1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm lý học trên cơ sở sự không tồn tại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 03/08/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    [​IMG]
    Con người tự cổ chí kim luôn cảm thấy mình không tự do trong tâm lý. Cho dù thân xác có mạnh mẽ, cho dù có cuộc sống vật chất không thiếu gì cũng như sở hữu trong tay tri thức và công nghệ cao nhưng tâm lý vẫn cứ luôn là “gót chân Asin” của chúng ta. Những viên thuốc, những lời khuyên về tâm lý chỉ có tác dụng hỗ trợ một cách tương đối chứ không khiến ta hoàn toàn cân bằng và bình an trong tâm lý được. Tâm lý cứ luôn bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, luôn bị phụ thuộc vào hoàn cảnh. Thế giới bên ngoài yên bình thì bạn yên bình, thế giới bên ngoài hỗn độn thì bạn hỗn độn. Làm chủ được tâm lý của bản thân, giúp tâm trí luôn cân bằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng muốn tự điều tiết được tâm lý của bản thân để tự do đối với hoàn cảnh sống thì bạn cần phải biết cỗ máy tâm trí của bạn hoạt động theo nguyên tắc nào. Qua bài viết “vũ trụ, tâm linh và tâm lý”, chúng ta đã hiểu sự hình thành vũ trụ và sự sống là do sự thức tỉnh của tính quy luật trong cõi hỗn mang. Quy luật được coi là tiền đề, là gốc rễ của tất cả các nguyên lý mà khoa học đã nhận biết được chính là nguyên lý âm dương của phương Đông, nguyên lý về các cặp đối lập. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều được cấu thành bởi một cặp đối lập lượng tử đó là vật chất động và vật chất tĩnh. Toàn vũ trụ là một ma trận số học, một chiếc máy tính lượng tử với các số liệu mang tính thống nhất, chặt chẽ. Môi trường không quy luật bên ngoài tác động liên tục vào môi trường có quy luật bên trong vũ trụ khiến hệ thống các quy luật của vũ trụ liên tục được bổ sung mà hiện tượng thiên hà đỏ có thể làm bằng chứng. Ma trận vũ trụ do đó không thể mang tính tuyệt đối mà phải mang tính ngẫu nhiên, tương đối. Chiếc máy tính lượng tử này trở thành một chiếc máy tính biết sáng tạo. Con người chúng ta có 3 cơ thể chính, tương ứng với số lượng vật chất tĩnh cấu thành cơ thể đó theo thứ tự tăng dần lần lượt là thể trí, thể vía và thể xác. Thể trí là một thể vô hình, có cấu trúc giống hệt với chiếc máy tính lượng tử vũ trụ. Những hoạt động ở thể trí đã tạo nên tất cả tình cảm, nhận thức và tư duy của con người.

    Khi chấp nhận một cách triệt để sự không tồn tại, khái niệm về sự chủ động sẽ biến mất và chỉ còn khái niệm bị động. Chúng ta không còn là một thực thể chủ động mà là một cỗ máy vô tri vô giác hoạt động theo các nguyên tắc vật lý. Chỉ cần hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của chiếc máy tính thể trí là chúng ta sẽ biết cách điều tiết nội tâm để tâm lý luôn cân bằng cũng như có thể tư duy nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cũng giống như thể xác, thể trí cũng có những cơ quan nội tạng của mình. Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á có một khái niệm về năng lượng tâm linh đó là luân xa (chakra). Luân xa có nghĩa là bánh xe hay vòng tròn. Các luân xa xếp thành một cột thẳng đứng từ gốc cột sống lên tới đỉnh đầu và xoay tròn liên tục để thu hút năng lượng sống từ vũ trụ, làm cân bằng tâm sinh lý của con người. Luân xa bao gồm có 7 cái, mỗi cái đảm nhiệm một chức năng tâm sinh lý riêng. Tương ứng với 7 luân xa tính từ dưới lên là 7 nguyên tố cơ bản trong vũ trụ đó là Đất, Nước, Lửa, Không khí, Âm thanh, Ánh sáng và Không gian. 7 nguyên tố này là do các cách kết hợp khác nhau của hai loại lượng tử cơ bản mà thành. Nguyên tố Đất được cấu thành bởi nhiều vật chất tĩnh nhất, lên dần các nguyên tố phía trên thì số lượng vật chất tĩnh giảm dần, đến nguyên tố Không gian thì ít vật chất tĩnh nhất. Năm nguyên tố ở giữa là vùng ý thức. Chúng tương ứng với 5 giác quan: Nước – xúc giác, Lửa – vị giác, Không khí – khướu giác, Âm thanh – thính giác, Ánh sáng – thị giác. Các giác quan chính là các dạng thức khác nhau của sự quan sát. Hai nguyên tố ở hai đầu là vùng vô thức. Hoạt động ở vùng ý thức luôn bị chi phối, điều khiển bởi hoạt động ở vùng vô thức. Căn cứ vào các thông tin được đưa vào, thể trí sẽ xây dựng các phương trình mà nghiệm của các phương trình này quyết định hành động phản hồi lại của thể trí đối với thế giới bên ngoài. Bẩy tầng của thể trí có bẩy cách lập phương trình khác nhau. Khu vực thuộc nguyên tố Đất của chiếc máy tính thể trí do đặc nhất nên chỉ có thể hiểu được đường thẳng, chỉ giải được phương trình đường thẳng (f(x)=ax+b). Đất tạo nên ý chí của bạn. Tại một thời điểm nhất định, năng lượng từ khu vực nguyên tố Đất chỉ có thể được giải phóng theo một hướng duy nhất mà thôi. Tuy nhiên, nếu thông tin mà các giác quan mang lại bị mâu thuẫn nhau thì sẽ tạo ra nhiều hướng đi, ý chí của bạn không biết phải đi vào con đường nào, gây ra bế tắc năng lượng ở khu vực nguyên tố Đất, tạo ra cảm giác sợ hãi, bực bội trong bạn. Khi những bế tắc này tăng lên, năng lượng buộc phải thoát ra ngoài, gây ra những vụ nổ lượng tử bên trong thể trí. Đây chính là lúc bạn ở trạng thái rối loạn, giận dữ, thịnh nộ. Cảm xúc ở khu vực nguyên tố Đất là cảm xúc cơ bản. Ở đây không có sự phân biệt mọi thứ một cách chi tiết như ở các nguyên tố phía trên mà chỉ có sự phân ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Ngôi thứ nhất là bạn còn ngôi thứ hai là bất cứ cái gì không phải là bạn.

    Các nguyên tố từ Nước trở lên do có ít vật chất tĩnh hơn nên có thể hiểu và giải được phương trình đường cong. Nguyên tố nào càng ít vật chất tĩnh thì càng bớt tính cứng nhắc, càng trở nên linh hoạt hơn, càng giải được nhiều phương trình hơn cùng một lúc. Những nguyên tố cứng nhắc như Đất và Nước sẽ tạo nên cảm xúc của bạn, đóng vai trò thúc đẩy hành động, còn những nguyên tố có tính linh hoạt cao ở phía trên thì sẽ đóng vai trò tạo nên tư duy, dẫn dắt hành động. Tuy có tính linh hoạt cao hơn nhưng quyền quyết định hành động tiếp theo là gì lại không thuộc về năm nguyên tố của ý thức. Khi các thông tin được đưa vào qua các giác quan, các tầng khác nhau của thể trí sẽ cùng lúc lập phương trình để giải. Khu vực các nguyên tố ở phía trên cao luôn giải ra nghiệm bởi khả năng hiểu được đường cong nhưng cho dù vậy nếu ở khu vực phía dưới, đặc biệt là khu vực nguyên tố Đất, phương trình được giải ra là vô nghiệm thì hành động tiếp theo cũng vẫn chưa được xác định. Các tầng phía trên sẽ lại phải tiếp tục lập phương trình hết cái này tới cái khác và giải đến khi có nghiệm thỏa mãn khu vực phía dưới thì thôi. Có thể nói tầng dưới cùng, nơi cứng nhắc nhất, có ý chí cao nhất, giống như là lãnh đạo (leader) của cả nhóm. Ý chí và cảm xúc của bạn mang tính chủ động và uy quyền hơn cho nên chính ý chí, cảm xúc đã quy định ý thức chứ không phải ngược lại. Những quan điểm, lý lẽ, tư tưởng của bạn đều bị quy định bởi cảm xúc cho dù bạn có muốn hay không.

    Nguyên tố Đất được cấu thành bởi nhiều vật chất tĩnh cho nên tĩnh năng của nó là cao nhất. Tĩnh năng là lực hấp dẫn như keo dính, nó khiến cho các sự kiện ở tầng thứ nhất của thể trí luôn ở trạng thái “chuyện nọ xọ chuyện kia”, tức là các thông tin, các sự kiện luôn bị quấn chặt vào nhau mà không tách bạch ra rõ ràng được. Khi ai đó đưa cho bạn một bó đũa bảo bạn hãy bẻ hết số đũa này, khu vực các nguyên tố có ít vật chất tĩnh có thể dễ dàng nhìn ra được là phải tháo rời bó đũa ra rồi bẻ từng chiếc. Tuy nhiên, ở khu vực nguyên tố Đất, kết quả lại cho ra là bạn phải bẻ hết tất cả chúng cùng một lúc. Bài toán ở tầng thứ nhất giải ra vô nghiệm, việc bẻ hết số đũa là một “nhiệm vụ bất khả thi”. Ý chí sinh tồn phát ra một tín hiệu nguy hiểm, bế tắc được sinh ra, bạn sẽ có cảm giác khá stress. Tương tự như vậy, khi bạn có rất nhiều việc để làm, ý chí sinh tồn lại hiểu rằng bạn phải làm tất cả chúng trong cùng một thời điểm. Thực ra, theo logic thì bạn không thể stress được vì mỗi thời điểm, bạn làm có một việc, giống như bẻ từng chiếc đũa vậy. Stress xuất hiện là do tầng thứ nhất của thể trí không giải toán một cách linh hoạt được. Đất chỉ đi được đường thẳng, không biết tránh né chướng ngại vật. Bạn phải chỉ cho nó cách tránh thế nào. Nếu bạn được đưa cho một bó đũa, rồi được hướng dẫn một cách tỉ mỉ từng bước rằng đầu tiên hãy tháo rời bó đũa, sau đó nhặt từng chiếc lên và bẻ thì bế tắc sẽ không bị sinh ra. Tuy những nguyên tố ý thức biết câu trả lời nhưng hành động của bạn lại thường được quyết định bởi ý chí sinh tồn. Như đã nói, vô thức là sếp của ý thức. Đất thuộc phần vô thức và tầng thứ nhất là tầng quyết định điều gì được làm và điều gì không, quyết định điều gì đúng và điều gì sai.

    Tầng thứ bẩy của thể trí là khu vực loãng nhất. Đó là tầng của nguyên tố Không gian, nguyên tố linh hoạt nhất trong số bẩy nguyên tố. Các thuật toán ở nguyên tố Không gian là thiên biến vạn hóa, không thể hiểu được. Nguyên tố Không gian có khả năng hóa giải được sự hỗn độn, tách ghép các thông tin thu được và sắp xếp chúng thành một hệ thống hài hòa. Đây là khu vực chủ lực của thể trí, đóng vai trò duy trì sự cân bằng, hài hòa cho tâm trí trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hoạt động ở tầng thứ nhất và tầng thứ bẩy đều nằm ngoài khả năng chi phối cũng như nhận thức của ý thức. Ở khu vực các nguyên tố phía dưới luôn có sự phân biệt giá trị của các thông tin được thu nhận vào. Khu vực phụ trách cảm xúc sẽ coi những thông tin thỏa mãn cho ước muốn là có giá trị cao còn các thông tin khác không có giá trị, không được tiếp nhận và xử lý. Hay khu vực phụ trách lý lẽ logic sẽ coi những thông tin ủng hộ cho một lập luận nào đó là có giá trị. Còn ở khu vực nguyên tố Không gian, giá trị của các thông tin luôn là ngang bằng nhau. Toàn bộ thông tin đi vào thể trí, kể cả những thông tin lặt vặt nhất cũng được xử lý một cách hiệu quả. Do đó, nguyên tố Không gian có thể được xem như là lý trí tuyệt đối của bạn, khu vực không chịu ảnh hưởng một chút nào của cảm xúc và ý chí. Tầng thứ bẩy có thể được coi như nhà quản lý (manager) của cả nhóm. Khu vực nguyên tố Không gian phụ trách những năng lực tư duy bậc cao như trí tưởng tượng và trực giác.

    Nếu như bản năng sinh tồn của thể xác giúp ta không chết thì bản năng sinh tồn của thể trí giúp ta không bị mất cân bằng. Ý chí của nguyên tố Đất và trực giác của nguyên tố Không gian tuy đều là để giúp tâm trí cân bằng nhưng có sự khác biệt. Ý chí thúc đẩy khu vực ý thức hướng ra thế giới bên ngoài tâm trí và tác động đến môi trường sống bên ngoài để cân bằng tâm lý. Ý chí không chấp nhận hoàn cảnh mà buộc hoàn cảnh phải tương thích với mình. Những người có ý chí mạnh thậm chí có thể thay đổi được cả thế giới nếu bị đặt vào nghịch cảnh. Trực giác của Không gian thì điều tiết cảm xúc bằng cách thay đổi các thông tin ở hệ thống logic của bạn, khai thông những bế tắc cho bạn. Trực giác do khu vực nguyên tố Không gian mang lại sẽ giúp bạn phát triển nội tâm, tương thích với hoàn cảnh, giúp bạn cân bằng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mặc dù tầng thứ bẩy của thể trí ưu việt như vậy nhưng đa số chúng ta lại chịu ảnh hưởng của tầng thứ nhất, tức khu vực nguyên tố Đất. Đất không có khả năng định hướng nhưng lại có tính chủ động cao nhất. Ý chí do tầng thứ nhất phát ra có thể gây nhiễu các thuật toán trong khu vực năm nguyên tố ý thức khiến hoạt động ở ý thức bị sai lệch đi. Nguyên tố Đất khiến tâm trí bạn có xu hướng phản ứng lại trước các sự việc. Sự bế tắc năng lượng, những vụ nổ lượng tử ở tầng thứ nhất của thể trí khiến bạn khó mà tự chủ được. Đất và Không gian đều thuộc phần vô thức nhưng Đất tác động đến khu vực ý thức mạnh mẽ hơn Không gian. Muốn dễ dàng cân bằng tâm lý, tìm được lối thoát trong hoàn cảnh khó khăn, bạn chỉ có thể dựa vào nguyên tố Không gian. Đây là nguyên tố không bao giờ biết đến bế tắc. Nếu cái gốc rễ của tâm trí là nguyên tố Đất thì bạn sẽ thường xuyên lâm vào trạng thái kẹt cứng, bế tắc, bị hút chặt vào việc suy ngẫm các vấn đề, không biết phải làm sao để thoát khỏi cảnh hỗn độn. Cho dù bạn có thông minh, nhiều kiến thức tới đâu mà cái gốc rễ vẫn ở dạng rắn như nguyên tố Đất thì bạn vẫn cảm thấy như mình đang bị nô lệ, không tự do. Gốc rễ là nguyên tố Đất khiến bạn giống như thần đèn vậy, quyền năng tài phép vô biên nhưng lại dễ dàng bị điều khiển chỉ bởi một vật hữu hình vô tri vô giác đó là chiếc đèn. Chỉ cần ai đó nắm được thông tin về những điều khiến bạn hoảng sợ là bạn bị tác động ngay. Còn nếu gốc rễ của tâm trí là Không gian, không thế lực nào có thể nắm giữ, điều khiển bạn cả bởi không ai sở hữu hay điều khiển được không gian. Bạn sẽ tự chủ hoàn toàn.

    Điểm tâm trí của bạn chạy lên chạy xuống trong khu vực năm nguyên tố từ Nước đến Ánh sáng. Khi bạn để ý thức chủ động tư duy, chủ động xử lý các thông tin thu nhận được thì ý thức sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn của ý chí. Do ý chí chỉ biết đi đường thẳng nên sự thúc đẩy của ý chí khiến hoạt động tâm trí chỉ vươn đến được sự phân tích logic ở tầng thứ năm của thể trí, tức khu vực của nguyên tố Âm thanh. Tư duy có sự thúc đẩy của ý chí là tư duy kiểu Bản Ngã. Lối tư duy này thích hợp khi bạn sống trong một thế giới ít sự hỗn độn. Bạn có một niềm tin, một quan điểm và có thể xây dựng cuộc sống dựa trên niềm tin, quan điểm đó. Còn khi thế giới xung quanh bạn trở nên hỗn độn hơn, sự hỗn độn đó sẽ vô hiệu hóa tất cả những nỗ lực tư duy của bạn. Bạn càng nỗ lực thì thậm chí sẽ càng thấy rối rắm hơn, giống như khi bạn chìm dưới đầm lầy, càng quẫy thì càng chìm xuống. Những niềm tin khó đứng vững, những lý lẽ dễ mâu thuẫn trong cảnh hỗn độn. Tâm trí bạn sẽ chìm trong biển khái niệm, khó tìm được lối thoát. Trong một thế giới hỗn độn, tâm trí của con người không thể cứng nhắc như hình vuông mà phải linh hoạt như hình tròn. Để tâm trí linh hoạt như hình tròn thì phải có sự kết hợp ăn ý của cả bẩy nguyên tố. Muốn cả bẩy tầng của thể trí hoạt động kết hợp thì bạn cần phải hạn chế sự ảnh hưởng của tầng thứ nhất đến khu vực ý thức và để điểm tâm trí nằm ở khu vực gần với tầng thứ bẩy hơn. Để hạn chế sự ảnh hưởng của khu vực nguyên tố Đất lên tư duy thì khi gặp bế tắc, bạn phải không dùng một chút nỗ lực nào để tư duy. Khu vực năm nguyên tố ý thức không xử lý những thông tin được truyền vào mà chỉ dẫn truyền thông tin cho vô thức. Toàn bộ khu vực ý thức phải ngừng tiếp nhận thông tin và cùng hướng vào tầng thứ bẩy của thể trí, chờ đợi. Tư duy hướng vào lý trí tuyệt đối, không có sự thúc đẩy của ý chí là tư duy kiểu Vô Ngã.

    Bản Ngã và Vô Ngã là hai trạng thái đối lập của tâm trí. Bản Ngã là do ý chí sinh tồn chi phối còn Vô Ngã là do lý trí tuyệt đối điều khiển. Ở trạng thái Bản Ngã, thông tin từ bên ngoài đi vào các giác quan được khu vực ý thức của thể trí tiếp nhận và xử lý, ý chí sinh tồn ở tầng một đốc thúc việc này. Ở trạng thái Vô Ngã, thông tin đi vào không được xử lý ở khu vực ý thức mà giống như “hàng hóa đợi làm thủ tục thông quan” vậy, tức là chưa qua sự kiểm tra và xử lý ở tầng thứ bẩy thì chưa được coi là thông tin có giá trị. Ý thức rỗng không, từ chối tiếp nhận bất cứ thông tin nào, không hướng tới điều gì và chờ đợi thông tin được xử lý ở khu vực nguyên tố Không gian. Kết quả của các thuật toán ở tầng thứ bẩy được truyền xuống khu vực phía dưới ở dạng trực giác, thông tin thanh nhẹ, nằm ngoài phạm vi có thể hiểu của ý thức. Luồng thông tin này thực hiện một chuyến hành trình đi xuyên qua khu vực năm nguyên tố ý thức, xuống thẳng nguyên tố Đất. Trong chuyến hành trình đó, luồng thông tin dạng trực giác đó đã thanh lọc toàn bộ những vướng mắc, mâu thuẫn ở các tầng dưới, làm các tầng dưới của thể trí cân bằng, yên ổn trở lại. Lúc này, cảm xúc lại thanh thản, bực bội, âu lo bị đẩy lùi, những sáng kiến xuất hiện trong tâm trí bạn. Điều này giống như một sự tắm rửa cho thể trí vậy. Mọi cỗ máy trên đời nếu để lâu ngày không làm vệ sinh thì đều hoạt động sai khác đi so với bình thường. Tâm trí mà thiếu việc tắm rửa, thanh tẩy này thì sẽ bị rối loạn, không hoạt động đúng được. Trạng thái Bản Ngã thì thực hiện các hành động trong tình trạng mất cân bằng để tìm lại sự cân bằng cho tâm trí cho nên Bản Ngã hướng tới kết quả của hành động. Ngược lại, trạng thái Vô Ngã thì đợi cân bằng tâm trí rồi mới hành động và hành động này không nhằm tìm kiếm điều gì mà chỉ là thực hiện theo những chỉ dẫn, định hướng từ khu vực phía trên của thể trí mà thôi. Vô Ngã hướng tới hưởng thụ chuyến hành trình.

    Như đã nói ở trên, khu vực nguyên tố Đất chỉ hiểu được đường thẳng, nghĩa là nó chỉ chấp nhận những điều tuyệt đối, không chấp nhận sự tương đối. Do đó, ý chí của tầng thứ nhất luôn thúc đẩy các tầng phía trên phải đi tìm kiếm sự thật. Sự thật là những điều đã được chứng minh là tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi. Trong chiếc máy tính thể trí, những thông tin được thừa nhận là sự thật sẽ là những hằng số không đổi. Những hằng số này chi phối mọi quan điểm, tư tưởng của một người và sau đó là hành vi của người đó. Khi một quan điểm, tư tưởng được thừa nhận bởi số đông trong một xã hội thì nó được coi như tiêu chuẩn tuyệt đối chi phối mọi hoạt động sống của xã hội ấy. Nhưng thực tế thì vũ trụ này là một ma trận số học mang tính chất tương đối. Những quan điểm, tư tưởng của con người chỉ là tiêu chuẩn cho một thời kỳ nhất định, rồi dần dần chúng sẽ bị thay thế bởi những quan điểm, tư tưởng mới. Cho dù bạn có tìm được bao nhiêu bằng chứng cũng không đủ để chứng minh một điều là sự thật. Chẳng qua là ý chí chỉ chấp nhận sự tuyệt đối nên nó thúc đẩy ý thức mau chóng kết luận một điều là thật thông qua các bằng chứng. Bạn cũng không thể sống mãi để kiểm chứng xem một bằng chứng có thể trường tồn hay không. Những cơ sở, tiêu chuẩn cho sự thật trong ma trận vũ trụ là những biến số. Do đó, sự thật là bất khả tri. Sự thật có thể tồn tại nhưng tâm trí lại không có cách gì kiểm chứng. Tầng thứ bẩy của thể trí, khu vực của nguyên tố Không gian, thấy rõ điều này. Vì vậy, lý trí tuyệt đối không hướng tới tìm kiếm sự thật mà đảm bảo cho toàn thể trí một thế giới quan thật hài hòa, cân bằng. Khi bạn phải sống trong cảnh bề bộn, hỗn độn, khu vực nào của thể trí càng cứng nhắc thì càng bị đau đớn, rối loạn. Tâm trí phải dừng những hoạt động ở những khu vực cứng nhắc như Đất và Nước (ý chí và cảm xúc), coi những thông tin ở đó là những hằng số và không xử lý để điểm tâm trí có thể đi lên những khu vực linh hoạt hơn ở phía trên thể trí. Thế giới bên ngoài tâm trí có thể là một sự hỗn độn vô cùng nhưng lý trí tuyệt đối sẽ luôn duy trì sự hài hòa cho tâm trí, không để nó bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự hỗn độn bên ngoài. Vũ trụ này là một vùng hài hòa tồn tại trong cõi hỗn độn và khi sống ở trạng thái Vô Ngã, tâm trí bạn cũng vậy.

    “Hỗn độn muôn trùng, chỉ một Vô Ngã.”
    Lần cập nhật cuối: 03/08/2015

Chia sẻ trang này