1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học tội phạm và các loại rối loạn tinh thần dưới góc nhìn Phật giáo.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 18/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Hắc bạch phân minh(tiếp)
    Theo ý nghĩa cùng tột;đức Phật khẳng định rằng: mọi sự giết chóc là bất thiện: chỉ có là bất thiện nhiều hay bất thiện ít thôi.Và dưới đây là một số so sánh:
    Giết người thì ác hơn giết thú vật;giết động vật thông minh thì ác hơn là giết động vật không thông minh đấy là chỉ xét trên yếu tố tiến hóa nói chung;chưa xét đến yếu tố người nào và con gì và trong hoàn cảnh nào(ceteris parabus:các yếu tố khác không đổi)...tức ý là giết sinh vật tiến hóa về tổ chức cơ thể;tổ chức thần kinh thì ác hơn.
    Giết cố ý nặng hơn là vô tình làm chết. Theo đức Phật;hành động không cố ý thì ko phạm lỗi; vô tình dẫm chết côn trùng thì ko có tội;ko có lỗi; ác hay thiện là yếu tố của tâm.
    Giết người có đức hạnh (vô tham vô sân vô si) ác hơn là giết người không có đức hạnh (tham sân si)
    Giết các bậc thánh thì tội càng nặng; bậc thánh càng cao cả thì tội càng nặng( trong phật giáo thứ tự là thánh nhập lưu;thánh nhất lai; thánh bất lai và thánh alahán)
    Ba cái giết này là nặng nhất; giết cha; giết mẹ và giết bậc Alahán( Alahán là bậc toàn thiện;không còn chút bụi nhơ trong tâm-the perfect ones)
    Riêng đức Phật thì không thể bị giết nên ko có tội "giết Phật";các đức Như Lai không thể bị giết.Đức Phật cũng là một vị Alahán nhưng một trong những điểm khác biệt là đức Phật ko thể bị giết chết; trong khi các bậc lậu tận khác (Alahán; Alahán duyên giác) thì có thể bị giết chết.
    Sự giết mất nhiều công sức;mất nhiều sự cố gắng giết;thực hiện giết đến cùng thì ác hơn là ít rán sức;ít cố gắng giết
    Sự giết để lấy niềm vui;giết để thỏa thích thì ác hơn là ngược lại;ko phải lấy niềm vui;ko phải để thỏa mãn ...sở thích;ko phải là để cho vui mắt vui tay...
    Kiếm hiệp thì tớ chưa đọc nhiều;câu chuyện về hồ ly và người cũng mang một ý nghĩa nhất định;và biết đâu sau này có một loài khổng lồ Ciclops chuyên ăn thịt người;làm đủ các món như người rán người nướng người xốt cà chua thịt người bảy món thịt người nấu giả cầy; không biết con người có nghĩ lại về việc giết chóc thú vật ko nhỉ?
    Nói chung những tiêu chuẩn so sánh này; mọi người đều có thể hiểu.Và tớ xin kết thúc bài phân tích sơ sài về mức độ các loại sát sinh theo quan niệm Phật giáo và của tớ.Các bài sau tớ sẽ đi sâu vào các tội phạm giết người và tâm trạng tương ứng của tội phạm.
    Bài viết này với mục đích đem đến người lành và người thiện trí sự hoan hỉ.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tội giết người và những hệ lụy:
    Năm thứ nhất đại học; bọn tớ được học pháp luật đại cương;học tuy kém nhưng hình như tớ hình như cũng nhớ được mang máng: xét các yếu tố phạm tội giết người để định tội là nặng hay nhẹ:
    1.Động cơ giết người.
    2.Mục đích giết người.
    3.Phương tiện cách thức giết người.
    4.Hoàn cảnh và trạng thái tâm lý khi giết người.
    Căn cứ vào bốn điều trên và một số chi tiết vụn vặt khác mà tội trạng có thể tăng nặng hoặc giảm nhẹ theo pháp luật hình sự.
    Theo pháp luật;giết người với động cơ đê hèn; mục đích hèn hạ; phương thức tàn bạo và cách thức giết người ghê rợn; trong hoàn cảnh không bị quẫn bách mà chủ động tấn công; giết người không có thù oán gì với mình; giết người cho ...vui với một tâm thần bình thường; ko bị bệnh tâm thần hay ko điều khiển được hành vi theo giám định của cơ quan giám định y khoa.
    Yếu tố giết người vì tâm thần cần xem lại một chút; có quá nhiều "nhiêu khê" trong việc giám định sức khỏe tâm thần
    ranh giới giữa người có vấn đề về tâm lý và bình thường thật là mỏng manh;ranh giới giữa tâm lý bị dao động và tâm lý có vấn đề thật mỏng manh; và ranh giới giữ tâm lý có vấn đề và tâm thần có vấn đề cũng thật mơ hồ.
    thật không xuôi tai khi khẳng định một tên giết người hàng loạt xả súng tại một trường đại học học trường trung học là có ...tâm lý bình thường
    đi sâu thẳm vào vấn đề; đức Phật có một quan điểm rằng;bất kỳ lúc nào chúng ta có tâm thù hận hay nổi khùng là khi đó có thể coi là bệnh hoạn của tinh thần rồi;vấn đề chỉ là mức độ thôi
    pháp luật có tôn chỉ là răn đe và giáo dục;tuy nhiên về công tác giáo dục thì pháp luật thực hiện chưa tốt; giá như_ các nhà tâm lý học tội phạm có thể cởi mở hơn;phổ biến tốt hơn đến rộng rãi dân chúng về tâm lý học tội phạm;chứ ko chỉ là năng lực riêng để thực hiện những vụ phá án của mình.Thì có lẽ_không chỉ giảm được tỷ lệ phạm pháp mà còn có thể giảm được rất lớn những bất ổn tinh thần và giảm những căn bệnh tinh thần; trong thời đại vừa khủng hoảng tinh thần và một số căn bệnh tâm thần ngày nay.
    và trong lúc chờ đợi những nhà tâm lý học tội phạm ra tay giúp sức xã hội thêm thì chúng ta không đứng nhìn khoanh tay;hãy làm một nhà tâm lý học tội phạm cho ít nhất là chính mình; những kẻ đánh cắp hạnh phúc của chính ta; những tên giết đi niềm vui của ta nằm chính trong tâm ta;hãy lột trần bộ mặt của chúng và xử chúng một cách hợp lý
    trước khi tòa án và bệnh viện tâm thần; nhà tâm lý học ...xử chúng ta!mỗi chúng ta đều ít nhiều có tiềm năng làm được điều đó.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Giết người cùng với sự tức giận căm ghét.
    Rõ ràng đây thuộc về tâm sân hận: cụ thể là sự ghét;khi một người làm tôi tức; tôi có xu hướng muốn làm hại người ấy; muốn làm người ấy cũng phải khó chịu;phải khổ sở;phải đau đớn.Đỉnh cao của ghét là căm thù; đã căm thù thì chỉ muốn kẻ thù mình bị chết hoặc khổ sở gần như chết; sống dở chết dở.
    thành ngữ "thù hận ghi xương khắc cốt" hay là lòng căm thù vào tận xương tủy thể hiện mức độ đậm đặc cao nhất của lòng tức giận; kể cả về cường độ lẫn thời gian
    ví dụ như có những mối thù truyền đời truyền kiếp
    hành xử thông thường của ta là lấy oán báo oán;dùng răng trả răng;nợ máu phải trả bằng máu.
    sự chất chồng của tức giận;sự chất chồng của ức chế;sự chất chồng của tâm làm hại nhau;sự chất chồng của thù hận;theo mật độ; theo cường độ và theo thời gian thật là khủng khiếp.
    như một ngọn lửa gây nên vụ cháy rừng; lúc đầu thì lòng thù hận đơn giản có thể chỉ là những mâu thuẫn hiểu lầm nho nhỏ; qua thời gian tích tụ lại; lan rộng ra; ngấm sâu vào; rồi đến đúng thời; bùng lên mãnh liệt
    chuyện bé xé ra to;chuyện to hóa thành ầm ỹ; chuyện ầm ỹ hóa thành tai họa khủng khiếp; đấy là khuynh hướng khuếch đại của tâm sân
    một người chửi ta;mắng ta;khích ta;nói đểu ta;nhìn ta với ánh mắt không thân thiện (hay còn gọi là nhìn đểu);đánh ta;ngược đãi ta;bất công với ta;làm tổn thương ta;xúc phạm ta;không tôn trọng ta đều có thể gây cho ta những cảm xúc ghét bỏ;điên tiết và bực bội; những cảm giác ức chế trong lòng nung nấu có thể dẫn ta đến những phiền muộn trong lòng; những hành động dại dột;những mặc cảm tâm lý;căn bệnh thần kinh và cả sự phạm pháp;trong đó có giết người.
    hoặc là do chúng ta nghĩ rằng một người chửi ta;mắng ta;khích ta;nói đểu ta;nhìn ta với ánh mắt không thân thiện (hay còn gọi là nhìn đểu);đánh ta;ngược đãi ta;bất công với ta;làm tổn thương ta;xúc phạm ta;không tôn trọng ta đều có thể gây cho ta những cảm xúc ghét bỏ;điên tiết và bực bội; những cảm giác ức chế trong lòng nung nấu có thể dẫn ta đến những phiền muộn trong lòng; những hành động dại dột;những mặc cảm tâm lý;căn bệnh thần kinh và cả sự phạm pháp;trong đó có giết người.
    hoặc là do chúng ta cho rằng một người chửi ta;mắng ta;khích ta;nói đểu ta;nhìn ta với ánh mắt không thân thiện (hay còn gọi là nhìn đểu);đánh ta;ngược đãi ta;bất công với ta;làm tổn thương ta;xúc phạm ta;không tôn trọng ta đều có thể gây cho ta những cảm xúc ghét bỏ;điên tiết và bực bội; những cảm giác ức chế trong lòng nung nấu có thể dẫn ta đến những phiền muộn trong lòng; những hành động dại dột;những mặc cảm tâm lý;căn bệnh thần kinh và cả sự phạm pháp;trong đó có giết người.
    hoặc là chúng ta tin rằng một người chửi ta;mắng ta;khích ta;nói đểu ta;nhìn ta với ánh mắt không thân thiện (hay còn gọi là nhìn đểu);đánh ta;ngược đãi ta;bất công với ta;làm tổn thương ta;xúc phạm ta;không tôn trọng ta đều có thể gây cho ta những cảm xúc ghét bỏ;điên tiết và bực bội; những cảm giác ức chế trong lòng nung nấu có thể dẫn ta đến những phiền muộn trong lòng; những hành động dại dột;những mặc cảm tâm lý;căn bệnh thần kinh và cả sự phạm pháp;trong đó có giết người.
    tức là có thể người chửi ta;mắng ta;khích ta;nói đểu ta;nhìn ta với ánh mắt không thân thiện (hay còn gọi là nhìn đểu);đánh ta;ngược đãi ta;bất công với ta;làm tổn thương ta;xúc phạm ta;không tôn trọng ta thật hoặc có thể do nhầm lẫn của ta;do sự tin tưởng sai lầm của chúng ta về thái độ của người mà chúng ta gặp; cả hai trường hợp đều có thể khơi gợi tâm trạng tức giận và hành vi giết người.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đặc tính phá hoại của tâm sân-ức chế tinh thần;giết người hàng loạt.
    Trạng thái ức chế là một trạng thái thường gặp hàng ngày;với một số người thì chẳng qua là nó thoáng qua rồi diệt mất và ko gây hậu quả gì lớn nên người ta không để ý và vẫn nghĩ rằng mình bình thường.
    Với một số người mật độ của nó rất là dày đặc.
    Ta phải nên nhớ một điều;trong một thời điểm - chỉ có một tâm khởi lên;không thể có hai tâm khởi lên. Nghĩa là trong lúc xuất hiện tâm thiện vô tham vô sân vô si thì ko thể khởi lên tâm bất thiện tham sân si; không thể cùng lúc được.
    Như những chiếc bánh xe lăn trên đường; mỗi thời điểm chỉ có một điểm của bánh xe chạm đất;và chạm tại một địa điểm duy nhất.
    Nếu tâm bất thiện có khởi sanh thì chỉ có thể khởi sanh sau khi tâm thiện đã diệt mất
    Sự ức chế ko phải là liên tục;sự liên tục ở đây chỉ mang ý nghĩa chế định;tương đối;để người ta có thể hình dung được tâm trạng của người khác;động vật khác. Còn sự thật là các tâm sân liên tục sinh lên rồi diệt xuống; chỉ khác nhau giữa những người ức chế và những người bình thản là; với người ức chế thì những tâm sân khác nhau có khoảng cách thời gian xuất hiện rất ngắn.
    Một ví dụ đơn giản là ví dụ về "người nóng tính"; như là người nóng tính dễ bực và cứ 5 phút lại bực một lần vì những chuyện khác nhau;trong khi người dễ tính thì trong ngày chỉ có 5 phút bực;hoặc là hai ngày;ba ngày;bốn ngày;năm ngày;sáu ngày;cả tuần.... mới có một lần bực.
    Với bậc thánh Anahàm(Anagami-Thánh bất lai); thì không còn thấy ngài giận giữ một lần nào nữa;bởi vì ngài đã cắt đứt hoàn toàn tâm sân.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Giận cá chém thớt.
    Tất cả mọi người hầu như đã hiểu câu tục ngữ trên;khỏi cần lấy ví dụ to tát trên mặt báo gì;cũng chẳng cần phải đổ cho một người phạm pháp giết người gì;như là một băng nhóm đang gây sự với một băng nhóm khác;về vác mã tấu đi xử băng kia;trên đường đi thì đụng xe phải một người;băng nhóm đang sẵn cơn giận nên biến kẻ đi đường xấu số kia thành "thớt" luôn_những ví dụ như vầy vẫn còn "xa vời" quá; chúng ta vẫn hàng ngày biến người khác và hoàn cảnh thành thớt;vấn đề là mức độ không đáng kể nên ta không để ý thôi.
    Những ví dụ giản dị hơn;như là một cô giáo bực bội với chồng;với việc nhà rồi trút lên đầu học sinh khi đến trường;người chồng cô giáo do bực bội với sếp trút lên đầu cô giáo; sếp do bực bội với vợ nên trút bực bội lên đầu nhân viên này; vợ do nghi ngờ sếp tình tang với cô thư kí nên trút lên đầu sếp;và cô thư kí này thì đang đau khổ vì bệnh đau dạ dày.
    Như là một quả bóng được bơm căng dần ở lúc này và nổ ở lúc kia;như là quả lựu đạn được châm ngòi ở chỗ này;ném sang chỗ kia.Như chuỗi người xô đẩy nhau trên chỗ đông người.Như trò chơi booling.Như trò đánh bi-a.Như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể người.Như người chém vào thớt khi cá nhảy lung tung.Sự trút giận có thể được hình dung như vậy.
    Nếu một người trong chuỗi nhân quả trên (mọi sự thực chất chỉ là một chuỗi nhân quả) nhận thức được thực tại thì vòng xích có thể bị cắt đứt.
    Ta có thể thấy trong ví dụ chuỗi bực bội trên;nếu vợ sếp hiểu ra rằng điều mình ghen chỉ là hiểu nhầm;tưởng tượng và biết đến tình cảnh bệnh tật khốn khổ của cô thư kí thì đã không có chuyện ghen tuông;ko làm cho chồng bực;và ông sếp sẽ ko trút giận lên người nhân viên;và người nhân viên sẽ không trút giận lên người vợ làm giáo viên;và cô giáo sẽ không trút giận lên học trò.
    Nguyên tắc này có thể diễn tả:Do cái này sinh,cái kia sinh,do cái này không có mặt;cái kia không có mặt.Như thức ăn là một phần tất yếu của sự sống sinh vật vậy.
    Rồi ta cũng có thể thấy;nếu người chồng hiểu được rằng sếp đang khốn khổ vì bị vợ mình dằn vặt; thì có lẽ đã thông cảm hơn với sếp;và không trút lên đầu người vợ làm giáo viên và như vậy cô giáo sẽ không trút giận lên học trò.
    Nguyên tắc này có thể diễn tả:Do cái này sinh,cái kia sinh,do cái này không có mặt;cái kia không có mặt.Như thức ăn là một phần tất yếu của sự sống sinh vật vậy.
    Rồi ta cũng thấy;nếu người vợ biết được chồng mình đang có chuyện ở cơ quan;thông cảm và san sẽ thì có lẽ người vợ sẽ không bị ức chế; và cô giáo này sẽ không trút lên đầu học sinh.
    Nguyên tắc này có thể diễn tả:Do cái này sinh,cái kia sinh,do cái này không có mặt;cái kia không có mặt.Như thức ăn là một phần tất yếu của sự sống sinh vật vậy.
    Rồi ta cũng thấy;nếu học sinh hiểu được rằng cô giáo đang bị ức chế trong lòng;thì cũng ít có phản ứng hơn;hiểu cô hơn;đơn giản cô cũng là một phụ nữ trong gia đình giống như mẹ mình và chịu nhiều nỗi ưu phiền.
    Nguyên tắc này có thể diễn tả:Do cái này sinh,cái kia sinh,do cái này không có mặt;cái kia không có mặt.Như thức ăn là một phần tất yếu của sự sống sinh vật vậy.
    Vậy đấy;người trong cuộc khó có thể thấy được hết những uẩn khúc của vấn đề;những dây rợ của thực tại;và người đời bị quấn vào cuộn rối ren của cuộc đời như một cuộn chỉ rối;như một bãi lau sậy;rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ.
    Cô thư ký kia cũng như biểu tượng về đau khổ của cuộc đời và những uẩn khúc mà ta không thấy được;những sự bực bội của vợ sếp;sếp;nhân viên;cô giáo;học trò... như là những cơn sóng bồi dày thêm mảnh đất khốn khổ và rối loạn do chẳng thấy được thực tại vấn đề.
    Đời cũng vậy đấy;và có người đã thốt lên: ôi một mớ đời!
  6. timonline

    timonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Trước nay tôi đọc rất nhiều sách vở
    Nhưng có người mắng tôi k0 hiểu biết j hết mà chỉ như con vẹt
    Tôi k0 hiểu lắm lời anh í là sao .[/teal]
    đọc thấy bạn mrking_hoang nói Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết tôi càng hoang mang ??
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    không có gì đâu bạn đừng hoang mang
    yên tâm nhé
  8. tadiepthu

    tadiepthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    các rối loạn tinh thần dưới góc nhìn phật giáo !
    chà ! chủ đề mới đây.
  9. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Phật nói với con: " sao còn chưa giết cha giết mẹ mình"
    con xin thốt : "con nghĩ lam vậy ,con vui, nhưng thấy cha mẹ không vui,,con buồn."
    Cha mẹ con ư, Phật tiếp.
    con: "vâng,họ gửi uóc mơ vào con,họ không thể nghĩ khác đưọc,họ bảo con làm điều đúng,đúng với họ đấy ạ,1 giây con làm đúng với họ,1 phút con làm sai với mình"
    Làm sao con thoát đưọc kiếp tâm khổ này
    Nhờ bạn MR Kinh Quàng đại diện nhà Phật gửi gắm vài lời
  10. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Hoan hỉ quá, cứ như thằng trộm này thì oánh nó chít luôn chứ làm sao mờ phải chờ phớp luật tử hình nó... thực là vô cùng hoan hỉ...
    Cơ mờ ..không hiểu vì sao em bé trong cái ví rụ này lại khổ thế... chắc kiếp trước đã từng thịt bé trai - có kiếp này làm trộm đây...
    Bạn Kin - Hoàn nhể ... hoan hỉ...hoan hỉ
    @Bạn Nắng: ...Nếu bạn ngưỡng mộ luật pháp giúp con người hướng thiện và theo Pháp gia thì zô Box Khoa học pháp lý..., ở đây bạn Kin-Hoàn bạn ý đang bàn về đại ca nổi danh giang hồ nhà bạn ý - nick là Phật hay Phập gì đấy - lão này mình không quen ...- với cả cái rối rối loạn loạn tội tội phạm phạm cơ mờ....

Chia sẻ trang này