1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học tội phạm.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 18/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocluankid

    quocluankid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    học cái này xong fạm tội sẽ có quy mô và tinh vi hơn
  2. DHTD09

    DHTD09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Kẻ thái nhân cách ở nhà bên
    Chương 6: Cách để nhận ra kẻ vô lương tâm
    Trong hoang mạc, một nhà sư già từng khuyên lữ khách, tiếng nói của Thượng Đế và Quỷ Sứ hầu như không khác biệt. ?" Loren Eiseley
    Trong quá trình hành nghề của mình, một trong những câu hỏi tôi được hỏi nhiều nhất là, ?oLàm cách nào tôi có thể biết ai là người đáng tin?? Bởi vì các bệnh nhân của tôi đều là những người từng chịu tổn thương tâm lý nặng nề, hầu hết gây ra bởi những người khác, đây là mối quan tâm dễ hiểu với họ. Tuy vậy, tôi có cảm giác rằng đây cũng là vấn đề bức bách với hầu hết chúng ta, kể cả những người chưa từng phải chịu tổn thương tâm lý, và rằng chúng ta đều luôn cố gắng đánh giá về nhân cách của mọi người xung quanh. Chúng ta đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của những người có quan hệ gần gũi với chúng ta, và khi chúng ta gặp một người bạn mới hấp dẫn nào đó, chúng ta thường tiêu tốn khá nhiều tâm trí trong việc nghi ngờ, phỏng đoán hay mơ tưởng về câu hỏi này.
    Những kẻ không đáng tin cậy không mặc bộ sơmi riêng, hay mang dấu hiệu in trên trán, và việc chúng ta thường phải đưa ra những quyết định quan trọng về người khác chỉ dựa trên phỏng đoán chủ quan là chính dẫn đến những quy tắc phi lý, những quy tắc mà nhiều người biến thành sự mê tín cả đời. ?oĐừng tin ai quá 30 tuổi,? ?oKhông bao giờ tin đàn ông,? ?oKhông bao giờ tin đàn bà,? ?oKhông bao giờ tin ai cả? là những ví dụ phổ biến nhất. Chúng ta muốn có những quy tắc rõ ràng, ngay cả khi chúng là những quy tắc vơ đũa cả nắm, bởi vì việc xác định được ai là người cần đề phòng là cực kỳ quan trọng với chúng ta. Nhưng những quy tắc chung chung này đều không hiệu quả, và tồi tệ hơn, chúng thường mang lại sự lo lắng và bất an trong cuộc sống của chúng ta.
    Trừ phi bạn biết rõ ai đó trong nhiều năm, không có một quy tắc hay cách kiểm định hoàn hảo nào cho sự đáng tin cậy, và việc thừa nhận thực tế này là cực kỳ quan trọng, dù cho nó có thể khiến bạn bất an đến đâu. Sự không chắc chắn trong vấn đề này đơn giản là một phần của cuộc sống con người, và tôi chưa từng biết ai giải quyết được nó một cách hoàn toàn. Thêm vào đó, tưởng tượng rằng có một phương pháp hiệu quả - một phương pháp mà đến giờ bạn vẫn chưa biết được - để giải quyết vấn đề đó một cách chắc chắn là bạn đang tự hạ thấp mình một cách bất công.
    Khi nói đến chuyện tin tưởng vào người khác, chúng ta đều mắc sai lầm. Trong đó có những sai lầm lớn hơn những cái khác.
    Nói vậy nhưng khi mọi người hỏi tôi về sự tin cậy, tôi thường trả lời rằng có tin xấu và có tin tốt. Tin xấu là thực sự tồn tại những cá nhân không có lương tâm, và những cá nhân này không đáng tin cậy chút nào. Có lẽ trung bình bốn trong một nhóm 100 người bất kỳ là như vậy. Tin tốt lành ?" và đây là tin rất tốt lành ?" là ở chỗ 96 trong số 100 người bất kỳ là bị ràng buộc bởi lương tâm, và do vậy chúng ta có thể tin tưởng rằng họ sẽ hành động theo một tiêu chuẩn tương đối cao của quy tắc xã hội và tinh thần trách nhiệm. Nói một cách khác, họ sẽ hành động tương tự như bạn và tôi. Và đối với tôi, tin thứ hai này quan trọng hơn tin thứ nhất nhiều. Nó có nghĩa rằng, đáng kinh ngạc thay, theo một tiêu chuẩn xã hội nhất định nào đó, khoảng 96 phần trăm quan hệ giữa người với người trong thế giới của chúng ta là an toàn.
    Vậy thì tại sao thế giới này lại có vẻ thiếu an toàn đến mức đáng sợ như vậy? Làm sao chúng ta giải thích các bản tin sáu giờ, hay thậm chí các trải nghiệm không hay của bản thân chúng ta? Cái gì đang xảy ra? Liệu có thể tin được là chỉ 4 phần trăm dân số gây ra hầu hết những điều bất hạnh trên thế giới này, và trong cuộc sống cá nhân của chúng ta? Đây là một câu hỏi bức bách, một câu hỏi có thể làm thay đổi hoàn toàn nhiều giả định của chúng ta về xã hội loài người. Vì vậy tôi xin lặp lại rằng lương tâm là một thứ cực kỳ mạnh mẽ, bền bỉ và hướng thiện. Trừ phi đang bị ảnh hưởng của chứng hoang tưởng loạn thần kinh, cơn thịnh nộ cực điểm, ma túy, bị dồn đến bước đường cùng, hay ở dưới quyền một tay chỉ huy tàn bạo, một người bị ràng buộc bởi lương tâm không bao giờ - và theo một nghĩa nào đó không thể - giết người hay hiếp dâm một cách nhẫn tâm, hay tra tấn người khác, hay đánh cắp tài sản tích cóp cả đời của ai đó, lừa người khác vào mối quan hệ không có tình yêu như một thứ trò chơi, hay cố ý bỏ rơi con cái của chính mình.
    Bạn có làm được không?
    Khi chúng ta thấy người khác làm những điều như vậy, trên bản tin thời sự hay trong cuộc sống của chính chúng ta, họ là ai? Trong một số ít trường hợp, họ là những người được chính thức thừa nhận là loạn thần kinh, hay đang bị áp lực của những cảm xúc tột điểm. Đôi khi họ là những người bị dồn đến bước đường cùng, hay họ là những kẻ lạm dụng chất kích thích như rượu, ma túy, hay là tay chân của một tay cầm đầu tàn bạo nào đó. Nhưng phổ biến hơn cả, chúng không phải là tất cả những thứ trên. Thay vào đó, chúng là những kẻ không có lương tâm. Chúng là những kẻ thái nhân cách.
    Những ví dụ tồi tệ nhất của những hành vi không tưởng tượng được mà chúng ta đọc trên báo thường bị ngầm quy cho ?obản tính con người? - mặc dù những sự việc đó làm chúng ta, những người bình thường, phải thấy sốc. Những hành vi đó chắc chắn không phản ánh bản tính bình thường của con người, và chúng ta đang tự xúc phạm và hạ thấp bản thân khi chúng ta nghĩ vậy. Bản tính bình thường của con người, mặc dù còn lâu mới là hoàn hảo, luôn bị khống chế bởi ý thức liên hệ giữa con người với nhau. Những hành vi kinh dị chúng ta thấy trên vô tuyến, và đôi lúc phải chịu đựng trong cuộc sống cá nhân của chính chúng ta, không thuộc về con người bình thường. Thay vào đó, chúng bắt nguồn từ một cái gì đó hoàn toàn xa lạ với bản chất của chúng ta - sự vắng mặt hoàn toàn của lương tâm.
    Tôi nghĩ đây là điều khó chấp nhận với nhiều người. Chúng ta gặp khó khăn khi thừa nhận một số cá nhân vô liêm sỉ từ trong bản chất của họ, và phần còn lại của chúng ta không phải như vậy. Nó bắt nguồn một phần từ cái tôi gọi là ?olý thuyết về mặt tối? của bản tính con người. Lý thuyết này - từ ý niệm đơn giản và đúng đắn ban đầu là chúng ta đều có một ?omặt tối? không lộ diện trong cư xử thường ngày - bị bóp méo ra thành bất cứ điều gì thực hiện hay cảm nhận được bởi một người đều có thể được thực hiện hay cảm nhận bởi tất cả. Nói một cách khác, trong một số hoàn cảnh nhất định (mặc dù chúng ta không tưởng tượng được những hoàn cảnh ấy là gì) bất cứ ai cũng có thể trở thành một tay chỉ huy trại tập trung chẳng hạn. Trớ trêu thay, chính những người tốt bụng lại thường là những người sẵn sàng đồng tình với lý thuyết này dưới dạng đã bị bóp méo của nó. Họ đồng ý rằng họ có thể, trong một hoàn cảnh kỳ quái nào đó, có thể giết người hàng loạt. Nó đem lại cảm giác dân chủ và ít có tính lên án hơn (và cũng ít gây hoang mang hơn) khi tin rằng tất cả mọi người đều có một mặt tối nào đó hơn là chấp nhận rằng một số người sống vĩnh viễn trong hố sâu tăm tối nhất của đạo đức. Tuy việc thừa nhận một số người không có chút lương tâm nào không hoàn toàn giống với việc nói rằng một số người là hiện thân của cái ác, nhưng nó gần một cách đáng sợ. Và những người tốt rất muốn tránh không phải tin vào sự hiện thân của cái ác.
    Dĩ nhiên, mặc dù không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành chỉ huy trại tập trung, nhiều người nếu không muốn nói là hầu hết mọi người đều có thể làm ngơ trước những hành vi man rợ của một kẻ như vậy bằng cách chối bỏ hiện thực hay phục tùng mệnh lệnh một cách mù quáng. Khi được hỏi về cảm giác rằng chúng ta không an toàn trong thế giới của chính chúng ta, Albert Einstein từng nói, ?oThế giới là một nơi nguy hiểm không phải vì những người tà ác, mà là vì những người không chịu làm gì về điều đó.?
    Để làm gì đó với những kẻ vô liêm sỉ, chúng ta trước hết phải nhận biết chúng. Vậy thì, trong cuộc sống của mỗi chúng ta, làm thế nào để chúng ta nhận ra trong số khoảng 25 người, kẻ nào là không có lương tâm và có thể gây nguy hiểm đến tài sản và hạnh phúc của chúng ta? Quyết định xem ai đó có đáng tin hay không thường đòi hỏi biết rõ người đó trong một thời gian dài, và trong trường hợp nhận biết kẻ thái nhân cách, thời gian đó dài hơn nhiều so với thời gian chúng ta sẽ cho phép nếu hắn có mang dấu hiệu rõ ràng trên trán ngay từ đầu. Tình thế khó xử này đơn giản là một phần của cuộc sống con người. Nhưng ngay cả với những người chúng ta đã quen thuộc, câu hỏi bức thiết vẫn là, ?oLàm cách nào để tôi biết ai đáng tin cậy?? ?" hay chính xác hơn, ai không đáng tin cậy.
    Sau gần 25 năm lắng nghe các bệnh nhân của tôi kể về những kẻ thái nhân cách đã xâm phạm và phá hoại cuộc sống của họ, khi tôi được hỏi, ?oLàm cách nào để tôi biết ai không đáng tin cậy??, câu trả lời của tôi thường làm người kia ngạc nhiên. Một cách tự nhiên, mọi người trông đợi tôi sẽ đưa ra chi tiết về một hành vi nham hiểm hay một số cử chỉ hay cách dùng ngôn ngữ đe dọa nào đó để làm dấu hiệu nhận biết. Thế nhưng, tôi thường khiến mọi người ngã ngửa khi đảm bảo với họ rằng dấu hiệu nhận biết không phải là bất kỳ cái nào trong số đó, bởi vì không có dấu hiệu nào trong số đó là luôn chắc chắn. Thay vào đó, dấu hiệu tốt nhất trong tất cả là màn diễn khơi dậy lòng thương hại. Dấu hiệu chắc chắn nhất, hành vi phổ biến nhất của kẻ vô liêm sỉ không phải nhắm vào nỗi sợ của chúng ta, như mọi người vẫn thường tưởng tượng. Oan trái thay, nó nhắm vào sự thương cảm trong mỗi chúng ta.
    Tôi biết điều này lần đầu tiên khi tôi còn là một sinh viên sau đại học và có cơ hội phỏng vấn một bệnh nhân đã được xác định là thái nhân cách. Hắn không phải là một kẻ bạo lực, thay vào đó hắn chỉ thích lừa đảo mọi người lấy tiền qua những chương trình đầu tư gian trá tinh vi. Tò mò về cá nhân này và điều gì có thể là động lực thúc đẩy hắn ?" khi đó tôi vẫn còn trẻ và nghĩ hắn là một hiện tượng hiếm hoi - tôi hỏi, ?oCái gì là quan trọng với anh trong cuộc sống? Cái gì anh muốn hơn tất cả những thứ khác?? Tôi nghĩ hắn có thể nói ?ocó nhiều tiền,? hay ?okhông bị vào tù,? hai mục đích mà hắn dùng hầu hết thời gian để hướng tới. Thay vào đó, không một chút do dự, hắn trả lời, ?oÀ, cái đó thì dễ. Cái tôi thích nhất hơn bất cứ cái gì là khi mọi người thương hại tôi. Điều tôi thực sự muốn hơn tất cả mọi thứ trên đời là lòng thương hại của người khác.?
    Tôi thực sự kinh ngạc và khá là cụt hứng. Tôi nghĩ tôi sẽ thích hơn nếu hắn nói ?okhông bị vào tù?, hay thậm chí ?ocó nhiều tiền?. Và tôi cũng thấy khó hiểu. Làm sao người đàn ông này - làm sao bất cứ ai - lại muốn được thương hại, chứ đừng nói là muốn được thương hại hơn tất cả mọi ước nguyện khác? Tôi không thể tưởng tượng nổi. Nhưng bây giờ, sau 25 năm lắng nghe các nạn nhân, tôi nhận ra có lý do rất hợp lý cho sự ưa thích của kẻ thái nhân cách đối với lòng thương hại. Nó rõ ràng như là cái mũi trên mặt chúng ta, và cũng khó nhận ra như vậy nếu không có một cái gương. Lời giải thích ở đây là những người tốt sẽ để cho những kẻ trông thảm thương làm mọi điều, kể cả giết người. Vì vậy bất cứ kẻ thái nhân cách nào muốn tiếp tục với cuộc chơi của hắn, dù cuộc chơi ấy là cái gì đi nữa, sẽ hướng tới lòng thương hại trên hết.
    Hơn cả sự ngưỡng mộ - thậm chí hơn cả sự sợ hãi ?" lòng thương hại từ những người tốt là tấm séc trắng ký sẵn. Khi chúng ta thương hại, chúng ta không còn chút đề phòng nào, ít nhất là trong khoảnh khắc ấy. Và cũng như bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp khác của con người, những phẩm chất liên kết chúng ta với nhau trong cộng đồng - như gắn bó vợ chồng, kính trọng người trên, tôn trọng người tốt bụng hay giàu đầu óc sáng tạo - sự sơ hở tình cảm khi chúng ta thương hại kẻ khác bị những kẻ không có lương tâm lợi dụng để chống lại chúng ta. Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng tha thứ và bỏ qua cho kẻ không có khả năng cảm thấy hối lỗi là điều không nên, nhưng thường khi hắn tỏ ra quá đỗi thảm hại, chúng ta vẫn làm vậy.
    Sự thương hại và thông cảm là những đức tính tốt khi chúng được dành cho những người đáng nhận chúng, những người gặp phải điều không may. Nhưng khi những cảm xúc này bị moi ra từ chúng ta bởi những kẻ không xứng đáng, những kẻ mà hành vi của chúng thường xuyên đi trái với các quy tắc xã hội, đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng có một cái gì đó không ổn, một dấu hiệu nguy hiểm hữu ích mà chúng ta thường bỏ qua. Có lẽ ví dụ dễ nhận ra nhất là gã chồng thái nhân cách thường xuyên đánh đập vợ rồi lại ngồi ôm đầu bên bàn, than thở rằng hắn không thể kiềm chế được bản thân, rằng hắn là một tên khốn nạn và rằng cô vợ hãy rộng lòng tha thứ. Ngoài ra còn nhiều ví dụ khác không đếm xuể, một số trắng trợn hơn cả ví dụ về gã chồng vũ phu trên, một số tinh vi đến độ gần như không nhận ra được. Và với những người có lương tâm trong chúng ta, những tình huống ấy giống như một bức ảnh nền có hình ẩn bên trong. Bức ảnh nền (lời kêu gọi sự thương hại) thường xuyên lấn át và áp đảo nhận thức của chúng ta về cái hình ẩn bên trong (hành vi đồi bại).
    Khi nhìn một cách khách quan từ xa, lời kêu gọi sự thương hại của kẻ thái nhân cách quả là vô lý và đáng sợ. Skip ngụ ý rằng hắn xứng đáng được thông cảm vì hắn đã buộc phải bẻ gãy tay cô thư ký. Doreen Littlefield tỏ ra là một người khốn khổ làm việc quá sức và nhạy cảm đến mức không chịu nỗi những nỗi đau của bệnh nhân. Từ trong tù, một Barbara Graham đáng yêu, kẻ cướp và giết người tàn bạo, giải thích với các phóng viên rằng xã hội đã không để cho cô ta được chăm sóc các con cô ta. Và về nhân vật chỉ huy trại tập trung nói đến ở trên, trong các cuộc hỏi cung năm 1945 trước tòa án Nuremberg, những tên chỉ huy trại tập trung đã mô tả việc chỉ huy các lò đốt xác là công việc tồi tệ thế nào do mùi khủng khiếp bay ra từ đó. Nhà sử học người Anh Richard Overy đã ghi lại các cuộc phỏng vấn trong đó những tên chỉ huy này phàn nàn là chúng không ăn trưa nổi ở chỗ làm.
    Những kẻ thái nhân cách không coi tín nghĩa ra gì, nhưng chúng rất biết cách dùng nó để phục vụ lợi ích của chúng. Và cuối cùng, tôi chắc chắn rằng nếu quỷ sứ có tồn tại, hắn cũng sẽ muốn chúng ta thương hại hắn.
    Khi quyết định ai là người đáng tin cậy, luôn nhớ rằng sự kết hợp của những hành vi tồi tệ thường xuyên và những màn kịch nhằm khơi dậy lòng thương hại của bạn là cái gần nhất với dấu hiệu cảnh báo trên trán kẻ vô lương tâm mà bạn có thể có được. Một người mà các hành vi thể hiện cả hai đặc tính trên không nhất thiết phải là một kẻ giết người hàng loạt hay là một kẻ bạo lực vũ phu, nhưng đấy chắc chắn không phải là người bạn muốn kết bạn thân thiết, làm ăn cùng, nhờ chăm sóc con cái bạn hay kết hôn với.
    Xem tiếp: http://dauhieuthoidai.blogspot.com/2010/03/ke-thai-nhan-cach-o-nha-ben-chuong-6.html
  3. Driverless

    Driverless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2009
    Bài viết:
    5.101
    Đã được thích:
    114
    up
  4. DHTD09

    DHTD09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chương 8: Kẻ thái nhân cách ở nhà bên
    Có thể chúng ta là những con rối - những con rối bị điều khiển bởi những sợi dây của xã hội. Nhưng ít nhất chúng ta là những con rối có quan sát, có nhận thức. Và có thể nhận thức là bước đi đầu tiên hướng tới sự giải phóng cho chúng ta. ?" Stanley Milgram
    ?oEm muốn nói chuyện với ai đó. Em nghĩ có lẽ là vì cha em ở trong tù.? Hannah, cô gái 22 tuổi, xinh đẹp, môi mím chặt, bệnh nhân mới của tôi, nói lí nhí trong khi vẫn quay mặt về phía một trong những tủ sách của tôi phía bên phải. Sau một lúc, cô nhìn thẳng vào tôi một cách rụt rè và nhắc lại: ?oEm cần ai đó để nói chuyện. Cha em ở trong tù.?
    Cô thở hắt ra một tiếng rất khẽ, dường như nỗ lực để nói chừng đó đã rút hết không khí khỏi phổi cô, và rồi cô im lặng.
    Khi ai đó đang rất hoảng sợ, và nhất là khi đó, một phần của trị liệu tâm lý chỉ đơn giản là biết cách lặp lại những câu nói của người ngồi đối diện với bạn mà không tỏ ý phán xét hay tỏ vẻ bề trên. Tôi hơi cúi về phía trước, các ngón tay vẫn ***g quanh gối, và cố gắng tìm gặp cặp mắt của Hannah, lúc này đã dán chặt xuống tấm thảm phương Đông ở giữa chúng tôi.
    Tôi nói nhỏ nhẹ, ?oCha em ở trong tù??
    ?oVâng.? Cô từ từ nhìn lên trong khi trả lời, gần như ngạc nhiên, cứ như tôi đã lấy thông tin này bằng thần giao cách cảm. ?oÔng ấy giết một người. Ý em là ông ấy không cố ý, nhưng ông ấy giết một người.?
    ?oVà bây giờ ông ấy ở trong tù??
    ?oVâng. Vâng, ở trong tù.?
    Cô đỏ mặt và mắt rơm rớm.
    Tôi luôn bị ấn tượng bởi thực tế là chỉ một chút lắng nghe nhỏ nhoi nhất, một gợi ý mỏng manh nhất về khả năng sẽ được nhận sự cảm thông có thể mang lại ngay lập tức dòng cảm xúc mạnh như vậy. Tôi nghĩ đó là vì chúng ta hầu như không bao giờ thực sự được lắng nghe. Trong công việc với tư cách một nhà tâm lý học, tôi luôn được nhắc nhở hàng ngày về thực tế là chúng ta ít được lắng nghe, và những hành động của chúng ta ít được thấu hiểu bởi mọi người xung quanh đến mức nào. Và một trong những trớ trêu của ?onghề lắng nghe người khác? của tôi là bài học nó dạy cho tôi rằng trên nhiều khía cạnh, mỗi người trong chúng ta thực sự là một ẩn số với những người xung quanh.
    ?oCha em ở trong tù bao lâu rồi??, tôi hỏi.
    ?oKhoảng 41 ngày. Phiên tòa kéo rất dài. Họ không giữ cha em trong tù trong lúc xét xử.?
    ?oVà em cảm thấy em cần nói chuyện với ai đó??
    ?oVâng. Em không thể? Nó quá là? Trầm cảm. Em nghĩ em đang bị trầm cảm. Em sắp phải nhập học trường y.?
    ?oTrường y? Em muốn nói là tháng 9 này??
    Lúc ấy là tháng 7.
    ?oVâng. Ước gì em không phải làm vậy.?
    Những giọt nước mắt lại chảy xuống, không một tiếng động, không một tiếng nức nở, như là phần còn lại của cô không biết rằng cô đang khóc. Dòng nước mắt chảy xuống từ đôi mắt cô, rớt xuống vạt áo sơmi lụa trắng thành những vết hoen ướt. Ngoại trừ điều đó, thái độ của cô không thay đổi, tê cứng. Nét mặt cô không nhúc nhích.
    Tôi luôn bị xúc động bởi sự đau buồn. Sự đau khổ của Hannah là cùng cực. Tôi bị chế ngự hoàn toàn.
    Dùng hai ngón trỏ, cô gạt mái tóc đen thẳng ra sau tai cho gọn. Tóc cô bóng đến mức trông như có ai vừa đánh bóng nó. Cô nhìn lướt qua tôi ra phía cửa sổ và hỏi, ?oChị có biết cảm giác khi cha chị ở trong tù thế nào không??
    ?oKhông,? tôi nói. ?oCó thể em sẽ cho chị biết.?
    Và thế là Hannah kể cho tôi câu chuyện của cô, hay phần này của câu chuyện.
    Cha cô là hiệu trưởng một trường cấp ba công lập tại một khu ngoại ô trung lưu, nơi Hannah lớn lên. Nó ở một bang khác, khoảng một ngàn dặm về phía tây Boston. Theo Hannah kể, ông là một người cực kỳ dễ mến với khả năng thu hút mọi người một cách tự nhiên, một ?ongôi sao?, như cách Hannah nói, và được học sinh, giáo viên và gần như tất cả mọi ngưòi trong cộng đồng nhỏ quanh trường yêu mến. Ông luôn có mặt ở các trận bóng đá để cổ vũ, và rất coi trọng việc đội nhà có giành thắng lợi hay không.
    Sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn miền tây, ông mang nhiều ?oquan niệm bảo thủ?, Hannah nói. Ông tin vào lòng yêu nước và một quân đội hùng mạnh, đồng thời cũng tin vào tầm quan trọng của việc học hành và sự tự phấn đấu vươn lên. Hannah là đứa con duy nhất của ông. Và kể từ khi cô nhớ được, ông nói với cô rằng mặc dù cô không phải là con trai, cô có thể trở thành bất cứ cái gì cô muốn. Những cô gái có thể trở thành bất cứ cái gì họ muốn. Những cô gái có thể trở thành bác sĩ. Hannah có thể trở thành bác sĩ.
    Hannah rất yêu cha cô. ?oCha em là người đàn ông dễ thương nhất, có nhân cách nhất trên thế giới này. Ông ấy thực sự là như vậy,? cô bảo tôi. ?oGiá mà chị thấy những người đến dự phiên tòa. Họ chỉ có ngồi đó và khóc cho ông ấy, khóc rồi lại khóc. Họ thấy thương ông ấy quá, nhưng họ không làm gì được. Chị biết không? Họ không làm gì được.?
    Vụ giết người xảy ra vào một đêm tháng ba khi Hannah, lúc đó đang học năm thứ hai cao đẳng, tình cờ ở nhà trong kì nghỉ xuân. Vào lúc tờ mờ sáng, cô bị đánh thức bởi một tiếng động rất to ở ngoài ngôi nhà của cha mẹ cô.
    ?oMãi về sau em mới biết đấy là tiếng súng,? cô bảo tôi.
    Cô ra khỏi giường, mắt nhắm mắt mở nhìn quanh và thấy mẹ cô đứng ngay bên trong khung cửa phía trước của ngôi nhà, khóc lóc và vặn vẹo chân tay. Không khí lạnh tháng ba ùa vào nhà.
    ?oChị biết không, đấy là cảm giác lạ lùng nhất trên đời. Đến giờ em vẫn có thể nhắm mắt lại và nhìn thấy mẹ em đứng như vậy - cơn gió lùa vào bộ váy ngủ của bà ?" và cảm giác như là em đã biết hết mọi thứ, tất cả mọi thứ xảy ra, ngay tại thời điểm đó, thậm chí trước khi em biết bất cứ điều gì. Em biết cha em sẽ bị bắt. Em thấy tất cả. Nó như là cảnh từ một cơn ác mộng phải không? Tất cả những thứ ấy xảy ra như một cơn ác mộng. Nó như là một sự kiện mà chị không thể tin là đang xảy ra trong thực tế, và chị cứ nghĩ là chị sẽ tỉnh lại. Đôi lúc em vẫn nghĩ em sẽ tỉnh lại và mọi thứ sẽ chỉ là một giấc mộng kinh hoàng. Nhưng làm thế nào mà em biết tất cả mọi thứ trước khi em biết bất cứ cái gì? Em thấy mẹ em đứng đó như là? như là cảnh ấy đang xảy ra trong quá khứ, như là déjà vu hay cái gì đó tương tự. Nó thật là lạ lùng. Hoặc có thể là không. Có thể bây giờ khi em nhớ lại thì nó có vẻ như vậy. Em không biết nữa.?
    Ngay khi nhìn thấy Hannah, mẹ cô lao đến túm lấy cô, như là kéo con gái mình ra khỏi đường tàu trước lúc một đoàn tàu lao đến vậy, và hét lên, ?oĐừng ra ngoài đó! Đừng ra ngoài đó!? Hannah không hề có ý ra ngoài, và cô cũng không hỏi mẹ cô chuyện gì xảy ra. Cô chỉ đứng đó trong vòng tay đang run rẩy vì kinh hoàng của bà.
    ?oTrước đó chưa bao giờ em thấy mẹ em như vậy,? Hannah nói. ?oMặc dù vậy, như em muốn nói lúc nãy, nó gần như là em đã trải qua tất cả cảnh ấy rồi. Em biết là em nên ở trong nhà.?
    Một lúc sau ?" Hannah không chắc là bao lâu ?" cha cô đi vào từ cửa chính đang mở rộng, đến chỗ cô và mẹ cô vẫn đứng ôm nhau.
    ?oThằng đó không cầm súng trong tay. Nó đánh rơi đâu đó ngoài vườn.?
    Chỉ mặc mỗi cái quần ngủ, ông đứng đó trước gia đình nhỏ của ông.
    ?oCha em trông bình thường. Ông ấy thở hơi gấp một chút, nhưng em muốn nói là ông ấy không có vẻ hoảng sợ hay gì hết, và trong một giây, trong nửa giây, em nghĩ có thể mọi thứ sẽ ổn cả.?
    Khi nói vậy, nước mắt Hannah lại chảy xuống.
    ?oNhưng em vẫn quá sợ nên không dám hỏi cha em chuyện gì xảy ra. Sau một lúc, mẹ em thả em ra. Bà đi vào trong và gọi cảnh sát. Em nhớ là bà hỏi, ?~Anh ta có bị thương không??T Và ông ấy nói, ?~Tôi nghĩ vậy. Tôi nghĩ tôi đã cho nó một cú rất nặng.?T Và rồi mẹ em đi vào bếp gọi cảnh sát. Đấy là việc cần làm, phải vậy không??
    ?oPhải,? tôi nói. Đấy không phải là một câu hỏi lấy lệ.
    Từng chút một, Hannah biết được chuyện gì đã xảy ra. Lúc trước trong cái đêm kinh hoàng ấy, mẹ Hannah, vốn là một người ngủ nông, nghe thấy tiếng động từ phía phòng khách, nghe như là tiếng kính vỡ, và đã đánh thức chồng bà. Có những tiếng động nữa. Người đàn ông của gia đình đoán chắc là đang có một kẻ đột nhập cần đối phó và ra khỏi giường để chuẩn bị. Thận trọng (theo lời vợ ông ta kể lại sau đó) - chỉ bằng ánh sáng một ngọn đèn nhỏ xíu ?" ông lấy ra hộp đựng súng từ ngăn kéo phòng ngủ, mở khóa và lên đạn. Bà vợ van xin ông hãy đi gọi cảnh sát. Ông thậm chí không hề trả lời lời cầu khẩn này. Ông chỉ rít lên một cách ra lệnh, ?oỞ yên đó!? Và vẫn ở trong bóng tối, ông tiến ra phía phòng khách.
    Nhìn thấy ông, hay có nhiều khả năng hơn là nghe thấy ông, kẻ đột nhập chạy ra khỏi nhà qua cửa chính. Cha Hannah đuổi theo, bắn vào người đàn ông và ?ohoàn toàn chẳng may?, như một trong những luật sư của ông mô tả sau này, bắn trúng sau đầu và giết chết kẻ đột nhập ngay tại chỗ. Điều xảy ra là người đàn ông ấy ngã xuống vỉa hè giữa bãi cỏ trước nhà và đường phố. Thế nghĩa là, nói một cách chi li, cha Hannah đã bắn một người không vũ trang trên đường phố.
    Điều lạ lùng, không thể tin được, là không một người láng giềng nào ló mặt ra.
    ?oMọi thứ sau đó đều yên tĩnh. Quá yên tĩnh,? Hannah nói với tôi trong văn phòng.
    Cảnh sát đến nhanh chóng sau khi mẹ Hannah gọi họ, tiếp theo là một số người nữa và một chiếc xe cứu thương không hú còi. Cuối cùng, cha mẹ cô bị đưa về đồn cảnh sát.
    ?oMẹ em gọi vợ chồng em gái bà đến để ở cùng em cho đến hết đêm, cứ như đột nhiên em lại trở thành một đứa trẻ. Họ chẳng giúp được gì. Họ cũng đang hoảng loạn. Em nghĩ rằng em chỉ cảm thấy u mê, không còn cảm giác gì.?
    Ngày hôm sau, và những tuần sau đó, câu chuyện được bàn tán trên đài báo địa phương. Vụ nổ súng xảy ra ở một khu ngoại ô trung lưu yên tĩnh. Người nổ súng là một người đàn ông trung lưu bình thường, không có lịch sử về hành vi bạo lực. Ông ta không say rượu, cũng không dùng thuốc kích thích. Người chết là một kẻ tội phạm, nghiện ma túy, và ngay trước khi bị bắn, hắn đã đột nhập vào căn nhà qua cửa sổ. Không ai ngoài công tố viên tranh cãi về việc hắn là kẻ trộm, hay về việc cha Hannah đã đuổi và bắn hắn vì hắn đã đột nhập vào nhà ông.
    Đây là một vụ án về quyền của nạn nhân. Đây là một vụ án về quản lý súng đạn. Đây là một vụ án cho thấy cần trấn áp tội phạm mạnh mẽ hơn nữa. Nó minh họa rõ ràng những tác hại trong việc tự trừng trị tội phạm không cần đến pháp luật. Hoặc có thể nó cho thấy chủ nhà cần có nhiều quyền hơn. ACLU (Hiệp hội Quyền Công dân Mỹ) sôi sùng sục, NRA (Hội Súng trường Quốc gia) còn hơn thế nữa.
    Phiên tòa kéo dài, như Hannah đã nói, rồi đơn kháng cáo và một phiên tòa dài nữa. Cuối cùng, cha Hannah bị kết tội ngộ sát và kết án 10 năm tù. Các luật sư nói có nhiều khả năng nó sẽ ?ochỉ là? hai hay ba năm.
    Tin về một hiệu trưởng trường trung học bị kết án 10 năm tù vì đã bắn một tên trộm trước cửa nhà làm dấy lên những luồng dư luận mạnh mẽ. Có nhiều cuộc biểu tình phản đối từ tất cả các phía: Quyết định ấy là trái hiến pháp. Nó thách thức lẽ công bằng. Ông ta bị kết án là đúng vì đã hành động coi thường luật pháp và vi phạm quyền con người. Ông ấy là một người Mỹ anh hùng vì đã bảo vệ gia đình mình. Ông ta là một thằng điên bạo lực. Ông ta là người hy sinh vì chính nghĩa, bất kể chính nghĩa ấy là gì.
    Bất chấp tất cả, Hannah vẫn tiếp tục học cao đẳng, được toàn điểm A, và nộp đơn vào trường y. Cha cô khăng khăng yêu cầu cô làm vậy.
    ?oCha em không cho phép cuộc đời em bị hủy hoại bởi tất cả những thứ ?~ngu ngốc?T ấy. Đó là điều ông ấy nói.?
    Và Hannah được nhận vào hầu như tất cả các trường y mà cô nộp đơn, bất chấp tình thế khó khăn của cha cô. Cô nói với tôi rằng ?otình thế ấy có lẽ còn giúp em được nhận dễ hơn. Ông ấy đại diện cho chính nghĩa.?
    Kết thúc câu chuyện, Hannah lục trong cái túi xách da nhỏ của cô, tìm ra một cái khăn giấy, và bắt đầu lau nước mắt trên má và áo cô. Cô làm vậy mặc dù có một hộp đầy khăn giấy ở trên bàn ngay bên trái cô.
    ?oVậy chị thấy đấy, em không thực sự cần được ?~điều trị?T. Nhưng em rất muốn nói chuyện với ai đó. Em thực sự không muốn bị trầm cảm thế này khi bắt đầu vào trường y. Em không biết nữa. Chị nghĩ liệu em gặp chị có được không??
    Câu chuyện và thái độ của Hannah đã ảnh hưởng đến tôi. Tôi cảm thấy thông cảm sâu sắc với cô, và nói với cô điều đó. Nhưng trong thâm tâm, tôi tự hỏi liệu cô có thể chấp nhận sự giúp đỡ của tôi đến đâu. Tôi chỉ là một bác sĩ tâm lý chuyên về chấn thương tinh thần mà cô gọi sau khi thấy tên tôi trên một bài báo. Bề ngoài, chúng tôi đồng ý sẽ gặp một lần mỗi tuần trong một thời gian để Hannah có thể có ai đó để chia sẻ với. Trường y mà cuối cùng cô chọn nằm ở Boston, và mẹ cô thúc giục cô chuyển đến đó ngay sau lễ tốt nghiệp cao đẳng, để cô có thể ?olàm quen? trước khi năm học bắt đầu và tránh xa khỏi sự điên rồ ở nhà. Mẹ cô cảm thấy tình hình của chồng bà ?ocó ảnh hưởng tiêu cực? đến con gái bà. Tôi nghĩ hiếm khi mà nghe được một câu nói giảm nhẹ như vậy, và tôi trấn an Hannah rằng tôi hoàn toàn đồng ý gặp cô.
    Sau khi cô rời khỏi, tôi đi lại trong văn phòng chừng một hai phút, nhìn qua cửa sổ ra phía Vịnh Back của Boston, thu dọn giấy tờ trên bàn làm việc rộng mà bừa bộn, rồi lại quay trở lại cửa sổ. Tôi vẫn thường làm vậy sau mỗi buổi trị liệu trong đó người bệnh nói với tôi rất nhiều, nhưng vẫn rất ít. Trong khi đi lại, tôi suy nghĩ không phải về những câu hỏi pháp lý và chính trị như ai, cái gì, lúc nào, ở đâu, mà là về câu hỏi muôn thuở của tâm lý học: tại sao.
    Hannah không hỏi tại sao ?" như là ?oTại sao cha em bắn phát súng ấy? Tại sao ông ấy không đơn giản là để cho người đàn ông ấy đi khỏi?? Tôi suy ngẫm về điều đó. Về mặt tình cảm, cô không thể hỏi tại sao vì câu trả lời có thể là quá nguy hại. Toàn bộ mối quan hệ với cha cô có thể bị ảnh hưởng. Và có lẽ đó là lý do tại sao cô cần tôi, để giúp cô lần qua những câu trả lời có thể cho câu hỏi nguy hiểm này. Có thể cha cô khi ấy ở trong trạng thái không tự làm chủ được, đã vô tình bóp cò súng, và ?ohoàn toàn chẳng may? bắn trúng đầu kẻ đột nhập, giết chết hắn, như người luật sư nói. Hoặc có thể cha cô thực sự tin gia đình của ông đang gặp nguy hiểm, và bản năng bảo vệ gia đình đã khiến ông làm vậy. Hoặc có thể cha Hannah, người đàn ông có gia đình, người hiệu trưởng bình thường của trường trung học ở một khu ngoại ô trung lưu ấy, là một kẻ giết người.
    Xem tiếp: http://dauhieuthoidai.blogspot.com/2010/05/ke-thai-nhan-cach-o-nha-ben-chuong-8.html

Chia sẻ trang này