta chạy xuống cầu thang, anh bắt đầu sợ hãi khi hồi tưởng lại ký ức về việc bị cháy khi còn nhỏ. Đây là Quan điểm/ Tiếpcận học tập và hành vi.
    Tuy nhiên, anh ta đã được nuôi dạy để tin rằng là một người đàn ông, bổn phận của anh là giúp đỡ phụ nữ và trẻ em đang vời anh ta dừng lại giúp đỡ họ. Đây là Quan điểm/ Tiếpcận VĂN HÓA xã hội.
    Quyết định của anh ta về bổn phận đã được học tập đó, tuy nhiên lại là một sự chọn lựa. Đây là Quan điểm/ Tiếpcận nhân văn.

    [​IMG]
    Hình 1.2: Cảnh này có thể được nhìn từ nhiều Quan điểm/ Tiếpcận tâm lý khác nhau, không có cái nào đúng hơn cái nào.

    Một người theo chủ nghĩa thuần túy có thể cho rằng những phản ứng của người đó chỉ dựa vào một trong những Quan điểm/ Tiếpcận được mô tả trong ví dụ đi trước. Một nhà tâm lý học MÔI TRƯỜNG, bởi một mô hình đa biến (bộ khung lý thuyết) của lĩnh vực này, sẽ xem xét hoàn cảnh này trong nhiều giai đoạn và kết hợp mỗi một Quan điểm/ Tiếpcận khi phân tích một sự kết hợp của các hành vi trong sự phản ứng với MÔI TRƯỜNG.

    Quan điểm/ Tiếpcận sinh học thần kinh dựa trên khoa học Tự-Nhiên (vật lý), luôn luôn không đổi; vì thế một hành động có thể được thực hiện lặp đi lặp lại và sinh ra những kết quả giống nhau qua thời gian. Trong lĩnh vực thiết kế, khoa học Tự-Nhiên (vật lý) bắt nguồn từ những Quan điểm/ Tiếpcận sinh học thần kinh có những ngụ ý to lớn. Sự tiết ra, sự hấp thu, và sự tương tác hóa thần kinh mà được quy cho thiết kế và những điều kiện MÔI TRƯỜNG tạo lực đẩy cho những hành vi xác định. Ví dụ, vật truyền dẫn thần kinh (hóa thần kinh) serotonin có liên quan tới tâm trạng. Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự kích thích quá độ là hấp thu serotonin để đương đầu với nó; tuy nhiên, sự hấp thu này có thể làm cho quá ít serotonin có mặt trong não, mà có thể dẫn tới sự chán nản. Một sự bổ sung về MÔI TRƯỜNG cho một người bị kích thích quá độ có thể bao gồm việc giảm tác nhân MÔI TRƯỜNG bằng cách giảm những mức độ chiếu sáng trong nhà ở và giới hạn sự phức tạp về thị giác (Hình 1.3), ví dụ, bằng cách giảm con số những vật như những đồ trang trí lặt vặt, tác phẩm nghệ thuật và sách vở.



    [​IMG]
    Hình 1.3: Hãy chú ý tới sự vắng mặt các yếu tố trên bàn coffee, xung quanh lò sưởi, và trên sàn nhà cũng như những đường thẳng hoàn thiện đơn giản, gọn gàng của các chi tiết kiến trúc và đồ đạc, tất cả những cái này giảm sự phức tạp thị giác của căn phòng. Cũng nên ghi nhận việc sử dụng cây xanh trong nội thất và bối cảnh thiên nhiên nhìn qua cửa sổ lớn. Cây xanh đã cho thấy làm giảm stress và phục hồi sự tập trung chú ý.

    Ngược lại, các khoa học xã hội dựa trên thế giới quan và hệ thống xã hội – VĂN HÓA, niềm tin tôn giáo và truyền thống – và có khuynh hướng nghiên cứu những khía cạnh xã hội dẫn tới những kết quả xác định. Khoa học xã hội không chính xác như khoa học Tự-Nhiên (vật lý) bởi vì con người không đồng bộ và những khuynh hướng xã hội hay thay đổi; tuy nhiên, chúng thực sự bổ sung một khả năng cao của sự chính xác. Những niềm tin và những khái niệm nhân văn thay đổi cùng với sự qua đi của thời gian; ví dụ, trong suốt thời Victoria người ta cư xử và ăn mặc một cách bảo thủ hơn trong những năm ầm ỹ của thế kỷ 20. Những khuynh hướng xã hội như thế làm cho các nhà khoa học xã hội gặp khó khăn để đưa ra những khẳng định hoàn hảo; họ có thể dự đoán với một sự chắc chắn nào đó làm sao phần đông dân số sẽ phản ứng nhưng không thể khẳng định rằng mọi người sẽ hoàn toàn phản ứng theo một cách như nhau. Thiết kế có tính ngẫu nhiên cao theo sự tiến hóa của xã hội, và nghiên cứu khoa học tập trung vào những nhận thức, sở thích, sự giải thích, và những Quan điểm/ Tiếpcận phải liên tục được xem xét để cung cấp những thiết kế mà sẽ được nắm bắt bởi quần chúng nói chung. Một căn nhà với những phòng khách trang trọng và bình thường được mọi người ao ước trong những năm 1960 và 1970 nhưng ít được mong ước hơn ngày nay. Điều này là điển hình cho việc các khuynh hướng thiết kế phát triển như thế nào qua thời gian và nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học xã hội như một thành phần hợp tác của thiết kế (Hình 1.4a-d).



    [​IMG][​IMG]


    (a)_______ _______(b)



    [​IMG]__[​IMG]


    (C)_________(d)

    Hình 1.4a – d: Trong số những ví dụ này là nhà ở với nhiều sự phức tạp, như của phong cách Victoria (a). Khi xã hội phát triển, phong cách art deco nổi lên vào những năm 1920 (b); mặc dù phong cách này có nhiều trang trí, những đường thẳng gọn gàng cho phép sự phức tạp được hạn chế. Những thiết kế giữa thế kỷ 20 thể hiện sự đơn giản hơn (c); chi tiết và sự thủ công đã được thay thế bởi những bộ phận sản xuất hàng loạt. Ngày nay, những phong cách hiện đại hòa nhập các yếu tố chi tiết với những triết lý sản xuất dây chuyền, như được thấy trong ví dụ của nhà ở phong cách Tuscan (d).

    Như đã được đề cập trước đó, trong khi một số lĩnh vực dựa trên một cách tiếp cận đơn lẻ và thuần túy, tâm lý học MÔI TRƯỜNG là đa thể cách: Nó tận dụng cả Quan điểm/ Tiếpcận khoa học xã hội và Tự-Nhiên (vật lý) và xem xét con người trong mối quan hệ với MÔI TRƯỜNG như xuất phát từ một sự kết hợp của những yếu tố xã hội, VĂN HÓA, và sinh học. Về cơ bản, tâm lý học MÔI TRƯỜNG kết hợp những Quan điểm/ Tiếpcận sinh học, sinh học thần kinh, nhận thức, học hỏi hay nhân văn,và VĂN HÓA xã hội.
    (Còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 11/01/2014
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Lịch sử của lĩnh vực


    Những nguyên tắc của sự quan sát và đánh giá – đó là, quan sát vai trò của những tác nhân kích thích và theo dõi những phản ứng theo sau – là tâm điểm của mọi khoa học. Tuy nhiên, ngay cả những lĩnh vực mang tính xã hội nhất ngày nay, bao gồm những chuyên ngành khác nhau của tâm lý học, có khuynh hướng bỏ quên vai trò của MÔI TRƯỜNG khi xem xét những phản ứng hành vi.


    Một con số to lớn những lĩnh vực khoa học giải quyết sự nghiên cứu ban đầu của những hiện tượng MÔI TRƯỜNG. Các nhà tâm lý học những năm 1800 đã xem xét những hiệu quả của nhận thức MÔI TRƯỜNG, như liên hệ với ÁNH SÁNG, âm thanh, trọng lượng, và áp suất, trong số những biến số khác, trong việc học hỏi và hành vi. Một nghiên cứu năm 1916 đã nghiên cứu xem là những trò giả trí ngoại biên tác động lên sự làm việc như thế nào. Những nghiên cứu ban đầu này đã sớm được theo sau bởi những một nghiên cứu khác nữa xem xét sự ảnh hưởng của giờ làm việc của công nhân và những hiệu quả của sự thông gió lên năng suất của họ. Vào năm 1929, một nghiên cứu ảnh hưởng xem xét mối quan hệ giữa nơi sinh viên ngồi trong lớp và những điểm số mà họ nhận được.


    __ Trong số những phân tích nổi tiếng nhất được tiến hành về mối quan hệ con người – MÔI TRƯỜNG là những nghiên cứu Hawthorne năm 1924 đã phân tích những hiệu quả của ÁNH SÁNG lên sự làm việc của công nhân. Những nhà nghiên cứu liên quan tới những nghiên cứu này đã đặt giả thiết rằng ÁNH SÁNG sẽ tương quan với sự tăng năng suất của công nhân. Để kiểm tra giả thuyết này, những nhà nghiên cứu đã đặt một nhóm những công nhân trong một căn phòng nơi mà họ phải thực hiện công việc của mình. Mỗi ngày, những nhà nghiên cứu làm tăng ÁNH SÁNG căn phòng bằng cách dùng một bóng điện có điện năng cao hơn. Như được giả định, sự làm việc của công nhân đã tăng lên với sự chiếu sáng mạnh hơn; tuy nhiên, để kiểm tra chéo những kết quả, những nhà nghiên cứu đã quyết định giảm độ sáng, ý tưởng là năng suất làm việc nên giảm cùng với mức độ chiếu sáng thấp hơn. Điều này đã không xảy ra; thay vào đó, năng suất làm việc lại tiếp tục tăng, như là kết quả của những biến số khác. Bởi vì những kết quả này, nhiều nhà khoa học xem những nghiên cứu Hawthorne như một sự thất bại. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng đã dạy chúng ta tầm quan trọng của những kiểm soát trong nghiên cứu, và họ đưa ra ba kết quả quan trọng sau đây:

    1.; Hiệu quả của MÔI TRƯỜNG vật lý được bổ trợ bởi những nhận thức, niềm tin, sở thích, kinh nghiệm, và cá tính (một bóng điện mới phải là một sự cải thiện; kết quả, điều này là một MÔI TRƯỜNG tốt hơn)

    2.; Một biến số MÔI TRƯỜNG trở nên quan trọng hơn những biến đổi mờ nhạt hơn (những người được tuyển dụng cảm thấy đặc biệt)

    3.; MÔI TRƯỜNG vật lý đã thay đổi những động lực xã hội (bố cục căn phòng nghiên cứu đã tạo ra sự giao tiếp mang tính xã hội nhiều hơn)


    Nghiên cứu này và những nghiên cứu ban đầu khác đã minh họa rằng MÔI TRƯỜNG mà chúng ta sống ảnh hưởng một cách đáng kể đến việc chúng ta nhận thức thế giới xung quanh như thế nào, chúng ta tự nhìn thấy mình trong sự liên hệ với thứ bậc xã hội lớn hơn như thế nào, và MÔI TRƯỜNG ảnh hưởng những hành vi xã hội của chúng ta như thế nào. Hiểu mối quan hệ cộng sinh này là cơ bản đối với sự thành công của bất cứ nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG nào.


    Egon Brunswik, được nhìn nhận bởi nhiều người như là người sáng lập TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG, được tín nhiệm với việc lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này năm 1943 để mô tả lĩnh vực của những liên hệ con người – MÔI TRƯỜNG. Những nhà nghiên cứu khác đóng góp vào sự nghiên cứu của mối quan hệ con người – MÔI TRƯỜNG đến từ những lĩnh vực của địa lý hành vi và xã hội học đô thị. Kurt Lewin, một nhà sinh thái học xã hội, xem MÔI TRƯỜNG như một biến số quan trọng trong sự quyết định những hành vi và được tín nhiệm với ý tưởng kết hợp thông tin có được từ nghiên cứu với thông tin của những thực hành xã hội, được biết tới một cách khác như là nghiên cứu hành động. Một người đóng góp đáng chú ý nữa đối với sự nghiên cứu về những liên hệ con người – MÔI TRƯỜNG là Roger Baker, người được biết tới một cách rộng rãi như là một nhà tâm lý học sinh thái. Baker và những đồng nghiệp đã hình thành Midwest Psychological Field Station ở Oskaloosa, Kansan, vào năm 1947. Họ đã quan sát thấy rằng hai đứa trẻ ở trong cùng một nơi cư xử giống nhau hơn là một đứa trẻ ở hai nơi và kết luận rằng MÔI TRƯỜNG xung quanh đã gây ra rất nhiều kiểm soát lên hành vi. Cuối cùng, Baker và các đồng nghiệp nghiên cứu hiện tượng này, và kết luận rằng các MÔI TRƯỜNG của chúng ta tạo nên những sự thiết lập hành vi.


    Những cái tên quan trọng khác trong TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG bao gồm Abraham Maslow, William Ittelson, và Harold Proshansky. Maslow tiến hành một nghiên cứu với những bức ảnh con người và tìm ra rằng những người quan sát phản ứng tích cực hơn với những người được chụp khi người quan sát ở trong những căn phòng đẹp và tiêu cực hơn khi người quan sát ở trong những căn phòng xấu. Mặc dù nghiên cứu này có vẻ không quan trọng, khi chúng ta xem xét những hành vi mà rất có thể biểu thị từ một trải nghiệm MÔI TRƯỜNG tích cực, chúng ta có thể giả thuyết rằng những MÔI TRƯỜNG đẹp hơn gợi lên những cảm xúc hạnh phúc hay vui vẻ trong khi ngược lại những căn phòng xấu xí gợi lên sự khó chịu hay không thoải mái. Ittelson và Proshansky không những tiến hành nghiên cứu có phạm vi rộng liên quan tới lý thuyết, phương pháp, và sự ứng dụng trong những MÔI TRƯỜNG thế giới thật, mà còn phát triển chương trình tiến sỹ đầu tiên trong TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG vào năm 1968 tại City University of New York (CUNY), công nhận tiến sỹ đầu tiên trong TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG vào năm 1975. Văn bản năm 1974, nhan đề Introduction to Environmental Psychology, được viết bởi Leanne Rivlin và Gary Winkel, là sách giáo khoa đầu tiên trong lĩnh vực mới mẻ này.

    Những chương trình học thuật và những cơ hội sau đào tạo


    Ngành TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG hầu như vô danh đối với dân chúng nói chung. Không có những chiến lược truyền thông chủ động nào giáo dục công chúng về lĩnh vực, sự tập trung nghiên cứu của nó, và tầm quan trọng của những nghiên cứu này đối với chủng tộc loài người. Chỉ một số ít các trường ở Hoa Kỳ cấp bằng độc lập về TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG. Phần lớn sinh viên đậu đại học tự tìm thấy trong học viện (bởi vì bằng cấp hầu như có sẵn độc quyền ở bậc cao học), với chỉ một phần trăm nhỏ làm việc cho các công ty thiết kế/ hay kiến trúc hoặc làm tư vấn độc lập. Bởi vì chuyên ngành tự nó khá rộng với chỉ một vài cơ hội cho bậc giáo dục cao hơn, những quan tâm cá nhân trong phạm vi lĩnh vực tách biệt hơn nữa những cá nhân khác nghiên cứu TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG.


    __ Phần lớn các viện tổ chức các khóa TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG trong các trường kiến trúc, thiết kế, tâm lý, nhân văn hoặc sinh thái xã hội, hoặc thậm chí nghệ thuật và khoa học.
    Điều này giới hạn tính thống nhất của những gì được dạy trong phạm vi lĩnh vực; rõ ràng, một nhà tâm lý học lâm sàng sẽ dạy một lớp TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG khác với một kiến trúc sư. Thật quan trọng khi những nhà thiết kế/ hay kiến trúc thực hành đánh giá mỗi cách tiếp cận có giá trị bởi nó đóng góp vào một cách nhìn khác.


    __ Không phải tất cả các nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG cùng chia sẻ một quan tâm trong một lĩnh vực cụ thể đặc biệt, mà họ thực sự có cùng niềm tin rằng MÔI TRƯỜNG đóng một vai trò quan trọng trong hành vi con người. Những chuyên ngành con hay những tập trung khác trong phạm vi TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG đã gia tăng thêm cho thuật ngữ như tâm lý học thiết kế hay * kiến trúc thần kinh.


    __ Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association – APA), bộ phận quản lý các khoa học tâm lý, công nhận TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG ở Mục 34, Dân số và MÔI TRƯỜNG. Trang web của nó liệt kê những lĩnh vực quan tâm nghiên cứu sau:

    *Phản ứng của con người đối với những MÔI TRƯỜNG xây dựng và tự nhiên

    *Tác động của những hiểm họa tự nhiên và kỹ thuật

    *Nhận thức và tiềm thức MÔI TRƯỜNG

    *Những vấn đề thiết kế/ hay kiến trúc và hoạch định


    Đối với những người bước vào những lĩnh vực của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG và hành vi, những phân ngành con hay những chú trọng bao gồm như sau, nhưng không giới hạn:

    *Sự đa dạng, sự độc đáo, và MÔI TRƯỜNG

    *Những vấn đề và chính sách nhà ở

    *Những ý nghĩa và trải nghiệm nhà ở và sự vô gia cư

    *Những xung đột và mâu thuẫn trong quy hoạch đô thị

    *Sự tham gia của láng giềng và cộng đồng

    *Quy hoạch và sử dụng không gian mở

    *Sự di động và vận chuyển người

    *Thiết kế, sử dụng và đánh giá các học viện công cộng

    *Nghiên cứu và thiết kế/ hay kiến trúc tham gia

    *Giới tính và không gian

    *Sinh thái học và sự phát triển chính trị

    *Sự cân bằng MÔI TRƯỜNG

    *Những MÔI TRƯỜNG hỗ trợ cho người khuyết tật

    *Người già và MÔI TRƯỜNG


    Phạm vi và thực hành của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG có một mối quan hệ trực tiếp và cộng sinh với những lĩnh vực thiết kế. Nhưng lĩnh vực chính nó lại nghiên cứu mối quan hệ con người – MÔI TRƯỜNG theo ba mức độ phân tích như sau:

    1.; Những quá trình tâm lý cơ bản của nhận thức, tiềm thức, và cá tính như chúng sàng lọc và cấu tạo kinh nghiệm về MÔI TRƯỜNG của mỗi cá nhân;

    2.; Sự sắp xếp xã hội của không gian liên quan tới không gian cá nhân, lãnh địa, sự đông đúc, và sự riêng tư; và

    3.; Hiệu quả của MÔI TRƯỜNG vật lý lên những hành vi phức tạp nhưng thường thấy trong đời sống hằng ngày (như làm việc, học tập, và tham gia vào những hoạt động thường ngày ở nhà hoặc cộng đồng) và mối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên.


    TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG có thể được định nghĩa như việc nghiên cứu những mối quan hệ cộng sinh giữa con người và những MÔI TRƯỜNG của họ. Đó là một cách tiếp cận toàn diện tách biệt những nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG với những chuyên gia khác trong phạm vi thiết kế/ hay kiến trúc và những lĩnh vực khoa học xã hội.

    (Còn Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    PHẠM VI THỰC HÀNH

    Cũng như các bác sỹ dùng các phương thuốc và phẫu thuật, những nhân viên tư vấn hay nhà trị liệu dùng những phương pháp của sự tự xem xét và ~ cách bổ sung hành vi, nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG dùng các phương pháp bổ sung và thiết kế/ hay kiến trúc MÔI TRƯỜNG để loại bỏ những hành vi không mong muốn và tăng cường những hành vi yêu thích hơn, như được bàn tới trong những chương tiếp theo.
    Động lực điều hành phía sau nghiên cứu trong lĩnh vực này là sự kết nối những yếu tố xã hội và sinh học.
    Những yếu tố xã hội xuất phát từ những kinh nghiệm VĂN HÓA, tôn giáo, xã hội, và cá nhân của chúng ta; những yếu tố sinh học bắt nguồn từ não và cơ thể như một phần của quá trình tự nhiên của việc chuyển từ một MÔI TRƯỜNG sang MÔI TRƯỜNG khác.
    [​IMG]
    Giả thuyết đằng sau nghiên cứu và thực hành của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG là một xem xét toàn diện các tác nhân sinh học, xã hội, và MÔI TRƯỜNG (Hình 1.5).
    Hình 1.5: Bằng cánh nhìn hoàn cảnh một cách toàn diện và tính đến các yếu tố sinh học, xã hội, và MÔI TRƯỜNG, chúng ta có thể bắt đầu hiểu tại sao người ta có những hành vi cụ thể.


    TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới những nguyên tắc của các động cơ, nhận thức, sự học hỏi, sự hình thành thái độ, và tương tác xã hội, đó là một vài ví dụ.
    Những nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG đã sẵn sàng để giải thích tại sao con người có những hành vi cụ thể trong sự liên hệ với MÔI TRƯỜNG của họ. Đối với mục đích của cuốn sách này, những chuyên ngành có thể hưởng lợi nhiều nhất từ nó bao gồm kiến trúc, quy hoạch thành phố, thiết kế/ hay kiến trúc nội thất, và thiết kế/ hay kiến trúc cảnh quan.
    Theo Bell và những người khác, "Những nhà thiết kế/ hay kiến trúc cần xem xét những công trình xây dựng ảnh hưởng tới người sử dụng như thế nào bằng cách hiểu cả việc thiết kế/ hay kiến trúc ảnh hưởng tới con người như thế nào và việc chúng ta có thể bổ sung vào thiết kế/ hay kiến trúc như thế nào để cung cấp công năng được dự kiến."


    TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG ngày nay


    TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG bắt nguồn từ trong những phương pháp khoa học liên quan tới sự nắm bắt lý thuyết, sự theo đuổi kiến thức, và các ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều nhà thực hành, lý thuyết và kiến thức có thể trở nên mờ nhạt; do đó, nhiều lý thuyết được truyền đạt như thể chúng là kiến thức hơn là những ý tưởng dẫn dắt nghiên cứu. Kiến thức là sự thật (cái châN) có được từ nghiên cứu.
    Hãy nghĩ về 1 dũng sỹ đấu bò THEO FOnG TUC Tay Ban nha, vẫy khăn đỏ để lôi kéo con bò chiến đấu. Lý thuyết rằng màu đỏ gợi lên sự giận giữ của bò tót được chấp nhận một cách rộng rãi cho đến khi nghiên cứu chứng tỏ rằng phần lớn động vật bị mù màu và rằng những chuyển động của cái khăn là nguyên nhân gây ra sự hung hăng của con bò. Tuy nhiên, các dũng sỹ đấu bò vẫn dùng khăn đỏ bởi vì những biến số quan trọng khác ảnh hưởng tới thực tế: * VĂN HÓA (là những giá trị, chuẩn mực, và là tạo tác của một nhóm người) và truyền thống (một phong tục hay thực hành đã đi qua nhiều thế hệ). Con người có khuynh hướng giữ những biến số này trừ khi và cho tới khi chúng cho thấy có hại hay bất tiện; nói cách khác, họ vẫn duy trì những hành vi VĂN HÓA và truyền thống miễn là kết quả không tiêu cực với sức khỏe và sự bình an của họ.


    __ Mặc dù thực hành có thể dựa trên lý thuyết, các nhà nghiên cứu đóng góp vào thực hành của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG có nghĩa vụ phải theo đuổi những SỰ THẬT hay CHÂN LÝ khoa học. Nhưng sự thay đổi luôn luôn là một hằng số trong mối quan hệ con người – MÔI TRƯỜNG; bất cứ khi nào cuộc sống liên quan tới nghiên cứu, kết quả cuối cùng sẽ thay đổi vì con người thay đổi.
    Hãy xem xét những sở thích trong lỉnh vực thiết kế/ kiến trúc. Nhà ở bang New England phổ biến trong những năm 1700 bị phân đoạn mạnh mẽ (nó có nhiều phòng nhỏ), nhưng đặc điểm chính của nó là khu bếp bị chặn từ góc nhìn tổng thể bởi một cánh cửa. Các nghiên cứu đương đại chỉ ra rằng phụ nữ làm việc bên ngoài nhà thích khu bếp mở ra phòng ăn và phòng khách. Do đó, nghiên cứu được thực hiện trong những năm 1700 sẽ tạo ra những sự thật rất khác nhau từ nghiên cứu giống nhau được tiến hành vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.


    __ Kết hợp sự thực hành của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG trong phạm vi lĩnh vực thiết kế/ hay kiến trúc tạo ra những cơ hội độc đáo. Nhà thiết kế/ hay kiến trúc có thể tận dụng những công cụ như những đánh giá nhu cầu người sử dụng, được biết tới trong phạm vi chuyên ngành là nghiên cứu tiền thiết kế/ hay kiến trúc (predesign research – PDR), để đánh giá những yêu cầu của thân chủ trước khi xây dựng hoặc dọn vào ở. Những đánh giá nhu cầu sớm được tiến hành chủ yếu bởi những viện sỹ hàn lâm, những người tập trung chú ý vào những MÔI TRƯỜNG như nhà ở, ký túc xá trường học, và những công trình phục vụ khu ở (residential institutions). Một sự đánh giá cư trú (sự đánh giá được tiến hành trong suốt sự cư ngụ) là một công cụ hữu ích khác được phát triển như là một kết quả của nghiên cứu bởi các nhà khoa học xã hội, thiết kế, và những nhà quy hoạch quan tâm tới việc hiểu những trải nghiệm của người sử dụng. Đánh giá một sự phát triển tương lai cho những người sử dụng dự kiến không phải là một ý tưởng mới lạ; nhiều kiến trúc sư đã sử dụng nó, gọi là nhiệm vụ thiết kế/ hay kiến trúc dựa trên hành vi (behavior-based architectural programming); trong y học và tâm lý sự đánh giá hình thành tương tự được gọi là đánh giá đầu vào (intake assessment). Những phương pháp nghiên cứu bao gồm việc xem xét tài liệu hiện hành, quan sát dân số tương tự trong những MÔI TRƯỜNG tương tự, khảo sát cá nhân thông qua phỏng vấn cá nhân hay những khảo sát viết tay, và phát triển những nhóm tập trung. Khi những nghiên cứu ban đầu này được hình dung, sự phát triển hoàn chỉnh có khuynh hướng ít vấn đề hơn. Một cách hoàn hảo, một sự đánh giá các nhu cầu nên được tăng lên bởi một đánh giá cư ngụ của một MÔI TRƯỜNG tương tự. Như một sự đánh giá sau cùng cho dự án, một * sự đánh giá hậu cư trú (postoccupancy evaluation – POE) nên được tiến hành để đánh giá mối quan hệ con người – MÔI TRƯỜNG bởi vì những ý tưởng và ý niệm thiết kế/ hay kiến trúc có thể không hữu dụng trong một MÔI TRƯỜNG thực sự. Ví dụ, một hệ thống điều hòa không khí của một văn phòng có thể bị chặn lại nếu những nhân viên phải xếp những hộp kho chứa lên trên những trang trí nội thất đã được sắp xếp có chiến lược.


    __ Những nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG được đào tạo để dùng những phương pháp và công cụ cần thiết cho những đánh giá nhu cầu nhanh và hiệu quả về giá cả và theo dõi với một đánh giá hậu cư trú (POE) để thẩm định liệu xem những nhu cầu người sử dụng đã được xác định một cách đầy đủ chưa; trong cách này, những nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG có thể giúp các kiến trúc sư, nhà quy hoạch thành phố, và những nhà thiết kế/ hay kiến trúc nội thất và cảnh quan để phát triển những MÔI TRƯỜNG phù hợp nhất với những nhu cầu của người sử dụng. POE đánh giá một sản phẩm tổng thể và thường là giai đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế, giúp người thiết kế/ hay kiến trúc học hỏi từ những sai lầm và đảm bảo những kế hoạch tốt hơn cho những dự án tương lai. Kịch bản được mô tả trong Box 1.1 minh họa giá trị của một đánh giá những nhu cầu người dùng hay nghiên cứu tiền thiết kế.

    Box 1.1 Sự đánh giá nhu cầu người dùng (Nghiên cứu tiền thiết kế)

    KỊCH BẢN

    Một giám đốc điều hành doanh nghiệp được chuyển tới New England ủy thác cho một công ty thiết kế/ hay kiến trúc làm cho cho bà một ngôi nhà mới. Người thiết kế/ hay kiến trúc tiến hành đánh giá nhu cầu người sử dụng để xác định mong muốn của bà giám đốc – một biệt thự kiểu Tây Ban Nha hoàn thiện với sân vườn giải trí, trần cao, nền gạch lát, và vân vân (Hình 1.6). Nhận ra sự không thực tế trong thiết kế/ hay kiến trúc ở một MÔI TRƯỜNG khắc nghiệt như vậy, người thiết kế/ hay kiến trúc cố gắng đề nghị một phương án thay thế, nhưng bà giám độc khăng khăng rằng bà đã muốn có một biệt thự như thế từ thuở ấu thơ. Sự điều tra sâu hơn đã để lộ ra rằng bà ta được sinh ra và nuôi dưỡng ở miền Nam California, có những phong cách thiết kế/ hay kiến trúc của khu vực đó như một điểm tham khảo chính và sẽ rút ra kết luận cái gì là thân thuộc và thoải mái với bà ta nhất.

    NHẬN XÉT

    Kịch bản này nêu lên ba vấn đề mà người thiết kế/ hay kiến trúc cần thảo luận với thân chủ.
    Đầu tiên, bà giám đốc điều hành đã không có đủ thời gian để thích nghi khí hậu và nắm bắt MÔI TRƯỜNG mới.
    Thứ hai, những cảm xúc của bà về sự không an toàn của khu vực xung quanh không quen thuộc là nguồn gốc cho những cố gắng muốn tạo ra một không gian thoải mái.
    Thứ ba, một căn nhà phong cách Tây Ban Nha sẽ có vấn đề trong mùa đông. Khi bà giám đốc quen với MÔI TRƯỜNG mới, sở thích thiết kế/ hay kiến trúc của bà sẽ dần thay đổi. Bà ta sẽ bắt đầu nắm bắt được phong cách New England, muốn thích ứng hơn với MÔI TRƯỜNG mới xung quanh, và tránh những chi phí phụ trội liên quan tới kiến trúc không phù hợp với khí hậu New England.
    Hình 1.6: Người ta thường lựa chọn từ một Quan điểm/ Tiếpcận riêng lẻ và quên lãng những gì lớn hơn xung quanh. Do đó, họ thường có những quyết định tồi, không thích đáng với MÔI TRƯỜNG của họ. Trong ví dụ này, kiến trúc phong cách Tây Ban Nha mà nhà điều hành khăng khăng đòi không phù hợp cho khí hậu lạnh của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.

    __ Kể từ khi họ có thế hiểu được suy nghĩ và những quá trình cảm xúc tạo ra hoặc hình thành những mong muốn con người, các nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG giúp người ta hiểu sự khác nhau giữa những nhu cầu tạm thời và lâu dài. Họ cũng xác định các công năng chính, phụ, và thứ cấp của nhà ở để mà những căn nhà đó có thể được thiết kế/ hay kiến trúc để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người. Những phương pháp bao gồm đưa một người đi tham quan nhiều ngôi nhà khác nhau trong khu vực, khuyến khích một người tham quan nhà của đồng nghiệp, những người có thể tạo ra nhóm ngang bằng nhau trong tương lai của anh ta hoặc cô ta, và giới thiệu những vấn đề sẽ xãy ra trong tương lai nếu người đó tiến hành với lựa chọn ban đầu. Những phương pháp hiệu quả khác là có một thân chủ tổ chức một buổi tiệc thiết kế, trong suốt quá trình đó kiến trúc sư, nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG, và nhà thiết kế/ hay kiến trúc nội thất và cảnh quan thu hút những ý tưởng và ý kiến từ các vị khách. Một buổi tiệc thiết kế/ hay kiến trúc là tốt bởi vì một số thân chủ tin tưởng những bạn ngang cấp của họ hơn là người mà họ thuê, và người địa phương thường có ý kiến công bằng về những gì phù hợp và không trong khu vực cụ thể của họ. Kết quả kết hợp bước phụ trợ này cho công ty thiết kế/ hay kiến trúc là sự thỏa mãn lớn hơn từ thân chủ qua nhiều thời gian hơn bởi vì quá trình này sẽ kéo dài trong suy nghĩ của thân chủ, và những thân chủ được thỏa mãn mang nhiều sự giới thiệu hơn.

    (Còn Tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Ứng dụng thực tiễn


    Bởi vì TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG là khoa học xem xét hành vi con người trong sự liên hệ với MÔI TRƯỜNG, rất nhiều nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn rộng rãi trong phạm vi kinh nghiệm của con người. Vào năm 1954, Maslow đã vén màn một mô hình mô tả một thứ bậc các nhu cầu, dựa trên những bản năng tự nhiên có mặt trong tất cả các động vật (Hình 1.7). Hầu như ngay từ sự bắt đầu, mô hình đã đến dưới sự giám sát, với những nhà phê bình cho rằng nó thiếu nền tảng khoa học, một cấu trúc khái niệm hợp nhất, và bằng chứng nghiên cứu hỗ trợ và rằng những khái niệm thiếu sự hiệu lực. Maslow, một nhà tâm lý học nhân văn, đề xuất rằng tất cả con người có những nhu cầu cơ bản và rằng họ di chuyển lên bậc cao hơn khi mỗi nhu cầu được thỏa mãn. Khi một MÔI TRƯỜNG của cá nhân không phù hợp (và nhiều lần điều này xảy ra), anh ta hoặc chị ta sẽ không tiến lên bậc cao hơn, và sự thất bại để tiến lên này gây ra sự rối loạn cảm xúc và tâm lý.



    [​IMG]
    Hình 1.7: Người ta đã nhận ra từ lầu rằng thiết kế/ hay kiến trúc thỏa mãn phần tự hiện thực hóa của thứ bậc nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thiết kế/ hay kiến trúc có thể cũng ảnh hưởng tới những nhu cầu an toàn và sinh lý.

    Nếu chúng ta chịu chấp nhận khái niệm của Maslow về thứ bậc của các nhu cầu, cùng với giả thuyết rằng MÔI TRƯỜNG không phục vụ mục đích nào khác ngoài việc đáp ứng những mong ước khoái lạc, thì mối quan hệ con người – MÔI TRƯỜNG truyền thống sẽ nằm ở đỉnh của hình tháp như là một khía cạnh của của sự tự hiện thực hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu con người – MÔI TRƯỜNG chứng tỏ rằng MÔI TRƯỜNG của chúng ta có một tác động to lớn tới việc chúng ta cảm nhận, phản ứng, và đương đầu trong cuộc sống hằng ngày như thế nào. Bởi vì MÔI TRƯỜNG đóng một vai trò phức tạp trong sức khỏe tâm lý tổng thể và những phản ứng của tâm thần con người, sự quan tâm đến những gì xung quanh ta là một bộ phận không chỉ của sự tự hiện thực hóa mà còn của sự an toàn và của những nhu cầu tâm lý.


    Ví dụ, một đứa trẻ cảm thấy dễ bị tổn thương trong một MÔI TRƯỜNG đông đúc có thể trải qua áp lực liên quan tới trẻ con. Những cảm giác về sự đông đúc có thể dẫn tới phản ứng chiến đấu-hay-trốn chạy (Fight/Flight reaction), được biểu thị đặc biệt bởi sự kích hoạt hệ thống thần kinh đồng cảm tiết ra những hóa chất vào máu và huy động một phản ứng hành vi. Nếu một đứa trẻ phải chịu phản ứng lặp đi lặp lại như thế do điều kiện MÔI TRƯỜNG, bác sỹ có thể kê đơn thuốc và một chuyên gia tư vấn hay chuyên gia trị liệu có thể theo đuổi những kỹ thuật bổ sung hành vi; tuy nhiên, một nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG sử dụng những phương pháp thích hợp nhất với những hành vi và phản ứng tự nhiên của con người, sẽ bổ sung MÔI TRƯỜNG của đứa trẻ bằng cách loại bỏ những nguồn kích thích có trong MÔI TRƯỜNG của đứa trẻ như là bước đầu tiên.


    Những tương tác con người – MÔI TRƯỜNG dựa trên những quá trình tâm lý trong mối liên hệ với những gì xung quanh ta. MÔI TRƯỜNG của chúng ta được tạo nên từ những tác nhân vật lý (tiếng ồn, ÁNH SÁNG (bao gồm trong đó các gam MẦU SẮC), và nhiệt độ), những cấu trúc Tự-Nhiên (vật lý) (các chiều kích thước, đồ đạc, và các lối đi lại), và những đồ vật tạo tác có tính biểu/tượng biểu trưng (ý nghĩa hay hình ảnh của một MÔI TRƯỜNG). Những quá trình tâm lý cơ bản của sự đánh thức, sự quá tải, hiệu ứng, sự thích ứng, và kiểm soát cá nhân là vốn có đối với những tương tác con người – MÔI TRƯỜNG (Hình 1.8).



    [​IMG]
    Hình 1.8 Trẻ con bị đánh thức Tự-Nhiên (vật lý) bởi những hoạt động và tiềm thức bởi MÔI TRƯỜNG của chúng. Những tác nhân kích thích THỊ GIÁC trong phòng dự kiến cho trẻ con thường được thiết kế/ hay kiến trúc để cung cấp sự học hỏi hay vui chơi.


    *Sự đánh thức có thể được định nghĩa như sự kích động hay kích thích để hành động hay sự sẵn sàng về mặt sinh lý cho hoạt động.
    Quá tải là tình trạng tiêu cực về mặt thể chất bắt nguồn từ sự kích thích hay đánh thức quá độ.
    Hiệu ứng bao hàm những phản ứng có cảm xúc đối với MÔI TRƯỜNG.
    Sự thích ứng miêu tả quá trình điều chỉnh với những điều kiện MÔI TRƯỜNG.
    Kiểm soát cá nhân là khả năng kiểm soát một MÔI TRƯỜNG hay một hoàn cảnh.


    Những sự tương tác này dẫn tới những kết quả nằm trong các nhóm phân loại về hiệu suất làm việc, sức khỏe hay áp lực, sự thỏa mãn, và những quan hệ giữa các cá nhân. Mối quan hệ tích cực giữa hiệu suất làm việc của con người và sự chú ý dành cho cá nhân đó, cũng như những hiệu ứng về kích thước căn phòng và những tác nhân kích thích ngoại vi như tiếng ồn, hiệu suất ảnh hưởng. Ví dụ, nếu một giáo viên chú ý nhiều hơn tới sinh viên X, sinh viên X sẽ học tốt hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận một chiều này giả thuyết rằng biến số Y ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, ngang bằng với kết quả về hành vi cho ra. Lĩnh vực của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG đã phát triển để tiếp cận nghiên cứu khoa học hành vi trong một cách đa chiều. Điều này có nghĩa là sinh viên X khi được cho tác nhân Y và cá tính Z, có thể phát triển phản ứng hành vi XYZ. Nói cách khác, khi một giáo viên chú ý hơn tới một sinh viên, người đã ăn sáng đúng cách, ngủ đủ, và không bị áp lực ở nhà, và chúng ta giảm mật độ trong phạm vi lớp học, tăng cường chiếu sáng đầy đủ các bước sóng tự nhiên, và giảm các tác nhân kích thích ngoại vi như tiếng ồn, thì khả năng học tập của sinh viên đó sẽ được tối ưu hóa. Mức độ tối ưu hóa, tuy nhiên, là ngẫu nhiên cho tất cả các yếu tố.

    (Còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Những nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG nghiên cứu một loạt những vấn đề liên quan tới sự trải nghiệm con người – MÔI TRƯỜNG và kết quả là có thể dự đoán với một sự chắc chắn nhất định nhiều phản ứng cảm xúc và Tự-Nhiên (vật lý) đối với những thuộc tính MÔI TRƯỜNG. Họ phân tích những tín hiệu MÔI TRƯỜNG đóng góp vào những nhận thức về một cộng đồng, bao gồm chất lượng hạ tầng, điều kiện của những công trình do thành phố sở hữu, những loại và điều kiện của những doanh nghiệp địa phương, sự có sẵn và sự bảo trì những không gian xanh, và những tỉ lệ chủ sở hữu-với-người thuê. Những tín hiệu khác đến từ những phương pháp và sự sắp đặt quảng cáo và chính những thông điệp quảng cáo.
    Ví dụ, những bảng hiệu trên các trụ hay mái nhà dọc theo một phố thương mại HƯỚNG DẪN cộng đồng lái xe-ngang qua (drive-through); những bảng hiệu được đặt ngay ở tầm trên đầu dọc theo các vỉa hè HƯỚNG DẪN cộng đồng có thể đi bộ tới. Những thông điệp quảng cáo chỉ ra những hành vi trong phạm vi một cộng đồng và có thể truyền cảm hứng về những hình ảnh khuôn sáo hay mang tính tiêu cực khi bị giới hạn trong những khu vực xác định; tuy nhiên, sự phân tán những quảng cáo giống nhau một cách đồng đều trong cộng đồng sẽ làm mất hiệu lực hình ảnh.
    Ví dụ, các bậc cha mẹ của các teengirl có lẽ quyết định không mua nhà ở một khu vực có gắn những quảng cáo chiến dịch chống MANG thai ở tuổi vị thành niên bởi vì quảng cáo sẽ gợi lên một phản ứng xét đoán tại địa điểm cụ thể: "Con gái của chúng tôi sẽ có nhiều nguy cơ trong vùng này." Nhưng nếu những quảng cáo đó có mặt khắp thị trấn, cha mẹ sẽ có khuynh hướng xem việc có thai tuổi vị thành niên như một bận tâm chung hơn là mang tính cá nhân.

    __
    [​IMG]
    Những khu vực tập trung quy mô lớn, như các văn phòng đoàn thể, trường học, và khu nghỉ mát, là những nơi lý tưởng cho sự phân tích MÔI TRƯỜNG để xác định những yếu tố tham gia vào hay làm giảm những hành vi mong muốn (Hình 1.9).
    Ví dụ, những người làm trong các văn phòng đoàn thể sử dụng các không gian hình hộp hay các mặt bằng văn phòng mở có khuynh hướng biểu hiện mức độ stress cao hơn, hiệu suất thấp hơn, tỉ lệ quay vòng công việc cao hơn những người làm trong các văn phòng có các không gian làm việc riêng tư. Nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG xem xét không chỉ những thành phần liên quan tới những thuộc tính Tự-Nhiên (vật lý), như ÁNH SÁNG (bao gồm trong đó các gam MẦU SẮC), kích thước phòng, âm học, các phòng phụ thuộc (phòng ăn hay phòng chờ), tấm trải tường hay sàn, sự sắp xếp các trạm làm việc/học tập và thiết bị, và việc sử dụng MẦU SẮC; mà còn những mối quan hệ (VHXH & TÍN NGƯỠNG) khác nhau trong các nhân viên, giám sát, và quản lý để phân tích những liên hệ giữa hành vi và kết quả.
    Hình 1.9: Các mặt bằng văn phòng mở làm cho nhân viên bị phân tán về thị giác, thính giác, và vị giác bởi những người khác.
    Ví dụ này mô tả những phong cách làm việc của các nhân viên khác nhau, có thể không thích hợp. Nhân viên bên phải có lẽ làm việc tốt nhất trong bối cảnh hỗn độn, trong khi nhân viên bên trái có lẽ làm việc tốt nhất trong MÔI TRƯỜNG gọn gàng. Trong văn phòng mở, một hoặc cả hai nhân viên này sẽ bị bất lợi vì tác phong làm việc của họ bị tổn hại.


    __ Đối với MÔI TRƯỜNG nhà ở, nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG phân tích những mong muốn và hành vi của người cư ngụ để phát triển loại nhà ở cung cấp những điều đó (Hình 1.10a và b).

    [​IMG]__[​IMG]
    (a)_________(b)

    Hình 1.10a và b: Căn nhà ở hình trên là một nơi trú ẩn an toàn thể hiện qua nhiều vật tạo tác cá nhân, cũng như là một MÔI TRƯỜNG chiêm nghiệm biểu hiện qua sách vở và sự thiếu vắng máy truyền hình (a). Căn nhà bên dưới có thiết kế/ hay kiến trúc phù hợp cho các buổi tụ họp xã hội, biểu hiện qua sự sắp xếp sofa mở cho phép sự ra vào dễ dàng, những không gian mở lớn cho việc đứng xung quanh và nói chuyện, và khả năng cho âm nhạc phía sau với đàn piano trong một phần bổ trợ của căn phòng (b). Sẽ dễ dàng hơn nhiều để hình dung một bữa tiệc ****tail trong căn nhà của thân chủ B hơn là thân chủ A.

    __ TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG đặc biệt quan trọng trong sự hoạch định và phát triển ban đầu của các khu dân cư.
    Ví dụ, nếu những người lớn trong hộ gia đình làm việc từ 9 giờ sáng-tới-5 giờ chiều, vị trí xấu nhất cho bếp là hướng tây nam; những cư dân đã bị áp lực từ các hoạt động trong ngày, mặt trời lúc chiều tối lại thêm vào ÁNH SÁNG (bao gồm trong đó các gam MẦU SẮC) chói chang và sức nóng trong khi họ chuẩn bị bữa tối, và việc nấu bếp đốt nóng căn phòng thêm nữa. Những yếu tố kết hợp này tạo nên một tình trạng lo âu và khuynh hướng cao hơn về thái độ thù địch trong ngôn ngữ giao tiếp.
    TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG có thể giúp tạo ra những MÔI TRƯỜNG bổ trợ cho những người có vấn đề về bệnh lý hay chấn thương cơ thể, tâm lý, và tuổi tác, áp lực và sự lo lắng liên quan tới cuộc sống hằng ngày hay những vấn đề lúc cuối đời, như được mô tả trong các chương sau.

    TÓM TẮT CHƯƠNG

    MÔI TRƯỜNG có một vai trò phức tạp trong sức khỏe sinh lý và tâm lý của con người nói chung. Khoa học tâm lý MÔI TRƯỜNG hướng tới việc nghiên cứu trải nghiệm con người trong MÔI TRƯỜNG vì nó liên quan tới những thuộc tính Tự-Nhiên (vật lý) và những bộ phận xã hội của hành động con người và những quá trình tương tác. Để đạt được điều này, nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG xác định những yếu tố hoặc tham gia hoặc làm giảm những hành vi mong muốn, và họ phân tích những liên hệ giữa hành vi và kết quả. Thông tin này giúp họ dự đoán những phản ứng cảm xúc và Tự-Nhiên (vật lý) đối với những thuộc tính MÔI TRƯỜNG trong những không gian mở và trong phạm vi MÔI TRƯỜNG xây dựng.

    Tâm lý học là một lĩnh vực trù fú có nhiều Quan điểm/ Tiếpcận ảnh hưởng khác nhau mà từ đó nó có được thông tin. Chúng bao gồm các Quan điểm/ Tiếpcận về tiềm thức, sinh học thần kinh, sự học hỏi hay hành vi, nhân văn và VĂN HÓA xã hội. Trong khi mỗi một Quan điểm/ Tiếpcận này có thể còn giải thích một cách đầy đủ hơn các hành vi, đa số các nhà TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG sẽ lấy ra một hoặc nhiều hơn trong các Quan điểm/ Tiếpcận này để có được sự hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ MÔI TRƯỜNG-hành vi.

    Từ Quan điểm/ Tiếpcận lịch sử, mối quan hệ giữa con người và MÔI TRƯỜNG có từ nền văn minh đầu tiên, khi mà họ phân tích những khía cạnh khác nhau của MÔI TRƯỜNG thúc đẩy sự sinh tồn. Tuy nhiên, khoa học không nghiên cứu mối quan hệ con người-MÔI TRƯỜNG cho tới nửa sau của thế kỷ 19, và chương trình tiến sỹ đầu tiên đặc biệt hướng tới TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG chỉ xuất hiện vào cuối những năm 1960.
    Kurt Lewin, Egon Brunswik, Russel Barker, và những người khác mà chúng ta không thể đếm hết đã đóng góp vào nghiên cứu của lĩnh vực, điều này đã chứng tỏ tính ứng dụng rộng rãi đối với việc thực hành các ngành thiết kế. Những đánh giá nhu cầu người dùng hay PDR và POE cung cấp công cụ mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng để đo lường tốt hơn những hiệu quả của MÔI TRƯỜNG cho những người cư ngụ.
    Là một lĩnh vực chuyên biệt, các khóa TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG thường được hợp nhất vào những chương trình của các khoa khác nhau như thiết kế, nghiên cứu gia đình, và tâm lý.
    Mỗi phần nghiên cứu củng cố phạm vi của TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Emily Anthes

    Xây dựng phục vụ cho tâm thức con người

    Do Duy Đoàn chuyển ngữ


    Vào thập niên 1950, một bác sĩ và cũng là nhà sinh vật học từng đoạt nhiều giải thưởng Jonas Salk đang nỗ lực tìm ra cách chữa trị bệnh bại liệt trong một phòng thí nghiệm ở dưới tầng hầm tối tăm tại Pittsburgh. Tiến trình diễn ra khá chậm, do vậy để làm thông thoáng đầu óc mình thì ông ta đi du lịch tới Assisi, Ý, ở đó ông ta trải qua một khoảng thời gian ở tu viện thuộc thế kỉ 13, đi chậm rãi giữa những cây cột và những cái sân nhỏ bên trong. Salk chợt phát hiện ra ông ta thông hiểu được thêm nhiều thứ, bao gồm cả cái mà sẽ dẫn ông ta đến việc tìm ra loại vaccine bại liệt hiệu quả. Salk quả quyết rằng ông ta đã rút ra được sự hứng khởi từ bối cảnh mang tính chất tôn giáo như thế. Ông ta đi đến chỗ có niềm tin mạnh mẽ rằng kiến trúc có khả năng ảnh huởng lên tâm thức con người, đến mức ông đã hợp tác cùng với kiến trúc sư danh tiếng Louis Kahn để xây dựng Viện Salk ở La Jolla, California, và dùng viện này làm cơ sở vật chất phục vụ cho khoa học để kích thích những đột phá và khuyến khích sự sáng tạo.

    [​IMG]

    Hình 1 (lấy từ tạp chí Scientific American Mind, số tháng 4/5/6 năm 2009, trang 53)


    Các kiến trúc sư từ lâu đã có trực giác rằng nơi ta sống có thể gây tác động lên tư duy, cảm giác và hành vi của ta. Nhưng giờ đây, nửa thế kỉ sau chuyến hành trình đầy cảm hứng của Salk, các nhà khoa học hành vi đang đưa ra những cơ sở thực tế cho những linh cảm này. Họ đang khám phá những manh mối đang trêu ngươi con người về việc làm sao thiết kế những vùng không gian có thể đẩy mạnh tính sáng tạo, giúp cho các sinh viên tập trung và nhanh nhạy, và có thể tạo ra sự thư giãn và sự thân mật xã hội. Những viện nghiên cứu như Academy of Neuroscience for Architecture ở San Diego khuyến khích nghiên cứu liên ngành tìm ra cách lí giải làm thế nào mà một MÔI TRƯỜNG được sắp đặt sẵn có thê ảnh huởng lên tâm thức con người, và một số trường kiến trúc cũng tổ chức mấy lớp học về môn thần kinh học nhập môn (introductory neuroscience).

    Những nỗ lực như thế ảnh hưởng lên lĩnh vực thiết kế, dẫn đầu những dự án tối tân nhất, như dự án những căn hộ cho người già mắc bệnh sa sút trí tuệ, mà ở đó chính cái toà nhà là một phần của công việc chữa trị [1]. Tương tự vậy, trường Kingsdale ở Luân-đôn đã được thiết kế lại, với sự trợ giúp của các nhà tâm lí học, để đẩy mạnh tính gắn kết xã hội (xem hình 2); cấu trúc mới cũng bao gồm những yếu tố giúp khuyến khích sự nhanh nhạy và tính sáng tạo. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu chỉ vừa mới bắt đầu mà thôi. "Tất cả điều này đang ở giai đoạn sơ khởi", kiến trúc sư David Allison nói thế, ông cũng là người đứng đầu chương trình Kiến trúc + Sức khoẻ của trường Clemson University. "Nhưng cái chương trình thần kinh học vừa bắt đầu này có thể cho chúng ta thông hiểu hơn về cách làm thế nào mà MÔI TRƯỜNG được xây dựng tác động lên sức khoẻ và sự an lành của chúng ta, làm thế nào mà chúng ta làm việc và chúng ta cảm giác ra sao trong những MÔI TRƯỜNG như thế."

    [​IMG]
    Hình 2 (lấy từ tạp chí Scientific American Mind, số tháng 4/5/6 năm 2009, trang 55)

    Tư duy cao hơn (higher thought)

    Những cuộc nghiên cứu nghiêm túc về cái cách con người phản ứng ra sao với MÔI TRƯỜNG được xây dựng bắt đầu vào thập niên 1950, khi một vài nhóm nghiên cứu phân tích làm thế nào mà thiết kế của bệnh viện, đặc biệt là những khu trị liệu tâm lí, ảnh hưởng lên hành vi và kết quả của bệnh nhân.
    Trong thập niên 1960 và 1970, lĩnh vực với cái tên gọi
    TÂM LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG
    (environmental psychology) bắt đầu nở rộ.

    "Có một ý thức xã hội nảy nở trong lĩnh vực kiến trúc vào thời đó," John Zeisel, nhà xã hội học lão luyện của trường Columbia University, đã phát biểu như thế, ông cũng là chủ tịch của Hearthstone Alzheimer Care, và chuyên về lĩnh vực thiết kế cơ sở vật chất cho những người bị sa sút trí tuệ. Các kiến trúc sư bắt đầu tự hỏi chính mình, Ziesel nói thêm, "Có điều gì về con người mà ta cần phải tìm ra để xây những khu nhà tương ứng với nhu cầu của con người ta?" Sự phát triển của các ngành khoa học nghiên cứu bộ não trong cuối thế kỉ 20 đã cung cấp cho lĩnh vực này một vũ khí công nghệ, những công cụ và những lí thuyết mới. Các nhà nghiên cứu bắt đầu suy xét "làm thế nào mà ta tận dụng được những phương pháp nghiêm ngặt của ngành thần kinh học và sự thấu hiểu tường tận về bộ não để gây ảnh hưởng lên việc chúng ta thiết kế ra sao," Eve Edelstein nói, đây là nhà khoa học khách mời chuyên về bộ não của trường University of California, San Diego, và là giáo sư phụ tá của trường New School of Architecture and Design, cũng tại San Diego.

    Giờ đây việc nghiên cứu hé lộ ra rằng điều đó có thể giúp soi sáng sự quan sát của Salk rằng các khía cạnh của MÔI TRƯỜNG vật lí có thể ảnh hưởng lên tính sáng tạo. Vào năm 2007, Joan Meyers-Levy, một giáo sư marketing tại trường University of Minnesota, báo cáo rằng độ cao của trần nhà gây tác động lên cách người ta tư duy. Bà phân công ngẫu nhiên cho 100 người vào một căn phòng với trần nhà cao 8 hoặc 10 bộ (khoảng 2.4 và 3m) và yêu cầu những người tham gia nhóm lại những môn thể thao từ một danh sách có 10 mục thành các danh mục theo lựa chọn của họ. Những người hoàn thành nhiệm vụ trong căn phòng có trần cao hơn thì tạo ra những danh mục mang tính trừu tượng hơn, chẳng hạn như những môn thể thao "thử thách" hoặc những môn thể thao họ thích chơi, so với những người trong căn phòng với trần thấp hơn, những người này đưa ra những phân nhóm cụ thể hơn, chẳng hạn như số lượng người tham gia trong một đội. "Độ cao trần nhà tác động lên cái cách bạn xử lí thông tin," Meyers-Levy nói. "Bạn tập trung vào những chi tiết cụ thể trong hoàn cảnh trần nhà thấp."

    Bởi vì công trình trước đó của bà đã chỉ ra rằng các trần nhà được nâng lên sẽ khiến người ta cảm giác ít bị gò bó hơn, nhà nghiên cứu cho rằng những trần nhà cao hơn sẽ khuyến khích người ta suy nghĩ tự do hơn, điều này có thể dẫn đến việc họ sẽ tạo ra những kết nối trừu tượng hơn. Mặt khác, y nghĩa về sự giam hãm tạo ra bởi trần nhà thấp có thể tạo ra cảm giác về một góc nhìn kĩ càng hơn, mang tính thống kê hơn – điều này có thể được ưa chuộng hơn trong một vài hoàn cảnh. "Tuỳ thuộc rất nhiều vào loại công việc bạn đang làm," Meyers-Levy giải thích. "Nếu bạn trong phòng mổ, có thể trần thấp sẽ tốt hơn. Bạn muốn bác sĩ giải phẫu thực hiện đúng các chi tiết." Tương tự vậy, việc trả tiền hoá đơn có thể sẽ được thực hiện hiệu quả hơn trong căn phòng có trần thấp, trong khi đó tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lớn có thể sẽ khả dĩ hơn nếu ở trong căn xưởng có trần nhà cao vút. Meyers-Levy chỉ ra rằng, độ cao thật sự của trần nhà không quan trọng bằng cảm giác về độ cao. "Chúng tôi nghĩ bạn có thể có được những hiệu ứng này bằng cách điều khiển khả năng cảm quan về không gian," bà ta nói, bằng cách dùng sơn có màu sáng, ví dụ vậy, hoặc dùng những tấm gương để khiến cho căn phòng trông như có nhiều khoảng không gian hơn.

    Chú trọng vào thiên nhiên

    Ngoài việc trần nhà cao, thì góc nhìn được tạo ra bởi toà nhà có thể ảnh hưởng đến trí năng – cụ thể là khả năng tập trung của người ở trong nhà. Mặc dù nhìn ngắm ra ngoài cửa sổ cho thấy sự xao nhãng, nhưng có vẻ như việc nhìn ra khung cảnh thiên nhiên, như khu vườn, cánh đồng hoặc khu rừng, thật sự tăng cường sự tập trung. Một nghiên cứu ra mắt năm 2000 thực hiện bởi nhà tâm lí học MÔI TRƯỜNG Nancy Wells, hiện công tác ở Cornell University, và đồng nghiệp của bà ta, đã theo dõi những đứa trẻ từ 7 đến 12 tuổi trước và sau khi gia đình chuyển đi nơi khác. Wells và nhóm của bà đánh giá góc nhìn toàn cảnh từ cửa sổ cho mỗi căn nhà cũ và mới. Họ phát hiện rằng những đứa trẻ mà trải nghiệm được sự tăng cường hết mức của sắc xanh tự nhiên khi di dời đi nơi khác, thì sẽ đạt được nhiều tiến bộ nhất khi làm bài kiểm tra chuẩn về sự chú ý. (Các nhà khoa học điều khiển sự khác biệt của chất lượng nhà ở, điều này trở nên không có liên hệ với sự chú ý.) Một thí nghiệm khác cho thấy những sinh viên đại học có những góc nhìn hướng về tự nhiên ở trong khu kí túc xá của họ khi được đo sự tập trung tinh thần thì sẽ đạt điểm cao hơn so với những sinh viên nhìn ra khung cảnh toàn là những vật thể do người làm ra.

    Không gian chơi đùa màu xanh lá có thể đặc biệt hữu ích cho sinh viên nào có chứng rối loạn không thể tập trung. Kiến trúc sư và nhà nghiên cứu về phong cảnh William Sullivan của trường University of Illinois và đồng nghiệp ông ta đã nghiên cứu 96 đứa trẻ con bị chứng ADD (attention deficit disorder, tình trạng rối loạn thiếu khả năng chú ý). Các nhà khoa học yêu cầu những bậc cha mẹ mô tả khả năng tập trung của bọn trẻ – như là làm bài tập về nhà hoặc những chỉ thị bằng lời – sau khi bọn trẻ tham dự vào những hoạt động như câu cá, đá bóng, và chơi trò chơi điện tử, mà trong những hoạt động đó chúng được tiếp xúc với những lượng khác nhau của các cành lá xanh um. "Những bậc cha mẹ báo cáo lại rằng triệu chứng ADD của bọn trẻ bớt nghiêm trọng hơn sau khi chúng ở trong hoặc quan sát những khoảng không gian xanh rì," Sullivan nói, kết quả của ông được công bố năm 2001.

    Những phát hiện như thế có thể là kết quả của hiệu ứng phục hồi lại của tâm thức khi nhìn ngắm cảnh quan thiên nhiên, theo ý tưởng phát triển bởi hai nhà tâm lí học Stephen Kaplan và Rachel Kaplan, cả hai đều của trường University of Michigan tại Ann Arbor. Theo như lí thuyết này, những công việc trong thế giới hiện đại có thể gây ra những mệt mỏi về tinh thần, trong khi đó việc nhìn ra ngoài khung cảnh tự nhiên thì hầu như không cần nỗ lực gì và có thể làm cho tâm trí có được sự nghỉ ngơi cần thiết. "Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi người ta nhìn ra cảnh tự nhiên, cho dù những cảnh tự nhiên đó là thật hay được chiếu trên màn ảnh, thì khả năng tập trung của họ tăng lên," Stephen Kaplan cho biết.

    Quang cảnh tự nhiên có thể sống động hơn khung cảnh thành thị, Sullian nói thêm, bởi vì loài người có một khuynh hướng bẩm sinh phản ứng theo hướng tích cực đối với tự nhiên – một lời giải thích thay cho thuyết ưa chuộng sinh thái (biophilia). "Chúng ta tiến hoá trong một MÔI TRƯỜNG khiến cho chúng ta có thể vận hành hiệu quả trong những khoảng không gian xanh rì," ông ta nói. Trong một bài viết vào tháng 12/2008 cho tờ Psychological Science, Stephen Kaplan cũng đưa ra ý rằng những bối cảnh thành thị cũng tạo kích thích, và việc tham gia vào chúng – với sự giao thông và các đám đông của thành thị – cần cái việc tri nhận nhiều hơn là ngắm nhìn những lùm cây.

    Bằng cách dùng tự nhiên để tăng cường sự chú ý cần phải mang lại kết quả tốt về mặt học thuật, và nó dường như là vậy, theo một nghiên cứu công bố vào mùa xuân 2009 và nghiên cứu đó được thực hiện bởi C. Kenneth Tamer, người đứng đầu School Design & Planning Laboratory của trường University of Georgia. Trong phân tích của họ về hơn 10,000 học sinh lớp năm của 71 trường tiểu học tại Georgia, Tamer và đồng nghiệp phát hiện ra rằng học sinh nào ở trong lớp học có tầm nhìn không hạn chế ít nhất 50 bộ (khoảng 15m) bên ngoài cửa sổ, bao gồm vườn tược, đồi núi và những yếu tố tự nhiên khác, thì sẽ có điểm số cao hơn trong những bài kiểm tra từ vựng, nghệ thuật ngôn ngữ và toán, so với những học sinh không có những tầm nhìn mở rộng đến thế và có lớp học chỉ nhìn ra đường sá, các bãi đậu xe và những thứ khác trong nội thành.

    Nhìn thấy ÁNH SÁNG

    Ngoài vấn đề cây cỏ, thế giới tự nhiên còn có một số thứ khác dâng tặng cho những người ở trong nhà: ÁNH SÁNG. ÁNH SÁNG ban ngày đồng bộ hoá chu kì ngủ-thức của chúng ta, hoặc nhịp sinh học 24 giờ, làm cho chúng ta ở trạng thái tỉnh táo vào ban ngày và khiến ta có thể ngủ vào ban đêm. Dù vậy nhiều toà nhà trụ sở không được thiết kế để có nhiều ÁNH SÁNG tự nhiên mà tâm trí và cơ thể ta cần.

    Thiếu ÁNH SÁNG có thể là một vấn đề riêng biệt đối với học sinh. "Bạn mang đứa trẻ chưa được nghỉ ngơi đủ, bỏ chúng trước trường nơi mà có rất ít ÁNH SÁNG tự nhiên, và đoán xem điều gì? Chúng sẽ bị mệt mỏi," Tanner cho biết. Một cuộc nghiên cứu vào năm 1992 theo dõi học sinh Thuỵ-điển thuộc bốn lớp học khác nhau trong một năm. Cuộc nghiên cứu cho biết bọn trẻ trong những lớp học với ÁNH SÁNG ban ngày ít nhất thì làm ngăn lại mức cortisol, một loại hormone được điều chỉnh bởi nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể.

    Người ta cũng đã cho thấy lượng ÁNH SÁNG mặt trời đầy đủ sẽ cải thiện kết quả của học sinh. Năm 1999, nhóm Heschong Mahone, một nhóm tư vấn toạ lạc tại California chuyên về xây dựng những cấu trúc hiệu quả về mặt năng lượng, đã thu thập điểm số của những bài kiểm tra tiêu chuẩn về toán học và về môn tập đọc của hơn 21,000 học sinh tiểu học thuộc ba khu vực trường học của ba bang: California, Washington và Colorado. Dùng ảnh chụp, các bản vẽ kiến trúc, và đích thân thăm viếng, các nhà nghiên cứu đánh giá lượng ÁNH SÁNG ban ngày hiện hữu ở trong 2,000 lớp học theo thang điểm từ 0 đến 5. Tại một khu vực trường học – Capistrano, California – học sinh ở trong những lớp học sáng sủa nhất thì tăng 26% khả năng đọc nhanh và 20% trong việc làm toán nhanh trong thời gian một năm, so với những học sinh ở trong lớp có ít ÁNH SÁNG ban ngày. Ở hai khu vực kia, ÁNH SÁNG ban ngày dư dả làm tăng điểm số lên từ khoảng 7 đến 18%.

    Các nhà nghỉ dưỡng cũng có thể là quá tối để có thể giữ được nhịp sinh học 24 giờ hoạt động bình thường. Trong một nghiên cứu công bố năm 2008, nhà thần kinh học Rixt F. Riemersma-van der Lek của Netherlands Institute for Neuroscience và đồng nghiệp đã chọn ngẫu nhiên 6 trong số 12 cơ sở vật chất hỗ trợ sinh sống tại Hà-lan để lắp đặt thêm vào thiết bị chiếu sáng, đưa độ sáng lên khoảng 1,000 lux; 6 khu kia được cung cấp hệ thống chiếu sáng mờ hơn vào khoảng 300 lux. Cuộc thí nghiệm diễn ra trong những khoảng thời gian sáu tháng suốt hơn ba năm rưỡi, các cư dân trong mấy toà nhà sáng sủa hơn có mức giảm về khả năng tri nhận ít hơn 5% so với những người trong sáu toàn nhà tối hơn. (ÁNH SÁNG thêm vào cũng làm giảm triệu chứng trầm cảm lên đến 19%.) Những nghiên cứu khác cho thấy nhịp sinh học 24 giờ giữ cho bộ não hoạt động tối ưu , ví dụ như bằng cách định mức hormone và mức độ trao đổi chất.Những người già – đặc biệt là những nguời bị sa sút trí tuệ – thường có sự bế tắc chu kì sinh học 24 giờ. Các nhà nghiên cứu tin rằng cung cấp nhiều ÁNH SÁNG ban ngày có thể sẽ giúp phục hồi các nhịp thích hợp và do vậy sẽ cải thiện chức năng não bộ nói chung.

    Bước sóng của ÁNH SÁNG cũng là điều cực kì quan trọng. Hệ thống tuần hoàn sinh học 24 giờ của chúng ta chủ yếu được điều tiết bởi ÁNH SÁNG có sắc xanh dương với bước sóng ngắn; Các tế bào nhận kích thích từ ÁNH SÁNG phản hồi đến các nhân trên chéo (suprachiasmatic nucleus), một phần của vùng dưới đồi (hypothalamus) vốn có chức năng điều tiết nhịp sinh học hàng ngày của chúng ta, và các tế bào này nhận và truyền hầu hết các xung thần kinh đến bộ não khi chúng phát hiện ra ÁNH SÁNG xanh. ÁNH SÁNG bước sóng ngắn này – hiện diện trong ÁNH SÁNG mặt tròi – cho bộ não và cơ thể biết rằng khi nào là ban ngày. (Ngược lại, các tế bào hình que và hình nón, vốn chịu trách nhiệm cho thị giác, sẽ hoạt động tối đa khi tiếp nhận ÁNH SÁNG xanh lục hoặc vàng-xanh lục.)

    Các nhà nghiên cứu đề nghị dùng các diode phát ra ÁNH SÁNG xanh dương (LED) và ÁNH SÁNG huỳnh quang cho ra ÁNH SÁNG trắng tự nhiên (full spectrum) suốt thời gian ban ngày; cả hai loại ÁNH SÁNG đó đều có ÁNH SÁNG xanh dương để khởi động hệ thống sinh học tuần hoàn 24 giờ và giữ cho những người trong nhà thức tỉnh và nhanh nhạy. Sau khi trời tối, các toà nhà có thể chuyển sang dùng đèn và đồ đạc với những bóng đèn phát ÁNH SÁNG bước sóng dài hơn, những ÁNH SÁNG này ít phát ra ÁNH SÁNG mà hệ thống sinh học tuần hoàn 24 giờ có thể nhận biết được, và ít có thể can thiệp giấc ngủ ban đêm. "Nếu bạn đưa cho người ta một hệ thống ÁNH SÁNG mà tại đó người ta có thể phân biệt được giữa ngày và đêm, thì đó là một quyết định kiến trúc quan trọng," Mariana Figueiro, giám đốc chương trình của Lighting Research Center tại Rensselaer Polytechnic Institute, cho biết.

    Một căn phòng để thư giãn

    Mặc dù ÁNH SÁNG nhiều có thể làm tăng sự tri nhận, công trình gần đây cho biết nó còn làm giảm đi sự thư giãn và sự cởi mở – các hệ quả mà có thể còn quan trọng hơn cả sự nhanh nhạy trong một số bối cảnh. Trong một nghiên cứu năm 2006, các nhà tư vấn phỏng vấn 80 sinh viên đại học từng cá nhân một trong căn phòng tối mờ hoặc căn phòng sáng trưng. Những sinh viên sau đó phải thực hiện bản liệt kê câu hỏi về phản ứng của họ đối với cuộc phỏng vấn. Các sinh viên đuợc phỏng vấn trong căn phòng tối mờ thì cảm thấy thư giãn hơn, cách nhìn nhận của họ đối với người tư vấn cũng tích cực hơn và chia sẻ nhiều thông tin về bản thân họ hơn so với những sinh viên được tư vấn ở căn phòng sáng trưng kia. Những phát hiện đó hàm ý rằng ÁNH SÁNG tối mờ giúp cho con người ta thả lỏng mình. Nếu điều đó đúng, thì việc giữ ÁNH SÁNG ở cường độ thấp trong suốt buổi ăn tối hay ở những bữa tiệc có thể thúc đẩy sự thư giãn và tính thân mật.

    Tương tư vậy những thứ bên trong căn phòng có thể mang tính êm ả – hoặc ngược lại. Nhà thần kinh học Moshe Bar của Harvard Medical School và người sau này thành trợ lí của ông, Maital Neta, đã cho các đối tượng tham gia thí nghiệm thấy những bức ảnh của những phiên bản đồ vật trung tính khác nhau, như cái ghế bành hay đồng hồ. Các HÌNH DẠNG mẫu của mỗi món đó đều giống nhau ngoại trừ một số cái có góc cạnh uốn lượn hoặc được bo tròn, trong khi những cái khác thì có những cạnh trông sắc bén và vuông vức. Khi được yêu cầu để đưa ra những đánh giá tức thời về những món đồ này, thì những người tham gia thí nghiệm có vẻ ưa chuộng những món có những đường cong hơn. Bar cho rằng sự ưa chuộng này tồn tại vì chúng ta liên hệ những góc cạnh sắc nhọn với sự nguy hiểm. (Bộ não có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm hơn, ví dụ, từ cái hang động có nhiều tảng đá nhọn lởm chởm nhô ra khỏi tường đá, so với cái hang có những tảng đá được bo tròn cũng nhô ra khỏi tường đá.) "Có lẽ cái vẻ sắc nhọn bên ngoài được bộ não mã hoá thành những mối đe doạ đầy tiềm năng," ông cho biết.

    Bar cung cấp bằng chứng cho lí thuyết này trong nghiên cứu năm 2007, trong nghiên cứu đó những người tham gia thí nghiệm xem một dãy các vật trung tính – lần này trong khi bộ não của họ được quét bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (functional magnetic resonance imaging). Nhà thần kinh học phát hiện ra rằng hạch hạnh nhân (amygdala), vốn liên hệ đến quá trình xử lí nỗi sợ hãi và khơi gợi cảm xúc, sẽ hoạt động mạnh hơn khi con người nhìn vào vật thể có những góc nhọn. "Những nền móng cơ sở thật ra nằm sâu trong bộ não chúng ta," Bar giải thích. "Những đặc điểm về thị giác vô cùng cơ bản truyền tải cho ta biết lượng thông tin ở múc cao hơn như ‘Báo động đỏ!’ hoặc ‘Thư giãn đi, mọi thứ êm rồi, chả có mối đe doạ nào trong khu vực.’" Ông thừa nhận rằng những đường nét bên ngoài của vật thể không chỉ là yếu tố duy nhất tác động lên sở thích mĩ học của chúng ta, và nghiên cứu của ông vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi. Nhưng nếu mọi thứ đều như nhau, việc lấp đầy phòng khách và phòng chờ bằng những món đồ nội thất có góc cạnh bo tròn và uốn cong có thể giúp cho các vị khách được thoải mái.

    Sự lựa chọn đồ nội thất cũng có thể gây ảnh hưởng lên việc con người tương tác với nhau. Một số nghiên cứu về tâm lí học MÔI TRƯỜNG tập trung vào những bản phác thảo chỗ ngồi trong những khu chăm sóc sức khoẻ cư dân; các nhà khoa học khám phá ra rằng cái lối thông thường khi sắp đặt những chiếc ghế dọc theo bức tường trong những căn phòng tập thể hoặc những phòng khách thật sự ngăn chặn việc hoà nhập. Những nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bản phác thảo tốt hơn nhằm khuyến khích sự tương tác lẫn nhau chính là sắp xếp các món đồ nội thất thành từng nhóm nhỏ rải rác khắp căn phòng. Một nghiên cứu năm 1999 thực hiện bởi các nhà tâm lí học của trường Otto-von-Guericke University of Magdeburg ở Đức và Uppsala University ở Thuỵ-điển đã xem xét việc sắp chỗ ngồi theo một cách khác. Suốt tám tuần và hơn 50 bài học, các nhà nghiên cứu xoay chuyển một phòng học lớp bốn theo hai cách sắp: thành những hàng ghế và sắp ghế theo một hình cung nửa vòng tròn xung quanh người giáo viên. Cách hiệu chỉnh theo nửa vòng tròn làm tăng khả năng tham gia của học sinh, đẩy số lượng câu hỏi của học sinh lên. Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc xếp ghế theo từng hàng khuyến khích học sinh làm việc độc lập và cải thiện hành vi ứng xử trong lớp.

    Tấm thảm lót cũng có thể làm cho các mối quan hệ xã hội diễn ra trơn tru hơn. Ở bệnh viện, thảm lót sàn làm tăng lượng thời gian viếng thăm của bạn bè và gia đình bệnh nhân, theo một nghiên cứu năm 2000 với người dẫn đầu chương trình nghiên cứu là chuyên gia thiết kế về chăm sóc sức khoẻ Debra Harris, hiện đang là chủ tịch và CEO của RAD Consultants ở Austin. Những bằng chứng về mặt xã hội như thế cuối cùng có thể đẩy nhanh việc chữa trị. Dĩ nhiên là tấm thảm thì khó lau chùi hơn loại sàn bệnh viện truyền thống – và có thể có nguy cơ về sức khoẻ trong một số khung cảnh – do vậy nó có thể không thích hợp tại những nơi như phòng cấp cứu là nơi mà có lượng bệnh nhân thay đổi khá cao và có nhiều thứ bừa bộn. Nhưng những căn phòng, toà nhà hay những phân khu dành làm nơi ở của các bệnh nhân dài hạn, như các khu cơ sở vật chất hỗ trợ sinh sống, thì có thể hưởng lợi từ những tấm thảm.

    Gần đây các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào những toà nhà công cộng, như bệnh viện, trường học, cửa hàng. Do vậy, một người chủ hộ có hứng thú về việc tăng cường trí óc của mình thông qua thiết kế thì phải làm một số chuyện ngoại suy. "Chúng ta có số lượng sinh viên rất giới hạn, do vậy chúng ta phải nhìn vào vấn đề thông qua một cái ống hút," Allison của Clemson cho biết. "Giờ chúng ta cần tìm thêm nhiều mẫu hình chung nữa. Làm thế nào bạn lấy những câu trả lời cho những câu hỏi rất cụ thể mà tạo ra được công dụng rộng rãi và phổ quát? Đó là cái mà tất cả chúng tôi đang nỗ lực thực hiện."

    Nỗ lực đó nên đạt hiệu quả, các chuyên gia tin thế, bởi khi các nhà thiết kế tạo ra những toà nhà mà để tâm đến tâm thức con người thì những người cư ngụ sẽ hưởng lợi. Những khu chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân Alzheimer mà được thiết kế tốt thì làm giảm những mối lo âu, giận dữ, sự thoát li xã hội, trầm cảm và chứng rối loạn tâm thần, theo một nghiên cứu năm 2003 thực hiện bởi Zeisel và đồng nghiệp. Và thiết kế cho trường học có thể tạo ra 10 đến 15% sự khác biệt về điểm số của học sinh tiểu học khi làm bài kiểm tra tiêu chuẩn về kĩ năng đọc và toán, một báo cáo năm 2001 thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của trường University of Georgia cho biết.

    "Nhờ vào các tiến bộ của ngành thần kinh học, chúng ta có thể bắt đầu đo lường những hiệu ứng của MÔI TRƯỜNG ở mức chi tiết hơn trước đây," Edelstein của trường University of California, San Diego cho biết. "Chúng ta có thể hiểu được MÔI TRƯỜNG hơn, chúng ta có thể hiểu được phản ứng của chúng ta tốt hơn, và chúng ta có thể tạo ra mối tương quan giữa chúng với kết quả đạt được. Tôi thật sự thấy ớn lạnh khi nghĩ về điều này."


    Chú thích:

    [1] Nơi cư ngụ của những người mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể có vài yêu cầu kiến trúc đặc biệt. Ví dụ, những người lớn tuổi có những tổn hại về khả năng tri nhận thường cố thoát khỏi khu cơ sở vật chất hỗ trợ sinh sống, và cuối cùng là bị lạc, nhiễm lạnh hoặc tệ hơn. Một giải pháp vô cùng dễ hiểu và gây ngạc nhiên cho vấn đề này: nguỵ trang những lối thoát ra ngoài. Đặt những cánh cửa mà được dùng để ra ngoài dọc theo, thay vì đặt ở cuối, hành lang, thu nhỏ kích cỡ của dòng chữ "exit", phủ vải lên những nắm đấm cửa và biến cái cửa thành một khối đặc (không có cửa sổ nhìn ra ngoài), điều này làm giảm đi những nỗ lực rời khỏi nhà của những người cư ngụ bên trong. Năm 2003, John Zeisel, một nhà xã hội học và cũng là chủ tịch và đồng sáng lập Hearthstone Alzheimer Care có cơ sở vật chất toạ lạc tại Massachusetts và New York, đã nghiên cứu tổng cộng 427 cư dân tại 15 khu chăm sóc đặc biệt khác nhau dành cho những người mắc bệnh Alzheimer. Zeisel và đồng nghiệp đã nêu ra mối tương quan giữa sự vận hành tâm lí của những cư dân này (được đo đạc bằng nhiều cách đánh giá được tiêu chuẩn hoá) với những đặc tính khác nhau của MÔI TRƯỜNG vật lí mà họ sống. Trong số những phát hiện khác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những ai sống trong những khu cơ sở vật chất với những lối thoát được nguỵ trang kĩ càng thì có ít triệu chứng trầm cảm hơn những người sống ở những căn nhà có cửa thoát lộ liễu. Zeisel ước tính rằng những dưỡng đường có những cửa thoát kín đáo thì các nhân viên sẽ bớt lo lắng hơn về sự an toàn của bệnh nhân và sẽ tạo ra nhiều tự do và quyền tự chủ hơn cho những người sinh sống trong đó, từ đó tâm trạng của những bệnh nhân cũng được nâng lên.

    [​IMG]
    Những cửa thoát ra ngoài được ngụy trang như những cái này ở nhà của những bệnh nhân Alzheimer có thể cải thiện tâm trạng của những cư dân đó.
    (hình lấy từ tạp chí Scientific American Mind, số tháng 4/5/6 năm 2009, trang 58)


    Nguỵ trang lối thoát ra ngoài chỉ là một sự can thiệp vào MÔI TRƯỜNG sống nhằm giúp những công dân lớn tuổi bị sa sút trí tuệ, Zeisel cho biết. Ví vụ, những bệnh nhân có trí nhớ suy yếu sẽ gặp khó khăn để hình thành những tấm bản đồ tri nhận về MÔI TRƯỜNG sống của họ, đăng lên một loạt những tấm ảnh ở lối đi hành lang sẽ giúp bệnh nhân tìm đường đi. Và việc giúp họ định vị các hành lang theo đó có thể làm giảm nỗi thống khổ, sự giận dữ và nỗi lo âu của họ, theo như Zeisel cho biết. "Rất nhiều cái được gọi là triệu chứng của bệnh Alzheimer là kết quả của các nhân tố MÔI TRƯỜNG vốn không phù hợp với nhu cầu con người," ông khẳng định.

    Chuyển ngữ tại Sài-gòn.
    20110730.




    Nguồn:

    Anthens, Emily. "Building around the Mind." Scientific American Mind, April/May/June 2009: 52-59.

    [​IMG]

    Bài này đã đuợc tạp chí Tia sáng đăng, nhưng bản đăng của Tia sáng là bản đã được rút gọn lược bỏ bớt một vài phần, không đầy đủ bằng bản gốc ở đây.

    Bản của Tia sáng:
    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=4335&CategoryID=2

    Reply
    Lần cập nhật cuối: 25/02/2014

Chia sẻ trang này