1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học tội phạm và các loại rối loạn tinh thần dưới góc nhìn Phật giáo.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 18/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tâm lý học tội phạm và các loại rối loạn tinh thần dưới góc nhìn Phật giáo.

    Chào các bạn.Mình định thử viết công trình này dựa trên một số kiến giải của Phật giáo và của chính mình.

    Các bạn cho ý kiến. Nếu các bạn thích và có hứng thú với vấn đề này mình bắt đầu viết.

    Xin cảm ơn các bạn.Mong giúp được các bạn phần nào trong cuộc sống.
  2. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    vấn đề này rất hay, và cũng rất khó
    mình cũng giống KinhHoang, đang trên con đường ... giống nhau
    rất mong đc đọc những kiến giải của cậu !
  3. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Thế là muốn trưng cầu ý kiến về ý tưởng hay định xây dựng một công trình tập thế nhỉ? Nghĩ mãi không ra
  4. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    khà khà, lúc đầu vốn là..........như thế, như thế. nhưng có chiki tham gia thì không khéo lại thành hội đồng, tập thể mất
    khí khí
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đây đây viết ngay đây. Bản này có thể là bản ...nháp; cần thêm ý kiến của các bạn.Nếu cần thì viết lại vào một topic khác.Chúc cả nhà vui.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Mở đầu.
    Tốc độ kinh hồn của tâm và suy nghĩ:
    Trong một vài giây có hàng nghìn suy nghĩ thiện và bất thiện khởi sinh; rồi lại diệt xuống. Nếu biết được thông tin này;và hiểu một cách hoàn toàn rõ ràng cơ chế. Thì hẳn sẽ ko còn những quan niệm như là "bản chất của mình là tốt" hay "bản chất của mình là xấu"; hay là suy nghĩ thiên lệch về người khác "kia là người bản chất xấu"; kia là người hoàn toàn tốt.
    Những đánh giá hời hợt; nông cạn về thiện ác;đặc biệt là tốt vĩnh viễn hoặc xấu luôn luôn mọi lúc về bất kỳ một người nào đó_có thể được tháo gỡ.
    Mỗi chúng ta_không có ngoại lệ_đều có thể trở thành một thánh nhân hay một con quỷ; tùy thuộc vào mức độ dày đặc của tâm bất thiện hay tâm thiện hàng ngày hàng tháng hàng năm;sự tích trữ của suy nghĩ;lời nói;hành động thói quen của chúng ta sẽ phản ánh cách nhìn của những người xung quanh và của xã hội; đương nhiên của cả chính ta với bản thân mình nữa.
    Giống như quán tính; một người thường xuyên làm việc hiền thiện;thường xuyên ko dính vào việc ác thì sẽ có xu hướng vẫn tốt trong tương lai (cho đến khi bị cái xấu kéo xuống dần)
    một người thường xuyên suy nghĩ chân chánh;vui vẻ;nhìn vào mặt tích cực;hòa nhã và làm việc tốt thì sức mạnh của thói quen sẽ đưa người ấy trở thành dường như tốt; dường như bình an.
    Ngược lại;một người thường xuyên suy nghĩ xấu; tự bồi hoặc bị xúi dục làm các việc xấu; sẽ phản ánh một ấn tượng xấu lên người khác và của chính suy nghĩ của bản thân_rằng; à mình chính là "người xấu"; thuộc tầng lớp "hư hỏng"; "xã hội đen"; rằng à; đời tao đã hỏng từ lâu rồi.
    Dĩ nhiên mọi sự ngộ nhận tự tính của mình là tốt đẹp;hay bản chất của mình là suy đồi quỷ quái đều là sự tự cao kiêu ngạo hay là tự ti tiêu cực;đều là những thái cực sai lầm của nhận thức.
    Trong chiều kích sâu xa của cuộc sống vô cùng phong phú; thì tất cả những người tốt đều tiềm tàng những khuynh hướng và tâm bất thiện có thể nổi lên hoặc ngủ ngầm trong tâm hoặc được thể hiện ra một vài khi_nhưng dĩ nhiên cường độ không cao.
    Ngược lại; trong những người sa ngã luôn luôn tồn tại những tâm sở thiện và trung tính(ko tốt ko xấu); không phải hiếm hoi mà là luôn luôn cơ. Có điều với họ; mật độ những điều xấu hơn những điều thiện rất nhiều lần; nên dường như bị che lấp. Và chúng ta gọi họ với những danh từ như : tù nhân; kẻ phạm tội; kẻ hiếp dâm; kẻ lạm dụng ********; kẻ ăn cướp; đầu gấu; xã hội đen hay là những đứa trẻ hư hỏng... và một tên gọi đáng thương nữa là kẻ tâm thần.
    Nhưng
    Một vấn đề nan giải ở đây; chung cho cả loài người; thế nào là thiện;thế nào là ác. Cần phải có một tiêu chuẩn vững chắc để mà còn phân biệt chứ?
    Cuộc đời lúc trắng lúc đen; đâu là hoa tiêu đâu là ngọn hải đăng thắp đèn cho ta vững lòng tiến về phía trước. Lại còn nhiều bão tố;đâu là con thuyền chở ta về bến bình yên?
    Ralph Waldo Emerson; nhà văn;triết gia nổi tiếng của Mỹ từng viết: "trong cuộc sống;sự ngọt ngào cũng có cái đắng của nó;cái xấu nào cũng có cái tốt của nó"
    Hỡi ôi; phải chăng màu xám cuộc đời đã làm hoang mang biết bao con tim trẻ trung; làm trầm lắng bao nhiêu mái đầu đã bạc trắng.
    Phải chăng cái ác đã ...lên ngôi?Nó vẫn còn làm mọi người sợ hãi?Nó vẫn làm biết bao gia đình hạnh phúc vỗ cánh bay?
    Phải chăng cái thiện là những từ ngữ quá đỗi xa xỉ trong vòng quay vật chất; trong giá trị thị trường; và trong giá trị thặng dư?
    Không!Vẫn còn đó ngọn đuốc của trí tuệ;vẫn còn đó viên ngọc của tâm hồn.
    Vậy thì thiện ác là gì đã chứ? Bao nhiêu triết gia đã lý luận lòng vòng về thiện ác; thiện ác cùng tồn; thiện ác đối nghịch; thiện ác đấu tranh...xen với những tiếng thở dài của cuộc sống cơ cực; xen với sự gào thét của những đau khổ khôn nguôi; và nước mắt chảy dài vì những ảo mộng tan vỡ.
    Đức Phật sẽ trả lời thế nào về thiện và ác?
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tiếp theo
    Hắc bạch phân minh.
    Là một người tư duy một cách hoàn hảo; và nắm vững quy luật liên hệ giữa các hiện tượng. Nhưng quan điểm của đức Phật hết sức rõ ràng về vấn đề thiện ác; vì sao vậy? Bởi lẽ đây là một vấn đề hệ trọng. Hình thành nên cả một quan niệm cho con người; bởi vì từ hiểu nhận thức đến lời nói và hành động; đều đem lại những kết quả tương ứng; vui sướng hay đau khổ; phiền muộn...
    Một cách rõ ràng: đức Phật định nghĩ tham sân si là bất thiện
    vô tham vô sân và vô si là thiện.
    Tham sân và si là ba căn bất thiện
    Vô tham vô sân và vô si là ba căn thiện.
    Một người bình thường có đủ cả 6 căn này.
    Những hành động suy nghĩ lời nói liên hiệp với ba căn tham sân si là những điều bất thiện
    Ngược lại dựa trên vô tham vô sân vô si mà hành động suy nghĩ; nói năng là những điều thiện.
    Trong tất cả những điều bất thiện thì đều tồn tại ít nhất là một trong ba căn trên "phát huy tác dụng" hoặc là xuất hiện cả ba căn cùng "hợp chiến"
    Ví dụ trường hợp một tên trộm vào nhà ăn cắp (căn tham) sau khi ăn cắp thì bị một bé gái phát hiện; sợ bị tố giác việc xấu (căn sân-lo lắng cũng thuộc về sân) hắn đã bóp cổ bé gái ngất xỉu (hành động thuộc về tâm sân); sau đó cưỡng hiếp bé gái (căn tham); sau đó hắn giết bé gái và nhét vào bao tải vứt vào một nơi kìn nào đó để phi tang(căn sân). Sau đó y bị hàng xóm phát hiện đuổi đánh cho gẫy tay gẫy chân rồi bị truy tố và bị tử hình.
    Trong một loạt những hành vi phạm tội trên đều có mặt căn si (sự ngu dốt; ngu ngốc); do không hiểu những hành vi của mình gây những hậu quả gì. Do vậy có thể nói căn si có mặt trong bất kỳ một hành vi bất thiện nào.
    Đức Phật có lẽ đồng tình với Socrates trong quan điểm: tội lỗi là sự ngu dốt đẻ ra.
    Ngu dốt; không hiểu nhân quả; không hiểu thiện ác; ko tin thiện ác;không sợ và ko xấu hổ khi làm điều ác; đều thuộc về căn si. Hay người Phật tử có một từ phổ biến thông dụng đó là "vô minh" tuy rằng có một chút ý nghĩa khác nhau nhưng chung quy thì nó đều ám chỉ một sự què quặt về trí tuệ trong nhận thức về những gì mình đang làm; đang sống.
    Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết: tôi nhớ câu này có trong 14 điều dạy của Phật treo tường mà nhiều nhà hay dán; cũng là muốn nhắc nhở người đời cần trau dồi trí tuệ trong cư xử và lối sống của mình nhằm đạt được yên bình hạnh phúc; tránh điều xấu ác bất hạnh.
    Trên đây là một chút phân tích về thiện ác;viết với mục đích làm cho người thiện trí hoan hỉ.

  8. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    hum nay mới đọc đc chính xác thiện ác là gì !
    thks KH nha
    ____
    chúng ta có nên khuyên sư tử phải nhân từ không !?
    sự tồn tại của nó chỉ đem đến bất an, chết chóc cho các loài khác
    quy luật tự nhiên là vậy. nhưng hình như sự tồn tại nào cũng có nguyên do, sứ mệnh của nó.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    rarach24; tớ thông cảm với những tư duy đầy tính ẩn dụ của cậu. Nhưng tớ thích những câu hỏi thẳng hơn. Vì vậy thật là tốt nếu cậu ko dùng ẩn dụ trong những câu hỏi ở topic này
    tớ sẽ trả lời thẳng câu hỏi của cậu: sư tử ko hiểu tiếng người;sư tử là động vật; còn nhân từ là tâm từ của con người(nhân);nếu nói đúng thì phải là "sư tử từ" nó ăn thịt động vật theo bản năng.Bản tính sát sinh của nó là ác; nhưng nó không thể nhận thức được tốt xấu rành rọt như con người; loài thú có căn si rất mạnh. Xét trên góc độ sinh lý học thì con người cũng là một loài thú; nhưng căn si yếu hơn; trừ những người bị bệnh về não bộ;bị thiểu năng. Xét trên góc độ khả năng nhận thức được ý nghĩa sâu sắc nhất của cuộc sinh tồn thì mạng người là đáng quý nhất. Tớ từng nghe một câu chuyện nếu đang đi trên đường mà gặp sư tử thì giảng thiện hay ác cũng thế thôi.Nhưng cái khác là;nếu có thể bị sư tử ăn thịt; thì lúc bị ăn thịt; dù có đau đớn quằn quại và sợ hãi tột độ; thì giây phút cuối cùng của sự sống; người thiện trí vẫn hài lòng; và cảm thấy biết ơn rằng; cho đến cuối đời; sự sống của mình vẫn còn có ích cho sự sống của một con sư tử; và chắc gì tiền sử của ta với nó đã hoàn toàn ko có thù oán;số người giết sư tử nhiều hơn hay số sư tử ăn thịt người nhiều hơn. Xét cho cùng; tuy thân tâm ta có tiến hóa hơn sư tử;nhưng ta phải công bằng; rằng thế giới này là thế giới của ta mà cũng là thế giới của con sư tử.Ta đã sống bằng thức ăn được chế biến từ xác thịt của bao nhiêu sinh vật sống;vậy mà còn có thể trách sự độc ác của một con sư tử ư?
    Với nhiều tiêu chuẩn thì con người được xếp trên loài thú nhưng không phải người nào cũng vậy.Hổ hay sư tử mà chạy xuống đồng bằng thì ăn vài nhát "đoàng" thôi.
    Ví dụ như rắn nữa chẳng hạn; khoa học cũng khẳng định là nó ko chủ tâm tấn công người nếu người ko "xâm phạm" lãnh thổ hoặc vô tình làm cho nó sợ...
    Sư tử không phải là động vật mạnh nhất đâu;nếu bị rắn hổ mang chúa cắn thì cũng chết thôi; xuống biển gặp phải cá voi; đầm lầy gặp cá sấu thì cũng thất thế.
    tớ nghĩ huấn luyện sư tử là một nghề nguy hiểm; tớ xin kiếu cái nghề này
    sự tồn tại nào cũng có nguyên nhân; tớ đồng ý
    nhưng sự tồn tại nào cũng có sứ mệnh của nó thì tớ ko đồng ý
    theo những gì tớ hiểu về sứ mệnh_ chỉ có con người mới có sứ mệnh thực sự
    còn nếu cậu hiểu sứ mệnh như là mỗi một sự vật loại gì cũng có tác dụng nhất định của nó thì tớ đồng ý.
  10. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ngộ . Nhớ hồi xưa đọc tru tiên , con hồ ly nói : nó giết một vài người thì đã sao . Người đông đảo , đi giết hồ ly thì cho là chính nghĩa , trừ họa cho dân . Còn hồ ly thiểu số , đi giết người thì là yêu quái gây họa cho thiên hạ . Nêu hồ ly đông đảo và người là thiểu số , thì giết người lại là trừ họa cho hồ ly cũng nên .

    Về mặt tội phạm mà nói , nắng nghĩ cũng chia làm nhiều loại và phân lớp . Nắng chưa có thời gian để đọc phật giáo , nên ko dám xen vào lĩnh vực này ,quá là múa dìu qua mắt thợ
    3 cái tâm tham sân si quả thật vẫn là khó hiểu .Lúc đầu tiên nắng còn nghĩ nó là một , sau mới biết là 3 . Và hiểu có những cái đặc tính riêng bên trong nó .
    Cứ mỗi lần đầu tiên nhìn vào bản chất một con người , nắng có cảm giác căn bản người tốt và xấu khá rõ . Tốt xấu ở đây đa phần do tính cách trời sinh , nên về mặt nào đó nắng thấy họ dù đáng lên án , nhưng cũng chỉ là một sự phân chia của nhân loại . Ko phải ai sinh ra cũng tốt , cũng được hưởng những sự kế thừa , giáo dục tốt .

    Tuy cái căn bản là tốt vẫn có thể có những hành động xấu hay ngược lại , điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố . Một trong những yếu tố quan trọng là sự hài lòng của họ với cuộc sống . Với những kẻ ko hài lòng họ có thể làm những điều bạo ngược . Điều này giống như chúng ta đi làm về gặp nóng giận , sẵn sàng giận cá chém thớt lên đầu người khác một cách vô cớ.

    Nếu đi về chiều hướng cao hơn , ở mức xã hội mà nói . Một nền luật pháp tốt có thể giúp con người ta hướng thiện tốt hơn , đó là một trong những thành tựu của con người mà bản thân nắng thấy rất ngưỡng mộ . Có thể điều đó bao trùm lên cái mức đơn thể là xét tính chất từng con người .
    Vài dòng ở mức rời rạc , chưa toát lên cái tổng quát ...
    Ps : lâu lắm ko gặp mây , sống chết thế nào rồi ?

Chia sẻ trang này